Logo

Hướng dẫn cách tính lương theo hệ số

Lượt xem: 3297
Ngày đăng: 18/03/2024

Lương theo hệ số là gì? Cách tính lương theo hệ số cập nhật mới nhất người lao động cần biết ✔️ Bảng hệ số lương theo quy định hiện hành

Cách tính lương theo hệ số - Hướng dẫn nhanh ViecLamVui

Lương theo hệ số là gì?

Lương theo hệ số là mức lương hiện hưởng của cán bộ công chức, viên chức nhà nước được tính theo hệ số lương khác nhau giữa các vị trí, cấp bậc công việc. Mức lương theo hệ số cũng có thể được dùng làm căn cứ để tính mức lương cơ bản, phụ cấp và các chế độ cho nhân viên trong các doanh nghiệp.

Tải mẫu Excel tính lương theo hệ số

Sau đây là mẫu Excel tính lương theo hệ số có sẵn công thức, dựng sẵn nội dung tham khảo ✓ Dễ dàng chỉnh sửa, tiện dùng ngay ✓ Download online không mất phí

 

Cách tính lương theo hệ số

Theo quy định mới nhất, tất cả các doanh nghiệp (bao gồm nhà nước và ngoài nhà nước) sẽ áp dụng thống nhất quy định về thang lương, bảng lương. Theo đó, cách tính lương theo hệ số lương phân cấp đối với người lao động có bằng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp đã không còn được áp dụng. Vì vậy, các bạn làm công tác nhân sự cần nắm rõ cách tính lương mới để áp dụng đúng quy định, đặc biệt là khi tính mức lương cho các vị trí công việc trong các đợt tuyển nhân sự mới cho doanh nghiệp.

Cách tính lương theo hệ số của nhà nước

Hãy cùng ViecLamVui tìm hiểu về cách tính lương theo hệ số và bảng hệ số lương hiện đang được áp dụng nhé

Công thức tính lương theo hệ số

Công thức tính lương theo hệ số chuẩn được áp dụng như sau:

Mức lương hiện hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng

Trong đó:

  • Mức lương cơ sở: Được điều chỉnh theo các văn bản pháp luật hiện hành phù hợp với tình hình kinh tế xã hội tại thời điểm được quy định.
  • Hệ số lương hiện hưởng: Được quy định theo Pháp luật ở từng nhóm cấp bậc sẽ khác nhau.

Bảng hệ số lương hiện hành

Nhóm Ngạch - Hệ số lương Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10 Bậc 11 Bậc 12
Công chức loại A3 - Nhóm 1 6.20 6.56 6.92 7.28 7.64 8.00            
Công chức loại A3 - Nhóm 2 5.75 6.11 6.47 6.83 7.19 7.55            
Công chức loại A2 - Nhóm 1 4.40 4.74 5.08 5.42 5.76 6.10 6.44 6.78        
Công chức loại A2 - Nhóm 2 4.00 4.34 4.68 5.02 5.36 5.70 6.04 6.38        
Công chức loại A1 2.34 2.67 3.00 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98      
Công chức loại A0 2.10 2.41 2.72 3.03 3.34 3.65 3.96 4.27 4.58 4.89    
Công chức loại B 1.86 2.06 2.26 2.46 2.66 2.86 3.06 3.26 3.46 3.66 3.86 4.06
Công chức loại C - Nhóm 1 1.65 1.83 2.01 2.19 2.37 2.55 2.73 2.91 3.09 3.27 3.45 3.63
Công chức loại C - Nhóm 2 1.50 1.68 1.86 2.04 2.22 2.40 2.58 2.76 2.94 3.12 3.30 3.48
Công chức loại C - Nhóm 3 1.35 1.53 1.71 1.89 2.07 2.25 2.43 2.61 2.79 2.97 3.15 3.33

Cách tính lương theo hệ số của giáo viên?

Giáo viên là những người lao động công tác trong lĩnh vực việc làm giáo dục, một nghề nghiệp rất cao quý và đáng trân trọng. Mức lương giáo viên hiện nay sẽ bao gồm lương theo hệ số, mức phụ cấp ưu đãi được hưởng và mức phụ cấp thâm niên được hưởng. Trong đó, cách tính lương theo hệ số của giáo viên vẫn áp dụng theo công thức quy định chung. Hệ số lương của giáo viên đang giảng dạy tại các cơ sở giáo dục công lập cụ thể như sau:

Giáo viên mầm non

  • Giáo viên mầm non hạng II, áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1: hệ số lương từ 2,34 đến 4,98.
  • Giáo viên mầm non hạng III, áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0: hệ số lương từ 2,10 đến 4,89.
  • Giáo viên mầm non hạng IV, ap dụng hệ số lương của viên chức loại B: hệ số lương từ 1,86 đến 4,06.

Giáo viên Tiểu học

  • Giáo viên tiểu học hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1: hệ số lương từ 2,34 đến 4,98.
  • Giáo viên tiểu học hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A0: hệ số lương từ 2,10 đến 4,89.
  • Giáo viên tiểu học hạng IV được áp dụng hệ số lương viên chức loại B: hệ số lương từ 1,86 đến 4,06.

Giáo viên Trung học cơ sở

  • Giáo viên trung học cơ sở hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2: hệ số lương từ 4,00 đến 6,38.
  • Giáo viên trung học cơ sở hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1: hệ số lương từ 2,34 đến 4,98.
  • Giáo viên trung học cơ sở hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0: hệ số lương từ 2,10 đến 4,89.

Giáo viên Trung học phổ thông

  • Giáo viên trung học phổ thông hạng I được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1: hệ số lương từ 4,40 đến 6,78.
  • Giáo viên trung học phổ thông hạng II được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2: hệ số lương từ 4,00 đến 6,38.
  • Giáo viên trung học phổ thông hạng III được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1: hệ số lương từ 2,34 đến 4,98.

Cách tính lương theo hệ số KPI

Đây là cách tính lương được sử dụng rộng rãi và phổ biến hiện nay trong các doanh nghiệp vì nhiều ưu điểm và có thể thúc đẩy nâng cao năng suất và thời gian làm việc của người lao động. Hai phương pháp được áp dụng phổ biến để tính lương theo hệ số KPI đó chính là phương pháp lương 3P hoặc 2P

Phương pháp lương 2P: Là phương pháp trả lương theo vị trí công việc và kết quả công việc. Cụ thể, cách tính lương trả theo lương cố định được ứng với vị trí chức danh, cùng với kết quả công việc mà nhân viên đạt được. 

Lương 2P = P1 + P3

Phương pháp lương 3P: Trả lương theo 3P là cách tính lương đúng với khả năng và giá trị mà người lao động mang lại cho doanh nghiệp dựa theo 3 yếu tố cơ bản: vị trí công việc, năng lực cá nhân và kết quả công việc.

Lương 3P = P1 + P2 + P3

Trong đó:

  • P1 (Pay for Position): Lương theo vị trí công việc
  • P2 (Pay for Person): Lương theo năng lực của người giữ vị trí công việc
  • P3 (Pay for Performance): Lương cho kết quả đạt được của người giữ vị trí công việc

Cách tính lương theo hệ số - Hướng dẫn nhanh ViecLamVui

Câu hỏi thường gặp về cách tính lương theo hệ số

Lương theo hệ số có phải là mức lương thực lãnh của người lao động?

Đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước: Lương theo hệ số là mức lương hiện hưởng tính theo hệ số lương tuỳ theo cấp bậc, vị trí công việc. Ngoài ra, công chức viên chức còn được hưởng các khoản phụ cấp và hoạt động phí căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng. Vì vậy, lương theo hệ số chưa phải là mức lương thực lãnh của công chức viên chức nhà nước.

Đối với người lao động trong doanh nghiệp: Lương theo hệ số có thể được dùng làm căn cứ để tính mức lương cơ bản, phụ cấp và các chế độ khác tuỳ theo chính sách của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, lương theo hệ số cũng không phải là mức lương thực lãnh của người lao động làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân.

Lương theo hệ số được điều chỉnh tăng khi nào?

Cách tính lương theo hệ số căn cứ vào 02 yếu tố: mức lương cơ sở và hệ số lương hiện hưởng. Trong đó, hệ số lương càng cao khi bậc càng cao và nhóm được xét có trình độ càng cao, giữ vị trí quan trọng. Ngoài ra, mức lương cơ sở cũng sẽ được nhà nước điều chỉnh để phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế cũng như đáp ứng nhu cầu thực tế cuộc sống của người lao động. Do vậy, khi mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng, lương theo hệ số của người lao động cũng sẽ được điều chỉnh tăng. 

Cách tính lương theo hệ số cho chuyên gia cao cấp như thế nào?

Chuyên gia cao cấp làm việc tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp cũng được tính lương theo hệ số như công thức chung được quy định. Bảng hệ số lương áp dụng cho chuyên gia cao cấp như sau:

Bậc lương Hệ số lương
Bậc 1 8.80
Bậc 2 9.40
Bậc 3 10.00

Cách tính lương theo hệ số được áp dụng như thế nào đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp tư nhân?

Theo quy định của pháp luật hiện nay, các doanh nghiệp tư nhân trong mọi lĩnh vực ngành nghề từ khối ngành kinh tế, việc làm kinh doanh, bán hàng hay lĩnh vực việc làm CNTT, việc làm mang tính đặc thù nghề nghiệp... cho đến lĩnh vực lao động phổ thông... phải trả mức lương cơ bản cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp của mình không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hiện hành. Vì vậy, người sử dụng lao động thường tham khảo cách tính lương theo hệ số để xây dựng thang bảng lương và làm cơ sở tính mức lương cơ bản phù hợp với từng vị trí công việc của người lao động.

Cách tính hệ số lương theo bằng cấp hiện nay còn áp dụng?

Theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định hệ số lương trong các công ty nhà nước sẽ được thực hiện theo hệ số lương phân cấp đối với người lao động có bằng Đại học, Cao đẳng, Trung cấp. Tuy nhiên, quy định cũ về cách tính hệ số lương tại Nghị định này đã hết hiệu lực. Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp (bao gồm nhà nước và ngoài nhà nước) sẽ áp dụng thống nhất quy định về thang lương, bảng lương theo quy định mới. Do đó, cách tính hệ số lương theo bằng cấp hiện nay không còn được áp dụng. Bằng cấp của người lao động sẽ giúp phân chia ngạch công chức và bậc lương mà người lao động được hưởng trong bảng hệ số lương hiện hành của nhà nước.

➽➽➽ Xem thêm: Tổng hợp bài viết hướng dẫn cách tính thuế TNCN, cách tính lương cơ bản, lương tăng ca làm thêm giờ, cách tính trợ cấp thôi việc... cập nhật theo quy định mới nhất

Lương theo hệ số là gì? Cách tính lương theo hệ số cập nhật mới nhất người lao động cần biết ✔️ Bảng hệ số lương theo quy định hiện hành

#Cach_Tinh_Luong_Theo_He_So #ViecLamVui

Bạn có thể đăng tin tuyển dụng miễn phí, tìm việc làm miễn phí các vị trí công việcViệc làm Nhân sự, Hành Chính. Bài viết thuộc danh mụcBlog Việc làm Nhân sự, Hành Chính trên ViecLamVui