Logo

Các câu hỏi khó trong phỏng vấn và gợi ý cách trả lời thông minh

Lượt xem: 152
Ngày đăng: 17/03/2024

Các câu hỏi khó trong phỏng vấn xin việc từ nhà tuyển dụng và gợi ý cách trả lời thông minh, thuyết phục ✓ Những câu hỏi tư duy khi phỏng vấn ✓ Các câu hỏi phỏng vấn căng thẳng

Các câu hỏi khó trong phỏng vấn và gợi ý cách trả lời thông minh

>> Xem ngay: 1001 câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời hay nhất - Kinh nghiệm phỏng vấn ViecLamVui

Những câu hỏi khó khi phỏng vấn xin việc thường gặp nhất

Sau đây là những câu hỏi khó khi phỏng vấn xin việc thường gặp nhất

Những câu hỏi khó khi phỏng vấn xin việc thường gặp nhất

Thành tích lớn nhất bạn đã từng làm được trước đây là gì?

Khi đặt ra câu hỏi phỏng vấn này, thực chất nhà tuyển dụng đang muốn đánh giá về sự khiêm nhường của bạn. Nếu bạn quá khoe khoang, bạn có thể bị loại ngay lập tức. Điều nhà tuyển dụng muốn nghe thực chất không phải là những thành tích trước đây của bạn vì đó đều là những thứ vốn không liên quan đến công việc của doanh nghiệp họ hướng đến. Bạn có thể nói về thành tích của mình nhưng lưu ý ở mức độ hạn chế, tránh phóng đại quá mức. Đặc biệt, đừng thổi phồng những cống hiến của bạn cho công việc cũ mà chỉ nên nói về thực lực bản thân.

Bạn nghĩ mình có phù hợp với vị trí này không?

Sau khi bạn vượt qua được các câu hỏi phỏng vấn cơ bản về kỹ năng chuyên môn, nhà tuyển dụng sẽ đặt ra câu hỏi này để tạo cơ hội cho bạn làm nổi bật bản thân hơn trước các ứng viên cùng năng lực khác. Bạn phải thể hiện rằng mình có đầy đủ tố chất để đảm nhận vị trí đó nhưng đừng thể hiện thái quá để giành sự chú ý của họ. Hãy mạnh dạn lên những gì bạn đã chuẩn bị cho công việc bạn ứng tuyển và trình bày kế hoạch của mình để phát triển công việc đó.

Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Đây là câu hỏi phỏng vấn truyền thống "muôn thuở" của nhà tuyển dụng nhưng ứng viên rất ngại trả lời. Nếu nhỡ nói cao quá thì ứng viên sợ bị loại nhưng nếu nói thấp quá lại cảm thấy thiệt thòi. Thực chất, quyết định mức lương không phụ thuộc vào câu trả lời của bạn mà quyết định ở cách bạn thể hiện suốt buổi phỏng vấn và năng lực của bạn thể hiện cho họ thấy. Với câu hỏi này, bạn hoàn toàn có thể đưa ra một câu trả lời "mở". Ví dụ như, tôi hy vọng mức lương phù hợp với năng lực hiện tại của bản thân và xứng đáng để tôi cống hiến cho công ty lâu dài.

Lý do bạn chọn công ty chúng tôi?

Nhiều ứng viên khi phỏng vấn chỉ nhằm mục đích tham khảo, phỏng vấn back-up… nên gây tốn thời gian cho nhà tuyển dụng. Do đó, nhà tuyển dụng sẽ khéo léo đặt ra câu hỏi này để xem bạn có thực sự quan tâm đến công ty, vị trí công việc ứng tuyển hay không. Do đó, câu trả lời của bạn phải thể hiện đúng trọng tâm tính chất công việc ứng tuyển, bản chất ngành nghề theo đuổi cũng như thông tin của công ty như doanh thu, văn hóa.

Lý do nghỉ việc hoặc thay đổi công việc của bạn?

Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng đang muốn tìm hiểu xem bạn có thực chất phù hợp với văn hóa nơi công ty họ. Bạn nên nhớ đây không phải lúc để bạn phàn nàn khi nhớ lại công ty cũ về lương thưởng hay những bất công. Điều này vô tình sẽ khiến hình ảnh bạn trong mắt nhà tuyển dụng trở nên xấu đi vì tính kể lể. Bạn hãy trả lời bằng thái độ tích cực nhất và trân trọng những kinh nghiệm công ty cũ mang đến nhưng bạn cần phát triển tại nơi có chuyên môn phù hợp với năng lực hơn.

Bạn dự định gắn bó lâu dài với công ty chúng tôi không?

Khi đặt thẳng vào câu hỏi này, người phỏng vấn muốn nghe về sự nghiêm túc của bạn chứ không phải những lời sáo rỗng, không có lập trường hoặc trả lời dập khuôn trả lời để kiếm việc. Bạn nên chia sẻ rõ ràng về định hướng phát triển của bản thân trong tương lai và hiện tại. Và hãy nhấn mạnh rằng vị trí hiện tại bạn đang ứng tuyển đang là điều bạn muốn hướng đến và dành thời gian cống hiến làm việc tối đa.

Giữa tiền và công việc bạn coi trọng điều gì hơn?

Câu hỏi phỏng vấn nghe qua có vẻ không liên quan đến chuyên môn công việc nhưng thực tế nhà tuyển dụng đang muốn biết cách bạn quản lý cuộc sống của mình. Thực tế, nhà tuyển dụng không phải việc bạn chọn cái gì, mà là cách bạn làm gì để đạt được tiền cũng như hoàn thành công việc.

Bạn nghĩ mình có gì để hoàn thành được công việc chúng tôi giao?

Câu hỏi phỏng vấn này không quá lắt léo nhưng bạn cũng nên dè chừng để trả lời cho tốt. Tất nhiên, bạn phải khẳng định mình sẽ hoàn thành công việc được giao nhưng dưới sự hướng dẫn của họ chứ bạn không phải “tự lực cánh sinh”. Bên cạnh việc nêu ra các ưu điểm về kỹ năng, kinh nghiệm để phù hợp với công việc, bạn cũng nên ngỏ ý rằng rất mong muốn được công ty/người quản lý hướng dẫn, chỉ dạy để làm thật tốt nhiệm vụ của mình. Nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn thật khiêm nhường và hiểu chuyện.

Nếu sếp làm sai, bạn sẽ làm gì?

Khi được hỏi câu hỏi phỏng vấn khó này, nhiều ứng viên dè dặt khi trả lời là sẽ phản hồi và góp ý trực tiếp với sếp nhưng sự thật là các công ty đánh giá rất cao sự góp ý xây dựng của nhân viên cho sự phát triển chung. Ai cũng có khó tránh những sai sót trong quá trình làm việc nên bạn hoàn toàn có thể thẳng thắn trả lời rằng mình sẽ đưa ra quan điểm và góp ý chân thành. Tuy nhiên, hãy nhấn mạnh rằng, phản hồi của bạn thân là vì lợi ích chung của tập thể.

Bạn hình dung bản thân sẽ như thế nào trong 5 năm nữa?

Để thành công, công ty của bạn cần đến những nhân viên mới đầy tham vọng – những người muốn thúc đẩy doanh nghiệp phát triển – và câu hỏi này sẽ giúp bạn xác định những ứng viên ‘hạng A’ có thể hỗ trợ hiện thực hóa sứ mệnh này.

Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn hay nhất – giúp bạn dễ dàng phân biệt những ứng viên đã có suy nghĩ nghiêm túc trong sự nghiệp tại công ty của bạn với người khác. Đây cũng là cơ hội tuyệt vời để ứng viên phác thảo vai trò mà họ thực sự muốn trong công ty của bạn – rằng họ đang thực sự hướng tới điều gì.

Các câu hỏi khó trong phỏng vấn về thái độ làm việc

Sau đây là các câu hỏi khó trong phỏng vấn về thái độ làm việc

Các câu hỏi khó trong phỏng vấn về thái độ làm việc

Động lực làm việc của bạn là gì?

Varun Srinivasan, cựu Giám đốc thiết kế cấp cao tại Coinbase cho biết: “Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn hay nhất. Các ứng viên xuất sắc sẽ có thể nêu rõ động cơ bên trong của họ, lý do tại sao họ đã làm việc tại các công ty khởi nghiệp trước đây – hoặc giải đáp lý do tại sao họ muốn gia nhập. Các ứng viên kém xuất sắc hơn sẽ không tham gia vào cuộc tự vấn đó. Họ sẽ đưa ra những câu trả lời ở cấp độ bề mặt, chẳng hạn như: Tôi thích thử thách bản thân trong lĩnh vực công nghệ.”

Porter Braswell, đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Jopwell, cũng thích thú với một câu hỏi mở tương tự: Thành công đối với bạn có ý nghĩa gì?

“Tôi thấy rằng việc đặt những câu hỏi như thế này khiến ứng viên phải dừng lại và suy nghĩ. Điều này giúp thúc đẩy một cuộc trò chuyện thoải mái và tự nhiên hơn – nhờ đó tôi dễ dàng làm quen với ứng viên, hiểu được điều gì thúc đẩy hành động của họ, hơn là chỉ xem qua sơ yếu lý lịch.”

Ai là người thông minh nhất mà bạn biết? Vì sao bạn tôn trọng họ?

Đây là cách tuyệt vời để xem ứng viên coi trọng và khao khát điều gì. Bằng cách buộc họ nghĩ về một người nào đó mà họ biết, bạn sẽ tránh được những câu trả lời đại loại như “Steve Jobs” – kèm theo lý do họ muốn được giống như ông ấy như thế nào. Thay vào đó, bạn sẽ nhận được các câu trả lời ca ngợi những đặc điểm cụ thể mà bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp cũ của ứng viên đã thể hiện.

Không có câu trả lời nào là hoàn hảo, nhưng tốt nhất nên tập trung vào một đặc điểm cụ thể. Ứng viên có thể khen ngợi tinh thần ham học hỏi hoặc khả năng kết nối của một người bạn.

Jules Walter – nhà đầu tư, trưởng nhóm sản phẩm của Slack và đồng sáng lập của CodePath.org – luôn bận rộn theo đuổi những mục tiêu ông quan tâm, và ông luôn muốn tìm hiểu thêm về các giá trị thúc đẩy một người muốn tham gia đội nhóm của mình.

"Tôi muốn khám phá các giá trị của ứng viên, nhưng tôi nhận thấy rằng việc hỏi trực tiếp về vấn đề này không hiệu quả”, ông cho biết. “Câu hỏi trên đây giúp tôi khám phá động lực của ứng viên một cách tinh tế, nhưng trung thực hơn. Những gì họ ngưỡng mộ ở người khác cho bạn biết rất nhiều điều về những gì họ xem là quan trọng trong cuộc sống."

Bạn sẽ tìm hiểu được nhiều điều về giá trị của ứng viên bằng cách hỏi rằng họ ngưỡng mộ ai. Đây là cách giúp bạn đánh giá tổng quan về những phẩm chất mà ứng viên đang phấn đấu đạt được trên hành trình trau dồi bản thân.

Quyết định lớn nhất của bạn trong năm qua là gì?

Mục đích của những câu hỏi phỏng vấn như thế này là để cho thấy cách ứng viên tiếp cận quá trình ra quyết định. Họ đưa ra lựa chọn một cách bốc đồng, hay họ tiến hành nghiên cứu tỉ mỉ? Họ có lập kế hoạch hay trao đổi với bạn bè không?

Câu trả lời cho câu hỏi này sẽ cho thấy liệu phong cách ra quyết định và quy trình suy nghĩ của ứng viên có phù hợp với cách làm công việc tại công ty của bạn không.

Xác định xem một ứng viên có các kỹ năng và kinh nghiệm liên quan hay không mới chỉ là một nửa câu chuyện. Bạn cần đảm bảo rằng họ là người phù hợp với văn hóa của công ty.

“Tôi nhận thấy rằng những người giỏi nhất trong nhóm luôn giữ tinh thần chủ động, ngay cả khi không được yêu cầu”, Brian Rothenberg, cựu Phó Giám đốc Tăng trưởng Eventbrite cho biết. “Nhưng sau khi họ đưa ra một ví dụ về sáng kiến trong hành động, điều quan trọng là phải tiếp tục bằng cách yêu cầu họ nêu một ví dụ khác. Tôi muốn nhận thấy quy tắc hành động của họ”.

Điều gì khiến bạn hào hứng thức dậy và đi làm ở công ty gần nhất của mình?

Đúng là nhiều người không thích công việc của họ. Tuy nhiên, đối với các công ty muốn xây dựng văn hóa và thương hiệu nhà tuyển dụng, điều quan trọng là nhân viên phải được đầu tư về mặt tinh thần khi đến làm việc. Nếu nhân viên của bạn là những người như vậy, mục tiêu hàng đầu là phải tăng chức cho họ!

Khám phá lý do tại sao ứng viên thấy vai trò cuối cùng của họ thú vị, điều gì thúc đẩy họ tiếp tục nỗ lực khi tình hình trở nên khó khăn. Nếu họ không thấy vui thích với công việc gần đây, hãy tìm hiểu nguyên nhân.

Họ có thấy thú vị khi làm việc tại công ty của bạn không? Điều này quan trọng hơn bạn nghĩ. Nó có thể là một động lực tuyệt vời cho những dự án kéo dài.

Bethanye McKinney Blount, đồng sáng lập kiêm CEO của Compaas cho biết: “Câu hỏi này giúp tôi nhận biết hai điều khác nhau. Đầu tiên, tôi biết được ứng viên yêu quý và coi trọng điều gì – điều gì quan trọng đối với họ. Trong khi chia sẻ, họ thường sẽ nói những câu đại loại như ‘Nhưng điều đó không bù đắp được…’ – và từ đó tôi nhận ra điều gì họ không yêu thích. Nó giúp tôi hiểu điều gì khiến họ cảm thấy không thoải mái, không được hỗ trợ – nói chung là không hạnh phúc.”

Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?

Bạn có những tố chất gì? Tuyển dụng cuối cùng sẽ chỉ là trò chơi đơn phương – nếu ứng viên không làm tăng thêm giá trị thì bạn không nên lựa chọn họ. Đây có thể là một câu hỏi hơi đáng sợ đối với ứng viên, vì vậy hãy thận trọng khi nêu ra. Tốt nhất bạn nên đặt câu hỏi này vào cuối cuộc phỏng vấn, khi bạn đã chắc chắn rằng ứng viên cảm thấy hoàn toàn thoải mái.

Nếu được thực hiện chính xác, đây có thể là phương pháp tuyệt vời để phân loại năng lực ứng viên. Các câu trả lời tốt nhất sẽ bao gồm 3 cơ sở chính. Ứng viên cần nói rõ rằng họ không chỉ có thể hoàn thành công việc – mà còn có thể mang lại kết quả đột phá, phù hợp với đội ngũ và văn hóa công ty.

Thế mạnh chuyên môn chính của bạn là gì?

Bạn cần phải biết những điểm mà ứng viên làm tốt nhất để đánh giá xem họ có phù hợp với tổ chức không. Sự kiêu ngạo không bao giờ được khuyến khích, nhưng những ứng viên tự tin vào khả năng của mình và biết cách tác động đến đội nhóm chính xác là đối tượng mà bạn muốn tuyển dụng.

Các câu trả lời hay nhất thường sẽ tập trung vào một hoặc hai kỹ năng cụ thể – kèm ví dụ trực tiếp về những lần ứng viên thể hiện những kỹ năng này, ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc ra sao.

Các câu hỏi khó trong phỏng vấn về công việc

Sau đây là các câu hỏi khó trong phỏng vấn về công việc, thái độ lam việc

Các câu hỏi khó trong phỏng vấn về công việc

Bạn định nghĩa làm việc chăm chỉ là như thế nào?

Các công ty phát triển với tốc độ rất khác nhau – nếu một dự án cần đến một tuần để thực hiện tại một công ty lớn, thì có thể chỉ mất vài ngày tại một startup đang trên đà phát triển. Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn hay nhất để xác định liệu ứng viên có thể bắt kịp với đội nhóm không – cũng như họ có phù hợp với định nghĩa của công ty bạn về sự chăm chỉ hay không.

Đừng quên đánh giá “tiềm năng ẩn giấu” của ứng viên. Trong một số trường hợp, ứng viên của bạn hiện chỉ đang hoạt động với một nửa công suất tại công ty hiện tại – và họ rất mong muốn (hoặc ít nhất là có khả năng) phát triển với tốc độ nhanh hơn nữa.

Điều gì bạn thực sự giỏi, nhưng không bao giờ muốn làm nữa?

Bryan Mason, Giám đốc Kinh doanh tại VSCO, rất yêu thích câu hỏi này – vì nó giúp ứng viên làm được ba điều sau:

  • Suy ngẫm về những gì họ đã học được về bản thân.
  • Kiểm tra tính khiêm tốn của họ khi chia sẻ về điểm mạnh của mình.
  • Nhận biết những điểm bạn có thể thấy giá trị trong hồ sơ của họ – nhưng thực tế là họ không còn muốn làm nữa.

“Thật đáng ngạc nhiên khi rất nhiều người trả lời rằng họ không bao giờ muốn làm chính xác những gì tôi đang tuyển họ cho vai trò này,” Bryan chia sẻ.

Có những ứng viên cực kỳ xuất chúng – tài năng của họ hoàn toàn phù hợp với những gì bạn đang tìm kiếm. Vấn đề là họ không còn muốn làm công việc đó nữa.

Hãy cho tôi biêt vị trí mong muốn tiếp theo trong sự nghiệp của bạn là gì?

Ở vị trí trưởng bộ phận kinh doanh và nhà phát triển của Square, Alyssa Henry nắm trong tay rất nhiều trọng trách – vì vậy, cô nhận thấy tầm quan trọng của khả năng nhanh chóng phát hiện ra sự đồng nhất (hoặc sai lệch) trong quá trình tuyển dụng. Thay vì hỏi trực tiếp về mối quan tâm của ứng viên đối với một vai trò cụ thể, cô thường yêu cầu họ chia sẻ vị trí mong muốn trong tương lai.

“Câu hỏi này giúp tôi xác định xem có sự phù hợp về kỳ vọng của ứng viên cho vị trí hay không. Khi lắng nghe câu trả lời của ứng viên, đôi khi bạn sẽ nhận ra rằng họ thực sự phù hợp hơn cho một vai trò khác, ”cô nói. “Nhưng điều khiến tôi yêu thích nhất là câu hỏi này giúp bạn nhận ra những điểm mấu chốt để thu hút ứng viên nhận lời. Bạn biết những gì là quan trọng với họ – đây sẽ là cơ sở giúp bạn thu phục họ dễ dàng hơn”.

Những yêu cầu quan trọng nhất đối với vị trí này là gì? Bạn xếp hạng bản thân như thế nào so với những yêu cầu đó?

Khi Jack Krawczyk tuyển dụng nhân viên cho nhóm sản phẩm của WeWork, ông tập trung “săn lùng” những ứng viên có hiểu biết sâu sắc về chức năng của họ, cũng như đánh giá cao những điểm mà họ vẫn cần phát triển. “Đây là một trong những những câu hỏi phỏng vấn hay nhất mà tôi thường sử dụng khi tuyển vị trí quản lý sản phẩm (Product owner), nhưng nó cũng có thể được sử dụng hiệu quả cho các vị trí khác,” ông nói. “Tôi nhận thấy rằng đặt câu hỏi như vậy buộc ứng viên phải xem xét nội tâm của mình, đồng thời đưa ra ví dụ về cách họ học hỏi trong công việc.”

Bạn thích một người quản lý như thế nào?

Điều họ muốn biết: Người phỏng vấn của bạn quan tâm đến việc biết liệu bạn, với tư cách là một nhân viên, có dễ gần và có những kỳ vọng hợp lý về cấp trên của bạn hay không; Trả lời câu hỏi này một cách tiêu cực (bằng cách liệt kê những điều bạn không thích ở người quản lý) sẽ không giúp bạn được nhiều tín nhiệm. Hãy cung cấp một ví dụ trung thực về phong cách quản lý có khả năng thúc đẩy bạn làm việc tốt nhất.

Gợi ý cách trả lời câu hỏi phỏng vấn:

Tôi thấy mình sẽ nhanh phát triển nếu làm việc cùng người quản lý có thể dành thời gian để chia sẻ cho tôi những phản hồi mang tính xây dựng về hiệu suất làm việc của bản thân tôi. Điều này cho phép tôi biết rằng tôi mình đi có đang đi đúng hướng không và điều chỉnh phù hợp hơn. Tôi cũng rất trân trọng những người sếp có chính sách “mở cửa” để nhân viên của họ cảm thấy được khuyến khích đóng góp ý kiến và trao đổi các vấn đề về công việc.

Điều gì bạn thích và không thích về công việc trước đây của bạn?

Đây là câu hỏi khó đỡ của nhà tuyển dụng nhưng không khó để bạn bắt gặp chúng khi đi phỏng vấn xin việc ở bất kỳ đâu!

Điều họ muốn biết: Giọng điệu mà bạn trả lời câu hỏi này quan trọng hơn câu nội dung câu trả lời mà bạn cung cấp; người phỏng vấn đang cố gắng tìm hiểu xem bạn có phải là người hay phàn nàn hay không. Tập trung vào điều tích cực và đảm bảo rằng bạn không than vãn về một nhiệm vụ công việc cần thiết trong vai trò mới của bạn.

Gợi ý cách trả lời câu hỏi phỏng vấn:

Tôi là người hướng nội và vì vậy tôi thực sự đánh giá cao việc Trưởng phòng thí nghiệm của tôi cho phép tôi làm việc độc lập mà không cần giám sát nhiều.

Tôi là một người có óc phân tích, có tổ chức và có thể tập trung như một tia laze soi vào các chi tiết nhỏ của một thí nghiệm khoa học. 

Điều duy nhất tôi không thích ở vị trí này là nguồn tài trợ cho dự án luôn bấp bênh - một vấn đề phổ biến và tôi đã giúp khắc phục bằng cách viết một vài đề xuất tài trợ, cuốn cùng đã được tổ chức NIH tài trợ.

Hãy kể về điều mà bạn muốn thay đổi trong công việc trước đây

Điều họ muốn biết: Đây là một phiên bản khác của câu hỏi “điểm yếu”, vì vậy hãy suy nghĩ kỹ về ví dụ bạn muốn chia sẻ. Nhấn mạnh cách bạn đã học được từ tình huống và / hoặc có thể biến nó thành lợi thế của bạn.

Gợi ý cách trả lời câu hỏi phỏng vấn:

Lúc trước tôi đã sai khi nghĩ rằng mình không nên nhờ người khác giúp đỡ (ngay cả khi họ đề nghị). Tôi sợ rằng điều này sẽ khiến tôi trông kém cỏi và ỷ lại. Kết quả là là tôi đã mắc một vài sai lầm mà có thể tránh được nếu tôi chỉ đơn giản xin lời khuyên từ một đồng nghiệp về cách làm mà tôi nên thực hiện. Không mất nhiều thời gian để tôi nhận ra rằng yêu cầu sự giúp đỡ sẽ hiệu quả hơn (cũng như giúp đỡ những người khác).

Điều gì có giá trị và không có giá trị nhất mà bạn có được ở vị trí công việc trước đây của bạn?

Cũng giống như câu số 7 nhưng câu hỏi khó đỡ của nhà tuyển dụng này lại đưa bạn vào tình thế buộc phải trình bày những điều có vẻ tiêu cực.

Điều họ muốn biết: Như với tất cả các câu hỏi hóc búa, bạn sẽ muốn nhấn mạnh sự tích cực khi trả lời câu hỏi phỏng vấn này. Tập trung khen ngợi những yếu tố của công việc sẽ quan trọng nhất ở vị trí mới của bạn. Còn về điều ít giá trị nhất nên đề cập đến điều gì đó nhỏ nhặt và vô thưởng vô phạt, điều mà sẽ không quan trọng đối với công việc của bạn đối với nhà tuyển dụng mới.

Gợi ý cách trả lời câu hỏi phỏng vấn:

Tôi được sinh ra để trở thành một y tá phụ trách nhi khoa, và tôi yêu thích những cơ hội mà tôi có tại XX để dẫn dắt các y tá mới. Điều duy nhất tôi không thích là tuyến đường đi làm, đó là lý do tại sao tôi muốn tìm một công việc y tá gần nhà hơn.

Thành tích lớn nhất trong công việc của bạn cho đến giờ là gì? Hãy cho tôi biết cách bạn lập kế hoạch, quản lý, đo lường hiệu quả và những sai lầm lớn nhất mà bạn mắc phải

Lou Adler, một trong những nhà tư tưởng tuyển dụng hàng đầu thế giới, đã nỗ lực tìm kiếm câu hỏi phỏng vấn hoàn hảo trong suốt 10 năm ròng. Sau rất nhiều nghiên cứu, đây là câu hỏi mà ông đã tìm được. Ông tin rằng câu trả lời của ứng viên sẽ là dấu hiệu hoàn hảo nhất về việc bạn có nên thuê họ hay không.

Thông qua câu hỏi này, ứng viên sẽ có cơ hội cho bạn “tham quan hậu trường” về thành tích nghề nghiệp mà họ tự hào nhất. Bạn sẽ được lắng nghe thông tin chi tiết về cách họ lập kế hoạch và điều hành các dự án, cũng như việc họ đặt ra tiêu chuẩn để thành công như thế nào.

Ai là người quản lý tốt nhất của bạn và ai là người kém nhất?

Điều họ muốn biết: Đây là một câu hỏi khác mà nhà tuyển dụng chủ yếu tìm cách khám phá sâu hơn về tính cách của bạn. Bạn có thể đánh giá cao những đặc điểm tích cực của người quản lý của bạn hay bạn háo hức muốn đổ tất cả vấn đề cho họ? Tránh nói vế sau và hãy tập trung vào những gì bạn đã học được từ những người sếp trước của mình, không đánh giá họ là “tốt” hay “xấu”.

Gợi ý cách trả lời câu hỏi phỏng vấn:

Tôi đã học được rất nhiều về cách trở thành một người quản lý giỏi từ những người sếp trước. Người sếp yêu thích của tôi, anh/chị XX, đã dạy tôi cách lãnh đạo bằng thực tế cụ thể và rằng không có nhiệm vụ nào là thừa thãi đối với một người quản lý phải thực hiện nếu nó giúp ích cho team của anh/chị ta. Đó cũng là điều mà một số người quản lý mới tôi từng làm việc, tôi rất vui khi anh/chị XX ấy đã dẫn dắt tôi và sát cánh cùng tôi.

Các câu hỏi khó trong phỏng vấn về kỹ năng làm việc nhóm

Sau đây là các câu hỏi khó trong phỏng vấn về kỹ năng làm việc nhóm

Các câu hỏi khó trong phỏng vấn về kỹ năng làm việc nhóm

Phong cách quản lý của bạn là gì?

Lẽ đương nhiên, câu hỏi này chỉ áp dụng cho trường hợp bạn đang phỏng vấn cho các vị trí cấp cao hoặc quản lý. Kỹ năng lãnh đạo  kém có thể "giết chết văn hóa công ty và hạnh phúc của nhân viên trong nháy mắt – do đó, bạn cần xác định chính xác liệu ứng viên của bạn có thể phá hoại môi trường làm việc không.

Hãy yêu cầu ứng viên đưa ra ví dụ cụ thể về những thời điểm họ cảm thấy mình thể hiện phong cách quản lý tích cực, cũng như những khi họ mắc sai lầm. Những đặc điểm tốt cần chú ý bao gồm tinh thần sẵn sàng lắng nghe phản hồi (feedback) và dành thời gian cho nhân viên, thường xuyên tổ chức họp mặt hàng tuần/ tháng với đội nhóm…

Hãy chia sẻ về một mối quan hệ nghề nghiệp tồi tệ mà bạn từng trải qua. Nguyên nhân vì sao lại như vậy?

Tất cả chúng ta đều từng ít nhất một lần làm việc với một người sếp khiến bạn cảm thấy lo lắng – hoặc một đồng nghiệp khó chịu. Công sở là môi trường áp lực cao, khiến ta dễ dàng có những cảm xúc tiêu cực.

Tất cả chúng ta đều từng ít nhất một lần làm việc với một người sếp khiến bạn cảm thấy lo lắng – hoặc một đồng nghiệp khó chịu. Công sở là môi trường áp lực cao, khiến ta dễ dàng có những cảm xúc tiêu cực.

Mục đích của câu hỏi này là tìm hiểu nguyên nhân sâu xa ảnh hưởng đến chất lượng mối quan hệ đồng nghiệp. Nguyên nhân ảnh hưởng tới quan hệ với đồng nghiệp là gì? Ứng viên có làm gì để điều chỉnh và khôi phục mối quan hệ hay không?

Hầu hết ứng viên đều do dự khi nói xấu sếp và đồng nghiệp của họ, vì vậy câu hỏi này luôn khơi gợi một vài câu trả lời rất thú vị.

Hãy chú ý những ứng viên yếu kém hơn – họ thường sẽ viện dẫn những vấn đề như không được thăng chức, hoặc đổ lỗi cho thất bại của dự án là lý do dẫn đến mối quan hệ tồi tệ. Loại “văn hóa đổ lỗi” này là điều bạn hoàn toàn không muốn tồn tại trong doanh nghiệp.

Đã bao giờ bạn bất đồng quan điểm với quản lý của mình? Bạn đã làm gì để thuyết phục cấp trên rằng bạn đúng?

Câu hỏi này sẽ hé lộ cho thấy ứng viên sẵn sàng giữ vững lập trường của mình như thế nào – cũng như cách họ thuyết phục người khác khi đối mặt vớ trở ngại. Họ có sử dụng dữ liệu thực tế không? Họ có nhận được sự hỗ trợ từ người khác không?

“Tôi luôn tìm cách đánh giá khả năng giải quyết xung đột trong môi trường làm việc của ứng viên như thế nào”, Erica Galos Alioto chia sẻ. “Họ có cởi mở giải quyết vấn đề, coi sự khác biệt về quan điểm của họ như một thế mạnh không? Hay họ không thể nhìn thấy góc nhìn của người khác? Họ cố gắng giải quyết vấn đề, hay im lặng để nó làm phiền họ? Điều này cho tôi biết rất nhiều về kỹ năng giao tiếp của ứng viên, cách họ xử lý bất đồng với người khác trong công việc.”

Các câu hỏi khó trong phỏng vấn về năng lực xử lý tình huống

Sau đây là các câu hỏi khó trong phỏng vấn về năng lực xử lý tình huống

Các câu hỏi khó trong phỏng vấn về năng lực xử lý tình huống

Trong vòng 5 phút, bạn có thể giải thích cho tôi về một khái niệm phức tạp mà bạn biết rõ không?

Đây là một trong những bài kiểm tra trí thông minh tốt nhất – và là phương thức tuyệt vời để đánh giá niềm đam mê của ứng viên. Ứng viên không nhất thiết phải trình bày về một vấn đề trong công việc. Điều quan trọng cần chú ý là cách họ phân tích một ý tưởng phức tạp và trình bày ý tưởng đó với người mới.

Nếu bạn thức dậy và nhận thấy có 2000 email chưa đọc – mà bạn chỉ có thể trả lời 300 mail trong số đó, bạn sẽ xử lý như thế nào?

Trên thực tế, câu hỏi này không nhất thiết phải về chủ đề email. Mục đích chính là đánh giá cách ứng viên quản lý thời gian, xử lý công việc và ưu tiên các nhiệm vụ cần làm ra sao. Bạn muốn hiểu rõ cách tiếp cận của họ khi cần xử lý một dự án tưởng như không thể hoàn thành được.

Họ sẽ chia nhiệm vụ lớn thành các nhiệm vụ phụ nhỏ hơn, dễ quản lý hơn như thế nào? Họ sẽ ưu tiên những email nào cần trả lời? Họ sẽ quyết định câu trả lời ra làm sao? Điều quan trọng ở đây là cách lý luận và quá trình suy nghĩ của ứng viên – chứ không phải những gì họ nói.

Bạn có muốn thay đổi điều gì trong quy trình phỏng vấn không?

Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn hay nhất mà ứng viên không thể chuẩn bị trước được. Thông qua đó, bạn sẽ biết được ứng viên đang cảm thấy như thế nào về buổi trao đổi, cũng như buộc họ phải suy nghĩ và ứng biến nhanh nhạy nhất.

Nếu đang tuyển dụng một vị trí quản lý, đặt câu hỏi như vậy cũng sẽ cho bạn thấy ứng viên nghĩ như thế nào về hiệu quả quy trình, phong cách tư duy mà họ có thể áp dụng cho các lĩnh vực khác của doanh nghiệp. Đây cũng là cơ hội để chính bạn nhận được những lời phê bình mang tính xây dựng – từ đó cải thiện quy trình phỏng vấn và nâng cao trải nghiệm của ứng viên.

Đặt trường hợp tôi là một người khách hàng. Bạn hãy đóng vai giới thiệu sản phẩm – dịch vụ của công ty cho tôi

Đây là một phiên bản khác – thách thức hơn – cho câu hỏi “Bạn biết gì về công ty?”. Không chỉ yêu cầu ứng viên trình bày thông tin từ nghiên cứu của họ, đây còn là cơ hội để bạn kiểm tra năng lực của họ khi cần đưa ra một thông điệp đủ sức thu hút ngay lập tức.

Các ứng viên ứng tuyển cho vị trí bán hàng (sales) và tiếp thị (marketing) thường sẽ có lợi thế nhờ tính chất công việc trước đây của họ. Chìa khóa để đưa ra câu trả lời tốt là nghiên cứu kỹ lưỡng và trình bày rõ ràng về doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp đang tuyển dụng một vị trí làm việc trực tiếp với khách hàng, đây cũng là một trong những câu hỏi phỏng vấn hay nhất để đánh giá cách ứng viên đối phó với những khó khăn thường xảy ra khi giao dịch với khách hàng.

Đặt trường hợp tôi là một người khách hàng. Bạn hãy đóng vai giới thiệu sản phẩm – dịch vụ của công ty cho tôi

Đây là một phiên bản khác – thách thức hơn – cho câu hỏi “Bạn biết gì về công ty?”. Không chỉ yêu cầu ứng viên trình bày thông tin từ nghiên cứu của họ, đây còn là cơ hội để bạn kiểm tra năng lực của họ khi cần đưa ra một thông điệp đủ sức thu hút ngay lập tức.

Các ứng viên ứng tuyển cho vị trí bán hàng (sales) và tiếp thị (marketing) thường sẽ có lợi thế nhờ tính chất công việc trước đây của họ. Chìa khóa để đưa ra câu trả lời tốt là nghiên cứu kỹ lưỡng và trình bày rõ ràng về doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp đang tuyển dụng một vị trí làm việc trực tiếp với khách hàng, đây cũng là một trong những câu hỏi phỏng vấn hay nhất để đánh giá cách ứng viên đối phó với những khó khăn thường xảy ra khi giao dịch với khách hàng.

Bạn sẽ làm gì nếu hiện tại có trong tay 50.000 đô-la để bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình?

Mục đích của câu hỏi phỏng vấn này là kiểm tra mức độ nhạy bén và sáng tạo trong kinh doanh của ứng viên. Các ứng viên cần suy nghĩ cẩn thận về cách họ sẽ chi tiêu số tiền này, những vị trí cần tuyển hoặc quyết định kinh doanh nào sẽ mang lại cho họ tỷ suất lợi nhuận (ROI) tốt nhất.

Câu trả lời càng cụ thể bao nhiêu sẽ càng tốt bấy nhiêu. Ứng viên có thể sẽ lên kế hoạch về hậu cần, tuyển dụng, sản phẩm và dịch vụ. Bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên về năng lực sáng tạo của nhiều ứng viên khi thử thách họ với câu hỏi này.

1001 CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Các câu hỏi khó trong phỏng vấn xin việc từ nhà tuyển dụng và gợi ý cách trả lời thông minh, thuyết phục ✓ Những câu hỏi tư duy khi phỏng vấn ✓ Các câu hỏi phỏng vấn căng thẳng

Trên đây là Các câu hỏi khó trong phỏng vấn và gợi ý cách trả lời thông minh  ViecLamVui - chuyên trang việc làm 24h miễn phí - gửi đến bạn. Hy vọng tài liệu trên có thể hỗ trợ các bạn thật hiệu quả.

Bạn có thể đăng tin tuyển dụng miễn phí, tìm việc làm miễn phí các vị trí công việcViệc làm Nhân sự, Hành Chính. Bài viết thuộc danh mụcBlog Việc làm Nhân sự, Hành Chính trên ViecLamVui