Logo

Ngành Công nghệ thực phẩm là gì? Học những gì? Gồm những chuyên ngành nào? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu? Có dễ xin việc không?

Lượt xem: 9467
Ngày đăng: 17/03/2024

Trước nhu cầu của xã hội về thực phẩm an toàn, ngành công nghệ thực phẩm ngày càng có chỗ đứng vững chắc, được chính phủ quan tâm đầu tư phát triển và tạo ra được nhiều cơ hội việc làm cho những ai theo đuổi ngành nghề này. Để hiểu rõ hơn ngành công nghệ thực phẩm là gì, hãy cùng ViecLamVui tìm hiểu tổng quan về chuyên ngành đào tạo, các vị trí công việc và mức lương hiện nay của ngành này nhé.

Ngành Công nghệ thực phẩm - ViecLamVui

Ngành Công nghệ thực phẩm là gì?

Ngành công nghệ thực phẩm là ngành học bao gồm các lĩnh vực: bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,… Ngành học này được ứng dụng vô cùng đa dạng vì tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng đều có thể ứng dụng kiến thức của ngành học này.

Học những gì?

Sinh viên theo học ngành Công nghệ thực phẩm được trang bị khối kiến thức nền tảng, chuyên sâu về hóa học, sinh học; vệ sinh an toàn thực phẩm; nguyên liệu chế biến và quy trình phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm; phương pháp chế biến thực phẩm,... nhằm tối ưu hóa dinh dưỡng trong việc phục vụ nhu cầu ăn uống của cộng đồng. 

Bên cạnh đó, sinh viên còn được học chuyên sâu về công nghệ chế biến thịt cá, đông lạnh thủy sản, công nghệ bảo quản, chế biến lương thực, công nghệ chế biến đường, sữa, đồ uống, chất béo thực phẩm,…

Sinh viên được học lý thuyết gắn liền với thực hành trong phòng thí nghiệm hiện đại, tập làm quen với công việc phân tích thực phẩm, đánh giá mức độ vệ sinh an toàn thực phẩm và thực hiện các quy trình công nghệ chế biến, sản xuất, bảo quản thực phẩm...; cũng như tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng chuyên môn thông qua các chuyến đi trải nghiệm thực tế tại các nhà máy, khu công nghiệp...

Gồm những chuyên ngành nào? Ra trường làm gì?

Theo học ngành công nghệ thực phẩm, các bạn sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên, đáp ứng cho việc tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, chuyên sâu của ngành. 

Tiếp theo đó, các bạn sẽ được học tập các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành giúp người học đủ năng lực phân tích, phát hiện, giải quyết các vấn đề liên quan đến sản xuất thực phẩm. Từ đó, phát huy tính sáng tạo trong hoạt động nghề nghiệp, khả năng tự học và tự nghiên cứu. Các môn học chuyên ngành tiêu biểu của ngành công nghệ thực phẩm sẽ được giảng dạy trong chương trình đào tạo của trình độ đại học như là:

  • Phát triển sản phẩm
  • Phân tích thực phẩm
  • Công nghệ sau thu hoạch
  • Công nghệ chế biến thực phẩm
  • Công nghệ sinh học thực phẩm
  • Hoá sinh học thực phẩm
  • Vi sinh vật học thực phẩm
  • Dinh dưỡng
  • An toàn thực phẩm
  • Quản lý chất lượng
  • Thiết kế công nghệ và nhà máy thực phẩm
  • Công nghệ sản xuất/chế biến rượu, bia, nước giải khát; rau quả; dầu thực vật; đường, bánh, kẹo; thịt, trứng, thủy sản; trà, cà phê, ca cao; lương thực, nước chấm, gia vị…
  • Thực phẩm chức năng
  • Quản lý chuỗi cung ứng và truy nguyên nguồn gốc thực phẩm

Với khối kiến thức chuyên môn được giảng dạy, cử nhân ngành Công nghệ thực phẩm sau khi ra trường có thể làm việc ở các vị trí:

  • Kỹ sư quản lý quá trình chế biến - bảo quản - kiểm định thực phẩm, dây chuyền sản xuất,… tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm, các viện nghiên cứu, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm
  • Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế và vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và trung tâm y tế dự phòng
  • Nhân viên phụ trách kỹ thuật dây chuyền chế biến, bảo quản, kiểm định thực phẩm
  • Nhân viên nghiên cứu nâng cao chất lượng, cải thiện kỹ thuật chế biến thực phẩm trong các phòng Nghiên cứu - Phát triển sản phẩm
  • Nhân viên phụ trách  kỹ thuật trong hệ thống phân phối và tiếp thị sản phẩm thực phẩm
  • Nhân viên tư vấn về quy định và luật thực phẩm 
  • Chuyên viên kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm tại các cơ quan kiểm nghiệm, trung tâm dinh dưỡng
  • Nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu về công nghệ thực phẩm của Việt Nam và nước ngoài

Ngành công nghệ thực phẩm - ViecLamVui

Lương bao nhiêu?

Cũng như nhiều ngành nghề việc làm khác, lương ngành công nghệ thực phẩm cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: theo trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng nghề nghiệp, vị trí công việc, quy mô công ty, vùng miền... 

  • Sinh viên mới tốt nghiệp ra trường: chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc, bắt đầu với các vị trí công việc cơ bản sẽ có mức lương khoảng 6.000.000 - 7.000.000 đồng/tháng. 
  • Người lao động có kinh nghiệm và tuổi nghề: Sau thời gian làm việc, người lao động đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm làm việc, có khả năng chuyên môn nâng cao, đồng nghĩa là cơ hội thăng tiến nghề nghiệp cũng rộng mở. Các chuyên viên, kỹ sư thực phẩm, quản lý, giám sát bộ phận có thể đạt được mức lương từ 14 triệu - 20 triệu đồng/tháng. Nếu làm việc ở những tập đoàn lớn của nước ngoài, mức lương có thể lên đến 2.000 USD - 3.000 USD/tháng tuỳ theo tầm quan trọng của vị trí công việc.
Vị trí công việc Mô tả công việc

Kinh nghiệm

(Năm)

Mức lương

(đồng/tháng)

Chuyên viên nghiên cứu phát triển sản phẩm

+ Tiếp nhận nghiên cứu những sản phẩm mới bao gồm: lựa chọn phương án công nghệ, nghiên cứu máy móc thiết bị phù hợp công nghệ, quy trình công nghệ vận hành, trên mô hình thử nghiệm

+ Đề xuất các ý tưởng phát triển sản phẩm mới mảng thực phẩm

+ Phối hợp lập kế hoạch, kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất và chất lượng của sản phẩm mới

+ Tham gia soạn thảo những tài liệu liên quan đến sản phẩm mới (định mức, hướng dẫn công việc…)

+2 10.000.000 - 12.000.000
Kỹ sư chế biến nông sản

+ Nghiên cứu các quy trình kỹ thuật chế biến nông sản như mục tiêu đề ra

+ Nghiên cứu các phương pháp chế biến hiệu quả để cải thiện năng suất

+ Giám sát, hướng dẫn công nhân các quy trình chế biên nông sản

+ Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

+2 12.000.000 - 15.000.000
Kỹ sư chế biến thuỷ sản

+ Nghiên cứu các phương pháp chế biến hiệu quả để cải thiện năng suất

+ Hướng dẫn, giám sát và quản lý công nhân trong các giai đoạn chế biến

+ Quản lý hệ thống vận hành máy, dây chuyền vận chuyển sản phẩm thủy hải sản đã đóng gói

+ Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

+2 12.000.000 - 15.000.000
Giám sát chất lượng sản xuất

+ Hướng dẫn công nhân công tác sơ chế và đóng gói thực phẩm theo yêu cầu

+ Lập kế hoạch sơ chế hàng và chuẩn bị cơ sở vật chất, trang bị thiết bị phục vụ cho hoạt động sơ chế

+ Kiểm tra chất lượng hàng hóa trước và sau quá trình sơ chế

+ Thường xuyên khiểm tra và giám sát quá trình sản xuất

+ Kịp thời phát hiện ra sản phẩm lỗi, xác định nguyên nhân và tìm biện pháp xử lý

+2 7.000.000 - 9.000.000
Nhân viên kỹ thuật QC

+ Giám sát sản xuất

+ Vận hành dây chuyền sản xuất

+1 7.000.000 - 9.000.000
Nhân viên kiểm tra chất lượng

+ Thực hiện việc kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ở các vị trí được giao

+ Đảm bảo các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm tại dây chuyền phụ trách được giám sát đầy đủ

+ Đảm bảo việc kiểm tra trọng lượng hàng hóa tại dây truyền phụ trách được giám sát đầy đủ

+ Đảm bảo hàng hóa tại dây chuyền phụ trách có chất lượng, tính an toàn phù hợp yêu cầu của khách hàng hoặc tiêu chuẩn nội bộ

1 - 2 7.000.000 - 9.000.000

Có dễ xin việc không?

Việt Nam là một đất nước có sản lượng nông sản, thủy hải sản lớn xuất khẩu ra thị trường thế giới. Vì vậy, vấn đề về công nghệ thực phẩm lại càng trở nên quan trọng và có tính bức thiết trong nhu cầu phát triển chung của ngành. Theo khảo sát nhu cầu việc làm dự báo trong khoảng 2015 – 2025, ngành công nghệ thực phẩm đứng thứ 2 trong top những ngành có nhu cầu lao động cao nhất của Việt Nam.

Ngoài ra, nhu cầu về thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu của đời sống xã hội. Nhiều doanh nghiệp thực phẩm liên tục được xây dựng, đầu tư để đa dạng hóa chủng loại và chất lượng sản phẩm phục vụ cho nhu cầu thị trường. Do vậy, thị trường lao động luôn có những vị trí tuyển dụng thích hợp để chào mời và chờ đón các kỹ sư công nghệ thực phẩm. 

Có thể nói, ngành công nghệ thực phẩm là một ngành học gắn liền với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn và chưa bao giờ lỗi thời vì tính ứng dụng đa dạng và tính thiết yếu trong cuộc sống. Bạn có thể tìm thấy nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn tại các tập đoàn lớn trong lĩnh vực thực phẩm như: Tân Hiệp Phát, Vinamilk, Kinh Đô,… hoặc cũng có thể lựa chọn bắt đầu sự nghiệp tại các công ty vừa và nhỏ để tích luỹ kinh nghiệm. 

Trước nhu cầu của xã hội về thực phẩm an toàn, ngành công nghệ thực phẩm ngày càng có chỗ đứng vững chắc, được chính phủ quan tâm đầu tư phát triển và tạo ra được nhiều cơ hội việc làm cho những ai theo đuổi ngành nghề này. Để hiểu rõ hơn ngành công nghệ thực phẩm là gì, hãy cùng ViecLamVui tìm hiểu tổng quan về chuyên ngành đào tạo, các vị trí công việc và mức lương hiện nay của ngành này nhé

#NganhCongNgheThucPham #ViecLamVui

Bạn có thể đăng tin tuyển dụng miễn phí, tìm việc làm miễn phí các vị trí công việcViệc làm Thực phẩm & Đồ uống. Bài viết thuộc danh mụcBlog Việc làm Thực phẩm & Đồ uống trên ViecLamVui

Loading feed...