Nhu cầu lớn về nhân lực ngành CNTT cũng như việc còn khan hiếm nhân sự trong lĩnh vực khoa học máy tính hiện nay, cơ hội việc làm dành cho những người chọn ngành này là rất lớn. Nhiều bạn trẻ đam mê khoa học công nghệ rất có hứng thú với ngành nghề đầy thử thách này nhưng họ vẫn còn nhiều băn khoăn rằng không biết họ có đủ khả năng tiếp nhận khối kiến thức được đào tạo, nên theo học chuyên ngành nào cũng như có thể làm vị trí công việc gì sau khi ra trường với mức lương như thế nào? Với những thông tin được ViecLamVui tổng hợp sau đây về ngành khoa học máy tính hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn và có sự lựa chọn thích hợp cho nghề nghiệp tương lai.
Ngành Khoa học máy tính là gì?
Ngành khoa học máy tính là ngành nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về thông tin và tính toán cùng sự thực hiện và ứng dụng của chúng trong các hệ thống máy tính. Ngành học này là một trong những ngành học quan trọng tại các trường đại học đào tạo về công nghệ thông tin nói riêng và kỹ thuật nói chung. Đây là ngành học dành cho những bạn trẻ đam mê nghiên cứu chuyên sâu về công nghệ thông tin, khả năng tính toán của hệ thống máy tính.
Ngành Khoa học máy tính học những gì?
Theo học ngành khoa học máy tính, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức nền tảng và chuyên sâu của lĩnh vực này như: Cấu trúc máy tính, hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình phần mềm và phần cứng, trí tuệ nhân tạo, bảo mật và an toàn máy tính, xử lý dữ liệu khối lượng lớn từ mạng internet và các mạng xã hội, thiết kế và phát triển các ứng dụng cho các thiết bị di động và môi trường web…
Nhìn chung, chương trình đào tạo ngành khoa học máy tính trước tiên sẽ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về ngành bao gồm:
- Khoa học máy tính ứng dụng
- Giới thiệu về chương trình quản lý
- Giới thiệu về hệ thống mạng lưới
- Giới thiệu về cơ sở dữ liệu
- Phân tích & thiết kế hệ thống
- Nguyên tắc cơ bản của phát triển phần mềm
- Các khái niệm toán học cho máy tính
- Hệ điều hành & Kiến trúc máy tính
Tiếp theo, người học sẽ được học tập trung nhiều hơn về các môn chuyên ngành, đây cũng là những môn quan trọng nhất giúp bạn có được những kiến thức để áp dụng cho các công việc sau này
- Phát triển đối tượng mục tiêu cho hệ thống Java
- Phương pháp phát triển hệ thống
- Phát triển chuyên nghiệp & doanh nghiệp
- Sáng tạo và đổi mới
- Phương pháp nghiên cứu cho máy tính & công nghệ
- Cấu trúc dữ liệu
- Lập trình đồng thời
- Quản trị hệ thống & mạng
- Hệ thống máy tính và kỹ thuật cấp thấp
- Lý thuyết tính toán
Bên cạnh việc học tập lý thuyết, các trường đại học có chương trình đào tạo uy tín và chất lượng cũng chú ý nhiều đến việc hướng dẫn thực hành cho sinh viên. Các bạn sẽ được tạo điều kiện để thực tập tại các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp đúng vị trí chuyên ngành. Đây là cơ hội chuẩn bị một hành trang thật vững chắc bao gồm cả kiến thức và kinh nghiệm thực tế nhằm đáp ứng được các yêu cầu cho công việc sau này sau khi tốt nghiệp.
Ngành Khoa học máy tính gồm những chuyên ngành nào? Ra trường làm gì?
Ngành khoa học máy tính thuộc nhóm ngành Máy tính và CNTT, là khối ngành học về nghiên cứu, sáng tạo ra các công nghệ đỉnh cao nhằm phục vụ lợi ích thực tế cho xã hội. Nhiều trường đại học hiện nay hiện đang thực hiện đào tạo ngành khoa học máy tính với 02 chương trình đào tạo là: chương trình đào tạo đại trà và chương trình đào tạo chất lượng cao.
Mục tiêu của chương trình đào tạo ngành khoa học máy tính là đào tạo ra những kỹ sư có chất lượng cao, có khả năng thiết kế, xây dựng và triển khai những hệ thống phần mềm đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế. Vì vậy, sau khi tốt nghiệp chương trình ngành Khoa học máy tính, các bạn có thể đảm nhiệm nhiều công việc trong lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin như:
- Kỹ sư thiết kế và xây dựng các phần mềm máy tính cho các ngân hàng, các tổ chức tài chính, hành chính và thương mại...
- Kỹ sư thiết kế và xây dựng các ứng dụng cho các thiết bị di động, ứng dụng thương mại điện tử trên nền Web, các trò chơi trên máy tính và thiết bị di động...
- Chuyên viên quản trị và xây dựng các giải pháp đảm bảo an toàn cho các hệ thống máy tính và hệ thống mạng máy tính
- Làm việc trong các công ty gia công phần mềm cho các thị trường Mỹ, Nhật và Châu Âu
- Tư vấn, thẩm định và phát triển các dự án, giải pháp công nghệ thông tin
Lương ngành Khoa học máy tính?
Có rất nhiều yếu tố khác nhau tác động đến mức lương trong lĩnh vực việc làm của ngành khoa học máy tính như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, khu vực làm việc... Tuy nhiên, ngành khoa học máy tính được đánh giá là có mức lương tương đối cao tương xứng với bằng cấp và năng lực làm việc. Hãy cùng ViecLamVui tìm hiểu qua mức lương của một số vị trí công việc tuyển dụng của ngành khoa học máy tính nhé
Vị trí công việc | Mô tả công việc |
Kinh nghiệm (Năm) |
Mức lương (đồng/tháng) |
Chuyên viên quản lý ứng dụng ngân hàng |
+ Tham gia Thiết kế/Xây dựng/Quản lý các ứng dụng lõi trong ngân hàng như CoreBanking, Treasury, Trade Finance và ứng dụng quản trị nội bộ (ECM - BPM, Xếp hạng tín dụng, Quản lý nhân sự, Quản lý tài sản, Hỗ trợ tác nghiệp,...) + Đánh giá các yêu cầu về kiến trúc, hạ tầng/nghiệp vụ cần thực hiện, mức độ cần thiết của dự án + Đánh giá việc áp dụng công nghệ mới, mức độ cải tiến kiến trúc, hạ tầng CNTT/nghiệp vụ trong dự án + Đánh giá về mô hình triển khai đối với các phần mềm liên quan, mức độ phức tạp khi tích hợp các phần mềm này với hệ thống Core Banking và các hệ thống liên quan, mức độ tác động đến kiến trúc, hạ tầng CNTT liên quan |
+3 | 12.000.000 - 15.000.000 |
Chuyên viên phát triển ứng dụng |
+ Tham gia phát triển các ứng dụng trên nền tảng Web: web app, web services, web api + Tham gia vào quá trình phân tích thiết kế, xây dựng và phát triển sản phẩm + Hỗ trợ vận hành các hệ thống hiện tại |
+2 | 10.000.000 - 12.000.000 |
Web Developer |
+ Phát triển sản phẩm/giải pháp cung cấp dạng dịch vụ điện toán đám mây (SaaS): Quản lý công việc/dự án, CRM, HRM, …. + Tham gia thiết kế sản phẩm + Lập trình Frontend hoặc Backend |
+2 | 10.000.000 - 15.000.000 |
Chuyên viên phát triển ứng dụng web |
+ Tham gia lập kế hoạch, thiết kế, phát triển, kiểm thử và bảo trì các ứng dụng web-base + Phối hợp với các bộ phận khác trong việc phát triển và triển khai các ứng dụng Web + Hợp tác với các chuyên viên phát triển phần mềm, chuyên viên phân tích nghiệp vụ, kiến trúc sư phần mềm để lên kế hoạch, thiết kế, phát triển và bảo trì các ứng dụng web-based trên nhiều nền tảng công nghệ khác nhau |
2 - 5 | 12.000.000 - 15.000.000 |
Kỹ sư hệ thống | Thực hiện việc cài đặt và cấu hình các hệ thống máy chủ, lưu trữ, ảo hóa, VDI, HCI Nghiên cứu để triển khai các dự án HCI, Private Cloud, HPC, Big Data…Thiết kế và triển khai các giải pháp HA, DR, Backup… | +3 | 12.000.000 - 15.000.000 |
Ngành Khoa học máy tính có dễ xin việc không?
Nhu cầu lớn về nhân lực ngành CNTT cũng như việc còn khan hiếm nhân sự trong lĩnh vực khoa học máy tính hiện nay, cơ hội việc làm dành cho những người chọn ngành này là rất lớn.
Sự thay đổi nhanh trong lĩnh vực CNTT, cũng giống như bất kỳ ngành nghề nào khác, các kỹ sư khoa học máy tính cũng cần cập nhật thường xuyên các công nghệ mới để áp dụng hiệu quả vào công việc hàng ngày nhằm có thể tạo ra các ý tưởng mới cho sản phẩm và dịch vụ.
Tuy là một ngành nghề có yêu cầu và áp lực công việc nhưng khoa học máy tính thật sự là ngành nghề có nhiều cơ hội phát triển cho những ai đam mê và có khả năng. Nắm vững kiến thức về khoa học máy tính sẽ giúp bạn có nền tảng vững vàng để phát triển nghề nghiệp.
Khoa học máy tính được đánh giá là một ngành khó và khá đau đầu; nhưng người có nền tảng khoa học máy tính tốt thường có khả năng giải quyết thấu đáo các vấn đề, có khả năng phân tích, thiết kế bài bản, khoa học. Vì vậy, với tấm bằng tốt nghiệp của ngành này chắc chắc sẽ mở ra cho bạn những cơ hội được bước chân vào các công ty công nghệ lớn dễ dàng hơn so với các chuyên ngành khác.
ViecLamVui Review
1001 NGÀNH HỌC - VIECLAMVUI REVIEW
ViecLamVui tổng hợp 1001 ngành nghề đào tạo của tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên cả nước ➤ Giúp bạn trả lời câu hỏi: Học ngành này ra làm gì? lương bao nhiêu? học những gì? học trường nào? con đường thăng tiến?
- Ngành Công Nghệ Thông Tin
- Ngành Quản Trị Kinh Doanh
- Ngành Ngôn Ngữ Anh
- Ngành Tâm Lý Học
- Ngành Marketing
- Ngành Quan Hệ Quốc Tế
- Ngành Logistics
- Ngành Thiết Kế Đồ Họa
- Ngành Du Lịch
- Ngành Truyền Thông
- Ngành Thương Mại Điện Tử
- Ngành Quản Trị Khách Sạn
- Ngành Công Nghệ Thực Phẩm
- Ngành Tài Chính Ngân Hàng
- Ngành Công Nghệ Sinh Học
- Ngành Quản Trị Nhân Lực
- Ngành Khoa Học Máy Tính
- Ngành Cơ Điện Tử
- Ngành Quan Hệ Công Chúng
- Ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện
- Ngành Kế Toán
- Ngành Kinh Doanh Thương Mại
- Ngành Luật
- Ngành Thiết Kế Nội Thất
- Ngành Tổ Chức Sự Kiện
- Ngành IT
#NganhKhoaHocMayTinh #ViecLamVui