Logo

Top 101 câu hỏi tình huống phỏng vấn thư ký thường gặp và gợi ý trả lời

Lượt xem: 1047
Ngày đăng: 18/03/2024

Tổng hợp 101 câu hỏi tình huống phỏng vấn thư ký thường gặp và gợi ý trả lời thông minh, ghi điểm với nhà tuyển dụng ✓ Các câu hỏi phỏng vấn Thư ký giám đốc ✓ Các câu hỏi phỏng vấn Thư ký kinh doanh, thư ký dự án.

Top 101 câu hỏi tình huống phỏng vấn thư ký thường gặp và gợi ý trả lời

>> Xem ngay: 1001 câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời hay nhất - Kinh nghiệm phỏng vấn ViecLamVui

Câu hỏi tình huống phỏng vấn thư ký, trợ lý giám đốc thường gặp

Các câu hỏi tình huống phỏng vấn thư ký, trợ lý giám đốc thường gặp và gợi ý cách trả lời hay nhất

Câu hỏi tình huống phỏng vấn thư ký, trợ lý giám đốc thường gặp

Kinh nghiệm làm việc trước đây của bạn có liên quan đến công việc này như thế nào?

Khi bắt gặp câu hỏi về kinh nghiệm làm việc như trên đây thì bạn hãy hiểu rằng, nhà tuyển dụng muốn bạn trình bày về những kỹ năng cụ thể đối với vị trí công việc mà bạn đã từng làm và sự liên hệ đối với công việc mới này. Thay vì trả lời khái quát thì bạn nên đưa ra những ví dụ cụ thể.

Tốt nhất, bạn nên nói về những đóng góp của bạn đối với công ty cũ, đặc biệt nhấn mạnh vào trách nhiệm của bạn đối với công ty cũng cũng như bất kì công việc nào bạn đảm nhận, và khéo léo để kết nối với vị trí mà bạn đang ứng tuyển cùng với những mô tả công việc bạn đang tham gia phỏng vấn. Thông qua đó mà nhà tuyển dụng có thể biết bạn có đủ năng lực và kĩ năng để đảm nhận vị trí làm việc mới hay không. Điều quan trọng nhất là bạn cần trả lời và đưa ra những ví dụ chính trung thực, chân thật, tuyệt đối đừng thổi phồng sự thật lên quá mức không chấp nhận được. Bởi biết đâu nhà tuyển dụng này lại có mối quan hệ với nhà tuyển dụng của công ty cũ bạn làm thì sao.

Câu trả lời mẫu:

Trước đây, tôi đã từng quản lý các file dữ liệu của công ty và sắp xếp chúng một cách khoa học. Khi cấp trên cần thì tôi nhanh chóng gửi lên sếp những tài liệu của công ty. Đồng thời tôi cũng là người sắp xếp các công việc, kế hoạch của nhân viên các bộ phận trong công ty. Tôi nghĩ rằng những kinh nghiệm của tôi ở công ty trước đây sẽ giúp tôi đảm nhiệm và hoàn thành tốt nhiệm vụ mới.

Điểm nào khiến bạn thích ứng tuyển vị trí Trợ lý/Thư ký ở công ty chúng tôi?

Câu hỏi này để bạn nêu bật được những đặc điểm nghề nghiệp và những trách nhiệm đối với vị trí này. Hãy đề cập tới môi trường làm việc thu hút bạn khiến bạn muốn được trải nghiệm và làm việc trong môi trường của công ty. Hãy nêu bật những yếu tố tích cực của công ty và sự phù hợp với khả năng và năng lực của mình. Hãy cho biết bạn phù hợp với phong cách làm việc của công ty và sẽ phát huy năng lực trong môi trường làm việc đó.

Câu trả lời mẫu:

Tôi luôn mơ ước được làm việc trong môi trường năng động, chuyên nghiệp. Các bộ phận làm việc theo dây chuyền, có sự hỗ trợ nhau. Tôi rất thích môi trường làm việc như vậy. Khi đảm nhiệm vị trí Trợ lý/Thư ký thì tôi có thể phát huy được khả năng của mình cống hiến cho sự phát triển của công ty. 

Nếu anh/chị phải báo cáo lại công việc với nhiều người giám sát, anh/chị sẽ ưu tiên công việc của bản thân như thế nào?

Câu hỏi này nhằm kiểm tra và đánh giá khả năng sắp xếp công việc của bạn. Đối với một người ở vị trí Thư ký/ Trợ lý thì càng cần có khả năng sắp xếp kế hoạch công việc khoa học.

Bạn sẽ làm thế nào đề sếp của mình dễ dàng cập nhật lịch làm việc?

Bạn sử dụng công cụ hay phần mềm nào để hỗ trợ công việc hàng ngày?

Câu hỏi này nhằm khai thác hết những ưu điểm và khả năng chuyên môn của người đảm nhiệm vị trí Trợ lý, Thư ký. Sắp sếp lịch làm việc cho cấp trên dựa vào những mốc công việc được lên lịch từ trước như thời gian diễn ra các cuộc họp, thời gian đi gặp đối tác… và những công việc mang tính phát sinh, đột xuất.

Câu trả lời mẫu:

Thói quen làm việc của tôi là tạo ra bảng biểu mà trong đó được chia ra các mốc thời gian, các đầu việc theo các mức độ quan trọng và các mức ưu tiên giải quyết, nhận xét mức độ hoàn thành và hiệu quả công việc. Trong vai trò là một Thư ký, tôi cần nắm rõ và nhớ các mốc thời gian của các đầu việc, nhắc nhở sếp về thời gian.

Tôi thích lập bảng biểu công việc trên máy tính làm việc thông qua Mycrosoft Excel. Ngoài ra tôi sẽ note những ghi chú các đầu việc và mốc thời gian cụ thể trong ứng dụng ghi chú của điện thoại. Một số phần mềm ứng dụng trên điện thoại phục vụ tốt cho việc lên kế hoạch và sắp xếp thời gian như Microsoft to do, Tasks, TickTick… Những ứng dụng này giúp tôi và mọi người có thể tiện lợi xem bất cứ khi nào. 

Bạn đánh giá như thế nào về kỹ năng tin học văn phòng của mình?

Với những câu hỏi tự nhận xét khả năng, kỹ năng và năng lực của bản thân thì hầu hết các ứng viên sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn so với những câu hỏi đánh đố não bộ ứng viên. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn nói quá sự thật lên, không nên thổi phồng quá mức do với khả năng của mình. Hãy nói về khả năng của mình một cách chân thực nhất. Nếu khả năng của bạn không được thành thạo hay biết nhiều về những kiến thức tin học văn phòng thì cũng hãy trả lời thành thực và hứa hẹn sẽ nâng cao kiến thức và trau dồi kĩ năng trong quá trình làm việc.

Câu trả lời mẫu:

Khả năng tin học văn phòng của tôi có thể nói là không quá xuất sắc, nhưng lượng kiến thức cũng như những kỹ năng mà tôi có đủ để phục vụ cho công việc. Tôi cũng không ngừng trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng tin học văn phòng để nâng cao hiệu quả công việc hơn nữa.

Bạn đã từng chuẩn bị những loại giấy tờ hay thư từ nào?

Nhà tuyển dụng hỏi bạn câu hỏi này nhằm mục đích để kiểm tra xem bạn có hiểu biết về các loại văn bản cơ bản hay không. Người đảm nhiệm vị trí Thư ký thì cần nắm được các loại văn bản hành chính cơ bản, bởi vì những loại văn bản mà họ phải tiếp xúc thường xuyên.

Câu trả lời mẫu:

Trước đây tôi đã từng chuẩn bị nhiều loại giấy tờ khác nhau, với vị trí của tôi thì tôi thường xuyên tiếp xúc với những loại giấy tờ này trong công việc. Một số loại giấy tờ có thể kể tới như là: Văn bản quyết định bổ nhiệm, các quyết định khác, công văn, thư mời…

Hãy mô tả lại các bước bạn đã lập kế hoạch cho cuộc họp khoảng 10 người như thế nào?

Vai trò của thư ký trong bất kỳ trường hợp nào liên quan đến tập thể là rất quan trọng, là người chuẩn bị trước các giấy tờ, dữ liệu trong các cuộc họp, là người nắm bắt thông tin và lưu  trữ lại những thông tin của cuộc họp… Nhà tuyển dụng muốn khai thác thêm về kỹ năng, khả năng sắp xếp công việc và khả năng duy trì, điều hướng của ứng viên ra sao. Nếu Thư ký có kế hoạch chuẩn bị tốt thì cuộc họp sẽ được diễn ra hiệu quả. Ngược lại nếu không có kế hoạch chuẩn bị cho cuộc họp tốt thì công ty sẽ lãng phí thời gian và nhân lực một cách vô bổ.

Câu trả lời mẫu:

Lập kế hoạch cho một cuộc họp không quá khó nhưng cũng không phải là điều đơn giản. Trách nhiệm của một người Thư ký là tạo ra một cuộc họp thành công thông qua khâu chuẩn bị lập kế hoạch. Trước đây tôi đã từng chuẩn bị cho cuộc họp với quy mô vừa và nhỏ, thậm chí cả những cuộc họp với quy mô lớn. Để lập một cuộc họp, thông thường tôi tiến hành theo các bước cơ bản sau đây:

  • Tuyên bố, thông báo thời gian cuộc họp diễn ra: Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc. Tất nhiên tôi sẽ tính toán sao cho khoảng thời gian diễn ra là phù hợp.
  • Lên danh sách những người tham gia cuộc họp, những người trong vai trò là khách mời.
  • Thông báo địa điểm tổ chức cuộc họp cho những thành phần tham gia cuộc họp.
  • Phân công người ghi chép và làm biên bản cuộc họp.
  • Liệt kê mục đích và mục tiêu cuộc họp, những vấn đề cần được thảo luận, những quyết định sẽ được đưa ra trong cuộc họp.

Đó là một số vấn đề cơ bản khi chuẩn bị cho một kế hoạch. Trong từng tính chất cuộc họp mà sẽ có những kế hoạch chi tiết hơn. 

Mô tả một dự án mà bạn đã từng làm việc cùng nhóm. Mục tiêu của dự án này là gì? Bạn đã phối hợp với các đồng nghiệp khác như thế nào để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đó?

Nhà tuyển dụng hỏi bạn câu hỏi này nhằm mục đích kiểm tra khả năng làm việc nhóm của bạn ra sao. Những kỹ năng nào mà bạn thường vận dụng trong quá trình làm việc nhóm, những ưu nhược điểm của bạn sẽ được bộc lộ ngay trong câu trả lời. Từ đó mà nhà tuyển dụng sẽ nắm được khả năng của bạn đến đâu.

Để trả lời cho câu hỏi này một cách tốt nhất thì bạn hãy lấy ví dụ cụ thể, ví dụ ấy cần chân thực và rõ ràng. Không nên thổi phồng sự thật lên nhiều quá sẽ khiến nhà tuyển dụng mất ấn tượng với bạn. Bởi các nhà tuyển dụng đủ khả năng để biết bạn đang chân thành hay là đang làm quá. Từ ví dụ cụ thể mà bạn đưa ra thì hãy nói rõ về trách nhiệm của bạn ra sao trong dự án đó, bạn đã phối hợp với đồng nghiệp như thế nào để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Bạn đã thực hiện việc chi tiêu tiền bạc và viết báo cáo thu chi bao giờ chưa?

Đối với câu hỏi này thì các bạn hãy trả lời thẳng thắn, bởi vì vị trí Thư ký không nhất thiết phải là người giữ tiền và chi tiêu trong công ty. Nếu công việc trước đây của bạn mà bạn chưa thực hiện các chi tiêu tiền bạc cũng như là viết báo cáo thu chi thì hãy nói với nhà tuyển dụng điều đó.

Tiền bạc là vấn đề nhạy cảm, vì thế bạn nên thể hiện sự trung thực ngay từ đầu sẽ khiến cho nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn về con người của bạn. Tuy nhiên, bạn hãy nói với nhà tuyển dụng rằng bạn sẽ có thể thực hiện và đảm bảo tốt về vấn đề thu chi nếu như được cấp trên yêu cầu.

Câu trả lời mẫu:

Tôi đã từng có một số lần đề xuất lên cấp trên về các khoản cần chi, sau đó được sếp duyệt. Sau những lần chi tiêu tiền bạc cho các hoạt động tập thể lớn như: Tổ chức ngày kỷ niệm, mua các vật dụng cần thiết phục vụ cho công việc chuyên môn… thì tôi sẽ đều viết báo cáo thu chi. 

Bạn hãy mô tả quá trình viết báo cáo chi tiêu của mình?

Để viết 1 báo cáo chi tiêu cho một hoạt động nào đó của công ty thì bạn cần xác định những vấn đề  liên quan, bao gồm: Vấn đề đã chi tiền, thời gian chi, địa chỉ (nếu có), bên hợp tác, số tiền đã chi, số tiền còn thừa hoặc còn thiếu…

Bạn cần xác định chính xác những vấn đề đó để có thể lập và báo cáo đầy đủ các thông tin quan trọng cần có trong quá trình viết báo cáo gửi lên cấp trên. Qúa trinh  viết báo cáo chi tiêu của một người làm chuyên môn khác cũng sẽ không giống với báo cáo cua một thủ quỹ, một người làm Kế toán chuyên nghiệp. Bạn chỉ cần đảm bảo viết đơn giản hơn và rõ ràng tất cả mọi khoản chi tiêu để cấp trên và bộ phận Kế toán nắm được.

Bạn đã làm như thế nào để bảo mật thông tin quan trọng?

Nhà tuyển dụng muốn bạn thể hiện những kỹ năng cần thiết trong việc bảo vệ thông tin quan trọng của công ty. Vị trí của Thư ký tiếp xúc nhiều với cấp trên và là người nắm được các thông tin trong công ty, biết được các thông tin trước so với các đồng nghiệp. Vì thế nhà tuyển dụng muốn xem khả năng giữ bí mật của bạn đến đâu, vì đây là một trong những đạo đức nghề nghiệp quan trọng đối với vai trò nhiệm vụ của một Thư ký/Trợ lý.

Câu trả lời mẫu:

Bảo mật thông tin tại bất cứ Công ty/ Cơ quan nào là điều vô cùng quan trọng, đây không chỉ là trách nhiệm của người làm Thư kí và còn là trách nhiệm của tất cả mọi người đã và đang làm việc trong công ty. Để bảo mật thông tin của công ty, khi làm bất cứ các file báo cáo quan trọng nào lên cấp trên tôi đều lưu tài liệu cẩn thận trong máy tính của công ty có đặt password, các tài liệu bằng giấy tờ để trong ngăn tủ có khóa cẩn thận. Không để có tài liệu qan trọng trên bàn làm việc mà quên không cất gọn trong tủ.

Câu hỏi tình huống phỏng vấn thư ký kinh doanh

Các câu hỏi tình huống phỏng vấn thư ký kinh doanh

Câu hỏi tình huống phỏng vấn thư ký kinh doanh

Bạn có kinh nghiệm làm Thư ký kinh doanh không?

Đối với câu hỏi này, bạn hãy kể về những nhiệm vụ bạn đã thực hiện ở vị trí Thư ký kinh doanh trước đây của mình. Bạn có thể nói về công ty mình từng làm việc và những thành tựu bản thân đạt được trong quá trình làm việc. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm, hãy nói về các công việc bạn từng làm giúp bản thân rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho vị trí Thư ký kinh doanh.

Câu trả lời mẫu: "Tôi đã làm việc với tư cách Thư ký kinh doanh của công ty A trong vòng 4 năm từ năm 2015 đến năm 2019. Công việc chính của tôi ở công ty là tiếp nhận và xử lý đơn đặt hàng, xuất hóa đơn bán hàng cũng như liên hệ với khách hàng qua điện thoại hoặc email để giải đáp các thắc mắc và thu thập các thông tin còn thiếu."

Trong một năm qua bạn đã làm gì để phát triển bản thân trong vai trò của một Thư ký kinh doanh?

Các nhà tuyển dụng luôn tìm kiếm những ứng viên có mục tiêu rõ ràng và sẵn sàng hành động để hoàn thành mục tiêu đó. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là bạn cứ kể ra càng nhiều càng tốt vì có thể bị nghi ngờ là không chân thực. Với vị trí Thư ký kinh doanh, bạn nên cho thấy rằng mình đã tự học hoặc đầu tư tham gia các khóa học nhằm phát triển các kỹ năng cần thiết cho công việc.

Câu trả lời mẫu:

"Chúng ta đều không hoàn hảo, do đó mỗi người nên học tập từ sai lầm của bản thân để trở nên tốt đẹp hơn. Trong vòng một năm qua, tôi đã cố gắng khắc phục những sai lầm mình mắc phải và lắng nghe, tiếp thu ý kiến của những người xung quanh để cải thiện bản thân."

"Tôi đã tham gia một khóa học của các chuyên gia hàng đầu Việt Nam để nâng cao kỹ năng bán hàng của bản thân. Đồng thời tôi cũng tham gia các sự kiện, hội thảo về phát triển các kỹ năng mềm khác như kỹ năng giao tiếp, thuyết phục khách hàng,..."

Bạn có kỹ năng gì phù hợp với vị trí Thư ký kinh doanh?

Để trả lời được câu hỏi này, hãy nhớ lại các yêu cầu mà phía công ty đề cập đến trong tin tuyển dụng. Câu trả lời của bạn nên chứa đầy đủ những kỹ năng mà họ yêu cầu. Đồng thời, bạn cũng có thể bổ sung các kỹ năng hữu ích cho công việc mà bản thân sở hữu. Chúng sẽ giúp bạn có được ưu thế hơn so với các ứng viên còn lại.

Câu trả lời mẫu: "Đầu tiên, kỹ năng tổ chức và sắp xếp công việc của tôi khá tốt. Tôi luôn sắp xếp tài liệu theo thứ tự thời gian và lưu trữ cả bản cứng và bản mềm để có thể dễ dàng tìm kiếm và tránh trường hợp xấu như bị mất dữ liệu. Bên cạnh đó, tôi là một người vô cùng cẩn thận. Tôi luôn kiểm tra số liệu nhiều lần để đảm bảo tính chính xác."

Theo bạn, điều gì tạo nên một sản phẩm thành công?

Khi hỏi về sản phẩm nghĩa là nhà tuyển dụng muốn biết bạn hiểu như thế nào về tầm quan trọng của sản phẩm trong phân phối và kinh doanh. Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy đưa ra đáp án hợp lý, nhấn mạnh vào chất lượng và tiềm năng của sản phẩm cũng như khả năng mở rộng thị trường.

Câu trả lời mẫu: "Chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố hàng đầu tạo nên sự thành công của sản phẩm đó. Bởi vì khách hàng sẽ chỉ mua sản phẩm của bạn lần thứ hai nếu sản phẩm đó có chất lượng tốt. Ngoài ra, trong khoảng 5 đến 10 năm tới, vấn đề môi trường sẽ được toàn thế giới quan tâm. Mọi người sẽ chú ý đến các giải pháp để bảo vệ môi trường và khắc phục tình trạng ô nhiễm. Do đó, nếu sản phẩm của chúng ta thân thiện với môi trường, doanh số bán hàng chắc chắn sẽ tăng nhanh."

Bạn đã mắc sai lầm gì khi giữ vị trí Thư ký kinh doanh chưa?

Các nhà tuyển dụng không thật sự muốn biết bạn đã mắc sai lầm gì. Họ chỉ quan tâm tới cách bạn xử lý tình huống cũng như những bài học bạn rút ra được từ trải nghiệm đó. Vì vậy khi trả lời câu hỏi, hãy tập trung vào những biện pháp hữu hiệu giúp bạn giải quyết vấn đề.

Câu trả lời mẫu: "Một trong những sai lầm tôi từng mắc phải khi còn làm Thư ký kinh doanh ở công ty cũ là tôi đã đánh sai địa chỉ giao hàng. Tôi đã không phát hiện lỗi sai của mình cho đến khi nhận được điện thoại thông báo từ công ty vận chuyển. Địa chỉ tôi ghi trên hóa đơn không cùng thuộc một thành phố với địa chỉ của khách hàng. Khi đó, tôi đã ngay lập tức liên lạc lại với khách hàng để xin lỗi vì sai sót của mình. Tôi đã sửa lại địa chỉ cho bên vận chuyển cũng như chịu mọi tổn thất liên quan. Ngoài ra tôi cũng xin ý kiến của cấp trên để có thể chiết khấu thêm cho khách hàng này. Qua lần đó, tôi đã cẩn thận hơn với mọi việc mình làm. Tôi luôn kiểm tra các thông tin nhiều lần trước khi gửi đi."

Các câu hỏi phỏng vấn Thư ký kinh doanh thường gặp khác

  • Đâu là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong kinh doanh?
  • Thư ký kinh doanh có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp?
  • Bạn quản lý hiệu suất làm việc của nhân viên kinh doanh như thế nào?
  • Theo bạn, Thư ký kinh doanh không thể thiếu kỹ năng nào?
  • Bạn sẽ làm gì để có thể chuyển phản hồi từ khách hàng đến các bộ phận khác?
  • Thành tích lớn nhất của bạn với tư cách Thư ký kinh doanh là gì?
  • Bạn cảm thấy công việc Thư ký kinh doanh có khó khăn gì không?
  • Bạn sẽ làm gì để kết nối với các thành viên khác trong bộ phận kinh doanh?
  • Mục tiêu nghề nghiệp trong 5 năm tới của bạn là gì?
  • Tại sao bạn chọn công việc Thư ký kinh doanh?
  • Bạn cho rằng đâu là phẩm chất quan trọng nhất của Thư ký kinh doanh?
  • Kỹ năng làm việc nhóm có quan trọng với Thư ký kinh doanh không? Vì sao?
  • Theo bạn, trách nhiệm chính của Thư ký kinh doanh là hỗ trợ hoạt động của quản lý và nhân viên trong bộ phận hay tiếp xúc khách hàng?
  • Sau một thời gian làm Thư ký kinh doanh, bạn có mục tiêu trở thành Nhân viên/Chuyên viên kinh doanh không? Bạn nghĩ rằng mình sẽ tích lũy được kinh nghiệm gì từ vai trò này.
  • Khả năng tiếng Anh thư tín thương mại của bạn thế nào? Liệu có đủ để bạn xử lý các email công việc từ khách hàng, đối tác nước ngoài?

Câu hỏi tình huống phỏng vấn thư ký dự án thường gặp

Sau đây là những câu hỏi tình huống phỏng vấn thư ký dự án thường gặp

Câu hỏi tình huống phỏng vấn thư ký dự án thường gặp

Những yếu tố chính nào bạn xem xét khi đánh giá hiệu suất tổ chức tổng thể?

Tìm kiếm các ứng viên thể hiện kỹ năng phân tích mạnh mẽ và hiểu biết về các hoạt động kinh doanh. Các ứng viên cũng cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm tra khí hậu kinh tế hiện tại, chiến lược kinh doanh và năng suất của nhân viên.

Làm thế nào để bạn xử lý các tình huống mà nhân viên không hoàn toàn đồng ý với các chiến lược và quy trình của bạn?

Các ứng viên nên thể hiện kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng đàm phán và kỹ năng giao tiếp tuyệt vời. Ứng viên cũng nên cởi mở với phản hồi của nhân viên để đảm bảo môi trường làm việc hài hòa.

Cách tiếp cận của bạn khi làm việc với nhân viên mà bạn cho là kém hiệu quả là gì?

Các ứng viên nên thể hiện khả năng giám sát hiệu suất của nhân viên và bắt đầu các cơ chế đánh giá chính xác. Các ứng viên cũng nên thể hiện khả năng động lực và kỹ năng giải quyết vấn đề.

Làm thế nào để bạn luôn cập nhật các xu hướng và quy định trong ngành?

Tìm kiếm các ứng cử viên luôn cập nhật các thay đổi công nghệ, nghiên cứu các quy trình mới và đọc các ấn phẩm liên quan đến ngành.

Phong cách quản lý cá nhân của bạn là gì?

Tìm kiếm các ứng viên thể hiện khả năng cân bằng quản lý nhân sự với việc cho phép nhân viên xem xét mức độ chậm trễ khi thực hiện các nhiệm vụ. Ngoài ra, tìm kiếm các ứng viên giao tiếp và liên quan tốt đến nhân viên.

Các câu hỏi tình huống khó phỏng vấn thư ký và cách trả lời thông minh

Các câu hỏi tình huống khó phỏng vấn thư ký và cách trả lời thông minh

Các câu hỏi tình huống khó phỏng vấn thư ký và cách trả lời thông minh

Bạn có cho rằng giữa gia đình và sự nghiệp tồn tại sự mâu thuẫn?

Chắc hẳn bạn đã tự mình trả lời câu hỏi này nhiều lần rồi. Dĩ nhiên nhà tuyển dụng mong muốn bạn coi trọng công việc và cũng hy vọng bạn có một gia đình hạnh phúc. Không thể so sánh giữa gia đình và sự nghiệp cái nào quan trọng hơn, cũng không thể khẳng định giữa chúng không hề tồn tại sự mâu thuẫn nào, bởi sự khẳng định như vậy không chính xác.

Trả lời: Tôi cho rằng bất kể trong gia đình hay trong công việc, mục đích lớn nhất của người phụ nữ là làm cho cuộc sống của mình có ý nghĩa. Tôi hy vọng qua công việc, tôi có thể khẳng định được năng lực bản thân, được mọi người tôn trọng và ngưỡng mộ, làm cho cuộc sống của tôi trở nên tốt đẹp hơn.

Nhưng không ai có thể phủ nhận rằng những người phụ nữ nông thôn quanh năm chân lấm tay bùn nuôi con cái đi học thì cuộc sống của họ không có ý nghĩa. Giữa gia đình và sự nghiệp không thể nói cái nào quan trọng hơn, vì cả hai đều làm cho cuộc sống của phụ nữ tốt đẹp hơn.

Nếu bị sếp nam đối xử khiếm nhã, bạn sẽ xử lý thế nào?

Các ứng viên nữ thi tuyển vào vị trí thư ký thường nhận được câu hỏi như thế này. Từng có một ứng viên nữ trả lời như sau: “Khi nhận được câu hỏi này, tôi cảm thấy rất cảm kích, bởi vì tôi nghĩ một khi quý công ty nêu ra tình huống như vậy thì chứng tỏ lãnh đạo công ty rất quan tâm đến nhân viên, đặc biệt là những nhân viên nữ.

Không giấu gì quý công ty, ở công ty trước đây, thái độ của sếp nam đối với tôi rất khiếm nhã nên tôi đã xin thôi việc. Tôi nghĩ nếu được vào làm ở đây thì tôi không có lý do gì để sợ hãi hay đề phòng nữa bởi vì quý công ty đã thẳng thắn nhìn ra vấn đề và chắc chắn quý công ty cũng đã có các biện pháp bảo vệ những nữ nhân viên như chúng tôi".

Câu trả lời này rất thông minh vì không trực tiếp đề cập đến câu hỏi "Xử lý thế nào?". Thông qua ví dụ của mình, nữ ứng viên này đã bày tỏ thái độ kiên quyết đối với hành vi khiếm nhã của sếp nam nhưng cũng làm vừa lòng nhà tuyển dụng bằng sự ca ngợi công ty.

Bạn có thích đi công tác không?

Khi đặt câu hỏi này, câu trả lời mà nhà tuyển dụng muốn nghe không phải là thích hay không. Là nhân viên của công ty, khi công việc cần, dù muốn hay không thì bạn vẫn phải đi công tác. Mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt câu hỏi này là muốn thăm dò thái độ của gia đình bạn, đặc biệt là chồng hoặc người yêu đối với công việc của bạn.

Không ít ứng viên nữ khi nhận được câu hỏi này đã lập tức trả lời như sau: “Tôi hiện vẫn còn trẻ nên rất thích đi công tác. Không những tôi có thể hoàn thành công việc do công ty giao phó mà tôi còn có cơ hội đi tham quan các vùng miền khác nhau của đất nước”.

Cũng có những ứng viên trả lời như sau: “Chỉ cần công ty yêu cầu, tôi luôn sẵn sàng. Hai năm gần đây, do quá bận công tác và học tập nên tôi không có thời gian để đi đâu cả. Đi công tác rất có thể trở thành một phần công việc của tôi. Trước khi đến đây phỏng vấn, gia đình tôi cũng đã nhắc nhở tôi nên lấy tinh thần như vậy”.

Cả hai câu trả lời này đều có lý lẽ riêng. Nhưng với câu trả lời thứ nhất, chắc chắn bạn không lấy được cảm tình của nhà tuyển dụng. Không công ty nào muốn tuyển một nhân viên mượn cớ đi công tác để đi chơi hay tham quan.

Nếu trả lời như vậy, nhà tuyển dụng sẽ nghĩ: Bạn đặt công việc ở hàng thứ yếu, chủ yếu là bạn muốn đi du lịch. Ở câu trả lời thứ hai, ứng viên đã nêu cao tinh thần làm việc, đồng thời cũng đề cập đến sự ủng hộ của gia đình đối với công việc của mình. Do đó, câu trả lời thứ hai dễ được chấp nhận hơn.

1001 CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Tổng hợp 101 câu hỏi tình huống phỏng vấn thư ký thường gặp và gợi ý trả lời thông minh, ghi điểm với nhà tuyển dụng ✓Các câu hỏi phỏng vấn Thư ký giám đốc

Trên đây là Top 101 câu hỏi tình huống phỏng vấn thư ký thường gặp và gợi ý trả lời ViecLamVui - chuyên trang việc làm 24h miễn phí - gửi đến bạn. Hy vọng tài liệu trên có thể hỗ trợ các bạn thật hiệu quả.

Bạn có thể đăng tin tuyển dụng miễn phí, tìm việc làm miễn phí các vị trí công việcViệc làm Thư ký, Trợ Lý. Bài viết thuộc danh mụcBlog Việc làm Thư ký, Trợ Lý trên ViecLamVui