Lương hưu là gì? Mức hưởng lương hưu hàng tháng đối với người lao động theo quy định của Luật BHXH, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu ⭐ Cập nhật cách tính lương hưu mới nhất người lao động cần biết
Lương hưu là gì?
Lương hưu chính là chế độ hưu trí mà người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội được hưởng sau khi hết tuổi làm việc theo quy định của pháp luật. Đây chính là khoản tiền lương hàng tháng mà người lao động nghỉ hưu nhận được nhằm đảo bảo có chi phí chi trả cho những nhu cầu sống cơ bản và chăm sóc sức khoẻ.
Cách tính lương hưu mới nhất theo quy định của Luật BHXH
Đối với người lao động làm việc trong bất kỳ ngành nghề nào từ việc làm văn phòng cho đến việc làm công nhân sản xuất như thợ cơ khí, công nhân may mặc, công nhân giày da, thợ điện lạnh... cho đến những ngành nghề làm việc mang tính đặc thù như việc làm giáo dục, việc làm bác sĩ, các công việc trong lĩnh vực việc làm y tế..., việc tham gia Bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu là lợi ích thiết thực đảm bảo có khoản thu nhập trang trải cho các chi phí cơ bản của cuộc sống khi về già. Tuy nhiên, hiện nay, điều kiện hưởng lương hưu đã có nhiều sự thay đổi. Sau đây là cách tính lương hưu mới nhất được ViecLamVui - trang web đăng tin tuyển dụng và tìm kiếm việc làm nhanh hiệu quả - tổng hợp xin chia sẻ đến các bạn.
Cách tính lương hưu
Công thức tính lương hưu hàng tháng đối với người lao động:
Lương hưu = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH
Cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu
Đối với lao động nữ:
Tỉ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 15 năm) x 2%
Đối với lao động nam:
- Về hưu từ 01/01/2021:
Tỷ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 19 năm) x 2%
- Về hưu từ 01/01/2022:
Tỷ lệ hưởng lương hưu = 45% + (Thời gian tham gia BHXH - 20 năm) x 2%
Lưu ý: Tỷ lệ không vượt quá 75%
Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (BQTL)
Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định
Mức BQTL = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của T năm cuối trước khi nghỉ việc / (Tx12 tháng)
- Trong đó: Số năm cuối để tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH (T) cụ thể như sau
Thời gian bắt đầu tham gia BHXH | Số năm cuối để tính bình quân tiền lương đóng BHXH (T) |
Trước ngày 01/01/1995 | 5 năm |
Từ 01/01/1995 đến 31/12/2000 | 6 năm |
Từ 01/01/2001 đến 31/12/2006 | 8 năm |
Từ 01/01/2007 đến 31/12/2015 | 10 năm |
Từ 01/01/2016 đến 31/12/2019 | 15 năm |
Từ 01/01/2020 đến 31/12/2024 | 20 năm |
Từ 01/01/2025 | Toàn bộ thời gian đóng BHXH |
Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định
Mức BQTL = Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH / Tổng số tháng đóng BHXH
Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định
Mức BQTL = (Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định + Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định) / Tổng số tháng đóng BHXH
Cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu ngoài lương hưu hàng tháng
Đối với người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu hàng tháng người lao động còn được hưởng trợ cấp một lần.
Cách tính trợ cấp một lần khi nghỉ hưu:
Số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% x 0.5 (Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH)
Các câu hỏi thường gặp về cách tính lương hưu
Đủ bao nhiêu tuổi thì được nghỉ hưu và được tính lương hưu theo quy định?
Theo điều chỉnh mới nhất của Bộ Luật Lao động, từ năm 2021, lao động nam được nghỉ hưu khi đủ 60 tuổi 03 tháng và lao động nữ được nghỉ hưu khi đủ 55 tuổi 04 tháng. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng với lao động nam và 04 tháng với lao động nữ, cho đến khi đủ 62 tuổi với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi với lao động nữ vào năm 2035.
Cách tính lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi?
Theo quy định, trường hợp bị suy giảm khả năng lao động đến 61% hoặc đủ thời gian lao động theo quy định với các nghề được xếp vào danh mục công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, làm công việc khai thác than trong hầm lò thì mới có thể xin nghỉ hưu trước tuổi. Khi nghỉ hưu trước tuổi, cách tính lương hưu được tính như quy định của Luật BHXH, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2% của tỷ lệ hưởng lương hưu. Nếu tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đủ 6 tháng thì mức tỷ lệ giảm là 1%.
Cần làm gì để được hưởng lương hưu khi người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu năm đóng BHXH?
Đối với trường hợp người lao động đóng BHXH bắt buộc: đủ tuổi hưởng lương hưu mà thời gian đóng BHXH còn thiếu tối đa 06 tháng thì được lựa chọn đóng một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hàng tháng theo mức tiền lương tháng đóng BHXH trước khi nghỉ việc. Lúc này, người lao động sẽ được tính và hưởng lương hưu tại tháng đủ điều kiện về tuổi hưởng lương hưu và đã đóng đủ bảo hiểm xã hội cho số tháng còn thiếu.
Đối với người tham gia BHXH tự nguyện: đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Lúc này, người lao động được hưởng lương hưu tính từ tháng liền kề sau tháng đóng đủ số tiền cho những năm còn thiếu.
Nghỉ hưu sớm khi bị suy giảm lao động được tính lương hưu như thế nào?
Người lao động có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên có thể xin nghỉ hưu trước tuổi khi bị suy giảm lao động và vẫn được hưởng lương hưu nhưng ở mức thấp hơn. Cách tính lương hưu vẫn theo quy định của Luật BHXH nhưng cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
Các trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu khi xin nghỉ hưu trước tuổi do bị suy giảm lao động và có đủ 20 năm đóng BHXH theo quy định mới nhất là:
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% – dưới 81% và có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu (nam phải đủ 55 tuổi 03 tháng và nữ phải đủ 50 tuổi 04 tháng).
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, có tuổi thấp hơn 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu (nam phải đủ 50 tuổi 03 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 04 tháng).
Điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?
Người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đủ điều kiện hưởng lương hưu khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
- Có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên
- Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên
- Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò
➽➽➽ Xem thêm: Tổng hợp bài viết hướng dẫn cách tính thuế TNCN, cách tính lương cơ bản, lương tăng ca làm thêm giờ, cách tính trợ cấp thôi việc... cập nhật theo quy định mới nhất
- Cách tính thuế thu nhập cá nhân
- Cách tính lương tháng 13
- Cách tính bảo hiểm thất nghiệp
- Cách tính trợ cấp thôi việc
- Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần
- Cách tính tiền thai sản
- Cách tính lương tăng ca
- Cách tính lương cơ bản
- Cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối
- Cách tính lương theo hệ số
- Cách tính phép năm
- Cách tính lương Net
- Cách tính số giờ làm việc trong excel
- Cách tính lương giáo viên
- Cách tính lương theo doanh thu
- Cách tính lương công chức
- Cách tính giảm trừ gia cảnh
- Cách tính lương Gross
- Cách tính lương ngày lễ
- Cách tính thu nhập chịu thuế
#CachTinhLuongHuu #ViecLamVui