Logo

Các câu hỏi phỏng vấn Viettel thường gặp và gợi ý cách trả lời

Lượt xem: 1544
Ngày đăng: 18/03/2024

Tổng hợp 101 câu hỏi phỏng vấn Viettel thường gặp ✓ Câu hỏi phỏng vấn chăm sóc khách hàng viettel ✓ Câu hỏi phỏng vấn tester ở Viettel ✓ Câu hỏi phỏng vấn nhân viên kỹ thuật Viettel

Các câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng Trung thường gặp và gợi ý cách trả lời

>> Xem ngay: 1001 câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời hay nhất - Kinh nghiệm phỏng vấn ViecLamVui

Các câu hỏi phỏng vấn Viettel về thông tin cá nhân

Sau đây là các câu hỏi phỏng vấn Viettel về thông tin cá nhân

Các câu hỏi phỏng vấn Viettel về thông tin cá nhân

Hãy cho chúng tôi biết vài điều về bản thân bạn?

Theo như mục đích của nhà tuyển dụng, hẳn đây là một trong những cơ hội khá hiếm hoi của ứng viên. Bạn có thể nhân cơ hội này để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng Viettel. Do tính chất phỏng vấn qua ba vòng, câu hỏi về giới thiệu bản thân có thể được trưởng bộ phận - nơi có vị trí bạn ứng tuyển đặt cho bạn câu hỏi này. Do đó, hãy cố gắng lồng ghép những thông tin mà bạn cho là có giá trị nhất vào câu trả lời. Chẳng hạn như hãy nói về mục đích mà bạn ứng tuyển? Bạn có những kinh nghiệm, hiểu biết và kỹ năng xuất chúng nào phù hợp nhất với công việc. Tóm lại là những gì có thể gây ấn tượng mạnh với người đối diện nhé!

Tại sao bạn ứng tuyển vào công việc này?

Viettel tuyển dụng rất nhiều vị trí thuộc các phòng ban và bộ phận khác nhau. Thật khó để có một đáp án mẫu cụ thể nào đó cho bạn. Tuy nhiên, dựa trên công việc mà bạn đã ứng tuyển. Hãy cho nhà tuyển dụng biết được bạn cảm thấy thích thú và đam mê với công việc đó ra sao? Và bản thân bạn sở hữu những phẩm chất và chuyên môn phù hợp như thế nào? Lòng hăng say cùng thái độ phấn khởi của bạn trong quá trình trả lời, chắc chắn sẽ gây thiện cảm ít nhiều với nhà tuyển dụng. Kích thích họ đưa ra những câu hỏi mang tính chuyên môn hơn!

Bạn đã từng có công việc khá ổn. Tại sao bạn lại rời bỏ nó?

Lại là một "cái bẫy" được nhà tuyển dụng đưa ra nhằm kiểm tra mức độ bình tĩnh khi xử lý tình huống của bạn. Thực tế cho thấy, có rất nhiều ứng viên lúng túng và hoang mang khi nghe được câu hỏi này. Ai cũng có một nguyên nhân sâu xa dẫn đến quyết định phải bỏ việc. Nhưng suy cho cùng, nhà tuyển dụng muốn biết rằng, ứng viên của họ có một lý do chính đáng nào để đến với họ hay không? Họ không muốn vướng vào những mâu thuẫn không đáng có. Bên cạnh đó, câu hỏi phỏng vấn Viettel này cũng nhằm xác định mức độ nghiêm túc trong công việc của bạn. Họ không muốn nhận một ứng viên mà quyết định làm việc của họ chỉ là một trong hành trình thử nghiệm bản thân qua những lần nhảy việc.

Trả lời

Cách khôn ngoan nhất khi trả lời câu hỏi này, đó chính là trả lời một cách tương đối. Tương đối ở đây là gì? Đó có nghĩa là không phải lúc nào bạn cũng nói thẳng về một lý do tiêu cực nào đó dẫn đến việc bạn phải chọn một công ty khác. Hãy nhấn mạnh vào những lý do tích cực hơn, chẳng hạn như bạn không thấy được cơ hội thăng tiến hay một mức độ trọng dụng nào nữa trong công việc cũ hoặc hiện tại. Bạn là người thích thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực, muốn học hỏi và nâng tầm hiểu biết,...

Sếp và đồng nghiệp cũ có thích bạn không?

Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn khai thác được con người của bạn được thể hiện như thế nào ở các mối quan hệ. Cấp trên và đồng nghiệp chính là hai chủ thể quan hệ chính yếu nhất trong môi trường làm việc. Nhà tuyển dụng muốn biết được bạn có hòa đồng, có được yêu mến, được tin cậy qua các mối quan hệ đó không. Từ đó, đánh giá mức độ thích nghi của bạn với môi trường làm việc và văn hóa riêng của họ.

Trả lời

Viettel là một trong những tập đoàn có tầm ảnh hướng lớn về văn hóa công ty. Nếu bạn kịp thời tìm hiểu, có thể thấy được văn hóa làm việc của Viettel rất chú trọng sự kỷ luật và nghiêm túc, đoàn kết và biết hỗ trợ lẫn nhau. Hãy nghĩ về những lần làm việc hoặc hợp tác thành công nhất giữa bạn và cấp trên, hoặc đồng nghiệp của bạn. Bạn đã được cấp trên khen ngợi, đánh giá như thế nào? Đồng nghiệp của bạn đã tôn trọng và kính nể bạn ra sao? Bỏ qua những lần mâu thuẫn tiêu cực trong quá khứ, để thể hiện bạn là một ứng viên rất tiềm năng nhé!

Vì sao bạn quyết định ứng tuyển vào Viettel?

Những tập đoàn doanh nghiệp lớn thường rất hay hỏi ứng viên những câu hỏi tương tự như trên. Thông qua câu hỏi này, họ muốn biết ứng viên quyết tâm tìm việc ở công ty là do bộc phát nhu cầu của cá nhân hay thực sự đó là mục tiêu theo đuổi? Và nếu đó là mục tiêu, vậy yếu tố nào ở công ty đã khiến ứng viên trở nên hứng thú hơn với công việc này?

Trả lời

Một mẫu số chung cho các câu hỏi tương tự như thế này, đó chính là trình bày những mặt tốt nhất của doanh nghiệp về chính sách nhân sự hay cơ chế làm việc. Nói tốt về doanh nghiệp một cách “trung thực”, là cách minh chứng bạn đã thực sự tìm hiểu kỹ càng về họ. Chẳng hạn như, Viettel đã công ty đứng đầu trong việc phát triển chính sách nhân sự một cách bình đẳng, văn minh nhất. Bạn nhìn thấy được một môi trường làm việc thông thái, nhân viên có cơ hội được cống hiến và phát huy năng lực cá nhân, chính sách lương thưởng cao, thúc đẩy việc nhân viên học hỏi lẫn nhau,....

Hãy nói về mục tiêu của bạn trong 5 năm tới?

Một câu hỏi về mục tiêu sẽ giúp nhà tuyển dụng nhìn được lộ trình và kế hoạch phát triển bản thân của bạn. Một ứng viên tiềm năng không có những mục tiêu mơ hồ, mông lung và không xác định một con đường đi cụ thể. Thông qua câu trả lời, nhà tuyển dụng Viettel cũng sẽ hiểu được mức độ mong muốn, khát vọng và tầm nhìn về bản thân của bạn đối với công việc. Xem xét mục tiêu của bạn có đi liền với mục tiêu và tầm nhìn của doanh nghiệp hay không?

Trả lời

Có thể những khoảng trống trong CV xin việc chưa đủ để nói lên mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Nhân cơ hội này, hãy nói rõ hơn về nó cho nhà tuyển dụng biết. Bạn mong muốn mình trở thành ai trong công ty ở 5 năm tới? Cụ thể hóa bằng một chức danh mà bạn mơ ước, chẳng hạn như quản lý, giám sát, hoặc thậm chí là trưởng phòng. Bạn sẽ làm gì để đạt được mong muốn đó? Đừng quên nói rằng, ở một vị trí cao hơn, bạn sẽ không ngừng cố gắng để đưa ra những chiến lược, những sáng tạo mới để đưa doanh nghiệp phát triển mạnh hơn nhé!

Điểm mạnh/ điểm yếu của bạn là gì?

Đây là một trong những câu hỏi phổ biến nhà tuyển dụng thường đặt ra cho ứng viên. Ứng viên cần linh hoạt để chỉ ra những điểm mạnh của mình phù hợp với vị trí ứng tuyển. Ví dụ như:

“Tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin, tôi có hiểu biết về hệ thống mạng, biết cách sử dụng hệ thống bảo mật để bảo đảm an toàn thông tin mạng. Ngoài chuyên môn tốt, tôi là người tự tin, có khả năng xử lí vấn đề nhanh chóng, có tinh thần trách nhiệm trong công việc.”

Những câu hỏi phỏng vấn của Viettel về kinh nghiệm, chuyên môn

Sau đây là những câu hỏi phỏng vấn của Viettel về kinh nghiệm, chuyên môn

Những câu hỏi phỏng vấn của Viettel về kinh nghiệm, chuyên môn

Ai là người trả lương cho bạn?

Câu hỏi phỏng vấn Viettel phổ biến được ghi nhận thường xuyên có mặt câu hỏi này. Tại sao nhà tuyển dụng lại hỏi bạn như vậy? Thông thường, các ứng viên đa phần sẽ cho rằng, công ty chính là người trả lương cho bạn hàng tháng, hàng năm. Nhưng trên thực tế, nhà tuyển dụng không mong bạn trả lời một cách tầm thường như thế.

Trả lời

Đừng áp dụng một câu trả lời nhạt nhẽo như: “Chính công ty là người trả lương cho em”,... Hãy nghĩ ai là người trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho công ty? Ai là người trung gian thúc đẩy con số lợi nhuận đó? Chính là bản thân bạn và khách hàng phải không nào? Hãy nói rằng, công ty chính là nơi phát hiện và trọng dụng tài năng của bạn, thúc đẩy động lực cho em phát triển. Chính bạn là người thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp mới có ngân sách để trả lương cho bạn. Vậy, trên thực tế, chính bản thân và khách hàng mới là người trả lương cho bạn theo cách xứng đáng nhất. Còn công ty chính là người cho bạn điều kiện và cơ hội để kiếm khoản thu nhập xứng đáng này.

Bạn biết gì về vị trí công việc chúng tôi đang tuyển dụng? Bạn đã có kinh nghiệm tương tự hay chưa?

Câu hỏi này được nhà tuyển dụng Viettel đặt ra nhằm để xác nhận mức độ hiểu biết của ứng viên đối với vị trí tuyển dụng.

Trả lời

Hãy chắc chắn bạn đã nắm thông tin của bản mô tả công việc bạn ứng tuyển một cách chính xác nhất. Lặp lại những trách nhiệm cụ thể và những yêu cầu trong bản mô tả công việc đã đề cập đến. Cộng thêm những kiến thức chuyên môn của bạn để nói về vị trí đang ứng tuyển. Nếu đã có kinh nghiệm, hãy trình bày một hoặc vài kinh nghiệm mà bạn cho là đáng giá nhất đối với vị trí. Nếu không có kinh nghiệm, bạn cũng có thể nói thật với nhà tuyển dụng, và thể hiện độ hiểu biết cũng như các kỹ năng bên lề khác.

Bạn có khả năng làm thêm giờ hoặc làm các công việc ngoài chức trách hay không?

Câu hỏi này được nhà tuyển dụng đưa ra với mục đích kiểm tra độ thích nghi và chăm chỉ của ứng viên. Một ứng viên tiềm năng không ngại một nhiệm vụ vất vả, phải cống hiến ngoài thời gian hành chính cho phép,...

Trả lời

Đừng ngại ngần nói rằng, bạn không ngại tăng ca một khi công ty yêu cầu, hoặc thực hiện những nhiệm vụ vượt phạm vi công việc của mình để đạt được những mục tiêu chung của cả tập thể. Khi nói như thế, hãy thể hiện thái độ sẵn sàng và trung thực. Đừng để nhà tuyển dụng nhìn ra được sự chóng vánh trong câu trả lời của bạn, họ sẽ cho rằng bạn chỉ trả lời một cách qua loa cho có.

Nếu phỏng vấn thành công, bạn có kế hoạch làm việc như thế nào?

Một ứng viên thực sự đam mê và nghiêm túc với công việc, thường sẽ tự vạch ra cho mình một kế hoạch vào nghề cụ thể. Điều này là để cho thấy, ứng viên đã thực sự sẵn sàng cho một vị trí mới, sẵn sàng thích nghi với một môi trường làm việc mới.

Trả lời

Viettel đánh giá rất cao những ứng viên luôn luôn làm việc có kế hoạch, có những mục tiêu cụ thể để thực hiện theo. Do đó, bạn cần nghiên cứu cụ thể công việc mà mình đang ứng tuyển. Chắc chắn ở thời gian thử việc, kế hoạch của bạn nên là nghe theo sự chỉ dẫn và chỉ đạo của cấp trên. Tranh thủ nghiên cứu, tìm hiểu những đặc trưng trong công việc của công ty. Nâng cấp các kiến thức chuyên môn để sẵn sàng tiếp nhận những nhiệm vụ mới được lãnh đạo phân công.

Là người ngoài cuộc, bạn nhận thấy những vấn đề nào đang tồn tại với sản phẩm của tập đoàn?

Từ ngoài nhìn vào, ứng viên có thể thấy một số vấn đề rất rõ ràng về vị thế của công ty trên thị trường, về những chiến lược, về đối thủ cạnh tranh,...Ứng viên nêu được một vài vấn đề nổi bật sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn thực sự quan tâm tới tập đoàn của họ.

Bên cạnh việc chuẩn bị những câu trả lời tốt cho câu hỏi phỏng vấn, ứng viên cũng cần có phong thái tự tin, thể hiện tinh thần lạc quan, tích cực, kỹ năng giao tiếp tốt để tạo ấn tượng tuyệt đối với nhà tuyển dụng.

Bạn có kế hoạch nào để chống lại đối thủ cạnh tranh trên thị trường?

Đối thủ cạnh tranh trên thị trường của tập đoàn Viettel cũng rất mạnh. Vì vậy, đòi hỏi tập đoàn phải luôn có những chiến lược tốt để chiếm lĩnh thị trường. Nếu ứng viên thực sự quan tâm đến công ty và từng suy nghĩ về những vấn đề trong công ty thì có thể sẽ có những ý tưởng hay để giúp công ty phát triển hơn nữa. 

Những câu hỏi phỏng vấn Viettel khác

  • Theo bạn, tại sao tập đoàn Viettel có vị trí như ngày hôm nay?
  • Bạn biết gì về các sản phẩm của Viettel, bạn cho rằng đâu là sản phẩm làm nên thương hiệu của chúng tôi nhất?
  • Bạn hiểu các đối thủ của Viettel như thế nào?
  • Bạn có ý tưởng gì mới cho sản phẩm mới của chúng tôi hay không?
  • Bạn yêu công việc này chứ? Bạn sẽ làm việc với vị trí này trong vòng bao lâu?
  • Mức lương bạn mong muốn được chúng tôi trả là bao nhiêu?
  • Bạn có nghĩ buổi phỏng vấn của bạn sẽ thành công?
  • Bạn có thể đi làm từ lúc nào?
  • Hãy cho chúng tôi biết về sở trường và sở đoản của bạn?
  • Bạn đã có bạn trai/bạn gái chưa? Bạn đã lập gia đình chưa?
  • ....

Câu hỏi phỏng vấn chăm sóc khách hàng Viettel

Sau đây là các câu hỏi phỏng vấn chăm sóc khách hàng Viettel bạn có thể tham khảo qua.

Câu hỏi phỏng vấn chăm sóc khách hàng Viettel

Bạn hiểu như thế nào về nghề nhân viên chăm sóc khách hàng?

Ý định của người phỏng vấn: Trong trường hợp này, nhà tuyển dụng muốn xem nhận thức và góc nhìn của bạn về nghề nhân viên chăm sóc khách hàng. Họ muốn đánh giá xem quan điểm của bạn có phù hợp với công ty hay không.

Câu trả lời mẫu: Theo tôi chăm sóc khách hàng là việc giúp đỡ khách hàng giải quyết vấn đề, giúp họ tìm được sản phẩm mà họ cần. Tựu chung, nhiệm vụ của một nhân viên chăm sóc khách hàng là khiến khách hàng rời khỏi cửa hàng/công ty với sự hài lòng tuyệt đối. 

Theo bạn, thế nào là một nhân viên chăm sóc khách hàng giỏi?

Câu trả lời mẫu: 

Một nhân viên chăm sóc khách hàng giỏi trước hết là người nắm vững mọi thông tin liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của công ty. Chỉ khi hiểu được sản phẩm, nhân viên đó mới có thể tư vấn một cách chi tiết và đúng đắn cho khách. 

Khi còn làm tại công ty ABC, tôi đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu và học sản phẩm trước khi thực sự đảm nhận tư vấn cho khách hàng. Nhờ vậy, tôi có thể dễ dàng lắng nghe và thấu hiểu những quan ngại của khách, từ đó cung cấp giải pháp tốt nhất cho họ. 

Tại sao bạn muốn làm việc trong mảng chăm sóc khách hàng?

Ý định của nhà tuyển dụng: Người phỏng vấn muốn biết bạn có thực sự đam mê với công việc hay đó chỉ là lựa chọn tạm thời. Họ cũng muốn nắm bắt được liệu bạn có phải là người thích tương tác với người khác, có đam mêm với sản phẩm của công ty và cảm thấy tự hào khi giải quyết được một vấn đề. 

Bạn sẽ làm gì nếu không thể giải quyết vấn đề của khách hàng?

Câu trả lời mẫu: 

Nếu tôi không thể giúp khách hàng, tôi sẽ nói họ vui lòng chờ đợi sau đó sẽ tìm đến người có khả năng như đồng nghiệp hay quản lý. Tôi sẽ đảm bảo với khách hàng rằng họ sẽ có câu trả lời sớm nhất. 

Đồng nghiệp cũ sẽ mô tả về bạn như thế nào?

Câu trả lời mẫu: 

Đồng nghiệp thường nhận xét tôi là người hoà đồng, dễ mến, và tích cực. Trên công ty tôi thường là người tạo không khí vui vẻ giúp mọi người bớt căng thẳng vì công việc. 

Theo bạn đâu là 3 phẩm chất quan trọng nhất đối với nhân viên chăm sóc khách hàng?

Câu trả lời mẫu: 

Tôi tin rằng sự thân thiện và ấm áp đối với khách hàng là quan trọng nhất. Hai yếu tố này giúp khách hàng hài lòng và hạnh phúc. Ngoài ra, giải quyết vấn đề nhanh chóng chính là yếu tố then chốt. 

Bạn sẽ giải quyết ra sao nếu khách hàng không hài lòng về một sản phẩm hay dịch vụ?

Câu trả lời mẫu: 

Nếu khách hàng phàn nàn về lỗi sản phẩm, trước tiên, tôi sẽ xin lỗi họ một cách chân thành. Sau đó, tôi sẽ tuân theo hướng dẫn giải quyết theo chính sách của công ty. Cách giải quyết có thể là sữa chữa hoặc hoàn tiền. Nếu vị khách đó vẫn không hài lòng, tôi sẽ gợi ý để họ nói chuyện với quản lý cấp cao hơn. 

Bạn có thành thạo sử dụng phần mềm chăm sóc khách hàng nào không?

Câu trả lời mẫu: 

Trước đây tôi đã dùng những phần mềm chat với khách hàng. Qua đó, tôi có thể dễ dàng kết nối và trò chuyện với khách hàng. Các phần mềm giúp tôi phản hồi khách hàng nhanh hơn và hiệu quả hơn. 

Bạn sẽ làm gì nếu phát hiện ra mình đã tư vấn sai cho khách?

Mục đích của người phỏng vấn: Họ muốn biết mức độ trung thực của bạn. Liệu bạn có sẵn sàng nhận lỗi và giúp khách hàng giải quyết vấn đề đến cùng hay không? Có một ví dụ thực tế để minh chứng là tốt nhất. 

Bạn biết gì về sản phẩm của công ty chúng tôi?

Mục đích của nhà tuyển dụng: Lúc này, họ muốn biết bạn đã tìm hiểu gì về công ty cũng như sản phẩm của họ chưa. Hiểu biết về sản phẩm là một yêu cầu cần thiết đối với một nhân viên CSKH. Do đó, đây có thể xem là một trong những câu hỏi phỏng vấn nhân viên chăm sóc khách hàng quan trọng nhất. 

Hãy tìm hiểu kỹ về sản phẩm của công ty trước khi đến phỏng vấn để ghi điểm tuyệt đối. 

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên kỹ thuật Viettel, cơ điện Viettel

Câu hỏi phỏng vấn nhân viên kỹ thuật Viettel, cơ điện Viettel

  1. Bạn hãy tự giới thiệu về bản thân?
  2. Nước mình đang xài công nghệ di động gì? so sánh ?
  3. Băng tần hoạt động của 2 công nghệ, vì sao dùng băng tần đó? Vì sao đường up băng tần nhỏ hơn thằng down.
  4. Suy hao trong không gian phụ thuộc cái gì?
  5. Bạn có biết nhảy tần dùng để làm gì không? Có mấy loại nhảy tần?
  6. Nhìn cái điện thoại nè...Bạn giải thích vì sao nói vào đây là tiếng mà sao ra đầu kia nó truyền được đi trong không gian xa vậy?
  7. Vì sao các đài phát thanh truyền hình dùng 1 anten mà phát được cho nhiều tivi vậy, mà mạng GSM người ta phải chia nhỏ làm nhiều anten?
  8. Bạn vẽ cấu trúc mạng GSM cơ bản
  9. Bạn có biết kênh vật lý với kênh logic là gì không? khác nhau ra sao?
  10. Bạn có biết tốc độ giao diện Um, A, Abis là bao nhiêu không? vì sao nó có tốc độ đó?
  11. Bạn có biết leo cột không? hồi nhỏ có leo cây không....(Hỏi câu này vì vị trí của bạn sẽ phải leo cây cột điện cao hơn 30m đấy!)
  12. Bạn có sợ độ cao không?

Câu hỏi phỏng vấn tester ở Viettel

Nếu bạn đang tìm câu hỏi phỏng vấn tester ở Viettel, thì sau đây là các câu hỏi phỏng vấn vào vị trí QA/QC/Tester bằng tiếng Anh ở một số công ty lớn bạn có thể tham khảo

Câu hỏi phỏng vấn tester ở Viettel

What is White box testing/unit testing?

Unit testing – The most ‘micro’ scale of testing; to test particular functions or code modules. Typically done by the programmer and not by testers, as it requires detailed knowledge of the internal program design and code. Not always easily done unless the application has a well-designed architecture with tight code; may require developing test driver modules or test harnesses.

What is Integration testing?

Integration testing – Testing of combined parts of an application to determine if they function together correctly. The ‘parts’ can be code modules, individual applications, client and server applications on a network, etc. This type of testing is especially relevant to client/server and distributed systems.

What is Black box testing?

Black Box testing is also called system testing which is performed by the testers. Here the features and requirements of the product as described in the requirement document are tested.

What knowledge you require to do white box and black box testing?

For white box testing you need to understand the internals of the module like data structures and algorithms and have access to the source code and for black box testing only understanding/functionality of the application.

What is Regression testing?

Regression testing: Re-testing after fixes or modifications of the software or its environment. It can be difficult to determine how much re-testing is needed, especially near the end of the development cycle. Automated testing tools can be especially useful for this type of testing.

Why do we do regression testing?

In any application new functionalities can be added so the application has to be tested to see whether the added functionalities have affected the existing functionalities or not. Here instead of retesting all the existing functionalities baseline scripts created for these can be rerun and tested.

How do we regression testing?

Various automation testing tools can be used to perform regression testing like WinRunner, Rational Robot and Silk Test.

What is Integration testing?

Testing of combined parts of an application to determine if they function together correctly. The ‘parts’ can be code modules, individual applications, client and server applications on a network, etc. This type of testing is especially relevant to client/server and distributed systems.

What is the difference between exception and validation testing?

Validation testing aims to demonstrate that the software functions in a manner that can be reasonably expected by the customer. Testing the software in conformance to the Software Requirements Specifications.

Exception testing deals with handling the exceptions (unexpected events) while the AUT is run. Basically this testing involves how to change the control flow of the AUT when an exception arises.

What is the difference between regression automation tool and performance automation tool?

Regression testing tools capture test and play them back at a later time. The capture and playback feature is fundamental to regression testing.

Performance testing tool determine the load a server can handle. And must have feature to stimulate many users from one machine, scheduling and synchronize different users, able to measure the network load under different number of simulated users.

What are the roles of glass-box and black-box testing tools?

Glass-box testing also called as white-box testing refers to testing, with detailed knowledge of the modules internals. Thus these tools concentrate more on the algorithms, data structures used in development of modules. These tools perform testing on individual modules more likely than the whole application. Black-Box testing tools refer to testing the interface, functionality and performance testing of the system module and the whole system.

What was the test team hierarchy?

  • Project Leader
  • QA lead
  • QA Analyst
  • Tester

Which MR tool you used to write MR?

  • Test Director
  • Rational ClearQuest.
  • PVCS Tracker

What are the different automation tools you know?

Automation tools provided by Mercury Interactive – WinRunner, LoadRunner; Rational – Rational Robot; Segue- SilkTest.

What is the role of a bug tracking system?

Bug tracking system captures, manages and communicates changes, issues and tasks, providing basic process control to ensure coordination and communication within and across development and content teams at every step...

What is ODBC?

Open Database Connectivity (ODBC) is an open standard application-programming interface (API) for accessing a database. ODBC is based on Structured Query Language (SQL) Call-Level Interface. It allows programs to use SQL requests that will access databases without having to know the proprietary interfaces to the databases. ODBC handles the SQL request and converts it into a request the individual database system understands.

Những câu hỏi phỏng vấn vào Viettel (part 1)

  • 1. Bạn hãy giới thiệu về mình?
  • 2. Thất bại lớn nhất mà bạn đã trải qua?
  • 3. Gia đình của bạn có những ai?
  • 4. Bạn là con thứ mấy trong gia đình?
  • 5. Kể về kỷ niệm lần đầu tiên bạn kiếm được tiền?
  • 6. Ước mơ của bạn là gì?
  • 7. Điểm mạnh của bạn?
  • 8. Điểm yếu nhất của bạn là gì?
  • 9. Bạn có lý tưởng sống không?
  • 10. Điều gì là quan trọng nhất với bạn?
  • 11. Nếu được ví mình như một loài hoa thì bạn sẽ là hoa gì?
  • 12. Con vật nào bạn thích nhất?
  • 13. Con vật nào bạn ghét nhất?
  • 14. Nếu trở thành một con vật, bạn muốn trở thành con vật gì?
  • 15. Cuốn sách bạn đọc gần đây nhất là cuốn nào?
  • 16. Khi ra quyết định, bạn thường tham khảo ý kiến của ai?
  • 17. Thần tượng của bạn là ai?
  • 18. Trong gia đình ai là người ảnh hưởng đến bạn nhiều nhất?
  • 19. Hãy nói về quê hương bạn?
  • 20. Bạn thường đọc sách gì?
  • 21. Bạn bè của bạn là những người như thế nào?
  • 22. Sở thích của bạn?
  • 23. Kể ra 5 thói quen tốt của bạn?
  • 24. Kể ra 3 đặc điểm mọi người hay chê bạn?
  • 25. Hồi còn đi học, môn nào bạn học kém nhất? Vì sao?
  • 26. Bạn đã từng làm việc ở những công ty nào?
  • 27. Vì sao bạn lại bạn lại định bỏ chỗ làm hiện nay?
  • 28. Tại sao bạn lại thay đổi nhiều nơi làm việc như vậy?
  • 29. Bạn nhận xét như thế nào về đồng nghiệp của bạn?
  • 30. Điều gì làm bạn thất vọng nhất?

Những câu hỏi phỏng vấn vào Viettel part 2

  • 31. Đồng nghiệp của bạn nhận xét như thế nào về bạn?
  • 32. Đặc điểm nào ở bạn mà mọi người không thích khi tiếp xúc với bạn?
  • 33. Sếp cũ của bạn có thích bạn không?
  • 34. Điều nuối tiếc nhất mà bạn chưa làm được cho sếp của bạn?
  • 35. Điều bạn còn trăn trở chưa làm được là gì?
  • 36. Bạn nghĩ gì về những người sếp trước đây?
  • 37. Bạn đã bao giờ bị buộc phải nghỉ việc?
  • 38. Hãy kể về một số thành tích nổi trội của bạn trong công việc?
  • 39. Nếu chỉ được lựa chọn giữa gia đình và công việc bạn sẽ chọn gì?
  • 40. Bạn biết đến công ty này như thế nào?
  • 41. Bạn đã biết gì về công ty rồi?
  • 42. Theo bạn tại sao công ty này lại thành công?
  • 43. Công ty này có gì chưa ổn không?
  • 44. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?
  • 45. Công ty tôi đã có gì hấp dẫn bạn chăng?
  • 46. Bạn đã gặp những ai ở công ty này? Họ nói gì với bạn?
  • 47. Bạn đã được đào tạo những gì về lĩnh vực này?
  • 48. Bạn có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực này rồi?
  • 49. Bạn có đặt mục tiêu cho buổi phỏng vấn này?
  • 50. Bạn hãy cho biết kế hoạch công việc nếu bạn trúng tuyển?
  • 51. Đâu sẽ là khó khăn cản trở bạn trong công việc này?
  • 52. Khi làm việc nhóm bạn thường đảm nhận vị trí nào, trưởng nhóm hay thành viên?
  • 53. Trong nhóm làm việc, mọi người đánh giá năng lực của bạn như thế nào?
  • 54. Bạn thường không thích làm việc với những người như thế nào?
  • 55. Bạn cần thời gian bao lâu để thích nghi với công việc?
  • 56. Đây có phải là nghề mà bạn thực sự mong muốn và quyết tâm theo đuổi?
  • 57. Bạn có thích tính kỷ luật không? Vì sao?
  • 58. Bạn đề cao yếu tố nào nhất trong công việc: kỷ luật, trung thực, tự do?
  • 59. Bạn thích làm việc trong môi trường kỷ luật về giờ giấc hay tự do thời gian?
  • 60. Bạn có ngại phải đi công tác xa nhà?

Những câu hỏi phỏng vấn vào Viettel (part 3)

  • 61. Theo bạn ai là người trả lương cho bạn?
  • 62. Mức lương như thế nào thì bạn có thể làm việc?
  • 63. Mức thu nhập như thế nào đủ để bạn trang trải cuộc sống và yên tâm công tác?
  • 64. Ngoài xin việc ở đây bạn còn đang nộp hồ sơ ở những nơi nào?
  • 65. Những điều gì khiến bạn lo lắng khi bắt đầu công việc?
  • 66. Bạn muốn làm việc ở đây bao lâu nếu bạn được tuyển dụng?
  • 67. Bạn có khả năng làm việc trong môi trường căng thẳng, áp lực?
  • 68. Theo bạn công việc hiện nay đòi hỏi những kỹ năng nào?
  • 69. Làm thế nào để tôi đánh giá bạn làm việc hiệu quả đây?
  • 70. Những yếu tố nào sẽ giúp bạn làm việc tốt nhất?
  • 71. Bạn có sẵn sàng làm ngoài giờ?
  • 72. Bạn có khả năng làm việc vào ban đêm không?
  • 73. Trong trường hợp đột xuất phải làm việc vào ngày nghỉ, bạn có đồng ý không?
  • 74. Khi rời khỏi công ty bạn bàn giao như thế nào?
  • 75. Theo bạn cá nhân phải tôn trọng tập thể hay tập thể phải vì cá nhân?
  • 76. Bạn có nghĩ rằng công việc này sẽ phù hợp với bạn?
  • 77. Bạn có kế hoạch gì để nâng cao chuyên môn?
  • 78. Bạn tưởng tượng như thế nào về môi trường làm việc ở đây?
  • 79. Bạn muốn có một người sếp như thế nào?
  • 80. Bạn có khả năng đặt mục tiêu và thực hiện mục tiêu?
  • 81. Triết lý của bạn trong công việc?
  • 82. Tại sao tôi phải nhận bạn vào làm việc?
  • 83. Các nguyên tắc của bạn trong công việc là gì?
  • 84. Điều gì làm bạn mất tập trung trong công việc?
  • 85. Bạn có dám đối mặt với những thử thách, khó khăn?
  • 86. Công việc lý tưởng của bạn là như thế nào?
  • 87. Mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của bạn là gì?
  • 88. Bạn đánh giá như thế nào về khả năng giao tiếp ứng xử của bản thân?
  • 89. Bạn có khả năng nói trước công chúng?
  • 90. Khó khăn của bạn khi trình bày trước mọi người?

1001 CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Tổng hợp 101 câu hỏi phỏng vấn Viettel thường gặp ✓ Câu hỏi phỏng vấn chăm sóc khách hàng viettel ✓Câu hỏi phỏng vấn tester ở Viettel ✓Câu hỏi phỏng vấn nhân viên kỹ thuật Viettel ✓ Câu hỏi Phỏng vấn Viettel Post.

Trên đây là Các câu hỏi phỏng vấn Viettel thường gặp và gợi ý cách trả lời ViecLamVui - chuyên trang việc làm 24h miễn phí - gửi đến bạn. Hy vọng tài liệu trên có thể hỗ trợ các bạn thật hiệu quả.

Bạn có thể đăng tin tuyển dụng miễn phí, tìm việc làm miễn phí các vị trí công việcViệc làm Nhân sự, Hành Chính. Bài viết thuộc danh mụcBlog Việc làm Nhân sự, Hành Chính trên ViecLamVui