Logo

Ngành Cơ điện tử là gì? Học những gì? Gồm những chuyên ngành nào? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu? Có dễ xin việc không?

Lượt xem: 6248
Ngày đăng: 16/03/2024

Thời buổi khoa học công nghệ phát triển, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng các dây chuyền thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất để đạt hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh. Chính vì vậy, nhân lực ngành cơ điện tử có thêm nhiều cơ hội việc làm, khả năng phát triển nghề nghiệp và tạo nên sức hút của ngành. Với ngành cơ điện tử, bạn sẽ được học những kiến thức và chuyên ngành gì, làm việc ở những vị trí nào và mức lương ra sao...? Hãy cùng ViecLamVui tìm hiểu thêm về ngành cơ điện tử qua những thông tin được tổng hợp sau.

Ngành cơ điện tử - ViecLamVui

Ngành Cơ điện tử là gì

Ngành Cơ điện tử, các trường đại học thường gọi là ngành Kỹ thuật Cơ điện tử hay Công nghệ Kỹ thuật Cơ điện tử, là ngành học kết hợp của kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện tử và kỹ thuật máy tính. Mục đích của ngành học này là liên kết cộng năng của nhiều lĩnh vực, phát triển tối đa tư duy hệ thống trong thiết kế và phát triển sản phẩm, nhằm tạo ra những sản phẩm thông minh ứng dụng công nghệ cao, có những tính năng vượt trội trong lĩnh vực công – nông nghiệp.

Ngành Cơ điện tử học những gì?

Với chương trình đào tạo bậc đại học, sinh viên theo học ngành cơ điện tử sẽ được trang bị kiến thức cơ sở về khoa học và công nghệ trong nhiều lĩnh vực khác nhau như cơ khí, điện, điện tử, tự động hóa... làm nền tảng giúp sinh viên nắm bắt kiến thức chuyên ngành Cơ điện tử và khả năng học tập nâng cao trình độ.

Về kiến thức chuyên ngành, sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử, phân tích, tính toán, thiết kế và thi công các hệ thống cơ điện tử và các máy tự động; vận hành và lập trình điều khiển các loại máy gia công cơ khí, máy CNC, các thiết bị tự động hóa theo hướng tích hợp các hệ thống khí nén, thủy lực, vi điều khiển, điều khiển PLC…

Ngoài ra, để người học dễ dàng nắm bắt được những cơ hội việc làm và đảm nhận tốt các vị trí công việc thuộc lĩnh vực chuyên môn, các trường đại học có đào tạo ngành cơ điện tử còn chú trọng đào tạo các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học và những kỹ năng mềm khác, cũng như được tham gia thực tập thực tế tại nhiều đơn vị doanh nghiệp... giúp người học vừa vững kiến thức, vừa có kinh nghiệm để tự tin hoà nhập vào môi trường làm việc và phát triển nghề nghiệp chuyên môn mà mình theo đuổi.

Ngành Cơ điện tử gồm những chuyên ngành nào? Ra trường làm gì?

Tại hầu hết các trường đại học có đào tạo các ngành kỹ thuật, ngành cơ điện tử là một ngành học bao gồm tất cả những kiến thức chuyên môn được đào tạo thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ điện tử. 

Ở một số trường đại học khác, cơ điện tử sẽ là chuyên ngành của ngành Kỹ thuật cơ khí - ngành học bao trùm một lĩnh vực rộng lớn; ứng dụng các nguyên lý cơ bản về toán học, vật lý, nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng, năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, tạo ra các loại máy móc, thiết bị, các vật dụng hữu ích.

Tuy nhiên, với chương trình đào tạo về kỹ thuật cơ điện tử, người học sau khi tốt nghiệp sẽ có khối kiến thức chuyên môn tốt và đáp ứng được yêu cầu của các vị trí công việc liên quan trong ngành. Khối kiến thức bao gồm trong chương trình đào tạo như:

  • Kiến thức tổng quát và các kỹ năng làm việc trong nhóm ngành kỹ thuật
  • Kiến thức cơ bản về phân tích và thiết kế hệ thống
  • Kiến thức căn bản về các loại vật liệu cơ khí, nguyên lý hoạt động của các cơ cấu và chi tiết máy
  • Kiến thức căn bản về linh kiện điện tử và mạch điện tử
  • Kiến thức cơ bản về lập trình và phương pháp lập trình
  • Kiến thức nâng cao về mạch điện tử và ứng dụng trong một số lĩnh vực
  • Kiến thức chuyên sâu về lập trình và giao tiếp thiết bị
  • Kiến thức về khảo sát và phân tích động lực học của hệ thống
  • Kiến thức về các loại thiết bị đo lường và cơ cấu chấp hành cơ điện tử
  • Kiến thức chuyên sâu về thiết kế các bộ điều khiển kinh điển và hiện đại
  • Kiến thức tổng hợp về các mạch điện tử, cơ cấu chấp hành, giải thuật điều khiển và phương pháp lập trình cho hệ thống cơ điện tử

Sau khi tốt nghiệp ngành cơ điện tử, với chuyên môn và kỹ năng được đào tạo, người học có thể tìm kiếm và đảm nhận những vị trí công việc như

  • Kỹ sư thiết kế, chuyên vận hành hệ thống phần cứng và phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động.
  • Chuyên viên tư vấn công nghệ, thiết kế kỹ thuật, lập trình điều khiển, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động, bán tự động tại các công ty, doanh nghiệp về cơ khí, điện và điện tử.
  • Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp liên quan đến cơ khí, điện tử.
  • Chuyên viên kỹ thuật cơ điện, phòng điều khiển, phòng công nghệ tự động điều khiển các dây chuyền sản xuất tự động trong các nhà máy như: sản xuất xi măng, nhà máy sữa, sản xuất giấy, phân bón...
  • Chuyên viên quản lý chuyên vận hành bảo trì các hệ thống điện tử công nghiệp, robot công nghiệp trong các dây chuyền sản xuất tự động như: Lắp ráp ô tô, robot hàn tự động, robot lắp ráp linh kiện điện tử.
  • Chuyên viên kinh doanh tham mưu, tư vấn kỹ thuật cho các nhà cung cấp dịch vụ và phát triển sản phẩm lĩnh vực cơ điện tử trong và ngoài nước.
  • Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ trong các viện nghiên cứu; chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ cơ điện tử.

Việc làm ngành cơ điện tử - ViecLamVui

Mức lương ngành cơ điện tử

Với đặc thù ngành nghề, ngành cơ điện tử đòi hỏi nhân sự phải có tay nghề chuyên môn cũng như tính chất công việc khá phức tạp nên chế độ đãi ngộ cho các vị trí công việc của ngành nghề này cũng khá tốt. 

  • Mức lương dành cho nhân sự mới ra trường, chưa có kinh nghiệm: 7.000.000 - 9.000.000 đồng/tháng.
  • Mức lương dành cho kỹ sư tay nghề cao: 14.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng

Mức lương và một số vị trí công việc tiêu biểu trong ngành cơ điện tử

Vị trí công việc Mô tả công việc

Kinh nghiệm

(Năm)

Mức lương

(đồng/tháng)

Nhân viên kỹ thuật cơ điện tử

+ Lắp đặt, bảo hành, bảo trì, sửa chữa máy công cụ, máy cơ khí tiện ích cầm tay, máy CNC, laser, chấn, đột đạp, cắt plasma,...

+ Lập kế hoạch, quản lý tiến độ và triển khai dự án

+ Xây dựng tài liệu hồ sơ cho các loại máy

+ Hỗ trợ kinh doanh tư vấn kỹ thuật

+ Chạy mô phỏng, cài đặt chương trình, kiểm tra đánh giá kết quả máy 

+1 9.000.000 - 12.000.000
Chuyên viên quản lý thiết bị điện, tự động hoá

+ Lưu trữ, quản lý chương trình của toàn bộ các thiết bị trong nhà máy

+ Theo dõi, giám sát cập nhật chương trình, driver mới cho thiết bị khi có nhu cầu

+ Tham gia xử lý các sự cố thiết bị

+ Theo dõi và lập đề nghị kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị áp lực, nâng hạ, đo lường

1 - 2 9.000.000 - 12.000.000
Kỹ sư tự động hoá

+ Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tự động hoá

+ Thực hiện thiết kế sơ đồ nguyên lý, mạch in cho thiết bị

+ Thực hiện lập trình firmware cho các dòng vi điều khiển...

+ Kiểm tra thử và sửa lỗi thiết kế phần cứng

+ Triển khai thử nghiệm các giải pháp công nghệ sản xuất thiết bị và đánh giá sản phẩm

+3 16.000.000 - 18.000.000
Kỹ sư Điện - Tự động hoá 

+ Kiểm soát hệ thống điều khiển tự động hóa, điều chỉnh cho phù hợp với thiết bị và yêu cầu công nghệ

+ Lập kế hoạch và giám sát công tác bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị định kỳ

+ Giám sát và chỉ đạo công tác sửa chữa khắc phục các sự cố thiết bị điện và tự động hóa

+ Quản lý, cập nhật các thay đổi về hệ thống thiết bị điện, tài liệu, bản vẽ kỹ thuật

+ Nghiên cứu đề xuất cải tiến thiết bị nhằm hợp lý hóa sản xuất, an toàn, tiết kiệm, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

+2 15.000.000 - 18.000.000
Kỹ sư thiết kế PCB

+ Phân tích và thực hiện thiết kế PCB theo các thông tin và yêu cầu

+ Phối hợp và hỗ trợ các bộ phận khác về các vấn đề kỹ thuật liên quan đến thiết kế PCB để đảm bảo tính linh hoạt của sản xuất

2 - 3 18.000.000 - 20.000.000

Ngành Cơ điện tử có dễ xin việc không?

Trong thời buổi khoa học công nghệ phát triển, phần lớn các doanh nghiệp trong nước cũng như các công ty liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài đều sử dụng các dây chuyền thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất để đạt hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh. Chính vì vậy, theo đánh giá của các chuyên gia, nhu cầu nhân lực cho ngành kỹ thuật cơ điện tử luôn có chiều hướng gia tăng với nhiều ví trị việc làm hấp dẫn, mức lương cao. 

Với mục tiêu đào tạo ngành cơ điện tử tại nhiều trường đại học hiện nay là theo định hướng ứng dụng. Vì vậy, sinh viên sau khi ra trường có cơ hội việc làm không chỉ ở trong nước mà còn ở quy mô toàn cầu. Ngành kỹ thuật cơ điện tử hiện đang là ngành có tốc độ tăng trưởng cao, cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến là không giới hạn nếu như bạn vững chuyên môn, kỹ năng làm việc chuyên nghiệp, thành thạo nghề.

Thời buổi khoa học công nghệ phát triển, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng các dây chuyền thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất để đạt hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh. Chính vì vậy, nhân lực ngành cơ điện tử có thêm nhiều cơ hội việc làm, khả năng phát triển nghề nghiệp và tạo nên sức hút của ngành. Với ngành cơ điện tử, bạn sẽ được học những kiến thức và chuyên ngành gì, làm việc ở những vị trí nào và mức lương ra sao...? Hãy cùng ViecLamVui tìm hiểu thêm về ngành cơ điện tử qua những thông tin được tổng hợp sau.

#NganhCoDienTu #ViecLamVui

Bạn có thể đăng tin tuyển dụng miễn phí, tìm việc làm miễn phí các vị trí công việcViệc làm Điện, Điện tử. Bài viết thuộc danh mụcBlog Việc làm Điện, Điện tử trên ViecLamVui