Logo

Ngành Marketing là gì? Học những gì? Gồm những chuyên ngành nào? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu? Có dễ xin việc không?

Lượt xem: 1526
Ngày đăng: 17/03/2024

Marketing là một bộ phận không thể thiếu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm và định vị thương hiệu trên thị trường. Chính vì tầm quan trọng của ngành marketing mà nhân sự của ngành này luôn nhận được sự ưu ái của các doanh nghiệp với những mức lương hấp dẫn và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. Những thông tin sau đây về chuyên ngành đào tạo, các vị trí công việc có thể đảm nhận sau khi ra trường, cơ hội việc làm, mức lương của ngành marketing... sẽ giúp các bạn đang có định hướng phát triển nghề nghiệp với ngành này có thể hiểu rõ hơn về ngành marketing.

Ngành Marketing - ViecLamVui

Ngành Marketing là gì?

Ngành marketing là ngành đào tạo kiến thức về tất cả các hoạt động hướng đến khách hàng nhằm thoả mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng bao gồm: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện...

Học những gì?

Theo học ngành marketing, người học sẽ được đào tạo tất cả những kiến thức nền tảng về marketing hiện đại. với các môn học chuyên sâu về marketing cụ thể như quản trị marketing, quản trị bán hàng, kành vi người tiêu dùng, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá và phân phối, quảng cáo và khuyến mãi, marketing quốc tế, marketing dịch vụ, PR…

Với những kiến thức đã học được, người học có khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, nghiên cứu thị trường; nghiên cứu hành vi tiêu dùng và nhu cầu khách hàng; hoạch định chiến lược quảng bá thương hiệu và phát triển sản phẩm hiệu quả; nhạy bén nhận biết cơ hội và thách thức trước các đối thủ cạnh tranh... Từ đó định hướng và xây dựng được những chiến dịch marketing đem lại hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, khi theo học ngành marketing tại các trường đại học uy tín với chương trình đào tạo chất lượng, người học còn được trang bị những kỹ năng như kỹ năng giao tiếp, đàm phán, thương lượng, lập kế hoạch... giúp trang bị công cụ vững chắc để người học có thể thành công và phát triển với nghề nghiệp đầy cạnh tranh này.

Gồm những chuyên ngành nào? Ra trường làm gì?

Mỗi trường đại học sẽ có mục tiêu chương trình đào tạo khác nhau đối với ngành marketing. Tuy nhiên, nhìn chung, ngành marketing thường bao gồm những chuyên ngành đào tạo như

Chuyên ngành đào tạo Kiến thức chuyên ngành
Quản trị marketing

Đào tạo kiến thức về digital marketing, marketing quốc tế, marketing dịch vụ, quản trị sản phẩm, quản trị kênh phân phối, thương mại điện tử...

Với những kiến thức được học, người học có thể vận dụng trong việc quản lý, xây dựng và quảng bá thương hiệu, tìm kiếm thị trường mục tiêu, phân tích, lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra việc thi hành chiến lược marketing... để đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Quản trị thương hiệu

Cung cấp những kiến thức về những kỹ thuật làm tăng giá trị thương hiệu, quản trị thương hiệu, nhượng quyền thương hiệu, xây dựng thương hiệu số, xây dựng thương hiệu cá nhân, hoạch định chiến lược giá...

Qua chương trình đào tạo, người học có thể vận dụng kiến thức chuyên ngành trong việc phân tích thông tin, lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu trong doanh nghiệp như: xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu, định vị thương hiệu…

Quảng cáo

Cung cấp kiến thức lĩnh vực quản trị khách hàng quảng cáo, chiến lược và chiến thuật phương tiện quảng cáo, quảng cáo trực tuyến, tổ chức sự kiện...

Qua những kiến thức được đào tạo, người học có thể vận dụng để tận dụng lĩnh vực truyền thông nhằm quảng bá hiệu quả một mặt hàng sản phẩm, dịch vụ cụ thể.

Tốt nghiệp ngành marketing, các bạn có thể tự tin ứng tuyển các vị trí công việc tại các công ty, doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực như là:

  • Chuyên viên nghiên cứu thị trường
  • Chuyên viên chăm sóc khách hàng
  • Chuyên viên quan hệ công chúng
  • Chuyên viên phát triển sản phẩm
  • Chuyên viên phát triển và quản trị thương
  • Chuyên viên tổ chức sự kiện
  • Cán bộ nghiên cứu hoạch định chiến lược marketing
  • Giảng dạy, nghiên cứu về marketing tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp

Ngành Marketing - ViecLamVui

Lương bao nhiêu?

Ngành nghề marketing là một ngành nghề có tính cạnh tranh cao. Chính vì vậy, khi theo đuổi nghề nghiệp này, mức lương cũng sẽ tuỳ thuộc vào trình độ chuyên môn, mức độ kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp của mỗi cá nhân.

Với một sinh viên mới ra trường, mức lương có thể nhận được từ 6 - 8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, sau thời gian làm việc và tích luỹ được những kinh nghiệm nhất định, mức lương của bạn có thể tăng lên từ 10 - 12 triệu đồng/tháng. Và với vị trí cấp quản lý, bạn có thể nhận được mức lương đến 20 - 30 triệu đồng/tháng. Bạn có thể tham khảo một số vị trí công việc và mức lương ngành marketing được ViecLamVui tổng hợp sau đây

Vị trí công việc Mô tả công việc

Kinh nghiệm

(Năm)

Mức lương

(đồng/tháng)

Chuyên viên marketing

+ Lên kế hoạch, thực hiện tổ chức các chương trình, sự kiện, hội thảo triển lãm giới thiệu sản phẩm

+ Quản lý trang web, trang fanpage công ty, thường xuyên cập nhật content

+ Thực hiện quảng cáo thông tin qua mail

+ Lên kế hoạch quảng cáo sản phẩm tới khách hàng mục tiêu

+ Quảng cáo hinh ảnh, tăng độ nhận diện công ty

+2 9.000.000 - 12.000.000
Chuyên viên Content Marketing 

+ Nghiên cứu các chủ đề liên quan đến sản phẩm, ngành hàng

+ Xác định nhu cầu, insight khách hàng để khai thác tối ưu nội dung đề ra và đề xuất các chủ đề mới phù hợp với các sản phẩm

+ Lên các nội dung, phát triển toàn bộ nội dung cho các chiến dịch tiếp thị, định hình thương hiệu bằng ngôn ngữ tiếp thị rõ ràng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của công ty

+2 12.000.000 - 15.000.000
Chuyên viên Content Social

+ Xây dựng, quản lý nội dung (bao gồm viết nội dung, trình bày nội dung, ý tưởng về hình ảnh) trên Fanpage và các kênh Social, Website, ấn phẩm in ấn, bao bì sản phẩm…

+ Viết bài tăng tương tác, follow trên các group, page các diễn đàn…

+ Xây dựng các nội dung kịch bản seeding trên group, page, các hội nhóm, post quảng cáo…

+1 7.000.000 - 9.000.000
Chuyên viên thương hiệu

+ Xây dựng, định vị, duy trì quản lý và phát triển thương hiệu

+ Phân tích, đánh giá kết quả triển khai kế hoạch và đề xuất các giải pháp phát triển thương hiệu

+ Xây dựng chiến dịch truyền thông cho thương hiệu

+ Triển khai thực hiện các sự kiện truyền thông thương hiệu, giám sát và quản lý ngân sách cho các sự kiện, xử lý các vấn đề tiêu cực về truyền thông

2 - 4 13.000.000 - 16.000.000
Quản lý Marketing Thương mại

+ Giám sát các chiến lược marketing thương mại và thực hiện trên các kênh phù hợp để tăng khối lượng bán hàng & khả năng hiển thị sản phẩm

+ Thúc đẩy doanh số bán hàng bằng cách thực hiện hoạt động khuyến mãi và giá hợp lý

+ Lập kế hoạch và thiết lập các chương trình để thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng

+5 25.000.000 - 30.000.000
Trưởng phòng Marketing

+ Quản lý và triển khai kế hoạch sale & marketing

+ Xây dựng chiến lược marketing phù hợp với chiến lược và mục tiêu tổng thể của công ty

+ Xây dựng các kế hoạch marketing cụ thể cho phòng ban

+ Giám sát thực hiện kế hoạch marketing của các phòng ban, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng

+ Lên kế hoạch và giám sát việc thực hiện các chiến dịch marketing theo deadline đề xuất

+5 25.000.000 - 35.000.000

Có dễ xin việc không?

Hiện cả nước có hơn 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, chính vì vậy sự cạnh tranh về thương hiệu trên thị trường đang trở nên gay gắt. Doanh nghiệp đã và đang bắt đầu tập trung vào những hoạt động marketing để khẳng định giá trị thương hiệu. 

Từ thực tế đó, ta có thể nhận thấy rằng nhu cầu nhân lực của ngành marketing là rất lớn. Hầu hết các tổ chức, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều cần đến đội ngũ marketing để vạch ra những chiến lược phát triển cho công ty, xây dựng sức mạnh thương hiệu và giúp cho sự tăng trưởng doanh thu vượt bậc.

Tuy vậy, cũng giống như mọi ngành nghề khác, ngành marketing có dễ xin việc hay không thì ngoài yếu tố năng lực còn phụ thuộc vào nhu cầu tuyển dụng của ngành đó trong từng bối cảnh xã hội. Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh gay gắt trong ngành marketing, bạn cũng cần hoàn thiện và nâng cao kiến thức chuyên môn, phát triển kỹ năng bản thân để có thể đạt được mục tiêu thăng tiến trong nghề nghiệp mà bạn đã chọn.

Marketing là một bộ phận không thể thiếu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển sản phẩm và định vị thương hiệu trên thị trường. Chính vì tầm quan trọng của ngành marketing mà nhân sự của ngành này luôn nhận được sự ưu ái của các doanh nghiệp với những mức lương hấp dẫn và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp. Những thông tin sau đây về chuyên ngành đào tạo, các vị trí công việc có thể đảm nhận sau khi ra trường, cơ hội việc làm, mức lương của ngành marketing... sẽ giúp các bạn đang có định hướng phát triển nghề nghiệp với ngành này có thể hiểu rõ hơn về ngành marketing.

#NganhMarketing #ViecLamVui

Bạn có thể đăng tin tuyển dụng miễn phí, tìm việc làm miễn phí các vị trí công việcViệc làm Marketing. Bài viết thuộc danh mụcBlog Việc làm Marketing trên ViecLamVui