Logo

Hướng dẫn cách tính lương công chức

Lượt xem: 323
Ngày đăng: 14/03/2024

Lương công chức là gì? Công thức tính lương công chức cập nhật theo quy định mới nhất ★ Quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức

Cách tính lương công chức - Hướng dẫn nhanh ViecLamVui

Lương công chức là gì?

Lương công chức là khoản tiền lương chi trả cho người lao động được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch công chức hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nước ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Lương công chức thực hiện theo chế độ tiền lương do nhà nước quy định. 

Cách tính lương công chức

Theo vị trí công tác, công chức được phân thành công chức lãnh đạo và công chức chuyên môn nghiệp vụ. Nguyên tắc và cách tính lương chi trả hàng tháng cho công chức được xác định theo cách tính do luật quy định chứ không căn cứ vào thỏa thuận giữa người sử dụng và người lao động như đối với các doanh nghiệp tư nhân. Có khá nhiều ứng viên đang tìm việc làm và có nguyện vọng thi tuyển dụng công chức vẫn còn nhiều băn khoăn về cách tính lương công chức hiện nay như thế nào. Vậy, bạn hãy cùng ViecLamVui tìm hiểu qua về cách tính lương công chức nhé.

Công thức tính lương công chức

Do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, các cấp lãnh đạo của nhà nước đã quyết định lùi thời điểm áp dụng cải cách tiền lương đến 01/7/2022 thay vì từ 2021. Vì vậy, lương cán bộ, công chức trong năm 2021 không có gì thay đổi và mức lương của đối tượng này vẫn sẽ tính theo công thức dưới đây:

Lương hiện hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng

Trong đó: 

  • Mức lương cơ sở: Theo quy định hiện hành
  • Hệ số lương hiện hưởng: Được xác định dựa trên cách xếp loại nhóm ngạch công chức theo quy định Pháp luật

Bảng hệ số lương công chức

Nhóm Ngạch - Hệ số lương Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10 Bậc 11 Bậc 12
Công chức loại A3 - Nhóm 1 6.20 6.56 6.92 7.28 7.64 8.00            
Công chức loại A3 - Nhóm 2 5.75 6.11 6.47 6.83 7.19 7.55            
Công chức loại A2 - Nhóm 1 4.40 4.74 5.08 5.42 5.76 6.10 6.44 6.78        
Công chức loại A2 - Nhóm 2 4.00 4.34 4.68 5.02 5.36 5.70 6.04 6.38        
Công chức loại A1 2.34 2.67 3.00 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98      
Công chức loại A0 2.10 2.41 2.72 3.03 3.34 3.65 3.96 4.27 4.58 4.89    
Công chức loại B 1.86 2.06 2.26 2.46 2.66 2.86 3.06 3.26 3.46 3.66 3.86 4.06
Công chức loại C - Nhóm 1 1.65 1.83 2.01 2.19 2.37 2.55 2.73 2.91 3.09 3.27 3.45 3.63
Công chức loại C - Nhóm 2 1.50 1.68 1.86 2.04 2.22 2.40 2.58 2.76 2.94 3.12 3.30 3.48
Công chức loại C - Nhóm 3 1.35 1.53 1.71 1.89 2.07 2.25 2.43 2.61 2.79 2.97 3.15 3.33

Quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức

Chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức được thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang với các nguyên tắc sau:

- Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo

- Nguyên tắc trả lương

- Nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương

- Các bảng lương

  • Bảng 1: Bảng lương chuyên gia cao cấp.
  • Bảng 2: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn).
  • Bảng 3: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
  • Bảng 4: Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.
  • Bảng 5: Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
  • Bảng 6: Bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân.

- Chế độ phụ cấp lương

  • Phụ cấp thâm niên vượt khung
  • Phụ cấp kiêm chức danh lãnh đạo
  • Phụ cấp khu vực
  • Phụ cấp đặc biệt
  • Phụ cấp thu hút
  • Phụ cấp lưu động
  • Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
  • Các chế độ phụ cấp đặc thù theo nghề hoặc công việc

Cách tính lương công chức - Hướng dẫn nhanh ViecLamvui

Câu hỏi thường gặp về cách tính lương công chức

Lương công chức được điều chỉnh tăng khi nào?

Theo quy định hiện hành, lương công chức phụ thuộc vào 02 yếu tố là mức lương cơ sở và hệ số lương hiện hưởng. Vì vậy, công chức sẽ được tăng lương khi 02 yếu tố này được điều chỉnh tăng. Trong đó, mức lương cơ sở sẽ được điều chỉnh theo quy định của pháp luật để phù hợp điều kiện kinh tế xã hội và công chức sẽ được nâng bậc lương, ngạch lương nếu đủ điều kiện và tiêu chuẩn để xét nâng bậc lương, ngạch lương.

Những thời gian nào không được tính khi công chức xét nâng bậc lương thường xuyên?

Việc xét tăng đối với người lao động làm công việc văn phòng, việc làm lao động chuyên môn hay việc làm sản xuất , lao động phổ thông tại các doanh nghiệp tư nhân sẽ theo quy định về chính sách lương, thưởng của mỗi doanh nghiệp. Đối với công chức, viên chức, có 02 chế độ nâng bậc lương theo quy định là: Chế độ nâng bậc lương thường xuyên và chế độ nâng bậc lương trước thời hạn. Sau đây là những thời gian không được tính khi công chức xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

  • Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương;
  • Thời gian đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước và ở nước ngoài vượt quá thời hạn do cơ quan có thẩm quyền quyết định;
  • Thời gian bị đình chỉ công tác, bị tạm giữ, tạm giam và các loại thời gian không làm việc khác ngoài những thời gian được nghỉ việc theo quy định.

Những tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên của công chức?

Cán bộ công chức đủ điều kiện về thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và qua đánh giá đạt đủ 02 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng một bậc lương thường xuyên:

  • Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;
  • Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

Để được nâng ngạch lương, công chức cần điều kiện và tiêu chuẩn gì?

Điều kiện, tiêu chuẩn xét nâng ngạch lương của công chức

  • Công chức có thời gian phấn đấu và được đánh giá là hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trong vòng 03 năm gần nhất.
  • Những phẩm chất về chính trị hay những phẩm chất đạo đức được đánh giá ở mức độ đánh giá tốt. Công chức đó được xác định là không nằm trong khoảng thời gian đang bị thi hành kỷ luật hay kể cả đối với người mới có thông báo xem xét kỷ luật.
  • Cùng với chuyên môn đó, công chức có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ hay năng lực đảm bảo được trong việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao với ngạch công chức cao hơn mà mình đang thi dự tuyển.
  • Có văn bằng, chứng chỉ phù hợp, đủ tiêu chuẩn với ngạch đăng ký dự thi cũng như những yêu cầu về tiêu chuẩn chuyên môn hay nghiệp vụ.

Mức lương cao nhất, thấp nhất của công chức theo cách tính lương công chức hiện hành?

Theo quy định hiện nay, hệ số lương cao nhất của công chức là 10,00 áp dụng với chuyên gia cao cấp không giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong lĩnh vực chính trị, hành chính, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, giáo dục, y tế, văn hóa và nghệ thuật; hệ số lương thấp nhất là 1,35 thuộc nhóm C3 bậc 1 của công chức nhân viên bảo vệ kho dự trữ. Do đó, theo mức lương cơ sở hiện hành, mức lương cao nhất là của chuyên gia cao cấp ở mức 14.900.000 đồng/tháng, mức lương thấp nhất là nhân viên bảo vệ kho dự trữ ở mức 2.011.500 đồng/tháng.

➽➽➽ Xem thêm: Tổng hợp bài viết hướng dẫn cách tính thuế TNCN, cách tính lương cơ bản, lương tăng ca làm thêm giờ, cách tính trợ cấp thôi việc... cập nhật theo quy định mới nhất

Lương công chức là gì? Công thức tính lương công chức cập nhật theo quy định mới nhất ★ Quy định về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức

#Cach_Tinh_Luong_Cong_Chuc #ViecLamVui

Bạn có thể đăng tin tuyển dụng miễn phí, tìm việc làm miễn phí các vị trí công việcViệc làm Nhân sự, Hành Chính. Bài viết thuộc danh mụcBlog Việc làm Nhân sự, Hành Chính trên ViecLamVui