Theo khảo sát của ViecLamVui, GDP là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng đánh giá được tốc độ phát triển kinh tế của một đất nước. Chắc hẳn bạn vẫn thường nghe đến thuật ngữ GDP trên nhiều kênh thông tin khi xem các tin tức về tài chính. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu rõ GDP là gì cũng như ý nghĩa của nó. Hãy cùng tìm hiểu về GDP và một số vấn đề xung quanh nó qua những thông tin chia sẻ mà ViecLamVui đã tổng hợp được trong bài viết sau.
GDP là gì? Khái niệm GDP bình quân đầu người
GDP là một thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực kinh tế. Chúng ta vẫn thường được nghe và nhìn thấy thuật ngữ này trên báo chí và các phương tiện truyền thông khi nói về thông tin kinh tế Việt Nam và các nước trên thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ GDP là gì và những vấn đề xoay quanh nó.
GDP là gì?
Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem thuật ngữ GDP là viết tắt của từ nào nhé. GDP là từ viết tắt của cụm từ Tiếng Anh "Gross Domestic Product" được hiểu là tổng sản phẩm quốc nội (tổng sản phẩm nội địa).
Xét về bản chất, GDP chính là tổng giá trị thị trường của tất cả các sản phẩm và dịch vụ thành phẩm của tất cả các đơn vị tập trung trong nền kinh tế của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định cụ thể.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
GDP bình quân đầu người là gì?
GDP bình quân đầu người (GDP per capita) chính là chỉ tiêu thống kê kinh tế thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh tính bình quân trên đầu người của một đất nước trong một năm. Để tính được GDP bình quân đầu người của một quốc gia tại một thời điểm cụ thể, ta sẽ chia GDP của quốc gia tại thời điểm đó cho tổng số dân của quốc gia cũng tại thời điểm đó.
Cách tính GDP và ý nghĩa của chỉ số GDP đối với một quốc gia
GDP là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng của một đất nước. Các chuyên gia thường sử dụng chỉ số GDP để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một nước. Vậy, cách tính GDP hiện nay như thế nào, bạn hãy cùng ViecLamVui tìm hiểu nhé.
Cách tính GDP
Tuỳ theo mỗi góc độ khác nhau, GDP được tính theo các phương pháp khác nhau. Có 3 cách tính GDP thông dụng nhất được áp dụng là phương pháp sản xuất, phương pháp sử dụng cuối cùng và phương pháp thu nhập. Tuy nhiên, dù tính GDP theo phương pháp nào thì kết quả tính GDP sẽ là như nhau.
Phương pháp sản xuất
Xét về góc độ sản xuất, tổng sản phẩm quốc nội chính là tổng tất cả giá trị gia tăng của nền kinh tế một nước trong một thời gian nhất định.
GDP = Giá trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu
Trong đó, giá trị tăng thêm của từng ngành kinh tế có thể là: thu nhập của người sản xuất, tiền công, bảo hiểm, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định, giá trị thặng dư…
Phương pháp sử dụng cuối cùng
Xét về góc độ sử dụng (chi tiêu), GDP bao gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, tiêu dùng cuối cùng của chính phủ, tích lũy tài sản và chênh lệch xuất - nhập khẩu của một đất nước.
GDP = C + I + G + NX
Trong đó:
- C: là tổng giá trị tiêu dùng cho sản phẩm và dịch vụ của các hộ gia đình trong quốc gia đó
- I: là tổng giá trị tiêu dùng của các nhà đầu tư
- G: là tổng giá trị chi tiêu của chính phủ
- NX: là xuất khẩu ròng (tính bằng giá trị xuất khẩu trừ đi giá trị nhập khẩu), thể hiện sự chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong quốc gia đó
Phương pháp thu nhập
Xét về góc độ thu nhập, GDP gồm thu nhập của người lao động, thuế sản xuất, khấu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ của một đất nước.
GDP = W + R + I + Pr + Ti + De
Trong đó:
- W: là tiền lương
- R: là tiền thuê
- I: là tiền lãi
- Pr: là lợi nhuận
- Ti: là các khoản thuế đánh vào dịch vụ, hàng hóa bán trên thị trường và trợ cấp của chính phủ cho sản xuất (thuế gián thu ròng).
- De: là khấu hao tài sản cố định
Ýnghĩa của chỉ số GDP đối với một quốc gia
- Chỉ số GDP là thước đo để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của một nước và thể hiện sự biến động của sản phẩm hay dịch vụ theo thời gian.
- Suy giảm GDP sẽ có tác động xấu đến nền kinh tế của quốc gia đó; dẫn đến suy thoái, lạm phát, thất nghiệp, mất giá đồng tiền... Các tác động xấu này ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của người dân.
- Thông qua GDP bình quân đầu người, ta biết được mức thu nhập tương đối cũng như chất lượng sống của người dân ở mỗi quốc gia.
Chỉ số GDP và những điểm còn hạn chế
- GDP được đưa ra dựa trên dữ liệu chính thức thống kê được. Vì vậy, nó không tính đến, không định lượng được giá trị của các hoạt động kinh tế phi chính thức như: việc làm ngoài giấy tờ, hoạt động thị trường chợ đen, công việc tình nguyện và sản xuất hộ gia đình.
- GDP không tính đến lợi nhuận kiếm được trong một quốc gia bởi các công ty nước ngoài được gửi lại cho các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này có thể vượt quá sản lượng kinh tế thực tế của một quốc gia.
- GDP chỉ xem xét sản xuất hàng hóa cuối cùng và đầu tư vốn mới mà bỏ qua hoạt động giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp thông qua các hoạt động chi tiêu và giao dịch trung gian giữa các doanh nghiệp.
- Sự tăng trưởng GDP không thể đo lường chính xác sự phát triển của một quốc gia hay sức khỏe của đời sống công dân trong quốc gia đó. Đó là vì GDP chỉ nhấn mạnh đến sản lượng vật chất mà không xem xét đến thực trạng phát triển tổng thể của một quốc gia.
Các câu hỏi thường gặp về GDP
GDP danh nghĩa là gì? GDP thực tế là gì?
GDP danh nghĩa (Nominal GDP): Chính là giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ tính theo giá hiện hành. Có nghĩa là tổng của lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong một năm nhân với giá của hàng hoá và dịch vụ ấy trong năm đó. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường, một năm có hàng nghìn mức giá biến động lên xuống khác nhau đối với mỗi sản phẩm hay dịch vụ. Vì vậy, chúng ta phải sử dụng phương pháp bình quân gia quyền để tính ra mức giá chung của mỗi sản phẩm, dịch vụ.
GDP thực tế (Real GDP): Là giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ hiện hành của nền kinh tế được đánh giá theo mức giá cố định của năm cơ sở (năm gốc). Có nghĩa là tổng của lượng hàng hoá và dịch vụ được sản xuất ra trong một năm nhân với giá cố định của các hàng hoá và dịch vụ ấy trong năm gốc.
Về khái niệm, GDP và GNP khác nhau như thế nào?
GDP: Là tổng sản phẩm quốc nội hay tổng sản phẩm nội địa (trong nước). Có nghĩa là toàn bộ giá trị được các thành phần kinh tế hoạt động trong lãnh thổ của quốc gia đó sản xuất ra trong khoảng thời gian cụ thể nhất định. Giá trị này có thể được tạo ra bởi các công ty nước ngoài hay trong nước, miễn là thuộc lãnh thổ của quốc gia đó.
GNP: Là tổng sản lượng quốc gia (trong & ngoài nước). Có nghĩa là toàn bộ giá trị được công dân mang quốc tịch nước đó sản xuất ra trong khoảng thời gian cụ thể, không kể làm ra ở đâu (tính cả nguồn thu từ ngoài đất nước của công dân mang quốc tịch nước đó).
GDP các nước trên thế giới 2018?
Top 10 quốc gia đứng đầu GDP danh nghĩa
- Mỹ
- Trung Quốc
- Nhật Bản
- Đức
- Vương quốc Anh
- Pháp
- Ấn Độ
- Ý
- Brazil
- Canada
Top 10 quốc gia đứng đầu GDP thực tế
- Trung Quốc
- Mỹ
- Ấn Độ
- Nhật Bản
- Đức
- Nga
- Indonesia
- Brazil
- Vương quốc Anh
- Pháp
GDP Việt Nam qua các năm có sự tăng trưởng như thế nào?
- GDP Việt Nam 2016 là 202 tỷ USD theo danh nghĩa hoặc 595 tỷ USD theo sức mua tương đương.
- GDP Việt Nam 2017 là 223.9 tỷ USD, ước tính tăng 6,81% so với năm 2016.
- GDP Việt Nam 2018 đạt mức kỷ lục, ước đạt 7,08% và được xem là mức cao nhất kể từ năm 2008.
GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay ở mức nào?
Theo các số liệu thống kê, GDP đầu người theo cách tính GDP mới sẽ tăng lên khoảng 3000 USD/Năm. Tuy nhiên, nếu so với thế giới, GDP bình quân đầu người của Việt Nam vẫn kém thế giới hơn 8000 USD.
#GDPLaGi #CachTinhGDP #GDPBinhQuanDauNguoi #ViecLamVuiWiki #ViecLamTaiChinhDauTu #ViecLamVui