Đời sống kinh tế xã hội phát triển và kèm theo đó là những áp lực về tinh thần, những căng thẳng, lo toan khiến con người ngày càng quan tâm và chú trọng hơn đến việc chăm sóc sức khỏe tinh thần để giảm đi các nguy cơ bị trầm cảm do stress. Với thực tế đó, ngành tâm lý học đang ngày càng được quan tâm và ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực đi cùng với nhu cầu về nguồn nhân lực.
Tại Việt Nam, ngành này cũng còn khá mới mẻ nên chắc sẽ có rất nhiều bạn quan tâm không biết ngành này đào tạo những gì, có thể làm gì sau khi ra trường, hay mức lương có hấp dẫn không...? Để hiểu rõ hơn ngành tâm lý học, hãy tham khảo những thông tin được ViecLamVui tổng hợp sau đây.
Ngành tâm lý học là gì?
Ngành tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về tâm trí và hành vi của con người. Việc nghiên cứu ở đây cụ thể là nghiên cứu việc xử lý thông tin và biểu hiện hành vi ở con người, làm rõ bản chất của con người bằng cách đi sâu vào mọi ngõ ngách của đời sống từ kinh tế, chính trị, xã hội cho đến văn hóa, giáo dục, y học, triết học,… Từ việc nghiên cứu, ngành tâm lý học không chỉ giải thích những gì chúng ta làm và cách ta thực hiện mà còn chuyên sâu vào quá trình suy nghĩ và lí luận những hành vi đó.
Học những gì?
Với ngành tâm lý học, ngoài những khối kiến thức chung bắt buộc của bậc đại học, các bạn sẽ được đào tạo về khối kiến thức ngành cũng như những kiến thức chuyên sâu thuộc lĩnh vực tâm lý như: tâm lý học xã hội, tâm lý học giao tiếp, tâm lý học gia đình, tâm lý học lao động, tâm lý học giáo dục, tâm lý học phát triển, tâm lý học sức khoẻ, tâm lý học nhân cách, tâm lý học tham vấn, liệu pháp nhận thức hành vi, tham vấn học đường, các chuyên đề về tệ nạn xã hội, chuyên đề về xử lý tình huống trong đời sống,…
Gồm những chuyên ngành nào? Ra trường làm gì?
Tuỳ theo chương trình đào tạo của các trường đại học, ngành tâm lý học sẽ có những chuyên ngành khác nhau để sinh viên lựa chọn. Một số chuyên ngành tâm lý học để bạn tìm hiểu tuỳ theo đam mê và khả năng của mình là
Chuyên ngành đào tạo | Kiến thức chuyên môn |
Tâm lý học xã hội | Kiến thức về tâm lý trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như tâm lý học gia đình, tâm lý học giới, tâm lý học văn hoá, tâm lý học dân tộc, tâm lý học tôn giáo, tâm lý học pháp lý... |
Tâm lý học tội phạm | Đào tạo kiến thức giúp các nhà tâm lý học tương lai nghiên cứu được tâm lý và suy nghĩ của tội phạm từ các yếu tố khu vực, đối tượng, hành vi phạm tội. Từ đó phác hoạ ra được chân dung gần chính xác nhất để hỗ trợ cảnh sát trong việc điều tra và phá án. |
Tâm lý học giáo dục | Nghiên cứu về cách mà con người học được từ những môi trường giáo dục xung quanh. Môn học liên quan đến những phương pháp học khác nhau và phát triển thường tập trung vào những học viên có nhu cầu đặc biệt như trẻ em có năng khiếu và những người bị khuyết tật về thể chất hay tinh thần. |
Tâm lý học Quản lý - Kinh doanh | Đào tạo kiến thức giúp người học nghiên cứu về các vấn đề tâm lý trong việc quản trị kinh doanh, hành vi giao tiếp trong quản lý kinh doanh, tổ chức doanh nghiệp, lao động hướng nghiệp... |
Tâm lý học lâm sàng | Cung cấp kiến thức giúp người học nghiên cứu về việc chẩn đoán và điều trị các rối loạn về tâm thần và cảm xúc, nhận biết được dấu hiệu của bệnh tâm thần và phương pháp giúp ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh nhân. Với chuyên ngành này, người học sẽ được học những môn học chuyên sâu về tâm lý trị liệu, tâm bệnh học trẻ em và thanh thiếu niên, tâm lý học đường, cách đánh giá trong tâm lý học lâm sàng... |
Sinh viên tốt nghiệp ngành tâm lý học có thể xin việc với các vị trí công việc như:
- Chuyên gia tâm lý học đường: Làm việc tại các trường học với vị trí phụ trách tâm lý học đường, hỗ trợ giáo viên, cha mẹ học sinh trong việc giải toả áp lực tâm lý của học sinh về mọi mặt, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Nhà trị liệu tâm lý: Làm việc tại các bệnh viện tâm thần, các trung tâm tư vấn, trị liệu tâm lý.
- Chuyên viên tham vấn về tâm lý: Làm việc tại các trung tâm tư vấn, trực các đường dây nóng, tổ chức phi chính phủ… giúp cho những người có nhu cầu hiểu, nhận thức được vấn đề của mình và tự tìm cách giải quyết.
- Nhà tư vấn tuyển dụng: Làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp...giúp các nhà quản lí doanh nghiệp… đánh giá nhu cầu nhân lực của tổ chức, nghiên cứu để xác định các yêu cầu của vị trí tuyển dụng, lên kế hoạch và thực hiện phỏng vấn tuyển dụng các ứng viên có những đặc điểm phù hợp.
- Nhà nghiên cứu về tâm lý học: Làm việc ở các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học cao đẳng, các công ty truyền thông… thực hiện công việc nghiên cứu tâm lí của từng cá nhân hoặc nhóm xã hội và áp dụng kết quả nghiên cứu để giảm thiểu sự đau khổ và những áp lực hàng ngày; tăng cường sức khoẻ tinh thần và khuyến khích các hành vi hợp lí của cá nhân và nhóm.
Lương bao nhiêu?
Cũng như những ngành nghề khác, mức lương của ngành tâm lý học phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như năng lực chuyên môn, địa điểm làm việc hay trình độ kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Một số vị trí công việc ngành tâm lý học và mức lương tham khảo như sau
Vị trí công việc | Mô tả công việc |
Kinh nghiệm (Năm) |
Mức lương (đồng/tháng) |
Chuyên viên tư vấn tâm lý tại các trung tâm tư vấn |
+ Thực hiện công việc trắc nghiệm tâm lý cho bệnh nhân + Tư vấn tâm lý, chỉ định liệu pháp tâm lý cho bệnh nhân có nhu cầu theo đúng các tiêu chuẩn, quy trình chuyên môn |
+2 | 10.000.000 - 12.000.000 |
Chuyên viên trị liệu tâm lý |
+ Thực hiện công việc trị liệu tâm lý cho các đối tượng khác nhau + Đưa ra các phương pháp, kỹ thuật thông qua cách thức giao tiếp nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe, tinh thần, tháo gỡ các vấn đề trong cảm xúc và hành vi của người bệnh |
+2 | 12.000.000 - 18.000.000 |
Giáo viên tâm lý | + Đồng hành và thúc đẩy các bài tập rèn luyện bản thân về các phẩm chất, năng lực và kỹ năng cần thiết | +2 | 8.000.000 - 10.000.000 |
Chuyên viên giảng dạy kỹ năng sống | Thực hiện giáo án và công việc giảng dạy, đào tạo kỹ năng sống cho các đối tượng khác nhau | 1 - 2 | 8.000.000 - 10.000.000 |
Chuyên viên tư vấn tuyển dụng |
+ Tìm kiếm và tạo dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng là doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng các vị trí đặc biệt hoặc khan hiếm trên thị trường lao động + Hỗ trợ tư vấn và ứng dụng phương pháp tuyển dụng bài bản để tìm được ứng viên phù hợp |
+2 | 12.000.000 - 15.000.000 |
Có dễ xin việc không?
Đời sống ngày càng phát triển, đi cùng với sự hiện đại và văn minh của xã hội thì những áp lực từ các khía cạnh cuộc sống cũng khiến con người dễ phát sinh các vấn đề về tâm lý. Con người cũng quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khỏe tinh thần song song với việc chăm sóc sức khoẻ thể chất để có cuộc sống hài hoà về mọi mặt. Chính vì vậy, cử nhân ngành tâm lý học có nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn trong nhiều lĩnh vực.
Với kiến thức chuyên môn được đào tạo, sau khi tốt nghiệp ngành này, người học có thể đảm trách nhiều công việc khác nhau: giảng dạy và nghiên cứu tâm lý học tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm, viện nghiên cứu; chuyên viên tư vấn tâm lý tại các công ty, trường học...; chuyên viên trị liệu tâm lý tại bệnh viện;... Hơn thế nữa, nếu bạn có năng khiếu diễn đạt thì việc trở thành chuyên gia dạy kỹ năng mềm hay nhà diễn thuyết nổi tiếng sẽ là hiện thực trong tầm tay.
ViecLamVui Review
1001 NGÀNH HỌC - VIECLAMVUI REVIEW
ViecLamVui tổng hợp 1001 ngành nghề đào tạo của tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên cả nước ➤ Giúp bạn trả lời câu hỏi: Học ngành này ra làm gì? lương bao nhiêu? học những gì? học trường nào? con đường thăng tiến?
- Ngành Công Nghệ Thông Tin
- Ngành Quản Trị Kinh Doanh
- Ngành Ngôn Ngữ Anh
- Ngành Tâm Lý Học
- Ngành Marketing
- Ngành Quan Hệ Quốc Tế
- Ngành Logistics
- Ngành Thiết Kế Đồ Họa
- Ngành Du Lịch
- Ngành Truyền Thông
- Ngành Thương Mại Điện Tử
- Ngành Quản Trị Khách Sạn
- Ngành Công Nghệ Thực Phẩm
- Ngành Tài Chính Ngân Hàng
- Ngành Công Nghệ Sinh Học
- Ngành Quản Trị Nhân Lực
- Ngành Khoa Học Máy Tính
- Ngành Cơ Điện Tử
- Ngành Quan Hệ Công Chúng
- Ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện
- Ngành Kế Toán
- Ngành Kinh Doanh Thương Mại
- Ngành Luật
- Ngành Thiết Kế Nội Thất
- Ngành Tổ Chức Sự Kiện
- Ngành IT
#NganhTamLyHoc #ViecLamVui