Logo

Các câu hỏi khi phỏng vấn thực tập sinh thường gặp và gợi ý trả lời

Lượt xem: 314
Ngày đăng: 16/03/2024

Top 101 câu hỏi khi phỏng vấn thực tập sinh thường gặp và cách trả lời thông minh ✓ Các câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh hay nhất ✓ Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn thực tập dành cho ứng viên và nhà tuyển dụng tham khảo.

Các câu hỏi khi phỏng vấn thực tập sinh thường gặp và gợi ý trả lời

>> Xem ngay: 1001 câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời hay nhất - Kinh nghiệm phỏng vấn ViecLamVui

Các câu hỏi khi phỏng vấn thực tập sinh thường gặp

Sau đây là các câu hỏi khi phỏng vấn thực tập sinh thường gặp

Các câu hỏi khi phỏng vấn thực tập sinh thường gặp

Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình

Đây thường là câu hỏi đầu tiên được các nhà tuyển dụng đặt ra trong hầu hết các buổi phỏng vấn. Đối với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn một lần nữa xác nhận lại những thông tin mà bạn đã nêu trong CV từ chính bạn.

Hãy giới thiệu thật đầy đủ các thông tin cá nhân của bản thân như họ tên, tuổi, chuyên ngành, điểm mạnh, điểm yếu, v.v. 

Diễn đạt mọi thứ với một phong thái thật tự tin nhưng cũng phải điềm đạm, nhẹ nhàng. Nếu phần mở đầu của bạn thật sự tốt, bạn hoàn toàn có thể gây được ấn tượng tốt trong mắt các nhà tuyển dụng.

Mục tiêu nghề nghiệp tương lai của bạn là gì?

Câu hỏi được đặt ra để các nhà tuyển dụng đánh giá thái độ khi xin việc của bạn, cũng như định hướng sự nghiệp của bạn trong tương lai có phù hợp với định hướng phát triển của công ty hay không.

Hãy đặt ra cho mình những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho câu hỏi này. Đối với mục tiêu ngắn hạn bạn có thể nêu từ 2 đến 4 mục tiêu khi trở thành nhân viên của công ty. 

Đối với mục tiêu dài hạn bạn có thể mong muốn trở thành một leader, một người quản lý. Nhưng hãy nhớ rằng, mục tiêu không nên quá sớm và xa vời so với bản thân hiện tại.

Phong cách làm việc của bạn như thế nào?

Đây là câu hỏi nhà tuyển dụng sử dụng để tìm hiểu thêm về phong cách của bạn trong công việc.

Một người làm việc hiệu quả là người biết sắp xếp thứ tự ưu tiên công việc, có thể quản lý thời gian, quản lý công việc, có kế hoạch định hướng rõ ràng cho công việc.

Để trả lời câu hỏi này, hãy cho nhà tuyển dụng thấy được sự chuyên nghiệp của bạn trong công việc bằng những ví dụ bạn đã quản lý tốt thời gian, công việc của mình như thế nào trong bất kỳ trường hợp nào trong cuộc sống.

Bạn biết gì về công ty chúng tôi?

Muốn trả lời được câu hỏi này, bạn phải tìm hiểu thông tin của công ty thông qua các kênh như internet, báo chí, người quen, v.v. 

Tránh trả lời lan man vào những nội dung, thông tin không cần thiết. Hãy tập trung vào các thông tin như lĩnh vực hoạt động, lịch sử hình thành, các cột mốc quan trọng của công ty,…

Trả lời tốt câu hỏi này sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được sự nghiêm túc và thái độ cầu tiến của bạn khi xin việc thực tập.

Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?

Đừng vội vàng đưa lời đáp qua loa cho câu hỏi này bằng những câu trả lời qua loa như bởi bạn đang cần một công việc thực tập, bởi bạn thấy công ty đang tuyển dụng nên ứng tuyển, v.v. 

Hãy trình bày cho nhà tuyển dụng thấy được công ty thích hợp với bạn như thế nào qua những thông tin bạn đã tìm hiểu được như chế độ, phúc lợi, mức lương, v.v. 

Các thành tích, thành tựu mà công ty đã đạt được trên thị trường, tên tuổi của công ty, bạn sẽ vinh hạnh như thế nào khi trở thành một trong những nhân viên của công ty, v.v., cũng là một gợi ý giúp bạn trả lời câu hỏi này dễ dàng hơn.

Cẩu trả lời của bạn sẽ giúp các nhà tuyển dụng được giá được sự thích hợp giữa bạn và công ty hơn.

Hãy phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân

Hãy thành thật đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của bản thân cho câu hỏi này của nhà tuyển dụng. Lưu ý cho câu hỏi này, bạn nhớ đừng tự cao mà liệt kê quá nhiều điểm mạnh mà không liệt kê điểm yếu. Bởi con người ai cũng có ưu điểm và khuyết điểm.

Với điểm mạnh, hãy đứng trên vị trí lãnh đạo công ty, suy nghĩ xem với vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển cần có những ưu thế, điểm mạnh gì.Từ đó liệt kê từ 3 đến 4 kỹ năng, tính cách mà bạn cho rằng phù hợp với những ưu thế, điểm mạnh của công việc.

Với điểm yếu, hãy lựa chọn những yếu kém của bản thân mà nhà tuyển dụng có thể chấp nhận được. Đồng thời, cũng nên đưa ra hướng khắc phục những yếu điểm đó trong tương lai của bạn như thế nào.

Bạn có thể thực tập không lương không?

Hiện nay, chưa có bất cứ quy định nào của pháp luật về việc công ty có trách nhiệm buột phải trả lương cho nhân viên thực tập.

Để trả lời câu hỏi này, bạn hãy cân nhắc những ưu điểm và khuyết điểm của công việc thực tập không lương.

Ưu điểm của việc thực tập không lương là áp lực và khối lượng công việc sẽ nhẹ nhàng hơn. Nhược điểm là sẽ không có nhiều động lực cho bạn làm việc.

Ngoài ra, bạn cũng nên cân nhắc những yếu tố như tính chất công việc, cơ hội nghề nghiệp trong tương lai, những kinh nghiệm mà bạn có thể học được sau quá trình thực tập, v.v., để đưa ra quyết định cho câu hỏi này.

Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu?

Thông thường, trên tin tuyển dụng của mình, công ty thường đã đề rõ mức lương. Nếu bạn cảm thấy kinh nghiệm của bản thân cao hơn so với nhà tuyển dụng mong đợi, bạn hoàn toàn có thể đưa ra một con số cao hơn.

Trong trường hợp nhà tuyển dụng chưa ghi rõ mức lương. Bạn cũng có thể đề xuất một con số cụ thể.

Nhưng lưu ý, vị trí bạn đang ứng tuyển là thực tập sinh. Mức lương cho vị trí này sẽ không quá cao. Hơn nữa còn tùy thuộc vào vùng, miền, thành phố lớn nhỏ, v.v., mà mức lương sẽ dao động. 

Vì vậy, hãy đưa ra một số phù hợp với bản thân cũng như phù hợp với mặt bằng chung trên thị trường nhé.

Bạn có câu hỏi hay yêu cầu gì ở chúng tôi không?

Đây thường sẽ là câu hỏi được các nhà tuyển dụng hỏi để kết thúc buổi phỏng vấn.Nếu có bất cứ thắc mắc nào về thời gian làm việc, tính chất công việc, quyền lợi, chế độ, v.v., đừng ngần ngại đặt ra những câu hỏi với nhà tuyển dụng.

Thông qua câu hỏi này, các nhà tuyển dụng thấy được mức độ quan tâm của bạn đối với công việc, và họ cũng sẽ sẵn sàng cởi mở để chia sẻ với bạn những điều bạn còn chưa nắm rõ.

Câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh Marketing

Sau đây là các câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh Marketing

Câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh Marketing

Điều gì khiến bạn theo đuổi sự nghiệp Marketing?

Nhà tuyển dụng muốn biết lý do tại sao bạn yêu thích công việc Marketing đến mức làm việc đó 40 giờ một tuần. Vì vậy, hãy trả lời câu hỏi mở này bằng cách nêu bật niềm đam mê Marketing của bạn và cho vai trò ứng tuyển. Trong câu trả lời của bạn, hãy nhấn mạnh kinh nghiệm và kỹ năng độc đáo của bạn bằng một câu chuyện hấp dẫn. Bạn cần cho thấy bạn thực sự yêu thích Marketing và bạn cũng rất giỏi trong lĩnh vực này, dù là tìm việc làm nhanh tại Hà Nội hay bất cứ nơi nào khác.

Tại sao bạn lại đăng ký thực tập tại công ty chúng tôi?

Rất có thể bạn cũng đã nộp hồ sơ xin thực tập tại một doanh nghiệp khác, nhà tuyển dụng nghi ngờ điều này và muốn đánh giá mức độ nghiêm túc của bạn đối với cơ hội này và khả năng bạn chấp nhận nó nếu họ đề nghị với bạn.

Khi được hỏi câu hỏi này, hãy cho thấy bạn và nhà tuyển dụng là một “cặp đôi phù hợp”. Họ chuyên về lĩnh vực gì và nó liên quan như thế nào đến mục tiêu nghề nghiệp của bạn? Họ đang cố gắng để đạt được mục tiêu gì và điều này liên quan đến giá trị của bạn? Hãy luôn minh họa cho lời khẳng định của mình bằng các ví dụ cụ thể.

Những nơi tốt để nghiên cứu về nhà tuyển dụng trước khi phỏng vấn bao gồm tìm kiếm các trang web tin tức, xem thông cáo báo chí trên trang web và các tài khoản mạng xã hội của họ.

Bạn có từng đi thực tập trước đây và bạn thành thạo các mạng xã hội nào?

Phương tiện truyền thông xã hội đóng một vai trò rất lớn trong Marketing ngày nay, vì vậy nhà tuyển dụng sẽ mong đợi bạn biết tất cả các mạng kênh truyền thông xã hội chính. Ngoài việc liệt kê các nền tảng mà bạn biết, hãy cung cấp một ví dụ cụ thể về cách bạn đã sử dụng một trong số chúng để xây dựng lượng người theo dõi, tăng lượt chia sẻ… Nếu có những nền tảng nhỏ hơn khác mà bạn có kinh nghiệm, đừng quên chia sẻ.

Thế mạnh của bạn là gì?

Hãy nghĩ về những kỹ năng hoặc đặc điểm tính cách mà bạn có sẽ giúp bạn hòa nhập với tập thể. Thực tập sinh giỏi sẽ quan tâm đến những gì mọi người xung quanh đang làm và muốn học hỏi. Họ đặt rất nhiều câu hỏi nhưng biết khi nào thì không nên làm phiền đồng nghiệp khi họ làm việc. Trên hết, họ là người tận tâm - họ có thể được tin tưởng để thực hiện công việc và họ có đủ động lực để biết mình muốn gì sau khi thực tập.

Bạn ưu tiên công việc của mình như thế nào?

Đôi khi bạn sẽ rất bận rộn ở vị trí thực tập. Nhà tuyển dụng thường hỏi về việc sắp xếp ưu tiên vì họ muốn biết họ có thể tin tưởng giao cho bạn các nhiệm vụ có tác động đến việc kinh doanh tổng thể hay không.

Câu trả lời hay cho câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh Marketing phổ biến này nên cho thấy rằng:

- Chất lượng công việc và khả năng đáp ứng thời hạn của bạn có ảnh hưởng đến khối lượng công việc của các đồng nghiệp;

- Đôi khi bạn có thể phải dừng công việc đang làm để làm việc gì đó khẩn cấp hơn;

- Việc hỏi người giám sát của bạn nên ưu tiên điều gì nếu bạn không chắc chắn (tất nhiên, người giám sát của bạn sẽ muốn bạn suy nghĩ trước về các ưu tiên của mình).

Hãy kể về lần bạn xử lý một tình huống khó khăn

Câu hỏi tương tự “Hãy kể về một lần bạn gặp phải thử thách”.

Đây là câu hỏi năng lực để đánh giá hành vi và sức mạnh của bạn. Câu hỏi cũng có nghĩa là để biết cách bạn sẽ phản ứng với các tình huống khó khăn. Bằng cách đặt những câu hỏi như vậy, nhà tuyển dụng có thể dự đoán cách bạn xử lý xung đột hoặc khó khăn tại nơi làm việc, từ quản lý thời hạn đến tương tác với những khách hàng hoặc đồng nghiệp khó tính.

Khi nói đến các câu hỏi phỏng vấn năng lực, bạn luôn có thể sử dụng phương pháp STAR để sắp xếp câu trả lời của mình:

  • Situation (Tình huống): cung cấp bối cảnh bằng cách mô tả tình huống cho nhà tuyển dụng.
  • Task (Nhiệm vụ): mục tiêu của bạn là gì?
  • Action (Hành động): giải thích những hành động cụ thể của bạn.
  • Result (Kết quả): mô tả kết quả cuối cùng - ngay cả khi kết quả không được tốt, hãy đảm bảo rằng nó vẫn giúp bạn tạo được ấn tượng tốt.

Những câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh khác

Các câu hỏi khác khi phỏng vấn thực tập sinh

  • Tại sao bạn chọn lĩnh vực/ngành học này?
  • Bạn hy vọng đạt được những gì từ lần thực tập này?
  • Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của bạn là gì và bạn có kế hoạch thế nào để đạt được chúng?
  • Mức lương hoặc chế độ đãi ngộ mong muốn của bạn là gì?
  • Bạn có đang tham gia khóa học nào không? Nếu có, vậy bạn có thể làm việc mấy ngày/giờ?
  • Những phần mềm doanh nghiệp nào bạn đã từng sử dụng?
  • Mô tả một hoặc hai dự án bạn từng tham gia tại trường Đại học. Bạn giữ vị trí nào trong những dự án này?
  • Bạn sẽ làm thế nào khi đã đến deadline nhưng vẫn còn rất nhiều công việc chưa hoàn thành?
  • Hãy mô tả lại một trải nghiệm làm việc nhóm của bạn. Bạn phải đối mặt với những thách thức gì và kết quả ra sao?
  • Nếu bạn gặp vấn đề trong công việc, bạn có hỏi quản lý của mình để được trợ giúp không, bạn sẽ tham khảo ý kiến đồng nghiệp hay bạn sẽ tự giải quyết? Tại sao?
  • Bạn đã từng nhận được phản hồi tiêu cực từ giảng viên hoặc một thành viên trong nhóm bao giờ chưa? Chuyện đó xảy ra thế nào? Bạn đã phản ứng ra sao?
  • Bạn có cân nhắc việc học lên trong tương lai không? Nếu có, bạn muốn học thêm về lĩnh vực gì?

Câu hỏi tình huống phỏng vấn thực tập sinh

Câu hỏi tình huống phỏng vấn thực tập sinh

  • Hãy cho ví dụ về một lần bạn xảy ra mâu thuẫn với người khác. Bạn đã giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào?
  • Hãy kể một ví dụ mà sự chuyên nghiệp của bạn đã khiến cho người đối diện có cái nhìn hoàn toàn khác về bạn.
  • Hãy kể một lần làm việc nhóm mà những phán đoán của bạn đã làm thay đổi toàn bộ cục diện theo hướng tích cực hơn.
  • Khi còn đi học, bạn làm thế nào để hoàn thành bài tập trước những deadline dồn dập?
  • Mục tiêu lớn nhất của bạn khi còn đi học là gì? Bạn đã hoàn thành nó như thế nào?
  • Bạn có phải là người luôn lên sẵn lịch trình cho mình? Đã khi nào lịch trình đó bị gián đoạn hay chưa? Bạn đã xử lý như thế nào?
  • Bạn đánh giá thế nào về kỹ năng làm việc nhóm của bản thân? Cho ví dụ chứng minh.
  • Hãy kể lại một lần mà bạn đã cùng với bạn học của mình xử lý một tình huống khó.
  • Giả sử được giao nhiệm vụ làm team leader, bạn sẽ tạo động lực học tập cho các thành viên khác trong nhóm bằng cách nào?
  • Đối với một người bạn hay kêu ca phàn nàn và không chịu phấn đấu trong học tập, bạn thường làm gì?

Các câu hỏi thực tập sinh nên hỏi nhà tuyển dụng

Các câu hỏi thực tập sinh nên hỏi nhà tuyển dụng

  • Thực tập sinh tại bộ phận của công ty ABC sẽ được trải qua quá trình đào tạo như thế nào?
  • Tôi muốn ứng tuyển vị trí Thực tập sinh tại Công ty. Sau khi kết thúc thực tập, tôi sẽ cần nộp Báo cáo thực tập cho Nhà trường, vậy công ty có hỗ trợ tôi trong vấn đề này không?
  • Tôi chưa hoàn tất chương trình học tại trường Đại học và vẫn cần có mặt trường vài buổi trong tuần, vậy tôi có thể ứng tuyển cho vị trí Nhân viên Thực tập (Thực tập sinh) tại XYZ không?
  • Công ty có chi trả thu nhập cho vị trí Thực tập sinh không?
  • Thời gian làm việc của Thực tập sinh là bao lâu?
  • Sau khi kết thúc thời gian thực tập, tôi có cơ hội được trở thành Nhân viên chính thức không? Công ty sẽ giữ lại bao nhiêu Thực tập sinh trở thành Nhân viên chính thức?
  • Tôi có thể tham gia thực tập ở một Bộ phận, sau đó chuyển sang làm Nhân viên chính thức của một Bộ phận khác không? Tôi có cần phải tham gia ứng tuyển từ đầu ở Bộ phận đó không?
  • Tôi cần chuẩn bị gì trước mỗi vòng thi ứng tuyển tại công ty?

1001 CÂU HỎI PHỎNG VẤN

Top 101 câu hỏi khi phỏng vấn thực tập sinh thường gặp và cách trả lời thông minh ✓ Các câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh hay nhất ✓ Những câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn thực tập dành cho ứng viên và nhà tuyển dụng tham khảo.

Trên đây là Các câu hỏi khi phỏng vấn thực tập sinh thường gặp và gợi ý trả lời ViecLamVui - chuyên trang việc làm 24h miễn phí - gửi đến bạn. Hy vọng tài liệu trên có thể hỗ trợ các bạn thật hiệu quả.