Một số việc làm ngành cơ khí
Ngành cơ khí là một trong những ngành nghề hấp dẫn, cơ hội việc làm cao, dưới đây là những vị trí việc làm được tuyển dụng nhiều nhất trong ngành cơ khí
Kỹ sư cơ khí
Các kỹ sư cơ khí sau khi tốt nghiệp chuyên ngành liên quan đến kỹ thuật cơ khí, thường áp dụng kiến thức đã học vào thiết kế phần mềm các công cụ cơ khí, các ứng dụng trong lĩnh vực như ô tô, máy bay, robot, hệ thống làm lạnh, hệ thống thiệt,.... Dưới đây ViecLamVui sẽ chia sẻ một số vị trí công việc của các kỹ sư cơ khí.
Cán bộ nghiên cứu giảng dạy
Phần lớn các cán bộ nghiên cứu sẽ làm việc trong phòng thí nghiệm, thử nghiệm sản phẩm, tạo ra những sản phẩm, thành quả nghiên cứu và chuyển giao cho cơ sở sản xuất để ứng dụng, và họ sẽ truyền đạt kiến thức cho các sinh viên, giới trẻ yêu nghề cơ khí.
Kỹ sư điều hành công nghệ
Quản lý điều hành kỹ thuật tại đơn vị sản xuất, kinh doanh về cơ khí. Các kỹ sư sẽ làm việc trực tiếp với dây chuyền trong phân xưởng sản xuất cùng công nhân để giảm sát, khác phục xử lý sự cố để đảm bảo cho dây chuyền hoạt động đều đặn, đạt chất lượng.
Kỹ sư giám sát
Theo dõi quản lý các quá trình vận hành dây chuyền sản xuất. Thực hiện giám sát các công đoạn của dây chuyền, gia công sản phẩm cơ khí, đảm bảo thực hiện đúng quy trình công nghệ, tiêu chuẩn của ngành cơ khí.
Kỹ sư thiết kế
Làm việc trong văn phòng với máy móc và thiết bị chuyên dụng để thiết kế như máy tính và phần mềm, bút, giá vẽ,... luôn tư duy, tìm tòi đưa ra thiết kế mới tốt hơn. Chủ động nghiên cứu đưa ra những đề xuất cải tiến thiết bị máy móc để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Cán bộ tư vấn và chuyển giao công nghệ
Là chuyên gia giàu kinh nghiệm, trực tiếp tư vấn chuyển giao công nghệ cho bộ ngành, cơ quan nhà nước, công ty, nhà máy,... lựa chọn nhập khẩu các dây chuyền thiết bị chất lượng để mang lại hiệu quả kinh tế cao
Thợ cơ khí, công nhân cơ khí
Thợ cơ khí sẽ có những công việc đặc thù riêng gắn với các loại máy móc thiết bị, tùy thuộc vào chuyên môn lĩnh vực của mình và làm việc trong xưởng chế tạo, lắp ráp, gara, phụ trách lắp đặt, sửa chữa, bảo trì các sản phẩm đồ điện lạnh,... thường những công việc của thợ cơ khí được tuyển dụng tại ViecLamVui sẽ bao gồm:
- Xây dựng, lắp ráp máy móc, linh kiện cơ khí theo yêu cầu
- thực hiện công việc, nhiệm vụ được phân công
- Vận hành kiểm tra động cơ, máy móc, đường dẫn để chuẩn đoán các vấn đề phát sinh
- Bảo trì máy móc, thiết bị hệ thống và bôi trơn thiết bị theo định kỳ.
- Sửa chữa, thay thế các bộ phần, phụ tùng thiết bị điện, cơ khí đã hỏng
- Báo cáo tiến độ công việc và sự cố cho cấp trên
Và thường khi tuyển dụng các công ty, doanh nghiệp sẽ yêu cầu kỹ năng và kiến thức của công nhân cơ khí cơ bản gồm: kinh nghiệm, có hiểu biết về hệ thống máy móc, đọc hiểu bản vẽ kỹ thuật, bản thiết kế
Tuyển dụng việc làm ngành cơ khí
Ngành cơ khí là "trái tim của quá trình công nghiệp hóa" có tốc độ phát triển nhanh chóng do đó nhu cầu nhân lực ngành này rất cao. Tuyển dụng là một khâu quan trọng để tuyển chọn được những người có đủ năng lực đáp ứng được công việc của công ty doanh nghiệp
Và hiện nay công ty tuyển dụng họ sẽ trực tiếp đứng ra tuyển dụng, tuyển dụng trên trang web của họ hoặc là sử dụng các dịch vụ tuyển dụng bên ngoài trên các website đăng tin tuyển dụng, bạn có thể thấy thông tin đăng tin tuyển dụng của các công ty doanh nghiệp ở khắp nơi trên các trang web tuyển dụng như ViecLamVui.MuaBanNhanh.com, timviecnhanh, vieclam24h, Careerlink, ...
Tuyển dụng kỹ sư cơ khí
Nhu cầu tuyển dụng kỹ sư có khí của Việt Nam ngày càng tăng, các nhà tuyển dụng họ tuyển kỹ sư cơ khí động lực, kỹ sư vận hành máy CNC, kỹ sư cơ khí chế tạo máy, kỹ sư thiết kế cơ khí, giám định viên, kỹ sư cơ khí làm việc tại Nhật...
Trình độ yêu cầu là trình độ đại học, cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật cơ khí, cơ khí chế tạo. Hiện có một số công ty doanh nghiệp có có nhu cầu tuyển dụng những kỹ sư cơ khí mới ra trường bên cạnh đó cũng có khá nhiều công ty lại lựa chọn những kỹ sư có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tương ứng.
Với mức lương từ khoảng 7 triệu lên đến hơn 20 triệu tùy thuộc vào tính chất công việc, kinh nghiệm, cũng như khả năng của từng ứng viên tìm việc.
Tuyển nhân viên cơ khí, kỹ thuật viên cơ khí, công nhân cơ khí
Việc làm ngành cơ khí như: kỹ thuật viên có khí - ô tô, công nhân cơ khí gò hàn, nhân viên kinh doanh ngành cơ khí, nhân viên thiết kế, chế tạo, sửa chữa điện cơ, nhân viên sản xuất cơ khí, nhân viên QC cơ khí, nhân viên đứng máy phay CNC, nhân viên máy tiện, máy phay, máy CNC, nhân viên bảo trì máy, nhân viên gia công cơ khí, thợ hàn, thợ phụ phay bào, thực tập sinh...
Tuyển nhân viên cơ khí, kỹ thuật viên cơ khí bảo trì, lắp ráp, nhân viên thiết kế thường yêu cầu trình độ thường là cao đẳng, trung cấp và có kinh nghiệm, hoặc có thể chưa có kinh nghiệm sẽ được đào tạo. Tốt nghiệp cơ khí chế tạo hoặc các ngành liên quan thành thạo các phần mềm liên quan đến tính chất công việc
Nhân viên cơ khí như vận hành các loại máy như tiện CNC, phay, hàn, thợ hàn, thợ cắt gọt inox, thợ tiện .... thường sẽ không yêu cầu kinh nghiệm sẽ được đào tạo tuy nhiên vẫn có nhiều nơi tuyển dụng yêu cầu kinh nghiệm.
Với mức lương từ 5 đến khoảng 15 triệu và còn tùy vào khả năng của từng ứng viên cũng như tính chất của công việc bạn có thể tham khảo thông tin ngay tại ViecLamVui.
Top tỉnh thành phố tuyển dụng việc làm ngành cơ khí cao nhất
Và dường như là việc làm cơ khí, tuyển dụng ngành cơ khí hiện nay thường tập trung ở các thành phố lớn có nền công nghiệp phát triển
TPHCM
TPHCM (Sài Gòn) là thành phố lớn nhất Việt Nam đây cũng là trung tâm kinh tế quan trọng nhất Việt Nam. Và cơ khí chế tạo là một trong 4 ngành công nghiệp trọng yếu của TP. Hồ Chí Minh và có mức tăng giá trị sản xuất cao nhất trong 4 ngành công nghiệp. Bên cạnh đó các công ty, doanh nghiệp cũng tăng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ do đó nhu cầu tuyển dụng tăng cao: thợ cơ khí tìm việc tại TPHCM, tìm việc làm cơ khí tại TPHCM, tuyển thợ cơ khí tại TPHCM, tìm việc làm cơ khí tại TPHCM, việc làm kỹ sư cơ khí tại TPHM, tuyển kỹ sư cơ khí TPHCM,... đáp ứng được nhu cầu tìm việc của sinh viên mới ra trường.
Hà Nội
Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương, và ngoài TPHCM thì Hà Nội cũng là đô thị loại đặc biệt và là trung tâm kinh tế, chính trị của Việt Nam. Hà Nội là nơi có ngành cơ khí phát triển với nhiều công ty, xưởng cơ khí lớn như: Hameco, Công Ty Cổ Phần Newtek, Công ty TNHH công nghệ cơ khí Trúc Lâm, Công ty Sunrise... có nhu cầu tuyển dụng kỹ sư, công nhân cơ khí nhiều do đó đáp ứng được nhu cầu việc làm của nhiều người: tìm việc làm cơ khí tại Hà Nội, việc làm kỹ sư cơ khí tại Hà Nội, tuyển dụng cơ khí tại Nà Nội, tuyển kỹ sư cơ khí tại Hà Nội,....
Bình Dương
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ đây là tỉnh có dân số đông thứ 7 Việt Nam và tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thành phố Thủ Dầu. Bình Dương có nền kinh tế năng động và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Ngành cơ khí là một trong những ngành công nghiệp hỗ trợ chiếm tỉ trọng chủ yếu và phát triển nhanh. Hiện nay thì tại Bình Dương có 710 doanh nghiệp ngành cơ khí sản xuất kim loại, các sản phẩm từ kim loại, sản xuất máy móc thiết bị, phụ tùng cho ngành công nghiệp ô tô,.. do đó nhu cầu tuyển dụng tăng, lực lượng lao động tăng cao như: tìm việc làm cơ khí tại Bình Dương, việc làm kỹ sư cơ khí tại Bình Dương,...
Đà Nẵng
Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, chính trị, giáo dục, khoa học công nghệ ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước, có ngành công nghiệp tăng trưởng bình quân là 20% năm. Đà Nẵng có số lượng đơn vị doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí khá lớn và đang phát triển như ngành cơ khí chế tạo, lắp ráp ô tô, chi tiết máy,... Do đó tuyển dụng nhân lực cơ khí ở Đà nẵng khá lớn như: việc làm kỹ sư cơ khí Đà Nẵng, tìm việc làm cơ khí tại Đà Nẵng,...
Đồng Nai
Tỉnh lỵ của Đồng Nai hiện nay là thành phố Biên Hòa cách thành phố Hồ Chí Minh 30 km. Đồng Nai là một vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài, với khoảng hơn 31 khu công nghiệp tập trung vào các ngành công nghiệp trong đó có công nghiệp cơ khí - luyện kim. Ngành công nghiệp cơ khí tại Đồng Nai tập trung năng lực chế tạo máy móc, thiết bị và hoạt động sửa chữa phục vụ cho ngành kinh tế, phụ vụ phát triển các ngành công nghiệp khác do đó nhu cầu tuyển dụng và việc làm ngành cơ khí ở Đồng Nai khá lớn
Thanh Hóa
Không phải tự nhiên mà các bạn thường thấy các từ khóa tuyển dụng ngành cơ khí như: tuyển thợ cơ khí tại Thanh Hóa, gia công cơ khí tại Thanh hóa, tuyển kỹ sư cơ khí tại Thanh Hóa,... Vì Thanh Hóa ưu tiên thu hút các dự án phụ trợ cho ngành công nghiệp ô tô, như cơ khí chế tạo, sản xuất linh kiện và lắp ráp...
Ngành kỹ thuật cơ khí là gì?
Ngành cơ khí là ngành đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội không chỉ riêng ở Việt Nam mà ở trên toàn thế giới. Ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí cơ khí ứng dụng nguyên vật lý, kỹ thuật, khoa học vật liệu để tạo ra máy móc phục vụ trong các lĩnh vực ô tô máy bay, đồ dùng gia đình, máy móc, thiết bị sản xuất,... Ngành cơ khí là ngành lâu đời và nổi lên sau cuộc cách mạng công nghiệp Châu Âu ở thế kỉ 18.
Trước đây để gia công sản phẩm người thợ phải vẽ thiết kế bằng tay và gia công bằng tay trên máy móc thủ công như máy tiện, hàn,... nhưng hiện nay thì công việc gia công đã được tự động hóa hiện đại, công việc của người thợ là chỉ bấm nút, lập trình gia công tự động trên máy CNC,...việc thiết kế đã có sự hỗ trợ của phần mềm CAD. Do đó các sản phẩm được tạo ra luôn có độ chính xác, độ bền cao.
Phân biệt ngành cơ khí chế tạo máy và cơ khí động lực
Ngành cơ khí động lực và cơ khí chế tạo máy là 2 ngành “hot” trong ngành cơ khí, tuy nhiên cũng có khá nhiều bạn phân vân không biết 2 ngành này có gì khác nhau? Việc làm 2 ngành này sau khi tốt nghiệp có gì khác nhau? Hãy xem chia sẻ hữu ích sau của ViecLamVui nhé!
Cơ khí động lực
Ngành cơ khí động lực thiên về thiết kế linh kiện phụ trợ cho ô tô, như các loại máy động lực lực như động cơ xăng, động cơ dầu các loại máy nổ, hệ thống truyền động, điều khiển, động cơ đốt trong, công nghệ ô tô,... đào tạo kỹ sư công nghệ về bảo dưỡng, sửa chữa, trong lĩnh vực ô tô. Các kỹ sư sẽ làm các công việc tại nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện lắp ráp ô tô, gara sửa chữa ô tô, ....
Cơ khí chế tạo máy
Cơ khí chế tạo là gì? Ngành cơ khí chế tạo máy là có liên quan đến sắt thép, và thường liên quan đến công việc như tiện, phay, bào hàn,... Ngành cơ khí chế tạo máy đào tạo kỹ sư chế tạo máy, thiết kế khuôn mẫu, chế tạo robot,... Kỹ sư cơ khí chế tạo máy công nghiệp sẽ làm việc tại cơ sở chế tạo, sửa chữa nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực cơ khí.
Ngành công nghệ kỹ thuật cơ khí học gì?
Với những ai đang có nhu cầu theo đuổi ngành công nghệ cơ khí, chắc hẳn các bạn cũng rất tò mò với ngành này, bạn sẽ được học những ngành gì và nó có ích cho công việc tương lai sau này ra sao.
Các sinh viên ngành cơ khí sẽ học các môn học sau:
- Toán học (toán chuyên đề, toán học tính toán, phương trình vi phân, và đại số tuyến tính)
- Khoa học vật lí cơ bản (bao gồm vật lí và hóa học)
- Cơ học lý thuyết (tĩnh học, động học và động lực học)
- Sức bền vật liệu và cơ học kết cấu
- Kỹ thuật vật liệu và composite
- Nhiệt động học, truyền nhiệt, biến đổi năng lượng, và HVAC
- Nhiên liệu, sự đốt và động cơ đốt trong
- Cơ học chất lỏng (bao gồm: thủy tĩnh và thủy động)
- Thiết kế máy và cơ cấu (gồm: động học và động lực học)
- Dụng cụ và đo lường
- Kỹ thuật chế tạo: công nghệ và quá trình
- Rung động, lý thuyết và kỹ thuật điều khiển
- Thủy lực và khí nén
- Cơ điện tử và Rô-bốt học
- Thiết kế kỹ thuật và thiết kế sản phẩm
- Vẽ kỹ thuật, CAD và CAM
Ngoài ra kỹ sư cơ khí còn được trang bị kiến thức đại cương về các ngành: hóa học, vật lý, kỹ thuật hóa học, kỹ thuật xây dựng, và kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử để có thể thiết kế, chế tạo, sửa chữa các máy móc, trang thiết bị trong các ngành này.
Các chuyên ngành của ngành kỹ thuật cơ khí
Sau khi học xong kiến thức cơ bản thì sinh viên sẽ lựa chọn một trong ba chuyên ngành tùy theo năng lực và sở thích cá nhân như sau:
Thiết kế và chế tạo cơ khí
Những sinh viên chọn chuyên ngành này sẽ được học và cung cấp các kiến thức chuyên sâu về các phương pháp thiết kế mới nhất, cải tiến các thiết bị, máy móc hiện có.
Cơ khí chế tạo máy
Cơ khí chế tạo máy sẽ cung cấp các kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật và công nghệ, các thiết bị gia công cắt gọt, gia công tiên tiến, tự động hóa trong quá trình sản xuất.
Kỹ thuật gia công tạo hình
Các sinh viên theo chuyên ngành này sẽ được cung cấp các kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật, công nghệ, để tạo hình các sản phẩm cơ khí, thiết bị gia công kim loại bằng biến dạng dẻo như: uốn, kéo, ...
Học kỹ thuật cơ khí ra làm gì?
- Vẽ kỹ thuật, ứng viên phải có kiến thức về cơ khí, thành thạo các phần mềm CAB
- Lập trình gia công máy CNC
- Lắp đặt thiết bị máy móc cơ khí nhà các nhà máy, công trình
- Khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp: vận hành, bảo trì, xử lý sự cố
- Thiết kế sản phẩm cơ khí, giám sát quá trình sản xuất thiết bị cơ khí
- Gia công sản phẩm như: tiện, phay, hàn, gia công,...
Thực trạng nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành cơ khí hiện nay
Hiện nay nhóm ngành cơ khí nằm trong danh sách những nhóm ngành "khát" nhân lực lao động và chiếm 25% nhu cầu lao động và trong tương lại nhu cầu nhân lực ngành này sẽ còn tiếp tục tăng và tạo cơ hội việc làm cho người học.
Đa số sinh viên sau khi tốt nghiệp đều làm việc hầu hết ở các nhà máy, xưởng, xí nghiệp chế tạo, lắp ráp, sửa chữa cơ khí, sản xuất phụ kiện lắp ráp, hoặc làm việc ở cơ sở phòng ban liên quan đến lĩnh vực cơ khí.
Đặc điểm nghề cơ khí
Hầu hết các sản phẩm tạo ra của nghề cơ khí là:
- Sản phẩm tạo thành là các vật dụng kim loại chỉ yêu cầu về tính thẩm mỹ như: cổng, cửa sắt, bàn ghế, khung giá đỡ,... đáp ứng cho các gia đình
- Gia công các chi tiết máy móc như: con lăn, trục vít, trụ chuyển động,... đây là công việc chiếm phần lớn của nghề cơ khí, đòi hỏi độ bền và độ chính xác cao.
Môi trường làm việc là xưởng cơ khí với đa dạng máy móc như máy tiện, máy phay, máy hàn, máy cắt, dầu mỡ, tiếng ồn, bụi kim loại.... và đòi hỏi người làm phải có sự tỉ mỉ, kiên nhẫn, để gia công được sản phẩm
Những kiến thức, kỹ năng cơ bản khi theo đuổi nghề cơ khí
- Đọc bản vẽ kỹ thuật: bạn sẽ gia công chi tiết dựa theo bản vẽ kỹ thuật do đó nếu như không đọc được bản vẽ thì sẽ không làm được gì.
- Kỹ năng gia công sản phẩm trên máy tiện
- Kỹ năng gia công sản phẩm trên máy phay
- Kỹ năng hàn: để đáp ứng được yêu cầu công việc thì bạn phải được rèn luyện kỹ năng hàn
- Kỹ năng an toàn lao động và làm việc chuyên nghiệp
- Kỹ năng sử dụng một loại máy gia công tự động CNC
Những thuận lợi và khó khăn khi theo đuổi nghề cơ khí
Thuận lợi đầu tiên là có thể học nghề nhanh khoảng từ 1.5 năm đến 2 năm, không đòi hỏi tư duy nhiều, chỉ cần chăm chỉ tập luyện để có có công việc ổn định
Thời gian đầu hơi vất vả nhưng nếu chăm chỉ rèn luyện, học và phát triển chuyên môn thì cơ hội rất nhiều.
Công nhân cơ khí phải có tính chuyên nghiệp cao, công việc cụ thể, tỉ mỉ, có trách nhiệm với sản phẩm và thường những sinh viên mới ra trường có chuyên môn yếu, ít kiên trì tâm huyết do đó tương đối khó khăn trong giai đoạn đầu.
Cơ hội việc làm cao vì hiện có nhiều công ty doanh nghiệp có nhu cầu tuyển lao động cơ khí tay nghề cao và nước ta thì đang trong giai đoạn tiến lên công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
Danh sách trường đại học đào tạo Kỹ sư cơ khí hàng đầu
Danh sách trường đại học đào tạo Kỹ sư cơ khí hàng đầu
Đào tạo Kỹ sư Cơ khí hệ 5 năm
Đạo tạo các kỹ sư R&D tư duy, sáng tạo cao, các chuyên gia công nghệ, thiết kế, nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
- Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn
- Trường Đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Cần Thơ
- Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng:
- Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên
Đào tạo cư nhân hoặc kỹ sư cơ khí thực hành hệ 4 năm
Đào tạo ra các kỹ sư / cử nhân điều hành, sản xuất chế tạo, lắp ráp vận hành, bảo dưỡng, tư vấn các hệ thống, thiết bị kỹ thuật
- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
- Trường Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn
- Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp, Đại học Thái Nguyên:
- Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
- Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
- Trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội
- Trường Đại học Giao thông vận tải
- Trường Đại học Thủy lợi
- Trường Đại học Xây dựng
- Trường Đại học Lâm nghiệp
- Trường Đại học Điện lực
- Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp
- Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
- Trường Đại học Công nghiệp Việt Hung
- Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
- Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang
- Trường Đại học Sao Đỏ
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
- Trường Đại học Hải Phòng: Cơ khí chế tạo
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
- Trường Đại học Công nghiệp Vinh
- Trường Đại học Xây dựng Miền Trung
- Trường Đại học Nha Trang
- Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Trần Đại Nghĩa
- Trường Đại học Ngô Quyền
- Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
- Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương
- Trường Đại học Lạc Hồng
- Trường Đại học Nông Lâm Huế
Kinh nghiệm tuyển ứng viên ngành cơ khí dành cho các nhà tuyển dụng
Để tuyển dụng được những ứng viên xuất sắc, thích hợp đáp ứng được nhu cầu công việc thì những chia sẻ sau đây chắc chắn sẽ là chia sẻ hữu ích dần cho các nhà tuyển dụng
Bí quyết đăng tin tuyển dụng hiệu quả
Làm thể nào để đăng tin tuyển dụng hiệu quả nhất? Tìm được ứng viên nhanh nhất và phù hợp? Đây chắc chắn là câu hỏi mà hầu hết các nhà tuyển dụng đều quan tâm. Do đó dưới đây ViecLamVui sẽ chia sẻ cho bạn ngay 5 bí quyết đăng tin tuyển dụng hiểu quả, bạn có thể áp dụng ngay nhé!
Trong tiêu đề phải có từ khóa công việc
Trong tiêu đề tin đăng của bạn nên có chứa từ khóa công việc vị trí, vai trò, để làm sáng tỏ vị trí công việc và cung cấp thông tin rõ ràng để các ứng viên có thể tham gia ứng tuyển ví dụ như: tuyển kỹ sư cơ khí chế tạo máy, tuyển nhân viên cơ khí đứng máy phay, .... tiêu đề có từ khóa sẽ giúp tin tuyển dụng của bạn được nhiều người tìm việc nhìn thấy và tối ưu nhất vì khi tìm kiếm thì đa số những người tìm việc online họ chỉ tìm công việc theo từ khóa. Và đặc biệt nên tránh những từ ngữ viết tắt, từ ngữ nội bộ.
Thông tin tuyển dụng đầy đủ rõ ràng
- Thông tin công ty rõ ràng có địa chỉ, website, quy mô,.. và nhớ cung cấp vị trí địa lý cho công việc để thông tin tuyển dụng xuất hiện trên kết quả tìm kiếm
- Phần mô tả công việc: mô tả công việc vị trí ứng tuyển rõ ràng
- Yêu cầu công việc: các yêu cầu cơ bản của vị trí tuyển dụng, các kỹ năng sử dụng phần mềm như CNC, sử dụng máy hàn, máy cắt,... hoặc ưu tiên ứng viên có kỹ năng về...
- Quyền lợi của ứng viên: làm nổi bật lợi ích khi làm việc tại công ty, hãy chắc chắn rằng bạn tận dụng được tất cả những ưu thế nổi bật của công ty bạn
- Tiền lương: đa số những người tìm việc họ đều muốn tham khảo thông tin tuyển dụng và muốn tham khảo mức lương với vị trí cụ thể. Nếu với mức lương hợp lý thì chắc chắn công ty bạn sẽ vượt đối thủ.
- Định dạng: Bạn nên định dạng các thông tin trên bằng các đâu gạch đầu dòng hơn sử dụng đoạn văn vì sẽ giúp người tìm việc dễ đọc và nắm bắt công việc hơn.
Theo dõi tình hình ứng tuyển
Đa số các nhà tuyển dụng không bao giờ phản hồi khi nhận được hồ sơ xin việc của các ứng viên. Và bạn có thể theo dõi và phản hồi thông tin tuyển dụng của ứng viên qua việc sử dụng thư trả lời tự động rằng bạn đã nhận được hồ sơ của họ để thể hiện sự quan tâm với ứng viên.
Tận dụng thương hiệu
Bạn nên tận dụng thương hiệu của bạn để tuyển dụng, thể hiện dược thương hiệu văn hóa của công ty. Để người tìm việc xem thông tin tuyển dụng và nhớ đến thương hiệu công ty bạn.
Đăng tin tuyển dụng ở đâu miễn phí, hiệu quả
Hiện nay có khá nhiều trang web để các nhà tuyển dụng đăng tin tuyển dụng miễn phí và hiệu quả như Timviecnhanh, Vieclam.24h,... và mới đây nhất là trang ViecLamVui.MuaBanNhanh.com
Mặc dù mới được ra mắt thể nhưng ViecLamVui.MuaBanNhanh.com hiện đang được nhiều cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn để đăng tin tuyển dụng, tìm việc vì vừa tiện lợi vừa nhanh chóng
Xem xét, sàng lọc hồ sơ
Quá trình sàng lọc hồ sơ sẽ giúp các nhà tuyển dụng xem xét lựa chọn được các ứng viên phù hợp. Dưới đây là cách sàng lọc hồ sơ nhanh và hiệu quả được ViecLamVui chia sẻ:
Loại hồ sơ không đáp ứng được yêu cầu
Bạn nên loại những hồ sơ không đáp ứng được yêu cầu của vị trí công việc để đỡ tốn thời gian vào những hồ sơ không phù hợp. Những hồ sơ không phù hợp có thể là hồ sơ không ghi rõ tiêu đề vị trí ứng tuyển, viết gmail không chuyên nghiệp, CV lôi thôi, mắc lỗi chính tả (họ là người thiếu cẩn trọng trong công việc), kinh nghiệm làm việc có đáp ứng được không, ...
Lựa chọn hồ sơ có các kỹ năng phù hợp
Sau khi loại hồ sơ không phù hợp bước tiếp đến là lựa chọn hồ sơ có kỹ năng phù hợp với tiêu chí tuyển dụng. Để nhanh thì chỉ nên đọc phần kinh nghiệm việc làm, khả năng làm việc,... sàng lọc lựa chọn những hồ sơ phù hợp nhất
Lọc lại những ứng viên ưu tú nhất
Sau khi lọc xong bạn nên phân tích tiếp và lựa chọn tiếp thêm một lần nữa những ứng viên xuất sắc nhất và nếu có thắc mắc về kinh nghiệm bạn nên gọi điện trực tiếp trao đổi hoặc gửi email yêu cầu ứng viên cung cấp các thông tin về dự án, công trình từng thực hiện, yêu cầu làm bài test,.... nếu được thì setup lịch phỏng vấn.
Kỹ năng phỏng vấn đặt câu hỏi
Phỏng vấn ứng viên là một nghệ thuật yêu cầu người phỏng vấn phải có đầy đủ những kỹ năng quan trong để tuyển chọn được những ứng viên phù hợp.
Trước khi phỏng vấn: nên xác định được bạn muốn ứng viên đáp ứng được yêu cầu nào? Đảm trách nhiệm vụ gì, có trình độ, kỹ năng gì? Đạt được những thành tích nào?
Xóa tan sự căng thẳng ngập ngừng, khó khăn ban đầu
Để xóa sự căng thẳng bạn đầu thì bạn có thể hỏi ứng viên là?
- Bạn tìm công ty có khó không? Bạn có muốn dùng cafe, nước lọc trước khi bắt đầu phỏng vấn không?
Trong cuộc phỏng vấn
Đặt những câu hỏi truyền thống như:
- Bạn có thể giới thiệu về mình?
- Ưu điểm của bạn là gì? Nhược điểm của bạn là gì?
- Tại sao bạn muốn làm việc cho công ty chúng tôi?
Câu hỏi tình huống
Những câu hỏi tình huống để đánh giá khả năng xử lý tình huống của ứng viên khi làm việc.
- Khi làm việc thì bạn đã từng gặp những tình huống sự cố gì? Bạn đã xử lý công việc nan giải trong công việc trước đây như thế nào?
Câu hỏi về khả năng kinh nghiệm
- Bạn có sử dụng tốt máy CNC, có khả năng lập trình CNC để gia công sản phẩm? Bạn có thành thạo các phần mềm máy tính?...
- Theo bạn làm việc theo nhóm thì tiêu chí nào quan trọng nhất?
- Bạn sẽ hoàn thành sự án B trong thời hạn ngắn với đội ngủ x thành viên?
Những đặc điểm của kỹ sư cơ khí giỏi
Làm thế nào để nhận diện được một kỹ sư cơ khí giỏi? Nếu như bạn còn đang thắc mắc thì hãy cùng tham khảo ngay chia sẻ dưới đây của chúng tôi nhé!
Cẩn trọng, tỉ mỉ
Đây là tố chất không thể thiếu đối với một kỹ sư cơ khí giỏi. Trong cơ khí cần độ chính xác cao do đó cần phải cẩn thận và tỉ mỉ, ngành cơ khí chỉ cần sai ly là đi một dặm, ở doanh nghiệp nếu như hư hỏng sai sẽ tổn thất vài chuc đến vài trăm triệu nên tố chất này rất quan trọng.
Kiên trì, kiên nhẫn
Nhân viên cơ khí kiên nhẫn họ sẽ đưa ra những suy nghĩ kỹ càng để giải quyết vấn đề. Trong mọi hoàn cảnh cần phải kiên trì, kiên nhẫn, không thể đang làm mà bỏ ngang, kiên trì sẽ luôn thành công, người vội vàng sẽ có thể đưa ra các giải pháp tiềm ẩn những sai sót.
Kỹ năng quản lý dự án
Tố chất này sẽ nhận thấy khi họ tập trung vào yêu cầu và thiết kế quy trình tự động hóa, sử dụng, kiểm soát chất lượng. Một kỹ sư quản lý dự án giỏi sẽ nhận ra những hạn chế, cải thiện quy trình làm việc để mang lại kết quả tối ưu nhất với doanh nghiệp. Kỹ năng quản lý dựa án tốt sẽ góp phần hoàn thành dự án với thời gian nhanh và ngân sách đúng dự kiến.
Khả năng làm việc nhóm
Tinh thần hợp tác là yếu tố quan trọng quyết định lớn đến sự thành công của một dự án, một tổ chức. Một kỹ sư có khả năng làm việc nhóm tốt sẽ kết nối những thành viên khác, làm việc đạt năng suất cao, thành công của nhóm, công ty phụ thuộc rất lớn vào khả năng làm việc nhóm
Kinh nghiệm xin việc làm ngành cơ khí
Bạn là sinh viên cơ khí mới ra trường? bạn là nhân viên cơ khí muốn thay đổi chỗ làm? Bạn đang muốn ứng tuyển vào các công ty doanh nghiệp, bạn muốn đậu phỏng vấn đi làm ngay, hãy tham khảo chia sẻ ngay đây của ViecLamVui nhé!
Hồ sơ xin việc gồm những gì
Cũng giống như các ngành khác hồ sơ xin việc ngành cơ khí gồm có các hồ sơ sau:
- Sơ yếu lý lịch: sơ yếu lý lịch khai đầy đủ thông tin, dán ảnh 4x6 có công chứng của địa phương (khi đi công chứng nhớ mang theo sổ khổ khẩu để đối chiếu thông tin nhé!)
- Đơn xin việc: Mẫu đơn xin việc có thể là tự viết tay hoặc là bạn có thể tải mẫu sẵn trên mạng về điền vào
- CV xin việc: Mẫu CV xin việc bạn có thể tham khảo trên mạng và trình bày một bản CV của mình thật đẹp rồi in ra, nên in màu cho đẹp và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng nhé!
- Giấy khám sức khỏe: bạn mang theo giấy khám sức khỏe (giấy này ở các bệnh viện, trạm y tế xã phường để khám, xin xác nhân) có dán ảnh
- Bằng cấp, chứng chỉ: photo bằng tốt nghiệp, đại học, cao đẳng, các chứng chỉ khác rồi đem đi công chứng.
- CMND photo: chuẩn bị giấy cmnd photo có công chứng
- Ảnh : có thể là 3x4 hoặc 4x6 theo yêu cầu của nhà tuyển dụng
Hướng dẫn viết CV ứng tuyển ngành cơ khí
Hiện nay mẫu CV ngành cơ khí trên mạng khá nhiều với đa dạng mẫu mã, thiết kế. Thế nhưng bạn nên chú ý rằng khi viết CV ngành này thì các bạn nên tập trung vào những dự án bạn đã tham gia và những kinh nghiệm mà bạn có.
- Trên CV nên tỉ mỉ chú ý đến từng chi tiết nhỏ thì tỉ mỉ sẽ là một trong những tố chất mà nhà tuyển dụng cần đối với các kỹ sư cơ khí.
- CV đừng quen liệt kê những thành tích của bạn, càng cụ thể càng tốt
- CV nên có tên trường bạn đã theo học ngành cơ khí, các chứng chỉ, văn bằng, các khỏa học ngắn ngày bạn từng tham gia
- Hãy đề cập đến các chương trình kỹ thuật mà bạn thành thạo, phần mềm CAD, CAM,...
- Nên đề cập đến các giải thưởng, hiệp hội bạn đã tham gia
- Đừng quên đề cập đến các kinh nghiệm của bạn trước đây, dù có liên quan đến ngành cơ khí hay không. Kinh nghiệm làm việc rất quan trọng trong CV và đừng đánh giá thấp sự quan trọng của bằng cấp giáo dục nhé!
Kỹ năng trả lời phỏng vấn
Kỹ năng trả lời phỏng vấn rất quan trọng để quyết định được là bạn có được một công việc như mong muốn hay không.
- Tác phong trang phục: Ngoại hình trang phục sẽ tác động rất lớn đến kết quả phỏng vấn, một bề ngoài chỉnh chu sẽ giúp bạn tự tin sẽ giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng.
- Ngôn ngữ hình thể: cử chỉ, lời nói cũng rất quan trọng. Khi bạn chào nhà tuyển dụng hãy cười thật tươi, nên ngồi thẳng lưng, nghiêm túc, ảnh mắt nhìn thẳng,... thể hiện sự tự tin và bình tĩnh
- Thái độ tự tin: đừng úp ở, hãy đặt vấn đề mạch lạc và rõ ràng. Nếu như gặp một vấn đề bạn chưa từng nghe qua bạn đừng vội nói "tôi không làm được" hãy trả lời rằng "tôi sẽ tìm hiểu về vấn đề này" điều này chứng tỏ bạn là người ham học hỏi, cầu tiến.
- Đừng nói điều tiêu cực về công ty cũ: khi nhà tuyển dụng hỏi "tại sao bạn nghĩ việc ở công ty cũ?" hãy trả lời rằng bạn muốn mỏng mỏi được trải nghiệm thử thách mới và đừng nói xấu về công ty cũ nhé mặc dù có xấu đi nữa
- Chủ động đặt câu hỏi: đừng chỉ thụ động trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng, bạn hãy khéo léo đặt những câu hỏi về công việc, quyền lợi trong buổi phỏng vấn nếu như thấy chưa rõ ràng chỗ nào đó. Tuy nhiên hãy cẩn trọng vì có một số câu hỏi sẽ nói lên rằng bạn chưa hiểu về công ty họ.
- Tìm hiểu kỹ về thông tin công ty: Bạn nên tìm hiểu kỹ về thông tin công ty bạn sắp ứng tuyển, vì các nhà tuyển dụng sẽ hỏi "Bạn biết gì về công ty chúng tôi"
Những điều nên biết nếu muốn xuất khẩu lao động Nhật ngành cơ khí
Nhu cầu nhân lực ngành cơ khí tăng cao không chỉ trong nước mà hiện nay nhu cầu tuyển thợ cơ khí xuất khẩu lao động Nhật Bản khá nhiều. Ngành cơ khí Nhật Bản luôn thu hút được sự quan tâm của lao động Việt Nam. Hiện có khá nhiều bạn muốn đi xuất khẩu lao động ngành cơ khí ở Nhật Bản để có nhiều cơ hội: nâng cao tay nghề, mức lương cao, có nhiều cơ hội việc làm khi trở về nước.
Điều kiện tham gia thi tuyển
Ngành cơ khí Nhật chỉ tuyển lao động nam
- Chưa tham gia chương trình thực tập sinh kỹ năng tại Nhật Bản, chưa xin visa vào Nhật Bản.
- Các bạn Nam giới có độ tuổi từ: 19 – 30 tuổi (Riêng tay nghề hàn và tiện cnc có thể lấy đến 33).
- Sưc khỏe tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm như: Viêm gan B, giang mai, lậu, HIV,… Măt nhìn tối thiểu 6/10, không bị mù màu.
- Không có hình xăm, chưa từng phẫu thuật, không dị tật (Đặc biết nếu trường hợp mất 1 đốt ngón tay cũng không tham gia được).
- Tốt nghiệp PTTH (Tốt nghiệp cấp 3) trở lên. Có cân nặng trên 53kg và chiều cao 1m62 trở lên.
Điều kiện tay nghề cơ khí
Cơ bản phải biết: tiện, phay, bào, hàn (TIG, MIG, MAG), sau đó bạn sẽ được đào tạo thêm để sang Nhật làm việc phù hợp. Khi đại diện công ty Nhật sang thi tuyển, họ luôn yêu cầu thi tuyển tay nghề các công việc liên quan đến tiện, phay, bào, hào.
Điều kiện về kinh nghiệm làm cơ khí
- Đối với công việc: Tiện, phay, bào, hàn phải có kinh nghiệm 1 năm.
- Đối với công việc: Dập kim loại, lắp ráp ô tô…thì họ không yêu cầu tay nghề và kinh nghiệm chỉ cần các bạn đã được đào tạo.
Các đơn hàng cơ khí đòi hỏi kinh nghiệm thì chủ Nhật hỏi liên quan đến kinh nghiệm chuyên sâu. Một số đơn hàng tuyển sang làm việc trong nhà máy cơ khí có một số họ không yêu cầu tay nghề làm các công việc như kiểm tra sản phẩm cơ khí, dọn dẹp nhà xưởng.