Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn Designer thường gặp dành cho những người chưa có kinh nghiệm, người đã có kinh nghiệm, fresher/Intern, Junior, Senior thường gặp và gợi ý trả lời.
>> Xem ngay: 1001 câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời hay nhất - Kinh nghiệm phỏng vấn ViecLamVui
Câu hỏi phỏng vấn Graphic Designer cơ bản
Các câu hỏi phỏng vấn Graphic Designer cơ bản
Điểm mạnh, điểm yếu của bạn trong công việc là gì?
Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn Graphic Designer thường gặp. Câu hỏi phỏng vấn Graphic Designer này được nhà tuyển dụng đưa ra để xác định xem các ứng viên có tự nhận thức được ưu – khuyết điểm của bản thân không.
Ngoài ra, đây cũng là một câu hỏi phỏng vấn Graphic Designer mà nhà tuyển dụng muốn dựa vào đó xác định xem ứng viên có phù hợp hay không. Với câu hỏi này, bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:
- Chỉ nên đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu liên quan đến vị trí đang tuyển dụng.
- Mỗi điểm mạnh, điểm yếu chỉ nên đưa từ 3 – 5 yếu tố nổi bật nhất, tránh liệt kê danh sách quá nhiều điểm mạnh bởi đây không phải là điều mà nhà tuyển dụng quan tâm.
- Đối với điểm yếu, hãy đưa thêm thông tin ngắn gọn về cách mà bạn sẽ thực hiện để cải thiện điểm yếu đó là gì.
- Một số điểm mạnh đối với ngành Graphic Designer có thể kể đến như khả năng sáng tạo, khả năng tiếp xu, theo kịp xu hướng, khả năng sử dụng các phần mềm thiết kế linh hoạt,…
- Một số điểm yếu của Graphic Designer có thể kể đến như một số trường hợp có thể quá nhạy cảm, thiếu tập trung, kỹ năng giao tiếp chưa được tốt,…
Theo bạn, Graphic Designer là hình thức thiết kế như thế nào?
Với vai trò khá quan trọng trong hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Do đó, mục đích của câu hỏi phỏng vấn Graphic Designer này chính là xác định xem ứng viên có thực sự hiểu về vị trí, vai trò của mình hay không.
Để trả lời được câu hỏi phỏng vấn Graphic Designer này, bạn có thể dựa vào sự hiểu biết và kinh nghiệm đã làm việc trước đó. Nếu bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm, một số gợi ý sau đây sẽ giúp bạn vượt qua được câu hỏi phỏng vấn Graphic Designer này:
Khái niệm của Graphic Design
Graphic Designer là một loại hình nghệ thuật kết hợp giữa những yếu tố bao gồm hình ảnh, kiểu chữ để có thể truyền tải được thông điệp nào đó đến người dùng. Những sản phẩm Graphic Design có thể xuất hiện ở nhiều nơi, ví dụ như các loại tạp chí, biển quảng cáo, các banner quảng cáo trên mạng xã hội,…
Một số ấn phẩm phổ biến của Graphic Design
- Bộ nhận diện thương hiệu: Logo, font chữ, danh thiếp, giấy tiêu đề,…
- Ấn phẩm truyền thông tĩnh: Hồ sơ năng lực, các poster quảng cáo, brochure,…
- Ấn phẩm truyền thông động: Website công ty, banner quảng cáo, hình ảnh trong TVC doanh nghiệp,…
- Các loại ấn phẩm liên quan đến tiếp thị, thiết kế quảng cáo,…
Tầm quan trọng của Graphic Design
Hiện tại, sự cạnh tranh trong vấn đề Marketing, truyền thông thương hiệu đang ngày càng khắt khe hơn. Do đó, yếu tố hình ảnh lại càng có sự ảnh hưởng rộng lớn hơn với kết quả của hoạt động truyền thông. Vì vậy, tầm quan trọng của Graphic Design theo đó cũng được nâng cao. Nếu bạn có những ấn phẩm Graphic Design tốt, bạn có thể thu hút được người xem chú ý đến thương hiệu nhiều hơn.
Bạn có đang theo đuổi xu hướng thiết kế nào không?
Graphic Designer là một trong những vị trí thường xuyên phải cập nhật theo các xu hướng thời đại. Tuy vậy, đây cũng là vị trí yêu cầu người làm việc phải có được màu sắc riêng của mình. Do đó, câu hỏi phỏng vấn Graphic Designer liên quan đến xu hướng sẽ là một trong những câu hỏi bạn cần lưu ý.
Để trả lời được câu hỏi phỏng vấn Graphic Designer này,bạn sẽ cần lưu ý những gợi ý sau:
- Trước tiên bạn cần khẳng định với nhà tuyển dụng rằng, bạn là một ứng viên có thể linh hoạt thay đổi xu hướng thiết kế trong tương lai.
- Nêu ngắn gọn về phong cách thiết kế mà bạn đang theo đuổi như thế nào.
- Nêu ra sự kết hợp mà bạn sẽ thực hiện để cập nhật được những xu hướng thiết kế và phong cách cá nhân như thế nào.
- Nếu bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm làm Graphic Designer và chưa xác định được xu hướng, bạn có thể tham khảo một số xu hướng sau đây:
- Xu hướng 2D/3D mashup: Giúp kết nối được ranh giới giữa thế giới thực và kỹ thuật số.
- Fonts with a Twist: Xu hướng sử dụng font chữ phá vỡ các tiêu chuẩn thông thường.
- Glass and Crystals: Xu hướng mô tả độ chân thực càng chi tiết càng hiệu quả.
- Candy colors: Xu hướng thiết kế với các màu sắc bắt mắt được lồng ghép tinh tế với thương hiệu.
- Riso Print Style: Xu hướng thiết kế theo hình thức các tác phẩm trừu tượng, nghệ thuật.
- Art Deco: Xu hướng thiết kế với sự đơn giản của các khối hình học, đường viền được thể hiện táo bạo hơn.
- Một số loại xu hướng khác: Tăng yếu tố thị giác, sử dụng màu nền đậm, sử dụng các biểu tượng, minh họa với nhiều màu sắc,…
Bạn thường làm gì để giúp kỹ năng thiết kế của mình được cải thiện?
Một Graphic Designer cần thường xuyên rèn luyện, cải thiện kỹ năng thiết kế của mình thường xuyên. Do đó, những câu hỏi phỏng vấn Graphic Designer liên quan đến vấn đề này giúp nhà tuyển dụng xác định xem bạn có phải là người có ý chí cầu tiến không.
Trên thực tế, bạn có khá nhiều gợi ý khác nhau để có thể trả lời được câu hỏi phỏng vấn Graphic Designer này. Một số cách để giúp cải thiện kỹ năng thiết kế sau đây có thể giúp ích cho bạn, bao gồm:
- Học – nắm rõ các lý thuyết liên quan đến thiết kế: Đặc điểm của Graphic Design là mang tính chuyên môn và thường ít mang tính chất thương mại. Do đó, dù có trải qua quá trình tự học, trải nghiệm phong phú nhưng bạn vẫn cần nắm rõ những lý thuyết, kiến thức cơ bản của lĩnh vực này.
- Tìm kiếm, cung cấp thông tin phản hồi: Đối với những công việc liên quan đến sáng tạo sẽ mang tính cảm xúc khá cao. Do đó, đôi khi những ấn phẩm từ Graphic Designer sáng tạo ra sẽ nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Bạn nên lưu ý tiếp nhận những thông tin phản hồi phù hợp để có thể cải thiện được khả năng thiết kế của mình.
- Thực hiện dự án sáng tạo của cá nhân song song với dự án của khách hàng. Điều này sẽ giúp bạn có thể mài dũa kỹ năng, tăng khả năng sáng tạo của mình.
- Cải tiến những thiết kế cũ của người khác hoặc của chính bạn.
- Sưu tầm, ghi chép lại những thiết kế đưa lại cảm hứng cho bạn bất kỳ lúc nào bạn nhìn thấy hoặc những ý tưởng đó xuất hiện trong đầu bạn.
- Kết nối nhiều hơn với cộng đồng Graphic Designer cũng như những vị trí thiết kế khác để giúp bạn có thể phát triển và có góc nhìn đa dạng hơn.
- Một số các khác: Học chụp ảnh, học thêm những kiến thức mới, đọc sách, vẽ phác thảo, thư giãn đầu óc,…
Những phần mềm thiết kế mà bạn thường sử dụng cho mục đích Graphic Design là gì?
Đây là một câu hỏi phỏng vấn Graphic Designer tuy đơn giản, nhưng bạn cần lưu ý, bên cạnh liệt kê những phần mềm thiết kế, hãy nêu thêm công dụng của chúng. Ví dụ như một số gợi ý sau đây:
- Adobe Photoshop (Ps): Được sử dụng để chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp, thiết kế web, thiết kế ở những lĩnh vực như thời trang, đồ ăn, vẽ texture,…
- Adobe Illustrator (AI): Phần mềm chuyên dụng để thiết kế dạng vector, vẽ, sử dụng những đối tượng, thuật toán để tạo ra những loại hình ảnh có chất lượng cao,… Được sử dụng nhiều trong thiết kế poster, banner, đối tượng 2D.
- Adobe Indesign: Là phần mềm được sử dụng chuyên cho mục đích dàn trang những ấn phẩm có số lượng trang quá nhiều như tạp chí, báo, sách điện tử,…
- CorelDraw: Là phần mềm tương tự với Illustrator, đây là một phần mềm được sử dụng để thiết kế đồ họa, vector với mục đích tương tự với Illustrator như banner, quảng cáo, cover,…
- Một số phần mềm thiết kế khác phục vụ cho hoạt động Graphic Design: Ví dụ như GIMP (GNU Image Manipulation Program), 3Ds Max,…
Theo bạn, nhân viên Graphic Designer cần có kỹ năng nào?
Là một Graphic Designer, bạn sẽ cần phải có nhiều kỹ năng khác nhau để có thể thành công và hoàn thành công việc của mình được tốt nhất. Vì vậy, một số nhà tuyển dụng có thể sử dụng câu hỏi phỏng vấn Graphic Designer này để xác định bạn đầy đủ kỹ năng để đáp ứng công việc của họ không.
Để có thể trả lời câu hỏi Graphic Designer này, bạn có thể tham khảo gợi ý như sau:
- Nhóm kỹ năng chuyên môn: Kỹ năng Typography (xây dựng bố cục chữ), kỹ năng phác thảo, có kiến thức, am hiểu về in ấn, có kỹ năng, hiểu biết về công nghệ, các phần mềm thiết kế đồ họa.
- Kỹ năng mềm phục vụ công việc: Khả năng quản lý, sắp xếp công việc – thời gian phù hợp, kỹ năng giao tiếp, trao đổi vấn đề, kỹ năng tổng hợp thông tin, kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập,…
Các câu hỏi phỏng vấn thiết kế đồ họa kinh nghiệm chuyên môn, tình huống
Các câu hỏi phỏng vấn thiết kế đồ họa kinh nghiệm chuyên môn, tình huống
Bạn đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực Graphic Designer?
Thiết kế đồ họa là một công việc đòi hỏi rất nhiều kiến thức và kĩ năng. Bên cạnh đó, để có thể làm việc với vị trí này bạn cần phải có trong mình những yếu tố sáng tạo và nắm bắt xu hướng. Do đó, nhà tuyển dụng thường sẽ không thực sự và hứng thú với những ứng viên có những kinh nghiệm còn non nớt hay những bạn sinh viên mới ra trường.
Điều mà nhà tuyển dụng luôn luôn kiếm tìm đó chính là một ứng viên có kinh nghiệm. Khi đã đến được vòng phỏng vấn thì điều này cũng chứng tỏ bạn là người có tố chất nghề nghiệp. Để trả lời câu hỏi này, hãy đưa ra những thông tin về công ty cũ, công việc bạn đảm nhiệm cùng với mô tả công việc. Đồng thời, hãy đưa ra những kinh nghiệm và bài học bạn tích lũy được sau quá trình làm việc nhé!
Phong cách thiết kế đồ họa của bạn là gì?
Muốn biết kiểu cách thiết kế của bạn có phù hợp với doanh nghiệp hay không thì nhà tuyển dụng sẽ luôn muốn biết đến phong cách thiết kế của bạn. Mục đích ở đây là nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm được những ứng viên mang lại giá trị thẩm mỹ cao và đánh dấu tính thương hiệu. Gợi ý trả lời:
“Phong cách thiết kế đồ họa của tôi là tối giản. Với tôi sự tối giản là cách đơn giản để tạo ra các thiết kế không bị lỗi thời và mang lại nhiều sự thích thú cho các khách hàng.”
Bạn hãy chia sẻ về cách mà bạn lấy ý tưởng?
Bạn biết đấy, thiết kế đồ họa là lĩnh vực đòi hỏi rất cao về ý tưởng.
Tuy nhiên, đâu phải lúc nào ý tưởng cũng tự nhiên tuôn ra phải không nào. Bởi vậy, thông qua câu hỏi trên nhà tuyển dụng muốn xác định và tìm hiểu về cách bạn tìm ý tưởng và lấy nguồn cảm hứng từ đâu.
Với mỗi cá nhân designer sẽ có những cá tính và cách lấy ý tưởng khác nhau, do vậy bạn hãy thoải mái chia sẻ miễn là nó giúp bạn có những ý tưởng hay ho và táo bạo nhất.
Bạn sẽ làm gì nếu không thể nghĩ ra một ý tưởng sáng tạo?
Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá về kỹ năng xử lý khó khăn, cách mà bạn vượt qua tình trạng khủng hoảng ý tưởng như thế nào. Bạn hãy trả lời câu hỏi này như những gì mà bạn đã làm để vượt qua tình trạng cạn kiệt ý tưởng mà mình đã trải qua.
Hoặc bạn cũng có thể tham khảo một số cách giúp lấy lại ý tưởng như: nghỉ ngơi để đầu óc được thư giãn, nghe nhạc, đi ngắm cảnh, v.v.
Khi gặp phải những phản hồi tiêu cực bạn sẽ làm gì?
Trong lĩnh vực thiết kế, việc bất đồng quan điểm khi bàn về tính thẩm mỹ là điều khó tránh. Nguyên nhân của việc này có thể là do Graphic Designer chưa thực sự hiểu ý khách hàng hoặc khách hàng diễn đạt yêu cầu không đủ rõ hoặc khách hàng quá khó tính. Vì vậy nhà tuyển dụng muốn biết bạn sẽ đối mặt với những phản hồi tiêu cực từ khách hàng như thế nào và bạn sẽ sử dụng nó để thay đổi thiết kế ra sao để khách hàng chấp nhận.
Hãy nói về dự án mà bạn hài lòng nhất?
Bạn hãy chọn một dự án không quá đơn giản và cũng không quá dễ để thảo luận cùng người phỏng vấn. Trong câu trả lời hãy nói về cách bạn vượt qua những thử thách trong dự án và giải pháp bạn đã sử dụng để hoàn thành dự án đó. Bạn cũng có thể chọn một dự án bạn nhận được giải thưởng hoặc được báo chí nhắc đến nếu có. Cho dù bạn chọn dự án nào thì hãy chú ý thể hiện sự yêu thích khi được thực hiện những dự án có tính thử thách và khuyến khích sự phát triển của một Graphic Designer.
Bạn là người thích làm việc theo nhóm hay làm việc độc lập?
Các Graphic Designer có thể được giao phụ trách những dự án cá nhân hoặc làm việc theo nhóm với những dự án lớn. Với câu hỏi này bạn có thể dựa trên sở thích cá nhân mà chọn một trong hai cách làm việc trên. Tuy nhiên nếu bạn trả lời rằng sở thích của mình là làm việc độc lập thì bạn cần nhấn mạnh với nhà tuyển dụng rằng bạn vẫn sẵn sàng làm việc theo nhóm khi cần thiết hoặc ngược lại.
Sở trường thiết kế của bạn là gì?
Trong ngành đồ họa được chia ra thành nhiều lĩnh vực khác nhau như: thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, thiết kế giao diện người dùng, thiết kế ấn phẩm xuất bản, v.v.
Dựa trên câu trả lời của bạn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá mức độ phù hợp của bạn với yêu cầu của vị trí tuyển dụng.
Xu hướng thiết kế hiện nay là gì?
Cũng giống với nhiều lĩnh vực khác, thiết kế cũng có sự đổi mới và phát triển liên tục. Do đó, thông qua câu hỏi trên nhà tuyển dụng muốn đánh giá mức độ quan tâm và cập nhật xu hướng thiết kế của bạn như thế nào.
Nếu bạn mong muốn trở thành một designer chuyên nghiệp thì việc không ngừng học hỏi và cập nhập xu hướng thiết kế mới là điều hết sức cần thiết cho sự nghiệp của bạn.
Quy trình làm việc của bạn diễn ra như thế nào?
Hỏi về quy trình làm việc là một trong những bài test phỏng vấn thiết kế khá phổ biến bởi nó sẽ cho thấy liệu bạn có phải là người có tư duy logic tốt, làm việc hiệu quả và cẩn thận, tỉ mỉ hay không. Nếu như bạn nói rằng mình phải làm tới 15 bản nháp trước khi hoàn thành bản thiết kế cuối cùng thì nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ nghi ngờ về khả năng chạy deadline của bạn. Tuy nhiên, nếu rút gọn quy trình quá nhiều thì bạn lại đang tự biến mình thành một kẻ kiêu ngạo và thiếu tính cẩn trọng trong công việc.
Câu trả lời gợi ý: "Trước khi bắt đầu một dự án, tôi sẽ tự đặt ra cho mình các mốc thời gian cụ thể: khi nào phải xong bản thảo sơ bộ, khi nào phối màu, khi nào gửi cho khách hàng,... Sau đó, tôi sẽ bắt tay vào thiết kế và thường phải làm đến 3 - 4 bản nháp trước khi đi đến bản thiết kế hoàn chỉnh."
Bạn sẽ làm gì khi có mâu thuẫn với team Marketing về thiết kế của mình?
Graphic Designer sẽ thường xuyên cần làm việc với team Marketing để thấu hiểu được những yêu cầu, mong muốn của khách hàng. Do đó, trong quá trình làm việc, mâu thuẫn và bất đồng ý kiến sẽ có thể xảy ra, và đây là một tình huống thường gặp.
Vì vậy, câu hỏi phỏng vấn Graphic Designer này được nhà tuyển dụng đưa ra để kiểm tra về khả năng xử lý tình huống của ứng viên. Với câu hỏi này, bạn có thể trả lời theo những gợi ý như sau:
- Trước tiên, bạn cần tìm hiểu về nguyên nhân vì sao xảy ra mâu thuẫn đó.
- Khi đã nắm được nguyên nhân, bạn sẽ cùng bàn bạc với team Marketing để đưa ra được phương pháp để giải quyết được mâu thuẫn tốt nhất.
- Trong trường hợp Graphic Designer và team Marketing không thể xây dựng được tiếng nói chung, bạn sẽ nhờ đến sự trợ giúp của bên thứ 3. Có thể bao gồm sếp, quản lý trực tiếp của 2 bộ phận.
Câu hỏi phỏng vấn UX Designer
Sau đây là các câu hỏi phỏng vấn UX Designer
Quy trình thiết kế của bạn là gì?
Để bắt đầu, hãy mô tả một vài phương pháp thiết kế mà bạn sử dụng khi bắt đầu một dự án. Các phương pháp này giúp xác định phạm vi trải nghiệm bạn đang tạo ra và cách bạn sẽ thực hiện. Đây là cơ hội để trình bày cụ thể về các kỹ năng bạn mang lại, nêu bật các phương pháp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra trải nghiệm người dùng tuyệt vời. Dưới đây là một số phương pháp để xem xét:
Competitive analysis: Giải thích cách bạn tiến hành đánh giá các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh để xác định sản phẩm nào hiệu quả với họ và sản phẩm nào không hiệu quả và được áp dụng như thế nào.
Cultural probe: Giải thích cách bạn sử dụng cultural probe để hiểu người dùng và bối cảnh họ hoạt động. Nó giúp các nhà thiết kế đạt được sự đồng cảm khi họ tham gia vào quá trình thiết kế bằng cách xác định thách thức, nhìn thấy cơ hội và truyền cảm hứng cho các giải pháp mới.
Phỏng vấn người dùng và các bên liên quan: Thảo luận về quy trình thực hiện các cuộc phỏng vấn người dùng và các bên liên quan. Giải thích cách bạn lấy thông tin có giá trị từ những cuộc phỏng vấn này để truyền cảm hứng cho quá trình thiết kế của mình. Tìm hiểu về nghiên cứu người dùng và biết cách thực hiện các cuộc phỏng vấn hữu ích là một phần quan trọng trong vai trò thiết kế UX.
Sắp Xếp Card: Được sử dụng để đánh giá kiến trúc thông tin của sản phẩm, cung cấp thông tin quan trọng về hệ thống phân cấp, tổ chức và flow.
Bạn sử dụng những công cụ nào?
Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có kinh nghiệm sử dụng những công cụ nào trong quá trình thiết kế UX. Ngoài việc thảo luận về các công cụ cụ thể, đây là cơ hội tuyệt vời để giới thiệu công việc từ profiles mà bạn đã thực hiện bằng cách sử dụng các công cụ đó. Dưới đây là một số công cụ đáng chú ý:
Prototyping:
- UI/UX design and collaboration tool | Adobe XD
- Figma: the collaborative interface design tool.
- InVision | Digital product design, workflow & collaboration
- The digital design toolkit
Motion & animation:
- Framer: A Free Prototyping Tool for Teams
- Origami Studio – Origami Studio 3
Thiết kế và tài liệu kỹ thuật / sản phẩm trực tuyến:
- Zeplin
- Avocode App – Collaborate on Design Files with Anyone
Prototypes nào bạn thường tạo nhất: lo-fi hay hi-fi?
Chứng minh khả năng của bạn trong việc tạo ra các prototypes để xác nhận thiết kế là một điểm cộng lớn cho bất kỳ nhóm thiết kế UX nào. Thông thường, khi một công ty đang tìm kiếm nhà thiết kế UX / UI, họ sẽ muốn thuê một người có thể tạo cả lo-fidelity và hi-fidelity prototypes.
Low-fidelity prototypes cung cấp một cái nhìn tổng thể hơn, ở cấp độ cao hơn về thiết kế tổng thể, tập trung vào chức năng và thiết kế trực quan cơ bản, như hình dạng và hệ thống phân cấp. Hãy xem ví dụ dưới đây:
High-fidelity prototypes xuất hiện và hoạt động gần giống với sản phẩm cuối cùng nhất có thể. Điều này có thể đi sâu hơn vào quá trình thiết kế khi cần phê duyệt cuối cùng hoặc sản phẩm cần được người dùng kiểm tra chính thức.
Làm thế nào để bạn quyết định những tính năng nào sẽ bao gồm trong thiết kế?
Rủi ro trong quá trình thiết kế tính năng đó là việc liên tục bổ sung các tính năng mới vào một sản phẩm vừa làm tăng chi phí cho dự án vừa gây tác động tiêu cực đến trải nghiệm người dùng (tức không thể tạo trải nghiệm tốt cho người dùng khi bạn cung cấp quá nhiều tính năng).
Quy tắc cơ bản của thiết kế tốt rất đơn giản: “Đừng tập trung vào tính năng, hãy tập trung vào nhu cầu của người dùng”
Câu trả lời của bạn cho câu hỏi này sẽ giúp người phỏng vấn hiểu bạn sử dụng phương pháp luận nào để chọn các tính năng một cách hiệu quả. Đây cũng là cơ hội để chia sẻ cách bạn xác thực các quyết định thiết kế của mình. Tập trung vào nghiên cứu người dùng và các phương pháp kiểm tra tính hữu dụng mà bạn sử dụng trong công việc hàng ngày của mình.
Làm thế nào để bạn cộng tác với các nhóm khác và các bên liên quan?
Là một nhà thiết kế UX, cộng tác là chìa khóa.
Bạn sẽ làm việc với các developer, nhóm marketing, người dùng, khách hàng và các nhóm designer khác để cùng nhau mang lại trải nghiệm người dùng tốt nhất. Do đó, bạn bắt buộc phải chứng minh khả năng của mình là biết cách ghi nhận phản hồi mang tính xây dựng cũng như chia sẻ ý kiến theo cách ngoại giao.
Hiện tại bạn đang hào hứng với những xu hướng thiết kế nào?
Đây là một câu hỏi mà bạn có thể cho thấy rằng bạn không chỉ làm công việc của mình mỗi ngày mà còn chủ động nhìn về tương lai của thiết kế UX và cách bạn có thể chuẩn bị cho nó.
Chia sẻ các xu hướng mà bạn đang theo dõi và chia sẻ công việc của bạn thể hiện các hướng thiết kế mới.
Câu hỏi phỏng vấn Designer bằng tiếng Anh
Sau đây là các câu hỏi phỏng vấn nhân viên thiết kế đồ họa bằng tiếng Anh và hướng dẫn cách trả lời thuyết phục dành cho các bạn đi phỏng vấn.
What is your style of design?
My style of design is minimalist. Live a life with less. I believe simplicity is the best way to communicate with your audience easily and its constraints will push you to top level of creativity
Why did you quit your last job?
"I want to switch to UX/UI design. It’s kind new and knowledgable. In addition, I like technology. Working in the environment with full of technology motivates me to keep learning and more."
How do you define yourself?
Simple and straightforward. I like sea and watching starry sky
How many design tools do you know?
I know Photoshop, Illustrator, Indesign, Adobe XD and a little After Effect
Can you work with a tight deadline? How can you manage it?
Yea. I can work under pressure of a tight schedule. Depend on your time management, design process and requirements, so I can control my tasks. Normally, I plan one week to work on since I first received a request. Day 1 for finishing sketches, day 2 for computerizing, day 3 for getting feedbacks, day 4 for finalizing, day 5 for submitting.
What are the steps of your creative process as a graphic designer?
Before I commenced designing, I accumulated as lots data as viable to correctly become aware of the trouble I changed into fixing and outline the client's goals. Then, I brainstormed, sketched out models, and commenced turning this data into images. I commonly undergo rounds of comments with my teammates and customers to tweak the layout earlier than I publish my very last piece.
How do you respond when a client gives you harsh criticism?
I by no means take layout complaint as a private attack. I recognize the patron wishes the great cease end result possible, so I actively pay attention and reply as a manner to now no longer most effective repeat and refine the layout, however additionally to develop as a professional graphic designer
Describe a time you collaborated cross-functionally on a design project
In my preceding work, I changed into the lead photo fashion dressmaker on a huge venture that required me to have interaction with colleagues in different departments, which has challenged me to step outdoor of my consolation zone. I labored with advert writers to create logo messages, set KPIs with the advertising team, and frequently speak with venture managers to preserve initiatives on track
Các câu hỏi để hỏi lại nhà tuyển dụng
- Một ngày làm việc cơ bản như thế nào cho vị trí làm việc này?
- Những nhà thiết kế đồ họa của công ty thường sử dụng những công cụ nào?
- Nhóm thiết kế làm tốt điều gì? Cơ hội nào để thăng tiến trong công ty không?
- Các bên liên quan chính là ai? Ai là người đưa ra quyết định thiết kế cuối cùng?
- Có bao nhiêu dự án UX designer chịu trách nhiệm cùng một lúc?
- Nhóm thiết kế có những cơ hội nào để phát triển?
- Công ty có làm việc với các loại khách hàng cụ thể (ngành công nghiệp, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp, v.v.) không?
1001 CÂU HỎI PHỎNG VẤN
- 101 câu hỏi phỏng vấn .NET thường gặp và gợi ý trả lời
- Top 101 các câu hỏi phỏng vấn Java thường gặp có đáp án
- 101 câu hỏi phỏng vấn JavaScript hay có hướng dẫn trả lời chi tiết
- 101 câu hỏi phỏng vấn ReactJS thường gặp và gợi ý trả lời
- Tổng hợp 101 câu hỏi phỏng vấn Front End Developer
- 101 câu hỏi phỏng vấn SQL thường gặp có hướng dẫn trả lời chi tiết
- 101 câu hỏi phỏng vấn tester thường gặp và gợi ý trả lời
- Tuyển tập 101 câu hỏi phỏng vấn Nodejs thường gặp
- 101 câu hỏi phỏng vấn PHP có hướng dẫn trả lời chi tiết
- 101 câu hỏi phỏng vấn AngularJS thường gặp và cách trả lời thuyết phục
- 101 câu hỏi phỏng vấn Vuejs có hướng dẫn trả lời chi tiết
- 101 câu hỏi phỏng vấn HTML CSS thường gặp và gợi ý trả lời
- 101 câu hỏi phỏng vấn Spring Boot thường gặp và cách trả lời thuyết phục
- 101 câu hỏi phỏng vấn OOP thường gặp và gợi ý trả lời thuyết phục, đúng chuyên môn
- Tuyển tập 101 câu hỏi phỏng vấn công nghệ thông tin mới nhất
- 101 câu hỏi phỏng vấn Content Marketing mới nhất
- 101 câu hỏi phỏng vấn Marketing và gợi ý cách trả lời ấn tượng
- Những câu hỏi phỏng vấn tiếng Nhật thường gặp và cách trả lời thuyết phục
- Infographic ViecLamVui: Bộ câu hỏi phỏng vấn tuyển dụng nhân viên kinh doanh
- Các câu hỏi phỏng vấn hành chính nhân sự và cách trả lời thuyết phục
- Các câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại thường gặp và gợi ý cách trả lời thông minh
- Tổng hợp các câu hỏi phỏng vấn về ô nhiễm môi trường mới nhất
- Các câu hỏi phỏng vấn cho người có kinh nghiệm và cách trả lời ấn tượng
- Các câu hỏi phỏng vấn ngân hàng và gợi ý cách trả lời thông minh nhất
- 101 câu hỏi phỏng vấn python thường gặp
- 101 câu hỏi phỏng vấn lễ tân có gợi ý trả lời thông minh, thuyết phục
- Các câu hỏi phỏng vấn nhà hàng khách sạn và gợi ý cách trả lời thông minh nhất
- Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn xin việc tiếng Hàn phổ biến nhất
- Các câu hỏi phỏng vấn ngành Logistics có gợi ý trả lời
- 101 câu hỏi phỏng vấn kiểm toán thường gặp và gợi ý cách trả lời
- Top những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn ngành điện
- 101 câu hỏi phỏng vấn nhân viên quản trị mạng mới nhất
- Các câu hỏi khó trong phỏng vấn và gợi ý cách trả lời thông minh
- Trọn bộ câu hỏi phỏng vấn ngành điện tử viễn thông mới nhất
- Các câu hỏi khi phỏng vấn thực tập sinh thường gặp và gợi ý trả lời
- 101 câu hỏi phỏng vấn vị trí nhân viên tuyển dụng và gợi ý trả lời
- Các câu hỏi phỏng vấn ngành Y tế và gợi ý cách trả lời
- Các câu hỏi test IQ khi phỏng vấn và gợi ý cách trả lời thông minh
- Các câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng Trung thường gặp và gợi ý cách trả lời
- Tổng hợp 101 câu hỏi phỏng vấn Samsung hấp dẫn nhất
- Những câu hỏi phỏng vấn Vinmart thường gặp có gợi ý cách trả lời
- Các câu hỏi phỏng vấn Viettel thường gặp và gợi ý cách trả lời
- 101 câu hỏi phỏng vấn điều dưỡng hay gặp nhất
- Câu hỏi về lương khi phỏng vấn - Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về lương khéo léo
- Những câu hỏi khi đi phỏng vấn QC và gợi ý trả lời
- Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn về học tập
- Top 101 câu hỏi tình huống phỏng vấn thư ký thường gặp và gợi ý trả lời
- 101 câu hỏi phỏng vấn thu ngân và cách trả lời hay nhất
- Top 101 câu hỏi phỏng vấn chuyên viên quan hệ khách hàng và gợi ý cách trả lời
- Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn về dịch vụ khách hàng
- 101 câu hỏi phỏng vấn ngành công nghiệp thực phẩm
- Bộ câu hỏi phỏng vấn tiếp viên hàng không thường gặp và gợi ý cách trả lời
Trên đây là 101 câu hỏi phỏng vấn Designer thường gặp và cách trả lời thuyết phục ViecLamVui - chuyên trang việc làm 24h miễn phí - gửi đến bạn. Hy vọng tài liệu trên có thể hỗ trợ các bạn thật hiệu quả.