Thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, xu thế thế giới đang chuyển sang thời đại số hoá, vì vậy, ngày nay không có một lĩnh vực nào có thể thiếu sự hiện diện của công nghệ thông tin. Đây chính là cơ hội việc làm rộng mở cho những ai theo đuổi ngành công nghệ thông tin. Vậy, theo học ngành này, bạn sẽ được học những chuyên ngành gì, được đào tạo kiến thức chuyên môn nào, sau khi ra trường có thể tìm việc làm ở đâu với mức lương ra sao...? Hãy cùng ViecLamVui tìm hiểu tổng quan về ngành công nghệ thông tin để có định hướng đúng cho nghề nghiệp của bạn nhé.
Ngành công nghệ thông tin là gì?
Để tìm hiểu về ngành công nghệ thông tin, trước tiên ta cần phải biết công nghệ thông tin là gì? Hiện nay, công nghệ thông tin còn được gọi là IT (Information Technology). Thuật ngữ công nghệ thông tin - IT có thể hiểu một cách khái quát chính là bao gồm phần mềm, mạng lưới Internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc quản lý, phân phối và xử lý dữ liệu, cũng như trao đổi, lưu giữ và sử dụng thông tin.
Vậy, ngành công nghệ thông tin là một ngành học được đào tạo để sử dụng máy tính và các phần mềm máy tính để phân phối và xử lý các dữ liệu thông tin, đồng thời dùng để trao đổi, lưu trữ và chuyển đổi các dữ liệu thông tin dưới nhiều hình thức khác nhau, nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.
Có thể thấy, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra với tốc độ nhanh theo cấp số nhân hiện nay nên công nghệ thông tin ngày càng phổ biến và ứng dụng mọi nơi trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Vì thế, ngành công nghệ thông tin trở thành một trong những ngành học HOT, được chú trọng và là một trong những ngành rất phát triển hiện nay.
Học những gì?
Ngành công nghệ thông tin có các chuyên ngành đào tạo khác nhau. Tuỳ từng chuyên ngành cụ thể mà người học sẽ được cung cấp những chương trình đào tạo với những kiến thức thú vị, liên quan trực tiếp đến chuyên ngành mà người học theo đuổi. Nhưng tóm lại, khi theo học ngành công nghệ thông tin, các bạn sẽ được cung cấp những kiến thức như:
- Kiến thức nền tảng, căn bản về máy tính
- Kiến thức căn bản về công nghệ thông tin
- Kiến thức cơ bản về mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm
- Các ngôn ngữ lập trình đang được sử dụng phổ biến hiện nay
- Các kiến thức chuyên ngành: Kỹ thuật lập trình, Thiết kế web, công nghệ phần mềm, Phân tích thiết kế hệ thống, Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu, Công nghệ JAVA , Lập trình hướng đối tượng, Đồ họa ứng dụng, Thiết kế hoạt ảnh, Xây dựng các phần mềm quản lý, Bảo mật hệ thống thông tin…
Ngoài những kiến thức chuyên ngành công nghệ thông tin, người học còn được các cơ sở giáo dục và đào tạo rèn luyện kỹ năng nghe - nói - đọc - viết tiếng Anh giao tiếp và cả tiếng Anh chuyên ngành; rèn luyện và phát triển các kỹ năng cá nhân như: kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lập kế hoạch... cũng như các kỹ năng nghề nghiệp khác. Với nền móng kiến thức chuyên môn và kỹ năng được đào tạo, người học hoàn toàn tự tin hoà nhập vào môi trường làm việc hiện đại, năng động tại các công ty, doanh nghiệp, tổ chức.
Gồm những chuyên ngành nào? Ra trường làm gì?
Với nhu cầu và sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực của cuộc sống hiện nay, ngành công nghệ thông tin trở thành một ngành học thu hút nhiều thí sinh ứng tuyển trong mỗi mùa tuyển sinh. Khi lựa chọn ngành học này, chắc rằng các bạn cũng rất quan tâm đến những chuyên ngành đào tạo cụ thể để có thể lựa chọn theo đuổi đam mê của mình.
Ngành công nghệ thông tin có chuyên ngành khá đa dạng. Các trường đào tạo ngành này hiện nay cũng đang xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo những chuyên ngành công nghệ thông tìn đáp ứng tốt cho nhu cầu học và ứng dụng trong thực tế của nghề nghiệp. Một số chuyên ngành có thể kể đến như là:
Chuyên ngành đào tạo | Kiến thức chuyên môn |
Khoa học máy tính (Computer science) | Chuyên ngành này dựa trên toán học – ngôn ngữ của máy tính. Những người theo đuổi chuyên ngành này sẽ hiểu tại sao máy tính hoạt động và có thể tạo ra một chương trình hoặc hệ điều hành với những tính năng như ý muốn. |
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu | Hiểu và làm chủ được những công nghệ mạng phổ biến như thư tín điện tử, truyền tải tập tin, truyền thông thông tin; hay những công nghệ tiên tiến như điện toán đám mây, tính toán lưới, tính toán di động, xây dựng và vận hành data center, an toàn và bảo mật thông tin. |
Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering) | Học các môn về khoa học máy tính, kỹ thuật và toán học. Với kiến thức được học, người học có thể giải quyết các vấn đề của phần cứng của máy tính, sáng tạo ra các loại máy móc có thể điều hành và các hệ thống siêu máy tính. |
Kỹ thuật mạng | Đào tạo kiến thức kiến thức chuyên sâu về quản trị mạng, dịch vụ mạng, thực hành an ninh mạng, thiết kế mạng, mạng không dây. |
Công nghệ phần mềm | Kiến thức về công nghệ phần mềm nâng cao, quản trị dự án phần mềm,… Người học có khả năng thiết kế, xây dựng, vận hành, bảo trì và phát triển hệ thống thông tin cho các tổ chức, cơ quan, trường học, doanh nghiệp,… |
Hệ thống thông tin quản lý | Kiến thức về quản lí dữ liệu, thông tin, khả năng phân tích, thiết kế, xây dựng, triển khai, quản trị và kiểm soát các hệ thống thông tin quản lý. |
An toàn thông tin | Đào tạo về vấn đề bảo mật, an ninh mạng thông tin. Người học sẽ được cung cấp những kiến thức về bảo mật thông tin, an ninh hệ thống mạng máy tính, điều tra tấn công,… |
Với khối kiến thức chuyên môn từ các chuyên ngành đào tạo của ngành công nghệ thông tin, sau khi tốt nghiệp ra trường, người học hoàn toàn tự tin để đảm nhận các vị trí công việc như:
- Lập trình viên phát triển ứng dụng
- Kỹ sư hệ thống
- Chuyên viên phát triển web
- Chuyên viên quản trị mạng và hệ thống tại các ngân hàng, các trung tâm dữ liệu, các nhà cung cấp dịch vụ Internet
- Chuyên viên thiết kế mạng chuyên nghiệp, xây dựng các mạng máy tính an toàn, hiệu quả cho các đơn vị có yêu cầu
- Chuyên viên phát triển ứng dụng trên di động và mạng không dây
- Chuyên viên xây dựng và phát triển các ứng dụng truyền thông: VoIP, hội nghị truyền hình
- Lập trình viên, đặc biệt là lập trình các phần mềm nhúng trên các thiết bị di động (Smartphone, Tablet, Iphone, Ipad,… ); các vi xử lý-vi điều khiển trong các hệ thống công nghiệp, xe ô tô, điện gia dụng, ngôi nhà thông minh,…
- Kỹ sư đảm nhiệm các công việc về công nghệ thông tin nói chung trong các cơ quan, doanh nghiệp chuyên và không chuyên về công nghệ thông tin
- Chuyên viên Quản trị mạng
- Chuyên viên An ninh mạng
- Chuyên viên Tư vấn & Thiết kế các hệ thống mạng và hệ thống An toàn Thông tin
- Lập trình viên cơ sở dữ liệu
- Quản trị viên hệ thống thông tin tại các cơ quan xí nghiệp
- Tư vấn viên, thiết kế viên, lập trình viên phần mềm trong công ty phần mềm…
- Nhân viên chuyên trách ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý và phân tích dữ liệu tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các cơ quan nhà nước, trung tâm nghiên cứu
- Giám đốc công nghệ thông tin (CIO)
Lương bao nhiêu?
Với tốc độ phát triển nhanh và mạnh của ngành công nghệ thông tin, nhiều công ty hàng đầu trong lĩnh vực này ở trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn vững vàng. Bênh cạnh đó, bất cứ tổ chức, doanh nghiệp tư nhân hay nhà nước nào hiện nay cũng cần có đội ngũ công nghệ thông tin chuyên trách để đáp ứng hiệu quả cho nhu cầu ứng dụng nền tảng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất và kinh doanh.
Điều này cho thấy nhu cầu về nhân lực IT không ngừng phát triển trong tương lai. Và nếu như bạn có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, thì chắc rằng mức lương cũng sẽ được trả tương xứng với năng lực của bạn. Sau đây là một số vị trí công việc trong ngành công nghệ thông tin và mức lương tương ứng để bạn có thể tham khảo:
Vị trí công việc | Mô tả công việc |
Kinh nghiệm (Năm) |
Mức lương (đồng/tháng) |
Lập trình viên Mobile App |
+ Tham gia thiết kế ứng dụng mobile, phân tích requirements, thiết kế hệ thống + Phát triển ứng dụng trên mảng tài chính, ví điện tử, cổng thanh toán, ngân hàng... + Tham gia phát triển ứng dụng khác của công ty trên nền tảng Android, iOS + Nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới |
1 - 2 | 12.000.000 - 15.000.000 |
Quản trị cơ sở dữ liệu |
+ Cài đặt, cấu hình, nâng cấp và bảo trì hệ thống với các hệ thống Quản trị cơ sở dữ liệu (Oracle, MS SQL Server, MySQL, …) + Xử lý và khắc phục các sự cố liên quan đến Database + Theo dõi và tối ưu hóa hiệu năng của Database + Xây dựng và thiết kế các vấn đề bảo mật Database + Thực hiện việc sao lưu và phục hồi Cơ sở dữ liệu + Vận hành và quản trị các máy chủ cơ sở dữ liệu |
2 - 3 | 10.000.000 - 12.000.000 |
Kỹ sư phần mềm |
+ Lập trình phần mềm nhúng cho các sản phẩm thông minh, IOT,... + Phân tích yêu cầu sản phẩm, thiết kế hệ thống, lập trình đa nhiệm, lập trình thời gian thực (RTOS) và gỡ lỗi chương trình + Lập trình C/C++ - Core Libraries, System applications, Coding Convention |
1 - 2 | 13.000.000 - 15.000.000 |
Quản trị mạng |
+ Kiểm tra, giám sát, sao lưu cấu hình các thiết bị router, switch, thuộc hệ thống mạng ngoại vi, mạng nội bộ, Core, Peering, POP Quốc tế, các thiết bị Firewall, cảnh báo DDOS + Xử lý sự cố liên quan đến hệ thống (lỗi thiết bị, lỗi routing…), khách hàng (lỗi kết nối, truy cập ứng dụng, tối ưu đường truyển…), vận hành hệ thống bảo mật của nội bộ, khách hàng |
1 - 2 | 9.000.000 - 11.000.000 |
Phát triển và thiết kế website |
+ Thực hiện thiết kế giao diện cho Website khách hàng + Phát triển Website dựa theo chiến lược của Công ty + Chịu trách nhiệm quản trị Webisite |
2 - 3 | 10.000.000 - 12.000.000 |
Có dễ xin việc không?
Có thể nói trong thời đại công nghệ số phát triển, đặc biệt, với tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ thông tin luôn phát triển từng ngày, từng giờ với tốc độ chóng mặt nên nhu cầu nhân lực ngành này là rất lớn. Hầu hết các tổ chức, các công ty, các doanh nghiệp đều cần đến người làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Chính vì vậy, sẽ không khó để có thể tìm được một công việc nếu bạn có kiến thức chuyên môn về CNTT.
Tuy nhiên, để có thể dễ dàng tìm kiếm cơ hội việc làm tốt cho mình, các bạn cũng cần trang bị thêm cho mình những kỹ năng mềm cần thiết cho công việc và trau dồi khả năng ngoại ngữ. Khi đã có nền tảng kiến thức, kỹ năng làm việc cùng khả năng ngôn ngữ tốt, các bạn tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin có thể nắm bắt được những cơ hội việc làm toàn cầu, dễ dàng thích nghi và toả sáng hơn.
ViecLamVui Review
1001 NGÀNH HỌC - VIECLAMVUI REVIEW
ViecLamVui tổng hợp 1001 ngành nghề đào tạo của tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên cả nước ➤ Giúp bạn trả lời câu hỏi: Học ngành này ra làm gì? lương bao nhiêu? học những gì? học trường nào? con đường thăng tiến?
- Ngành Công Nghệ Thông Tin
- Ngành Quản Trị Kinh Doanh
- Ngành Ngôn Ngữ Anh
- Ngành Tâm Lý Học
- Ngành Marketing
- Ngành Quan Hệ Quốc Tế
- Ngành Logistics
- Ngành Thiết Kế Đồ Họa
- Ngành Du Lịch
- Ngành Truyền Thông
- Ngành Thương Mại Điện Tử
- Ngành Quản Trị Khách Sạn
- Ngành Công Nghệ Thực Phẩm
- Ngành Tài Chính Ngân Hàng
- Ngành Công Nghệ Sinh Học
- Ngành Quản Trị Nhân Lực
- Ngành Khoa Học Máy Tính
- Ngành Cơ Điện Tử
- Ngành Quan Hệ Công Chúng
- Ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện
- Ngành Kế Toán
- Ngành Kinh Doanh Thương Mại
- Ngành Luật
- Ngành Thiết Kế Nội Thất
- Ngành Tổ Chức Sự Kiện
- Ngành IT
#NganhCongNgheThongTin #ViecLamVui