Hoạt động kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế là rất quan trọng với các đơn vị sản xuất kinh doanh, các công ty thương mại, các công ty xuất nhập khẩu, các công ty đa quốc gia, các đơn vị dịch vụ, đại lý vận tải tàu biển, hàng không, bảo hiểm, ngân hàng... Vì vậy, đội ngũ nhân lực có chuyên môn kinh doanh thương mại luôn được quan tâm săn đón giúp ngành này trở nên có sức hút mạnh mẽ. Vậy, ngành kinh doanh thương mại sẽ bao gồm những chuyên ngành đào tạo nào, được học những kiến thức chuyên môn gì, làm gì sau khi ra trường và mức lương có hấp dẫn không? Hãy cùng ViecLamVui tìm hiểu sâu hơn về ngành này qua những thông tin được tổng hợp sau đây.
Ngành Kinh doanh thương mại là gì?
Ngành Kinh doanh thương mại là ngành đào tạo các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm về lĩnh vực liên quan đến thương mại trong nước và thương mại quốc tế như quản trị bán hàng, quản trị bán lẻ, marketing, nghiệp vụ PR, phân tích tài chính, quản lý kho, nghiên cứu thị trường,…
Ngành kinh doanh thương mại thiên nhiều về phân tích và tính toán với những kỹ năng thực tế được vận dụng trong công việc để tổ chức các hoạt động bán hàng hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.
Ngành Kinh doanh thương mại học những gì?
Kinh doanh thương mại chú trọng vào việc tổ chức hoạt động bán hàng để hiệu quả. Vì vậy, khi theo học ngành này, sinh viên sẽ được đào tạo những kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu về về hoạt động kinh doanh, bán hàng, nghiên cứu thị trường, hoạt động tiếp thị, PR, marketing, lập kế hoạch kinh doanh, nghiệp vụ bán hàng, phân tích tài chính,… qua các môn học như:
- Quản trị học
- Quản trị tài chính
- Marketing
- Nghiệp vụ ngoại thương
- Kinh tế đối ngoại
- Nghiệp vụ bán hàng
- Các kiến thức về luật thương mại
- Luật vận tải và bảo hiểm,…
Bên cạnh đó để người học có thể vận dụng những kiến thức chuyên môn được đào tạo tại trường vào công việc thực tế, các trường đại học cũng quan tâm đến việc giúp sinh viên tiếp cận với những kỹ năng cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp như: khả năng thảo luận và làm việc theo nhóm, tổ chức seminar, kỹ năng làm việc online, kỹ năng sàng lọc để lấy các thông tin cần thiết viết báo cáo, kỹ năng điều hành và quản lý các dự án thương mại…
Ngành Kinh doanh thương mại gồm những chuyên ngành nào? Ra trường làm gì?
Với mục tiêu xây dựng hệ thống kiến thức vững chắc và kỹ năng ứng dụng cho sinh viên trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, các trường đại học sẽ có những chương trình đào tạo với các chuyên ngành phù hợp đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế trong thời đại 4.0 hiện nay. Bạn có thể tham khảo một số chuyên ngành đào tạo của ngành kinh doanh thương mại sau đây
Chuyên ngành đào tạo | Kiến thức chuyên môn |
Kinh doanh thương mại | Khả năng quản lý tồn kho trong ngành kinh doanh thương mại được chú trọng để đảm bảo hàng hóa luôn có sẵn đáp ứng ngay cho khách hàng và không ảnh hưởng đến việc xoay vòng vốn của doanh nghiệp. Do đó, xuất phát từ nhu cầu thực tế trong việc quản lý các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chuyên ngành này sẽ đào tạo những kiến thức về quản lý khâu tồn kho, khảo sát mua hàng, nhập kho và quản lý kho... giúp người học có thể vận dụng tốt kiến thức trong công việc sau này. |
Kinh doanh bán lẻ | Cung cấp cho sinh viên cơ hội tìm hiểu những kiến thức về quản trị bán lẻ, các phương pháp bán hàng hiệu quả, nghiệp vụ bán hàng, lập kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu thị trường,… |
Thương mại điện tử |
Được trang bị khối kiến thức về kinh tế, khối kiến thức phục vụ cho việc kinh doanh như giao kết hợp đồng, vận tải và bảo hiểm, logistics, thanh toán, tài chính, marketing, bán hàng… Đào tạo khối kiến thức chuyên sâu phục vụ cho chuyên ngành thương mại điện tử như: thiết kế và quản trị website, khai thác và phân tích dữ liệu, chiến lược kinh doanh thương mại điện tử, luật thương mại điện tử, vấn đề bảo mật và an ninh mạng, các công cụ và chiến lược marketing trong thương mại điện tử. |
Kinh doanh quốc tế |
Ngoài các kiến thức thuộc khối ngành kinh tế, sinh viên được cung cấp kiến thức chuyên ngành về hoạt động kinh doanh quốc tế như: Nghiệp vụ ngoại thương Bảo hiểm và vận tải quốc tế, Kinh doanh quốc tế, Tài chính Quốc tế, Marketing Quốc tế, Quản trị bán hàng, Marketing thương mại và dịch vụ, Logistics và chuỗi cung ứng… Đào tạo khối kiến thức chuyên sâu về kinh doanh quốc tế như: Quản trị rủi ro trong kinh doanh quốc tế, Quản trị dự án đầu tư quốc tế, Đàm phán trong kinh doanh quốc tế, Quy trình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu,… |
Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, kinh doanh thương mại trở thành một trong những ngành nghề không thể thiếu. Sinh viên tốt nghiệp ngành học này có nhiều lựa chọn nghề nghiệp với đa dạng môi trường làm việc qua những vị trí công việc như:
- Chuyên viên phụ trách xuất nhập khẩu, quản lí kho bãi
- Chuyên viên bộ phận thu mua
- Nhân viên bộ phận bán hàng
- Chuyên viên chăm sóc khách hàng
- Chuyên viên marketing, PR
- Chuyên viên tổ chức các hoạt động kinh doanh thương mại ở các doanh nghiệp, tổ chức, công ty
- Chuyên viên sales và xúc tiến các dịch vụ khách hàng
- Chuyên viên quản lý, quản trị hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa
Mức lương ngành kinh doanh thương mại
Cũng như các lĩnh vực ngành nghề khác, mức lương của ngành kinh doanh thương mại cũng tuỳ thuộc vào quy mô doanh nghiệp, kiến thức chuyên môn, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc của mỗi người. Có thể chia mức lương theo các cấp độ như sau
- Sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc: Mức lương cơ bản dao động từ 6 - 9 triệu đồng/tháng.
- Những người đã có kinh nghiệm làm việc từ 2 - 3 năm trở lên: Mức lương trong khoảng 9.000.000 - 14.000.000 đồng/tháng
- Những người có kinh nghiệm lâu năm, có năng lực quản lý: Mức lương có thể thương lượng với doanh nghiệp tuỳ theo quy mô hoạt động, có thể dao động trong khoảng 20.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng
Hãy cùng ViecLamVui tìm hiểu qua một vài vị trí công việc tiêu biểu trong ngành kinh doanh thương mại và mức lương thực tế được các nhà tuyển dụng đưa ra sau đây
Vị trí công việc | Mô tả công việc |
Kinh nghiệm (Năm) |
Mức lương (đồng/tháng) |
Chuyên viên dịch vụ khách hàng |
+ Tìm hiểu, khai thác thông tin khách hàng, nhu cầu sản phẩm/dịch vụ của Khách hàng + Tư vấn khách hàng lựa chọn đúng sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nhu cầu + Bán hàng tư vấn các sản phẩm/dịch vụ trong danh mục của công ty + Đề xuất các phương án, các chương trình chăm sóc khách hàng, giám sát việc thực hiện nhằm nâng cao chất lượng hài lòng từ khách hàng |
1 | 7.000.000 - 9.000.000 |
Quản lý kho |
+ Thực hiện công tác quản lý kho hàng hóa đảm bảo không bị mất mát, hư hỏng trong quá trình lưu kho + Theo dõi, quản lý tình hình xuất – nhập – tồn hàng hóa, vật tư ở tất cả các kho, các bộ phận trong hệ thống công ty + Kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của bộ phận kho, đối chiếu số lượng nhập xuất của bộ phận kho với kế toán + Lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn kho... |
2 - 3 | 10.000.000 - 15.000.000 |
Chuyên viên xuất nhập khẩu |
+ Chịu trách nhiệm tất cả các hoạt động xuất nhập khẩu của công ty + Hoàn tất các thủ tục và chứng từ xuất nhập khẩu hàng hóa như: Hợp đồng mua bán, bộ chứng từ vận chuyển, bộ chứng từ xuất nhập khẩu, các thủ tục thanh toán, các thủ tục giao nhận hàng hóa + Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu, hồ sơ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu với số lượng thực tế tại cửa khẩu trong quá trình làm hồ sơ thông quan hàng hóa + Đại diện công ty tham gia các cuộc họp với quan chức hải quan, phân loại lại thuế quan; phối hợp vận chuyển và lưu trữ hàng hóa nhập khẩu + Theo dõi, giám sát vị trí của hàng hóa trên đường vận chuyển + Liên tục cập nhật các thay đổi trong luật hoặc quy định xuất nhập khẩu + Tư vấn cho công ty về vấn đề thủ tục hải quan, các hạn chế trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, yêu cầu bảo hiểm, hạn ngạch hoặc các vấn đề liên quan đến hải quan khác |
3 - 5 | 15.000.000 - 20.000.000 |
Chuyên viên thu mua |
+ Thực hiện cung ứng các nhu cầu về mua hàng... cho toàn công ty + Kiểm soát nguồn cung ứng, giá cả … thông qua quản trị danh mục cung ứng + Lên kế hoạch cung ứng, theo dõi tiến độ giao hàng, chất lượng hàng hóa, số lượng hàng giao theo đúng kế hoạch yêu cầu + Thương thảo các điều khoản/điều kiện mua hàng, thanh toán có lợi nhất cho công ty + Hiểu biết về luật pháp và những quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động thu mua trong phạm vi cần thiết để đảm bảo an toàn cho những hợp đồng mua hàng hóa/dịch vụ + Giám sát các yêu cầu mua hàng về mặt chất lượng, số lượng, giá cả, ngày hết hạn và chính sách đổi trả + Phát triển nguồn cung cấp đáp ứng định hướng phát triển và yêu cầu... |
+2 | 9.000.000 - 12.000.000 |
Quản lý kinh doanh |
+ Lập kế hoạch chiến lược phát triển kinh doanh + Quản lý và đào tạo phát triển đội ngũ nhân viên + Xây dựng và thực hiện chiến lược và các kế hoạch kinh doanh của công ty, đảm bảo đạt được mục tiêu theo kế hoạch đề ra + Nghiên cứu, đánh giá và phân tích thị trường, đề xuất chiến lược kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của công ty + Luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng một cách tốt nhất + Xây dựng và thực hiện các hoạt động marketing nhằm phát triển thương hiệu, sản phẩm dịch vụ của công ty |
+2 | 12.000.000 - 15.000.000 |
Ngành kinh doanh thương mại có dễ xin việc không?
Với xu hướng phát triển kinh tế hội nhập, kinh doanh qua Internet đang tăng mạnh, các công việc của ngành kinh doanh thương mại giữ tầm quan trọng trong hoạt động kinh doanh mua bán hàng hoá của các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay. Chính vì vậy, nguồn nhân lực kinh doanh thương mại thật sự rất cần thiết và luôn có nhu cầu tuyển dụng.
Trong điều kiện nền kinh tế phát triển không ngừng, sinh viên tốt nghiệp ngành kinh doanh thương mại có nhiều lựa chọn công việc khác nhau với môi trường làm việc đa dạng và năng động. Với kiến thức chuyên môn vững, khả năng ngoại ngữ tốt, cử nhân ngành kinh doanh thương mại có thể tìm kiếm các cơ hội việc làm hấp dẫn tại các công ty sản xuất, các doanh nghiệp, tổ chức cả trong nước lẫn các doanh nghiệp, tổ chức có liên kết với nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.
ViecLamVui Review
1001 NGÀNH HỌC - VIECLAMVUI REVIEW
ViecLamVui tổng hợp 1001 ngành nghề đào tạo của tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên cả nước ➤ Giúp bạn trả lời câu hỏi: Học ngành này ra làm gì? lương bao nhiêu? học những gì? học trường nào? con đường thăng tiến?
- Ngành Công Nghệ Thông Tin
- Ngành Quản Trị Kinh Doanh
- Ngành Ngôn Ngữ Anh
- Ngành Tâm Lý Học
- Ngành Marketing
- Ngành Quan Hệ Quốc Tế
- Ngành Logistics
- Ngành Thiết Kế Đồ Họa
- Ngành Du Lịch
- Ngành Truyền Thông
- Ngành Thương Mại Điện Tử
- Ngành Quản Trị Khách Sạn
- Ngành Công Nghệ Thực Phẩm
- Ngành Tài Chính Ngân Hàng
- Ngành Công Nghệ Sinh Học
- Ngành Quản Trị Nhân Lực
- Ngành Khoa Học Máy Tính
- Ngành Cơ Điện Tử
- Ngành Quan Hệ Công Chúng
- Ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện
- Ngành Kế Toán
- Ngành Kinh Doanh Thương Mại
- Ngành Luật
- Ngành Thiết Kế Nội Thất
- Ngành Tổ Chức Sự Kiện
- Ngành IT
#NganhKinhDoanhThuongMai #ViecLamVui