Logo

Các câu hỏi phỏng vấn ngân hàng và gợi ý cách trả lời thông minh nhất

Lượt xem: 158
Ngày đăng: 16/03/2024

Top 101 câu hỏi phỏng vấn ngân hàng vị trí kế toán ngân hàng, tín dụng ngân hàng, kiểm soát viên ngân hàng, giao dịch viên ngân hàng. Các câu hỏi phỏng vấn ngân hàng SCB, Sacombank, Vietinbank, Agribank, Techcombank, BIDV và gợi ý cách trả lời thông minh nhất.

Các câu hỏi phỏng vấn ngân hàng và gợi ý cách trả lời thông minh nhất

>> Xem ngay: 1001 câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời hay nhất - Kinh nghiệm phỏng vấn ViecLamVui

Các câu hỏi phỏng vấn ngân hàng vị trí kế toán ngân hàng

Sau đây là câu hỏi phỏng vấn ngân hàng và cách trả lời ở vị trí kế toán ngân hàng

Các câu hỏi phỏng vấn ngân hàng vị trí kế toán ngân hàng

Bạn có kinh nghiệm gì với vị trí kế toán ngân hàng chưa?

Hỏi về kinh nghiệm, chắc chắn nhà tuyển dụng đang muốn khai thác xem bạn có thực sự có trải nghiệm với vị trí hiện tại hay không. Kế toán ngân hàng không phải là vị trí đơn giản, nghiệp vụ có phần phức tạp cho nên nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm những ứng viên được va chạm thực tế để giải quyết vấn đề nhanh chóng.

Gợi ý trả lời:

Nếu trước đây bạn từng có kinh nghiệm ở vị trí kế toán ngân hàng vậy thì chỉ cần liệt kê chúng ra thôi. Tuy nhiên khi liệt kê, bạn cần lưu ý nhắc tên công việc, thời gian công tác và ghi rõ đơn vị làm việc nhé.

Kinh nghiệm cho thấy bạn chỉ nên đưa ra từ 2 - 3 kinh nghiệm là phù hợp, trong đó những kinh nghiệm này có thời gian dài thì càng tốt.

Mức lương bạn mong muốn khi làm việc tại ngân hàng chúng tôi?

Lương là vấn đề nhạy cảm, nó khiến cho không ít ứng viên rơi vào hoàn cảnh “tiến thoái lưỡng nan”. Trả lời con số nào mới là phù hợp và đúng ý nhà tuyển dụng đây?

Gợi ý trả lời:

Nếu bạn đưa ra một con số quá thấp, bạn sẽ bị thiệt, nhưng khi đưa ra con số cao thì lại sợ không được tuyển dụng. Câu hỏi về lương đúng là thử thách khó đối với ứng viên ngành ngân hàng.

Tuy nhiên, khó khăn nào thì cũng có cách giải quyết ổn thoả. Trong trường hợp này, bạn có thể đề cập tới mức lương cũ từng được nhận ở ngân hàng trước đó, và mong muốn được nhận mức lương không thấp hơn.

Ví dụ:

“Trong hồ sơ tôi cũng đã đề cập tới mức lương mà tôi từng nhận được, tôi hy vọng mình sẽ không được con số thấp hơn khi làm việc ở ngân hàng mình.” 

Bạn biết gì về nhiệm vụ chính của kế toán ngân hàng?

Nếu là người từng trải, có kinh nghiệm trong nghiệp vụ kế toán ngân hàng thì bạn sẽ cảm thấy đây là một câu hỏi khá dễ dàng. Chỉ cần nêu ra tóm tắt công việc của kế toán ngân hàng là xong. Cụ thể như thế nào mời bạn theo dõi phần gợi ý trả lời bên dưới nhé.

Gợi ý trả lời:

Thông thường, kế toán ngân hàng là người phụ trách việc thu thập, phân tích, xử lý và ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính trong ngân hàng. Đồng thời cung cấp thông tin về số liệu cho các cá nhân, tổ chức theo quy định của Pháp luật.

Bạn không cần phải nêu quá chi tiết bởi vì thực chất nhà tuyển dụng chỉ muốn xem bạn hiểu công việc của mình đến đâu.

Đó là loạt câu hỏi phỏng vấn kế toán ngân hàng hay gặp kèm theo đáp án trả lời chuẩn xác giúp ứng viên có thêm tự tin khi tham gia phỏng vấn. Để biết thêm nhiều kinh nghiệm đi phỏng vấn hữu ích khác, ứng viên kế toán ngân hàng có thể tham khảo phần thông tin bên dưới nhé.

Bạn nghĩ mình có ưu thế gì phù hợp với vị trí hiện tại?

Một câu hỏi không quá hóc búa nhưng cũng khiến bao người phải suy nghĩ, nhất là các bạn sinh viên vừa mới tốt nghiệp ra trường. Vậy khi gặp câu hỏi này bạn sẽ đối phó như thế nào?

Gợi ý trả lời:

Khi được hỏi về ưu thế của bản thân, rất nhiều người tỏ ra hoang mang bởi chính họ cũng không xác định được bản thân có những ưu điểm nào nổi bật để phù hợp với công việc.

Tuy nhiên đó là khi được hỏi bất ngờ, nhưng giờ được tìm hiểu trước thì bạn sẽ phải suy nghĩ thật kỹ để có câu trả lời hoàn hảo nhé.

Một số ưu điểm được đánh giá là phù hợp với vị trí kế toán ngân hàng mà bạn có thể liệt kê như là: Tốt nghiệp trường uy tín như Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, Đại học Ngoại thương,...; Sở hữu bằng tốt nghiệp loại giỏi; Trình độ tiếng Anh tốt; Có kinh nghiệm làm việc trong ngành 3 năm; Là người cẩn thận, có chí tiến thủ và chịu khó;...

Tuỳ vào bản thân mỗi người, bạn sở hữu ưu điểm nào thì sẽ liệt kê theo những ưu điểm đó. Nên nhớ, tuyệt đối không vì mục đích làm đẹp hồ sơ hay nâng cao giá trị của bản thân mà trả lời gian dối, nếu không bạn sẽ sớm bị phát hiện.

Bạn hãy cho biết yêu cầu và nhiệm vụ của một nhân viên kế toán ngân hàng?

Yêu cầu và nhiệm vụ thường sẽ được nêu khá kĩ lưỡng ở trong phần JD công việc. Tuy nhiên bạn nên nêu ra thêm những nhiệm vụ và yêu cầu khác chưa được đề cập đến để lấy điểm cộng nhé.

Bạn làm sai số liệu và điều ấy ảnh hưởng đến công ty thì bạn sẽ chịu trách nhiệm như thế nào?

Đây là câu hỏi tình huống để kiếm tra khả năng xử lý của bạn. Mỗi người sẽ đưa ra một câu trả lời khác nhau, có rất nhiều người vì chưa nghĩ đến nên không thể trả lời được. Không có đáp án nào hoàn toàn chính xác cho câu hỏi này, chỉ là nhà tuyển dụng muốn xem khả năng của ứng viên đến đâu, để từ đó chọn ra người phù hợp nhất.

Bạn có thể sử dụng thành thạo phần mềm kế toán nào?

Để trở thành một kế toán giỏi thì cũng yêu cầu bạn phải biết cách sử dụng một số phần mềm kế toán, đơn giản nhất là excel. Không có một kế toán nào là không biết đến phần mềm này và cách sử dụng chúng. Hãy nêu ra những phần mềm mà bạn có thể sử dụng, kèm theo đó là ưu nhược điểm của chúng.

Các câu hỏi phỏng vấn tín dụng ngân hàng

Sau đây là những câu hỏi phỏng vấn thường gặp trong ngân hàng ở vị trí tín dụng ngân hàng

Các câu hỏi phỏng vấn tín dụng ngân hàng

Câu hỏi phỏng vấn tín dụng ngân hàng cơ bản về kiến thức chung

  • Câu 1: Bạn hiểu như thế nào về công việc của một nhân viên tín dụng/quan hệ khách hàng?
  • Câu 2: Theo bạn nhân viên tín dụng cần có những tố chất nào? Tố chất nào là quan trọng nhất đối với vị trí này?
  • Câu 3: Ngoài ứng tuyển ở ngân hàng XYZ bạn còn ứng tuyển ở ngân hàng nào nữa không?
  • Câu 4: Lạm phát là gì? Lạm phát có ảnh hưởng gì tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng?
  • Câu 5: Theo bạn trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay (lạm phát, ngân hàng đang gặp khó khăn), nếu là một nhân viên tín dụng bạn sẽ tập trung vào các đối tượng khách hàng nào là chủ yếu?
  • Câu 6: Là  một nhân viên tín dụng/quan hệ khách hàng, bạn sẽ phát triển khách hàng mới như thế nào?
  • Câu 7: Làm thế nào để vừa đảm bảo tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch của ngân hàng đặt ra cho bạn (là nhân viên tín dụng) vừa đảm bảo an toàn cho vốn vay?
  • Câu 8: CAMEL là phương pháp đánh giá tổng thể về hoạt động ngân hàng. Phương pháp này xem xét đến những nhóm chỉ tiêu nào?
  • Câu 9: Lĩnh vực hoạt động (sản xuất, kinh doanh) nào bạn ưu tiên trong việc tìm kiếm khách hàng của bạn? Vì sao?
  • Câu 10: Hãy nêu những loại hình rủi ro chính trong hoạt động ngân hàng? Rủi ro đạo đức là gì?
  • Câu 11: Những dấu hiệu đối với một khách hàng có biểu hiện chây ỳ và không có khả năng thanh toán là gì? Đối với trường hợp này, cán bộ tín dụng sẽ có trách nhiệm gì và xử lý như thế nào?

Bộ câu hỏi phỏng vấn tín dụng ngân hàng về luật tài chính tín dụng ngân hàng

  • Câu 1: Theo Luật các TỔ CHỨC TÍN DỤNG, giới hạn cho vay đối với một khách hàng được quy định như thế nào?
  • Câu 2: Theo Luật các TỔ CHỨC TÍN DỤNG, giới hạn cho vay đối với nhóm khách hàng được quy định như thế nào?
  • Câu 3: Ngân hàng có được phép cho vay để đảo nợ không?
  • Câu 4: Hãy nêu những quy định pháp luật về tín dụng và em biết?
  • Câu 5: Lợi ích của việc đăng ký giao dịch bảo đảm tài sản là gì?
  • Câu 6: Một tài sản thế chấp có thể đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ hay không?
  • Câu 7: Nếu có 1 khách hàng đến vay vốn, khách hàng đó làm ở Sở Tư Pháp, quen thân với công chứng. Khách hàng đó yêu cầu đưa hồ sơ cho công chứng ký mà không cần phải có mặt để ký vì bên công chứng biết rõ về người đó. Nếu bạn là CBTD, bạn có đồng ý cho công chứng ký như vậy không? Bạn có đồng ý để công chứng ký hồ sơ mà không cần có mặt khách hàng không?
  • Câu 8: Một doanh nghiệp có nhà xưởng sản xuất tại một Khu công nghiệp, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Khu công nghiệp và muốn dùng tài sản đó để thế chấp vay vốn ngân hàng. Vậy ngân hàng có thể chấp nhận tài sản thế chấp đó không? Tại sao?

Bộ câu hỏi phỏng vấn tín dụng ngân hàng về nghiệp vụ Cho vay

  • Câu 1: Quy trình tín dụng thường có những bước nào?
  • Câu 2: Vì sao các ngân hàng thường ưu tiên cho vay các khách hàng cũ hơn là cho vay khách hàng mới?
  • Câu 3: Vì sao ngân hàng “ngại” cho vay các DN có quy mô nhỏ?
  • Câu 4: Lãi suất cho vay của ngân hàng đối với các món vay khác nhau sẽ khác nhau do phụ thuộc vào yếu tố gì?
  • Câu 5: Khi thẩm định cho vay một khách hàng bạn sẽ xem xét đến những vấn đề nào?
  • Câu 6: Khi thẩm định cho vay đối với một nhu cầu vay vốn của một doanh nghiệp, bạn quan tâm đến những khía cạnh nào?
  • Câu 7: Nên cho vay doanh nghiệp ở lĩnh vực nào? Ở thời điểm nào?
  • Câu 8: Khi thẩm định cho vay khách hàng cá nhân thì điều gì là quan trọng nhất?
  • Câu 9: Em biết những loại sản phẩm tiết kiệm nào tại ngân hàng?
  • Câu 10: Khách hàng có một sổ tiết kiệm 1 tỷ đồng gửi kỳ hạn 1 tháng, đến ngày 20 khách hàng có nhu cầu xin rút tiền vì mục đích cá nhân? Em sẽ tư vấn gì cho khách hàng?
  • Câu 11: Khi thẩm định cho vay khách hàng doanh nghiệp thì điều gì là quan trọng nhất?
  • Câu 12: Một doanh nghiệp buôn bán sắt thép, tài sản thế chấp là 1 tỷ đồng, theo quy định chỉ được vay 70% tức được vay 700 triệu nhưng DN có nhu cầu vay 1 tỷ. Sau khi thẩm định thì thấy doanh nghiệp rất tốt, khả năng trả nợ cực cao, bạn sẽ xử lý thế nào?
  • Câu 13: Vì sao các ngân hàng phải phân tích tình hình tài chính khách hàng trước khi cho vay?
  • Câu 14: Ngân hàng thường cho vay ngắn hạn để tài trợ cho những nhu cầu nào? Nguồn trả nợ của các món vay ngắn hạn thường là gì?
  • Câu 15: Ngân hàng thường cho vay trung dài hạn để tài trợ cho những nhu cầu nào? Nguồn trả nợ của các món vay trung dài hạn là gì?
  • Câu 16: Khi định giá một tài sản bảo đảm, bạn thường căn cứ vào những yếu tố nào?
  • Câu 17: Tài sản bảo đảm cho món vay cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
  • Câu 18: Tính lỏng của một tài sản được xác định bởi những yếu tố nào?
  • Câu 19: Cho vay thấu chi là gì? Đặc điểm của loại hình này?
  • Câu 20: Có những hình thức cho vay tài trợ xuất khẩu nào hiện nay mà bạn biết? Hãy nêu đặc điểm của chúng?
  • Câu 21: Có những hình thức cho vay tài trợ nhập khẩu nào hiện nay mà bạn biết? Hãy nêu đặc điểm của chúng?
  • Câu 22: Có những hình thức chiết khấu chứng từ xuất khẩu nào?
  • Câu 23: Có những hình thức bảo đảm tiền vay nào mà bạn biết?
  • Câu 24: Thế chấp tài sản là gì? Thế chấp TS dùng để vay vốn ngân hàng là gì? Những loại tài sản nào thường được đem ra để thế chấp?
  • Câu 25: Cầm cố tài sản là gì? Cầm cố TS để vay vốn ngân hàng là gì?
  • Câu 26: Những loại tài sản nào thường được đem ra để cầm cố?
  • Câu 27: Cầm cố tài sản khác gì với việc thế chấp tài sản?
  • Câu 28: Phân biệt giữa cho thuê tài chính và cho thuê hoạt động?
  • Câu 29: Các nguyên nhân của rủi ro tín dụng từ phía khách hàng là gì?
  • Câu 30: Phân biệt giữa các hình thức Khoanh nợ, Giãn nợ và Đảo nợ?
  • Câu 31: Thế nào là ân hạn nợ? Trong thời gian ân hạn khách hàng có phải trả lãi không?
  • Câu 32: Thế nào là gia hạn nợ? Gia hạn nợ khác gì so với ân hạn nợ?
  • Câu 33: Khoản nợ như thế nào được gọi là nợ khó đòi? Những nguyên nhân và biểu hiện của khoản nợ khó đòi?
  • Câu 34: Khi bạn làm 1 hồ sơ thấy rủi ro rất cao, không thể cho vay nhưng giám đốc lại yêu cầu bắt buộc phải cho vay thì bạn xử lý như thế nào?

Bộ câu hỏi phỏng vấn tín dụng ngân hàng về nghiệp vụ Bảo lãnh

  • Câu 1: Bảo lãnh là gì? Bảo lãnh ngân hàng là gì? Hãy nêu các loại bảo lãnh ngân hàng mà bạn biết ở Việt Nam?
  • Câu 2: Khi nào nghĩa vụ bảo lãnh của TCTD với khách hàng chấm dứt?
  • Câu 3: Loại bảo lãnh nào phổ biến nhất ở Việt Nam. Đặc điểm của bảo lãnh đó?
  • Câu 4: Trong ngành xây dựng cơ bản thường có những loại bảo lãnh ngân hàng nào và khi nào cần phát hành loại bảo lãnh đó?
  • Câu 5: Vì sao cần có bảo lãnh dự thầu trong ngành xây dựng cơ bản?

Bộ câu hỏi phỏng vấn tín dụng ngân hàng về nghiệp vụ Báo cáo tài chính

  • Câu 1: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp phản ánh những điều gì?
  • Câu 2: Bảng cân đối kế toán của một doanh nghiệp là gì?
  • Câu 3: Các khoản doanh thu khác của DN bao gồm những khoản nào?
  • Câu 4: Doanh nghiệp giấu lỗ hoặc giấu lãi bằng cách nào?
  • Câu 5: Thế nào là dòng vốn và thế nào là dòng tiền?
  • Câu 6: Phần chi phí trả lãi vay được tính vào dòng tiền nào của doanh nghiệp
  • Câu 7: Khấu hao là gì? Có những cách tính khấu hao nào?
  • Câu 8: Tài sản cố định vô hình là gì? TSCĐ vô hình có phải tính khấu hao không? Có những cách tính khấu hao nào?
  • Câu 9: Tài sản cố định là gì? Những tiêu chuẩn nào ghi nhận một tài sản là TSCĐ?
  • Câu 10: Tài khoản lưỡng tính là gì? Bạn biết những tài khoản lưỡng tính nào?
  • Câu 11: Số dư Có và dư Nợ của TK 131 phản ánh điều gì?
  • Câu 12: Số dư Có và dư Nợ của TK 331 phản ánh điều gì?
  • Câu 13: Nợ phải trả là gì?
  • Câu 14: Vốn lưu động là gì? Đặc điểm của nó?
  • Câu 15: Có những chỉ tiêu nào đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động?
  • Câu 16: Có những hình thức tài trợ vốn lưu động nào? Hình thức nào là tối ưu với 1 DN?
  • Câu 17: Chi phí cố định là gì? Chi phí biến đổi là gì?
  • Câu 18: Vốn cố định là gì? Đặc điểm của nó?
  • Câu 19: Vốn chủ sở hữu là gì?
  • Câu 20: Khi nào doanh thu bán hàng của doanh nghiệp được ghi nhận?
  • Câu 21: Vòng quay Vốn lưu động là gì?
  • Câu 22: Vì sao cần phân tích các hệ số tài chính của doanh nghiệp khi cho
  • Câu 23: Vay? Có những loại hệ số tài chính nào?
  • Câu 24: Hệ số thử Axit là gì? Ý nghĩa của hệ số này?
  • Câu 25: Đòn bẩy tài chính là gì? Công thức tính của hệ số này? Vì sao người ta nói đây là một “con dao hai lưỡi”?
  • Câu 26: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay phản ánh điều gì?
  • Câu 27: Tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn Ngân hàng thương mại được cho vay trung và dài hạn là bao nhiêu?

Bộ câu hỏi phỏng vấn tín dụng ngân hàng về nghiệp vụ Tài trợ dự án

  • Câu 1: Mục tiêu của việc phân tích, thẩm định dự án?
  • Câu 2: Mục đích cơ bản của các NHTM khi tiến hành thẩm định tài chính của dự án là gì?
  • Câu 3: Thẩm định tài chính của dự án có tác dụng gì?
  • Câu 4: Nếu có 2 dự án bằng nhau về NPV thì ta sẽ chọn dự án nào?
  • Câu 5: Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là gì?
  • Câu 6: Dòng tiền của dự án cần được xác định dựa trên những nguyên tắc nào?
  • Câu 7: Cách xác định dòng tiền thuần của dự án đầu tư?
  • Câu 8: Vì sao sau khi tính dòng tiền của dự án thì Khấu hao phải được cộng vào Lợi nhuận sau thuế?

Bộ câu hỏi phỏng vấn tín dụng ngân hàng về nghiệp vụ Thanh toán quốc tế

  • Câu 1: Hãy nên tên những chứng từ thông thường trong một bộ chứng từ thương mại?
  • Câu 2: Các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến? Phương thức nào là có lợi nhất cho nhà xuất khẩu?
  • Câu 3: Đứng trên phương diện của người nhập khẩu, phương thức thanh toán nào là có lợi nhất? Vì sao?
  • Câu 4: Các phương tiện dùng để thanh toán trong giao dịch ngoại thương gồm những loại nào? Đặc điểm của chúng?
  • Câu 5: Có mấy loại nhờ thu. Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, loại hình thanh toán nào có lợi cho nhà xuất khẩu. Vì sao?
  • Câu 6: Các loại L/C mà bạn biết? Loại L/C nào phổ biến nhất trong thương mại quốc tế?
  • Câu 7: Loại L/C nào là ít rủi ro nhất đối với nhà xuất khẩu. Vì sao?
  • Câu 8: L/C giáp lưng là gì? L/C điều khoản đỏ là gì?
  • Câu 9: Khi phát hành 1 L/C (ký quỹ dưới 100%) là ngân hàng phát hành đang cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu? Đúng hay sai? Giải thích?
  • Câu 10: Bộ chứng từ hoàn hảo là gì? Nếu bộ chứng từ không có ghi chú “Clean” thì có được coi là Bộ chứng từ hoàn hảo hay không?

Bộ câu hỏi phỏng vấn kiểm soát viên ngân hàng

Sau đây là bộ câu hỏi phỏng vấn kiểm soát viên ngân hàng và gợi ý cách trả lời

Bộ câu hỏi phỏng vấn kiểm soát viên ngân hàng

Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình?

Tôi tên Nguyễn Văn A, tôi đã có 4 năm làm kế toán doanh nghiệp và 4 năm làm kế toán giao dịch ABC.Với 8 năm kinh nghiệm, với niềm đam mê mang đến những dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng, luôn đưa ra những sáng kiến để củng cố và phát triển công việc theo hướng hiện đại và nhanh chóng để phục vụ khách hàng tốt hơn; cộng với mục tiêu nghề nghiệp " làm việc trong môi trường năng động thăng tiến với nhiều thách thức để tận dụng tốt nhất những tiềm năng và kinh nghiệm sẵn có của mình" tôi tin mình có thể đáp ứng được những yêu cầu cho vị trí Trưởng phòng kế toán giao dịch ngân quỹ tại DEF. Nguyện vọng 2 của tôi là Kiểm soát viên KTGDNQ

Tại sao bạn từ bỏ công việc hiện tại?/ Tại sao bạn nộp đơn vị trí này?

Quan điểm làm việc của tôi làm việc luôn gắn bó với công việc và cũng mong được nhận chế độ đã ngộ tương xứng. Dù sao tôi cũng đã gắn bó với ABC đã 4 năm, nhưng chưa tìm thấy cơ hội thăng tiến dù tôi luôn đạt những thành tích tốt trong công việc. Nay, muốn tìm 1 cơ hội mới tại DEF, đồng thời tôi đã tìm hiểu về DEF cũng như vị trí mà tôi đang ứng tuyển và tôi nghĩ vị trí này phù hợp với năng lực của tôi, và tôi đã mạnh dạn ứng tuyển…để tìm một cơ hội nghề nghiệp tốt hơn, nhiều thử thách trong công việc hơn, có trách nhiệm hơn và công việc đa dạng hơn…”

Tại sao Anh/Chị làm ở ABC 1 thời gian dài mà không được lên chức? và nếu vậy tại sao bạn không tìm một công việc mới để thay đổi?

Quan điểm của tôi luôn muốn gắn bó với công việc. Tìm một công việc nào đó không quá khó khăn, tuy nhiên tìm đúng công việc phù hợp với mình thì cần nhiều thời gian và suy nghĩ thận trọng. Do đó, hiện nay tôi đã tìm thấy 1 công việc phù hợp với mình và tôi nghĩ đã đến lúc tôi cần thay đổi

Bạn biết gì về NH? hoặc Bạn có cảm tưởng gì về NH của chúng tôi?

DEF là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước, được thành lập từ ngày 01/01/1990. Trên nền tảng phát triển vững chắc, hiệu quả, an toàn, DEF là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững trong thị trường tài chính ngân hàng. 

Với đà tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, DEF đã đạt được những thành quả vượt bậc, hoàn thiện công tác tái cấu trúc tổ chức và tích luỹ các nguồn lực về tài chính, sản phẩm dịch vụ, con người, công nghệ… để bước vào một giai đoạn phát triển sôi động hơn đưa Ngân hàng vươn lên một tầm cao mới

DEF luôn đánh giá cao và tưởng thưởng xứng đáng cho những đóng góp cá nhân, mà còn được khuyến khích phát huy năng lực và kiến thức của CBNV để cùng đồng lòng chung sức xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau và thực sự hòa đồng.

Và CBNV sẽ có cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình tại một những ngân hàng năng động và phát triển nhanh nhất Việt Nam hiện nay

Bạn biết gì về vị trí này? Bạn hãy mô tả công việc về vị trí này?

Triển khai tiếp thị, tư vấn và cung cấp sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng bao gồm: huy động vốn dân cư, dịch vụ tài khoản, dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thu đổi ngoại tệ, kiều hối, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thu chi hộ, và các sản phẩm dịch vụ khác.

Chịu trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện, hướng dẫn nhân viên Kế toán giao dịch ngân quỹ toàn Chi nhánh các nghiệp vụ công tác kế toán – ngân quỹ đảm bảo tuân thủ các quy trình, quy chế, chính sách của DEF và NHNN;

Kiểm tra và phê duyệt các giao dịch hàng ngày liên quan trực tiếp với khách hàng trong hạn mức theo quy định của NH;

Kiểm tra giám sát các khoản chi tiêu của Chi nhánh;

Cân đối thanh khoản của cụm Chi nhánh nhằm tận dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả nhất

Giữ chìa khóa và mã số ổ khóa số 02 cửa chính kho tiền, thực hiện nhiệm vụ của thành viên Ban Quản lý kho tiền: đóng mở kho quỹ (đầu ngày, cuối ngày và bất thường khi có yêu cầu), kiểm quỹ, kiểm kê TSĐB, kiểm kê ấn chỉ (cuối ngày/cuối tháng hoặc khi có yêu cầu); Giám sát việc nhập, xuất kho TSĐB khi có nghiệp vụ phát sinh;

Thành viên Ban quản lý ấn chỉ, Trưởng ban Quản lý ATM tại chi nhánh

Duy trì chất lượng dịch vụ khách hàng cao nhất

Hỗ trợ GDV trong giải quyết các khiếu nại thắc mắc của khách hàng. Đào tạo tại chỗ cho GDV nhằm nâng cao nghiệp vụ và xây dựng các biện pháp xử lý tình huống trong giao dịch

Các câu hỏi phỏng vấn ngân hàng SCB, Sacombank, Vietinbank, Agribank, Techcombank, BIDV và các ngân hàng khác

Các câu hỏi phỏng vấn ngân hàng SCB, Sacombank, Vietinbank, Agribank, Techcombank, BIDV và các ngân hàng khác

Các câu hỏi phỏng vấn ngân hàng SCB, Sacombank, Vietinbank, Agribank, Techcombank, BIDV và các ngân hàng khác

Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp trong ngân hàng

Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp trong ngân hàng cho tất cả các vị trí ứng tuyển:

  1. Giới thiệu bản thân
  2. Hiểu biết về vị trí:
    • Em biết gì về công việc của vị trí QHKH/GDV/HTTD/TTQT/…?
    • Theo em tố chất/phẩm chất/kỹ năng nào quan trọng nhất với vị trí này?
    • Em có điểm mạnh/tố chất gì đáp ứng được yêu cầu của vị trí?
    • Tại sao em nộp vị trí này?
  3. Điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, tính cách
  4. Kế hoạch triển khai công việc
  5. Kinh nghiệm ở công việc cũ?
  6. Tại sao bỏ công việc cũ?
  7. Làm ở XYZBank rồi có kinh nghiệm có bỏ XYZBank không?
  8. Học được gì từ công việc cũ?
  9. Mong muốn gì khi chuyển từ công việc cũ sang XYZBank?
  10. Công việc cũ có khó khăn gì không? Giải quyết như thế nào?
  11. Có năng khiếu gì không? Có biết chơi thể thao không? Có biết hát không? (Trả lời có, HĐ yêu cầu hát thử 1 bài)
  12. Uống được rượu bia không? Uống được bao nhiêu thì say? Có sợ khách hàng nam sàm sỡ không? Có sợ người yêu ghen không? (với ứng viên nữ)
  13. Em đã từng thi ngân hàng nào chưa? Đến vòng nào? Tại sao trượt? Em rút ra được bài học gì? Học hỏi được kinh nghiệm gì?
  14. Em nghĩ mình có thật sự phù hợp vị trí này không?
  15. Mục tiêu nghề nghiệp? (Hoặc định hướng phát triển nghề nghiệp trong 3/5 năm tới) Em có muốn phấn đấu lên vị trí gì cao hơn không?
  16. Lí do vì sao muốn vào ngân hàng?
  17. Nếu trúng tuyển đề xuất mức lương bao nhiêu, bao giờ có thể bắt đầu công tác?
  18. Ở trường em được học những gì về ngân hàng? Thích môn học gì? (Hoặc học tốt nhất môn gì?) Hội đồng thường xoáy vào môn học đấy để kiểm chứng xem ứng viên có học tốt thật không.
  19. Luận văn, báo cáo thực tập (với sinh viên năm cuối)
  20. Hoạt động ngoại khóa, tình nguyện, làm thêm (với SV năm cuối)
  21. Hãy đưa ra 3 lý do để ngân hàng chọn em chứ không phải các ứng viên khác
  22. Vị trí này ưu tiên người có kinh nghiệm, em chưa có kinh nghiệm, làm sao để ngân hàng chọn em?
  23. Vị trí này thường tuyển các bạn trẻ, em đã có tuổi/ có gia đình, tại sao em nghĩ ngân hàng nên chọn em?
  24. Thời gian đi thực tập ở Ngân hàng X, em được làm việc gì? Em học được gì từ công việc đó?
  25. Em không học chuyên về ngân hàng, sao em lại chọn làm ngân hàng mà không phải là 1 công việc khác?
  26. Tại sao em không thi ngân hàng ở Hà Nội mà muốn về quê?
  27. Sao em không về quê mà lại muốn ở Hà Nội?
  28. Nếu Ngân hàng mở phòng giao dịch ở rất xa, và đang thiếu người em có chấp nhận đi không?
  29. Chỉ tiêu của em ở ngân hàng cũ như thế nào?

Câu hỏi phỏng vấn về hiểu biết về ngân hàng

Các câu hỏi khi phỏng vấn ngân hàng về hiểu biết ngân hàng:

  1. Em biết gì về XYZBank? Các giải thưởng, thành tựu? Chủ tịch HĐQT, TGĐ,… Trong 1 năm qua XYZBank có sự kiện gì nổi bật?
  2. Tại sao lại chọn XYZBank? Em nghĩ XYZBank là NH như nào?
  3. Tên đầy đủ của Ngân hàng? Chi nhánh này có bao nhiêu PGD?
  4. Em đã sử dụng sản phẩm dịch vụ của những NH nào? Biết gì về các sản phẩm của XYZBank? Em thấy các sản phẩm và dịch vụ của XYZBank thế nào?
  5. Đã từng giao dịch ở XYZBank chưa? Nhận xét như nào về chất lượng dịch vụ? Có đóng góp gì để cải thiện chất lượng dịch vụ của NH không?
  6. Nếu vào XYZBank có biết công việc là gì không?
  7. Về chính sách cũng như lợi thế cạnh tranh của 1 số NH cạnh tranh trực tiếp với XYZBank?
  8. Khi vào tới XYZBank có thấy gì đặc biệt không?
  9. Giá trị cốt lõi của XYZBank là gì?
  10. Em biết về lương thưởng của bên Ngân hàng chưa?
  11. Có tìm hiểu về XYZBank? Nêu ngắn gọn tìm hiểu về XYZBank trong 5 ý (số liệu cụ thể, chính xác) (MB,…)
  12. XYZBank có thế mạnh gì so với các NH khác?
  13. XYZBank có sản phẩm huy động nào?
  14. XYZBank có sản phẩm cho vay nào? (Sản phẩm cho vay nào mà XYZBank đang áp dụng?)
  15. Sản phẩm chủ đạo của XYZBank?

Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn ngân hàng về cá nhân, tình hướng, ứng xử

  1. Em có người yêu chưa? Người yêu làm gì? Định bao giờ lập gia đình? Định bao giờ có con? Em có thể cam kết không lập gia đình/không có con trong vòng bao lâu?
  2. Bố mẹ làm gì?
  3. Các mối quan hệ của bản thân, gia đình?
  4. Nhà xa thế em có đi làm được không?
  5. Nếu đỗ em có chắc chắn làm việc lâu dài không?
  6. Công việc tín dụng rất vất vả với con gái, vậy em nghĩ em sẽ làm và theo đuổi trong bao lâu?
  7. Thích làm việc với sếp nam hơn hay sếp nữ hơn?
  8. Em là người hướng nội hay hướng ngoại? Em có bao nhiêu bạn bè?
  9. Sếp cũ của em là người như thế nào?
  10. Tại sao em lại ứng tuyển vào vị trí CVQHKHCN mà không ứng tuyển vào vị trí CVQHKHDN/GDV,… – vị trí mà em đã thực tập tại NH A?
  11. Em có dự định ở lại Hà Nội không hay muốn về quê?
  12. Em tự đánh giá khả năng làm việc nhóm của em thế nào?
  13. Nếu sếp giao công việc quan trọng cho bạn 2 tiếng phải xong mà 1 tiếng nữa các bạn phải gặp 1 khách hàng VIP của ngân hàng. Thì bạn sẽ sắp xếp công việc ra sao?
  14. Nếu nhặt được 1 tỷ khi đang đi đường em xử lý thế nào?
  15. Tai sao em lại nghỉ công việc cũ và chọn tỉnh A để làm việc (trong khi ở tỉnh B)?
  16. Nếu về tỉnh A, kế hoạch phát triển KH của em là gì? (Với các vị trí front)
  17. Lương không cao em có làm không?
  18. Nếu sau khi vào làm việc em cảm thấy không đúng như mong muốn thì có thất vọng không?
  19. Chúng tôi thấy bạn phù hợp với vị trí giao dịch viên hơn là quan hệ khách hàng, bạn có sẵn sàng chuyển sang vị trí giao dịch viên làm không?
  20. Vị trí này yêu cầu cao, cần đòi hỏi 1 người có kinh nghiệm, vào là làm được ngay. Em là sinh viên mới ra trường, em chưa có kinh nghiệm, làm thế nào chúng tôi có thể chọn em chứ?
  21. Nếu anh bảo em không phù hợp với ngân hàng đâu, cố làm gì, emm nghĩ thế nào?
  22. Em mong đợi gì sau buổi phỏng vấn hôm nay?

Các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn ngân hàng về Kinh tế – Xã hội

  1. Chủ tịch, bí thư và lợi thế của tỉnh là gì?
  2. Học ở Hà Nội/SG (quê ở tỉnh A) có biết chủ tịch tỉnh hiện giờ không? Rồi bí thư tỉnh là ai?
  3. Câu hỏi về hiệp định TPP, lợi ích khi VN gia nhập TPP
  4. Tình hình Kinh tế – Xã hội hiện nay có gì nổi bật?
  5. Vấn gì đang nóng hổi trên truyền thông, em có quan tâm không? Vì sao?
  6. Thống đốc ngân hàng nhà nước đầu tiên của Việt Nam là ai, khi ấy không gọi là thống đốc mà gọi là gì?
  7. Xu hướng phát triển ngân hàng sắp tới?
  8. Trong tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay ngân hàng đang gặp những khó khăn gì, bạn có giải pháp gì khắc phục khó khăn đó?
  9. Hiện nay có rất nhiều vụ bê bối liên quan đến ngân hàng, hãy phát biểu quan điểm của em về 1 vụ?
  10. Xu hướng kinh doanh ngân hàng trong tương lai?
  11. Thế mạnh của địa phương? Làm thế nào để Huy động – cho vay?
  12. Em có biết sự kiện Kinh tế – Xã hội nào nổi bật ở VN gần đây không? Quan điểm của em là gì?
  13. Tại sao ngân hàng lại chuyển từ khách hàng buôn sang khách hàng lẻ?
  14. Em có tìm hiểu về tình hình kinh tế xã hội hiện nay không? Em thấy ngân hàng hiện nay kinh doanh như thế nào?
  15. Có bao nhiêu ngân hàng bị mua lại với giá 0 đồng? Kể tên và dựa vào đâu để NHNH mua với giá đó?
  16. Gói hỗ trợ mua nhà ở 30.000 tỷ đồng
  17. Việt Nam đạt được kết quả gì sau khi ông Obama sang thăm?
  18. NHTM chấm dứt cho vay ngoại tệ mà triển khai bán USD. Điều này nhắm mục đích gì?
  19. Lãi suất tiền gửi cá nhân USD hiện nay? Mục đích của NHNN là gì?

Những câu hỏi khi phỏng vấn ngân hàng với vị trí quan hệ khách hàng

Những câu hỏi khi phỏng vấn vào ngân hàng với vị trí quan hệ khách hàng

Những câu hỏi khi phỏng vấn ngân hàng với vị trí quan hệ khách hàng

Câu hỏi phỏng vấn về nghiệp vụ

  1. Quy trình tín dụng
  2. Quy trình bán hàng
  3. Mảng KHCN và KHDN em thích mảng nào? Tại sao?
  4. Chi tiết quy trình thẩm định, trong mỗi bước ấy cần làm những gì?
  5. Khách hàng doanh nghiệp thì khi cấp tín dụng quan tâm những gì?
  6. Với tình hình kinh tế hiện nay thì lựa chọn cấp tín dụng cho những ngành nghề nào?
  7. Hồ sơ tín dụng
  8. Yếu tố nào quan tâm khi đánh giá khách hàng để cho vay?
  9. Cho KH vay tiền, em căn cứ vào đâu?
  10. Bảng cân đối kế toán gồm những phần nào?
  11. Đăng ký giao dịch bảo đảm thì tuân theo nghị định, quy định nào?
  12. Tại sao trong BCĐKT thì tài sản lại bằng nguồn vốn?
  13. Khi thẩm định 1 KH cá nhân thì cần quan tâm đến những yếu tố nào, yếu tố nào quan trọng nhất?
  14. Khi thẩm định 1 KHDN thì cần quan tâm đến những yếu tố nào, yếu tố nào quan trọng nhất?
  15. Phân tích tài chính DN (VLĐ, thế nào là DN bị mất cấn đối….?)
  16. Bộ hồ sơ của khách hàng vay vốn cần những gì?
  17. Theo em khi nhìn vào bảng cân đối kế toán, chỉ tiêu nào là quan trọng nhất?
  18. Khi đánh giá tài chính của 1 doanh nghiệp, em quan tâm chỉ số tài chính nào nhất, tại sao?
  19. Doanh nghiệp cần vay vốn, mục đích chính là đẻ đảo nợ, em sẽ xử lý thế nào?
  20. Có ý kiến cho rằng: doanh nghiệp làm ăn có lãi, kinh doanh tốt nhưng chưa chắc có thể trả nợ cho ngân hàng? Đúng hay sai vì sao?
  21. Cách em đánh giá một khách hàng (DN và cá nhân) như thế nào trong lần đầu tiên gặp gỡ?
  22. Quy tắc 5C gồm những gì? Yếu tố nào quan trọng nhất?
  23. Làm thế nào để em biết nguồn vốn và tài sản của khách hàng không cân?
  24. DN có thể gặp những rủi ro gì dẫn tới bất lợi cho NH?
  25. Nếu 1 khoản vay không có TSBĐ thì có cho vay không? Vì sao?
  26. Phân biệt điều chỉnh kì hạn trả nợ, gia hạn nợ
  27. Phân biệt tín dụng và phi tín dụng
  28. Phân biệt ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ
  29. ROA, ROE là gì? Hệ số này phản ánh điều gì? Ứng dụng như nào?
  30. Theo QĐ 1627, điều kiện cho vay với KH?
  31. Nếu món vay của tổ chức là công ty cổ phần không trả nợ được thì có được xử lí tài sản của chủ doanh nghiệp không?
  32. Khi khách hàng không có khả năng trả nợ thì ngân hàng phải làm gì?
  33. Mức độ rủi ro của từng loại bảo lãnh đối với ngân hàng?
  34. Căn cứ xác định thời hạn cho vay
  35. Theo bạn khi thẩm định 1 dự án các chỉ tiêu NPV, IRR, WACC có quan trọng không?
  36. Một dự án khi thẩm định NPV<0, IRR<WACC rất nhiều nhưng dự án đã được ký hợp đồng đầu ra với đối tác có tình hình tài chính mạnh, tình hình kinh doanh tốt, theo bạn, ngân hàng có nên cho vay không?
  37. Vốn vay ngân hàng nằm trong khoản mục nào?
  38. Kể 2 khoản mục chính của TSLĐ và TSCĐ
  39. Em có biết lợi nhuận giữ lại của BCKQKD năm trước đưa vào khoản mục nào BCĐKT năm sau?
  40. Khả năng trả nợ của doanh nghiệp được đánh giá qua những căn cứ nào
  41. Nghĩa vụ bảo lãnh kết thúc trong trường hợp nào?
  42. Phân biệt cho vay và chiết khấu.
  43. Phân biệt bảo lãnh của bên thứ 3 và cầm cố, thế chấp tài sản của bên thứ 3
  44. Phân biệt thời gian cho vay, gia hạn khoản vay, cơ cấu lại khoản vay? Cơ cấu lại khoản vay có làm thay đổi nhóm nợ không?
  45. Ngân hàng có được cho vay ngoại tệ hay không?
  46. Khi đánh giá cho vay 1 khách hàng: tình hình tài chính hay tài sản đảm bảo quan trọng hơn? Vì sao?
  47. Tỷ lệ dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ như thế nào?
  48. Ngân hàng trích dự phòng chung bao nhiêu %?
  49. Phân loại nhóm nợ, kể tên
  50. CIC là gì? CIC trong thông tư 02 khác gì với các quy định trước đó? Đối với QLKH thì CIC quan trọng như thế nào?
  51. Rủi ro tín dụng là gì? Tại sao phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng?
  52. Khi xem xét một khách hàng đến kì trả nợ, trên báo cáo tài chính, em xem xét những nội dung gì?
  53. Căn cứ xác định thời hạn cho vay
  54. Cho biết chức năng của NHTM?

Câu hỏi phỏng vấn về tình huống, kỹ năng, ứng xử

Những câu hỏi phỏng vấn ngân hàng

  1. Làm sao tiếp cận được KH? (Làm cách nào để hoàn thành chỉ tiêu được giao?)
  2. Cho em phát triển KH, em làm như thế nào? Lợi thế của khu vực Hà Nội (hoặc 1 tỉnh thành, địa bàn nào đấy)?
  3. Chỉ tiêu x tỷ/tháng em có làm được không? (Hoặc nếu giao chỉ tiêu x tỷ/tháng em làm được bao nhiêu?)

(Câu hỏi đầy đủ: Trường hợp được nhận vào làm và giao cho em chỉ tiêu X số dư huy động, Y số dư nợ vay, Z các chỉ tiêu phụ thì em làm thế nào để hoàn thành?)

  1. Khả năng huy động, cho vay được bao nhiêu tỷ/tháng?
  2. Cho em 1p để thuyết phục anh chị mua cái bút/chai nước/cái điện thoại/… này.
  3. Chị muốn 1 danh sách các tiểu thương ở Hà Nội, em làm như nào?
  4. Yếu tố nào quan trọng nhất với một người bán hàng?
  5. Nhiều bạn vào rồi áp lực vất vả quá lại tìm cơ hội khác, liệu em có thế không, em thấy mình có phù hợp với công việc này không?
  6. Kể anh nghe một trường hợp em thuyết phục được người khác để đạt được mong muốn của mình?
  7. Nếu tháng đầu tiên chỉ tiêu huy động 1 tỷ thì làm như thế nào? Rồi tháng 2, 3, 4, 5…. như thế nào nếu quan hệ từ người thân đã hết?
  8. Giao cho em chỉ tiêu mở thẻ thì em làm như nào, ví dụ tận dụng hết mối quan hệ rồi thì em mở mới ra sao?
  9. Nếu có một doanh nghiệp mới thì em làm cách nào để khai thác thông tin, và tiếp cận họ?
  10. Vị trí SME đi nhiều, tiếp khách hàng nhiều là phụ nữ em có ngại không?
  11. Em làm thế nào để lôi kéo một khách hàng từ Ngân hàng X sang với lãi suất cho vay thấp hơn ngân hàng mình rất nhiều?
  12. Em làm thế nào để lôi kéo một khách hàng từ Ngân hàng X sang với lãi suất huy động cao hơn ngân hàng mình?
  13. Khi sếp bắt em phải giải ngân với 1 khách hàng mà em cho rằng có rủi ro thì em xử lí như thế nào?
  14. Em có biết hiện nay chỉ tiêu áp cho nhân viên mới là gì không? Thực hiện như nào?
  15. Làm sao để có mỗi quan hệ với sales ô tô, BĐS?
  16. Làm sao để phát hành được 2000 thẻ?
  17. Nếu bạn chào lãi suất 6.5 gửi 1 năm, 3 ngày sau khách hàng đem đến gửi lãi suất niêm yết giảm còn 6.0, khách hàng nói bị lừa, bạn sẽ xử lý ra sao?

Bộ câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng

Bộ câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng

Bộ những câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng được tổng hợp từ các chuyên gia tuyển dụng ngân hàng trên ViecLamVui. Xem ngay tại: Infographic ViecLamVui: Bộ câu hỏi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng (90 câu hỏi kèm trả lời mẫu)

1001 CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Top 101 câu hỏi phỏng vấn ngân hàng vị trí kế toán ngân hàng, tín dụng ngân hàng, kiểm soát viên ngân hàng, giao dịch viên ngân hàng. Những câu hỏi khi phỏng vấn vào ngân hàng SCB, Sacombank, Vietinbank, Agribank, Techcombank, BIDV và gợi ý cách trả lời thông minh nhất.

Trên đây là Các câu hỏi phỏng vấn ngân hàng và gợi ý cách trả lời thông minh nhất ViecLamVui - chuyên trang việc làm 24h miễn phí - gửi đến bạn. Hy vọng tài liệu trên có thể hỗ trợ các bạn thật hiệu quả.

Bạn có thể đăng tin tuyển dụng miễn phí, tìm việc làm miễn phí các vị trí công việcViệc làm Ngân hàng. Bài viết thuộc danh mụcBlog Việc làm Ngân hàng trên ViecLamVui