Logo

Ngành Kế toán là gì? Học những gì? Gồm những chuyên ngành nào? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu? Có dễ xin việc không?

Lượt xem: 4442
Ngày đăng: 17/03/2024

Theo thống kê của ViecLamVui, Top 10 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất luôn có sự góp mặt của ngành kế toán. Có thể nói, vai trò của ngành kế toán trong các hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay là không thể thiếu và tạo ra cơ hội việc làm rộng mở cho kế toán viên có trình độ chuyên môn. Bài viết sau với những thông tin tổng hợp về kiến thức, các chuyên ngành đào tạo, vị trí công việc kế toán, mức lương, cơ hội phát triển nghề nghiệp... hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành kế toán để có thể định hướng và theo đuổi đam mê của mình với ngành nghề này.

Ngành kế toán - ViecLamVui

Ngành Kế toán là gì?

Ngành kế toán là ngành học đào tạo người học những kiến thức chuyên môn để thực hiện công việc ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, một doanh nghiệp, một cơ quan nhà nước, một cơ sở kinh doanh tư nhân... 

Học ngành kế toán giúp người học nắm vững chuyên môn để thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của một nhân viên kế toán trong việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về toàn bộ tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động tài sản trong doanh nghiệp, tổ chức. Từ đó cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc đưa ra những quyết định về kinh tế xã hội và đánh giá hiệu quả các hoạt động trong doanh nghiệp.

Ngành Kế toán học những gì?

Tại các trường có đào tạo ngành kế toán, sinh viên theo học sẽ được đào tạo từ kiến thức cơ sở ngành như nguyên lý kế toán, kế toán quản trị, kế toán chi phí, kiểm toán,… cho đến đến các kiến thức chuyên sâu của ngành như kế toán ngân hàng, kế toán tài chính, thuế, kế toán công ty chứng khoán, phân tích báo cáo tài chính, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối,...

Sinh viên ngành kế toán sẽ được cung cấp kiến thức về khung pháp lý của kế toán kiểm toán, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế; các quy định về đạo đức nghề nghiệp của kế toán kiểm toán; kiến thức về thu thập, xử lý, kiểm tra và cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh thông qua các nghiệp vụ của kế toán (tính phí, làm dự toán, phân bổ ngân sách, quản lý doanh thu theo sát các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp).

Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng lập kế hoạch… và phát huy tối đa những tố chất mà một kế toán giỏi cần sở hữu để làm việc, mang lại nhiều lợi ích cho công ty và phát triển trong nghề nghiệp. Ngoại ngữ cũng là một môn học không thể thiếu của chương trình đào tạo ngành kế toán, giúp sinh viên tự tin hoà nhập vào môi trường làm việc trong thời đại kinh tế hội nhập hiện nay.

Ngành Kế toán gồm những chuyên ngành nào? Ra trường làm gì?

Hiện nay, đối với ngành kế toán, các trường đại học đào tạo với các chuyên ngành như sau

Chuyên ngành đào tạo Kiến thức chuyên môn
Kế toán doanh nghiệp

Đào tạo chuyên sâu về kế toán tài chính, kế toán quản trị, quy trình hạch toán các nghiệp vụ kế toán, tổ chức công tác kế toán; nắm được các kiến thức cơ bản về thuế, tài chính doanh nghiệp; am hiểu chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.

Các môn học đặc trưng của chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp: Pháp luật về doanh nghiệp, Tài chính doanh nghiệp, Nguyên lý kế toán, Hệ thống thông tin kế toán nâng cao, Kế toán tài chính, Lập và phân tích báo cáo tài chính, Kế toán xây dựng cơ bản, Kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, Kế toán nội bộ...

Kế toán công

Đào tạo kiến thức chuyên sâu về kế toán công ở các đơn vị quản lý tài chính công, cơ quan, đơn vị sử dụng kinh phí và không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước, đơn vị, tổ chức được nhà nước quyết định thành lập.

Các môn học chuyên sâu của chuyên ngành kế toán công là: Nghiệp vụ kế toán, quy trình tổ chức công tác kế toán, tài chính công, quản lý thu – chi ngân sách nhà nước, kế toán quản trị và kiểm toán, hệ thống chuẩn mực - chế độ kế toán trong lĩnh vực công…

Kế toán Kiểm toán Trang bị kỹ năng thực hành công việc kiểm toán một cách khoa học và thành thạo thông qua hệ thống môn học chuyên sâu bao gồm: Kế toán tài chính, kế toán chi phí, kế toán quản trị, hệ thống thông tin kế toán, tài chính công, đầu tư tài chính, kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm soát nội bộ, kế toán quốc tế, kiểm toán hoạt động, luật doanh nghiệp, phân tích và thẩm định báo cáo tài chính…

Với kiến thức chuyên môn được đào tạo, theo chuyên ngành đã học, sinh viên tốt nghiệp ngành kế toán có thể đảm nhận các vị trí công việc liên quan đến chuyên môn như:

  • Chuyên viên kế toán, kiểm toán, giao dịch ngân hàng, thuế, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính
  • Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ
  • Kế toán trưởng, Trưởng phòng Kế toán, Quản lý tài chính
  • Nghiên cứu, Giảng viên, Thanh tra kinh tế…

Với các vị trí công việc trên, người tìm việc có chuyên môn ngành kế toán có thể tìm kiếm công việc tại:

  • Công ty, doanh nghiệp trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài
  • Ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm
  • Các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện
  • Cơ quan thuế, cơ quan thống kê, kế hoạch đầu tư
  • Các trường đại học, cao đẳng, trung tâm đào tạo kế toán

Việc làm ngành kế toán - ViecLamVui

>> Xem thêm: Kế toán bán hàng là gì? làm gì? mô tả công việc, nhiệm vụ

Mức lương ngành kế toán

Kế toán là vị trí quan trọng không thể thiếu của mọi doanh nghiệp. Nhân sự kế toán luôn nằm trong nhóm ngành nghề HOT và biến động nhiều. Vì vậy, thị trường tuyển dụng nhân sự ngành này luôn sôi động. 

Mức lương ngành kế toán của các vị trí giống nhau nhưng giữa các doanh nghiệp khác nhau trên thị trường hiện nay cũng có sự chênh lệch tuỳ theo quy mô, loại hình doanh nghiệp và trình độ, kinh nghiệm của ứng viên. Hãy cùng tìm hiểu qua một số vị trí công việc kế toán và mức lương tương ứng được ViecLamVui tổng hợp sau đây

Vị trí công việc Mô tả công việc

Kinh nghiệm

(Năm)

Mức lương (đồng/tháng)
Kế toán bán hàng

+ Cập nhật giá, hàng hóa và quản lý các hóa đơn, chứng từ liên quan đến hoạt động bán hàng

+ Thực hiện các nghiệp vụ kế toán bán hàng phát sinh

+ Lập các hóa đơn bán hàng, báo cáo bán hàng có liên quan

+ Làm báo giá, soạn thảo hợp đồng bán hàng hóa, dịch vụ khi được phân công

1 - 2 6.000.000 - 8.000.000
Kế toán công nợ

+ Soạn thảo hợp đồng theo mẫu

+ Theo dõi tiến độ hợp đồng

+ Làm hồ sơ nghiệm thu, hồ sơ thanh toán

+ Lập và theo dỏi công nợ thu của khách hàng

+ Cập nhật doanh thu, đôn đốc công nợ khách hàng

+ Kiểm tra việc xuất hóa đơn cho khách hàng

+ Kiểm tra việc thực hiện thu so với kế hoạch đã đề ra

2 8.000.000 - 10.000.000
Kế toán kho

+ Quản lý kho vật tư (làm phiếu xuất nhâp kho, đối chiếu kiểm kê hàng tháng)

+ Quản lý xuất nhập hàng hoá trong kho

+ Cập nhập theo dõi tình trạng nhập hàng, xuất hàng và hàng tồn vào phần mềm

+ Làm báo cáo xuất nhập tồn

+ In ấn, lưu giữ hồ sơ, chứng từ đầy đủ theo đúng quy định

2 8.000.000 - 10.000.000
Kế toán thuế

+ Thực hiện công tác kế toán thuế tổng hợp tại công ty

+ Hạch toán tất cả nghiệp vụ kinh tế phát sinh của công ty trên phần mềm

+ Kiểm tra, đối chiếu số liệu, định khoản các nghiệp vụ phát sinh, kiểm soát chặt chẽ tính pháp lý của tất cả các chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật và quy chế công ty

+ Kiểm tra đối chiếu số liệu hàng tháng trên các tài khoản kế toán: Thuế, ngân hàng, tiền mặt, công nợ…

+ Kê khai thuế GTGT, TNCN, BCTC,.. hàng tháng, quý, năm

+ Lập kế hoạch thuế GTGT, TNDN nộp NSNN

+ Kiểm soát, tổ chức, sắp xếp lưu trữ bảo quản chứng từ, sổ sách theo quy định

+ Thực hiện giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra kiểm tra theo yêu cầu

+ Cập nhật kịp thời các thông tin về luật thuế có liên quan đến hoạt động sản xuất của công ty

3 - 5 10.000.000 - 12.000.000
Kế toán nội bộ

+ Lập phiếu thu, phiếu chi. Theo dõi quản lý thu/ chi của công ty

+ Lập kế hoạch thanh toán cho nhà cung cấp

+ Kiểm tra tính hợp lệ và hợp pháp của các chứng từ kế toán nội bộ và thực hiện luân chuyển các giấy tờ theo đúng trình tự

+ Hạch toán vào phần mềm các khoản phát sinh thu, chi

+ Cân đối, kiểm tra đối chiếu tất cả các chi phí phát sinh

+2 8.000.000 - 10.000.000
Kế toán tổng hợp

+ Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp

+ Kiểm tra các định khoản các nghiệp vụ phát sinh

+ Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp

+ Hạch toán các khoản thu-chi, báo cáo thuế và lập quyết toán

+ Hỗ trợ xử lý bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và các báo cáo tài chính khác theo đúng quy định của pháp luật và công ty về hướng dẫn tài chính và kế toán

+ Chuẩn bị, nộp báo cáo hàng tháng/quý/năm cho cấp trên và giải trình

+ Hỗ trợ kế toán trưởng trong việc chuẩn bị kết toán hàng tháng/hàng năm

+ Hỗ trợ các dự án kế toán khác khi cần thiết

+ Cập nhật dữ liệu tài chính trong cơ sở dữ liệu

3 - 5 10.000.000 - 15.000.000
Kế toán trưởng

+ Quản lý vốn, tài sản, quỹ và tài khoản ngân hàng

+ Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các bộ phận, vận hành, giữa các đơn vị nội bộ, số liệu chi tiết và tổng hợp

+ Kiểm tra đối chiếu tổng hợp, cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp

+ Kiểm tra đối chiếu số dư cuối kỳ có hợp lý và khớp đúng với các báo cáo chi tiết

+ Lập báo cáo quản trị dòng tiền, quản trị doanh thu, chi phí

+ Tham mưu cho BGĐ và HĐQT về cơ cấu tổ chức, văn bản hành chính nội bộ liên quan

+ Lưu trữ dữ liệu kế toán theo quy định

+ Báo cáo tài chính cuối năm

5 - 8 17.000.000 - 25.000.000

Ngành Kế toán có dễ xin việc không?

Kế toán là một bộ phận không thể thiếu trong bất cứ cơ quan, doanh nghiệp, hay một tổ chức nhà nước hoặc tư nhân nào. Điều đó cho thấy rằng kế toán là một ngành có cơ hội việc làm vô cùng đa dạng và lớn hơn rất nhiều so với các ngành khác. Người học kế toán có vô vàn lựa chọn hấp dẫn, phù hợp về việc làm sau khi tốt nghiệp ngành kế toán.

Ngành kế toán dễ kiếm việc với nhiều cơ hội việc làm rộng mở nhưng cũng thật khó nếu bạn chưa đáp ứng đủ điều kiện chuyên môn, kỹ năng mà doanh nghiệp cần. Chính vì vậy, để chinh phục và thành công với nghề kế toán, bạn thật sự phải có đam mê và yêu nghề, phải luôn không ngừng học thêm những kiến thức mới của ngành nghề, trau dồi kỹ năng nghề nghiệp để ngày càng hoàn thiện hơn.

Công việc kế toán thật đa dạng với nhiều vị trí khác nhau, mức lương khác nhau và mỗi vị trí sẽ cho bạn thêm những kiến thức cùng kỹ năng hữu ích. Hãy bắt đầu từng bước để học hỏi và chắc chắn rằng bạn sẽ đạt được vị trí cao với mức lương tương xứng như mục tiêu nghề nghệp mà bạn đặt ra.

Theo thống kê của ViecLamVui, Top 10 ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao nhất luôn có sự góp mặt của ngành kế toán. Có thể nói, vai trò của ngành kế toán trong các hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay là không thể thiếu và tạo ra cơ hội việc làm rộng mở cho kế toán viên có trình độ chuyên môn. Bài viết sau với những thông tin tổng hợp về kiến thức, các chuyên ngành đào tạo, vị trí công việc kế toán, mức lương, cơ hội phát triển nghề nghiệp... hy vọng sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành kế toán để có thể định hướng và theo đuổi đam mê của mình với ngành nghề này.

#NganhKeToan #ViecLamVui

Bạn có thể đăng tin tuyển dụng miễn phí, tìm việc làm miễn phí các vị trí công việcViệc làm kế toán. Bài viết thuộc danh mụcBlog Việc làm kế toán trên ViecLamVui