Logo

Hướng dẫn cách tính lương cơ bản

Lượt xem: 564
Ngày đăng: 14/03/2024

Lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản theo hệ số của công chức, viên chức, mức lương cơ bản của người lao động làm việc trong doanh nghiệp tư nhân ✿ Thông tin cập nhật mới nhất theo quy định pháp luật hiện hành

Cách tính lương cơ bản - Hướng dẫn nhanh ViecLamVui

Lương cơ bản là gì?

Lương cơ bản là mức lương được thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động được ghi rõ trong hợp đồng lao động, là mức lương được tính theo hệ số tuỳ theo ngạch, bậc lương đối với cán bộ công chức, viên chức nhà nước. Lương cơ bản không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng hoặc các khoản bổ sung, phúc lợi khác theo quy định nhà nước hoặc tuỳ theo chính sách tiền lương, tiền thưởng và phụ cấp của mỗi doanh nghiệp.

Cách tính lương cơ bản

Lương bổng luôn là mối quan tâm hàng đầu của người lao động khi đi xin việc trong bất kỳ lĩnh vực ngành nghề nào từ lĩnh vực việc làm thuộc khối ngành kinh tế như việc làm kinh doanh, việc làm kế toán, việc làm tài chính... cho đến các ngành nghề gia công sản xuất hay các lĩnh vực việc làm chuyên môn như giáo viên, bác sĩ, chuyên viên pháp lý... Tuỳ theo yêu cầu của từng vị trí công việc mà doanh nghiệp sẽ đưa ra những mức lương cơ bản để thoả thuận với người lao động. Vậy cách tính lương cơ bản như thế nào là đúng quy định pháp luật? Bạn hãy cùng ViecLamVui - website đăng tuyển dụng và tìm việc nhanh uy tín, hiệu quả - cùng tìm hiểu sau đây nhé

Cách tính lương cơ bản theo hệ số của cán bộ công chức, viên chức

Cán bộ công chức, viên chức được tính lương cơ bản dựa vào mức lương cơ sở và hệ số lương theo ngạch, bậc lương. Cách tính lương cơ bản như sau:

Lương cơ bản = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng

Trong đó:

  • Mức lương cơ sở: Được quy định rõ ràng trong nghị định của Chính phủ nước ta. 
  • Hệ số lương hiện hưởng: Tham khảo bảng sau đây
Ngạch công chức

Nhóm ngạch 

Hệ số lương

Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10 Bậc 11 Bậc 12
Chuyên viên cao cấp Công chức loại A3 6.20 6.56 6.92 7.28 7.64 8.00            
Chuyên viên chính Công chức loại A2 4.40 4.74 5.08 5.42 5.76 6.10 6.44 6.78        
Chuyên viên Công chức loại A1 2.34 2.67 3.00 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 4.98      
Cán sự Công chức loại A0 2.10 2.41 2.72 3.03 3.34 3.65 3.96 4.27 4.58 4.89    
Nhân viên Công chức loại B 1.86 2.06 2.26 2.46 2.66 2.86 3.06 3.26 3.46 3.66 3.86 4.06

Cách tính lương cơ bản của doanh nghiệp tư nhân

Mức lương cơ bản mà chủ doanh nghiệp trả cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp của mình trong điều kiện bình thường, nhân viên làm đủ số giờ trong tháng và hoàn thành định mức lao động hay trách nhiệm công việc đã thỏa thuận phải đảm bảo:

  • Đối với người lao động chưa qua đào tạo: Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định hiện hành
  • Đối với người lao động đã qua đào tạo: Cao hơn ít nhất 7% so với lương tối thiểu vùng theo quy định hiện hành

*** Bảng lương tối thiểu vùng cập nhật theo quy định mới nhất 

Mức lương tối thiểu vùng  Địa bàn áp dụng
4.420.000 đồng/tháng Vùng I
3.920.000 đồng/tháng Vùng II
3.430.000 đồng/tháng Vùng III
3.070.000 đồng/tháng Vùng IV

Cách tính lương cơ bản - Hướng dẫn nhanh ViecLamVui

Câu hỏi thường gặp về cách tính lương cơ bản

Lương cơ bản có phải là mức lương tính đóng BHXH bắt buộc?

Theo quy định mới nhất hiện nay, mức tính đóng BHXH bắt buộc bao gồm cả mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Các khoản thu nhập của người lao động để tính đóng bảo hiểm xã hội gồm:

  • Tiền lương;
  • Phụ cấp chức vụ, chức danh;
  • Phụ cấp trách nhiệm;
  • Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
  • Phụ cấp thâm niên;
  • Phụ cấp khu vực;
  • Phụ cấp lưu động;
  • Phụ cấp thu hút;
  • Phụ cấp có tính chất tương tự;
  • Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Vì vậy, lương cơ bản không phải là mức lương tính đóng BHXH bắt buộc của người lao động.

Doanh nghiệp tư nhân tính lương cơ bản của người lao động bằng mức lương tối thiểu vùng có được không?

Theo quy định hiện hành, chủ doanh nghiệp tư nhân phải trả mức lương cơ bản cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động chưa qua đào tạo và phải cao hơn ít nhất 7% đối với người lao động đã qua đào tạo. Vì vậy, tuỳ theo vị trí công việc, bằng cấp của người lao động mà người sử dụng lao động cần có sự thoả thuận mức lương cơ bản cho hợp lý. Ngoài ra, mức lương tối thiểu vùng cũng sẽ có sự điều chỉnh theo quy định của nhà nước, vì vậy, chủ doanh nghiệp cần có chính sách điều chỉnh mức lương cơ bản của người lao động cho phù hợp quy định.

Nhân sự thử việc chỉ được tính lương cơ bản có đúng quy định pháp luật?

Mức lương chi trả cho nhân viên thử việc sẽ do doanh nghiệp tự thoả thuận với người lao động. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật lao động, mức lương thử việc ít nhất phải bằng 85% mức lương chính thức của công việc đó. 

Mức lương chính thức của một vị trí công việc cụ thể thường bao gồm lương cơ bản, các khoản phụ cấp, phần trăm hoa hồng và các phúc lợi khác... tuỳ theo chính sách của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp chỉ trả lương cơ bản cho nhân sự thử việc là không đúng quy định.

➽➽➽ Xem thêm: Tổng hợp bài viết hướng dẫn cách tính thuế TNCN, cách tính lương cơ bản, lương tăng ca làm thêm giờ, cách tính trợ cấp thôi việc... cập nhật theo quy định mới nhất

Lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản theo hệ số của công chức, viên chức, mức lương cơ bản của người lao động làm việc trong doanh nghiệp tư nhân ✿ Thông tin cập nhật mới nhất theo quy định pháp luật hiện hành

#CachTinhLuongCoBan #ViecLamVui

Bạn có thể đăng tin tuyển dụng miễn phí, tìm việc làm miễn phí các vị trí công việcViệc làm Nhân sự, Hành Chính. Bài viết thuộc danh mụcBlog Việc làm Nhân sự, Hành Chính trên ViecLamVui