Xuất phát từ nhu cầu thực tế trong hoạt động của các doanh nghiệp, quản trị nhân lực thật sự có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng bộ máy tổ chức bền vững của một công ty ổn định và phát triển hưng thịnh. Chính vì vậy, các doanh nghiệp luôn cần đến những nhân sự có chuyên môn ngành quản trị nhân lực để giải quyết hiệu quả vấn đề về nhân sự. Lựa chọn theo ngành quản trị nhân lực chắc các bạn cũng rất quan tâm đến những chuyên ngành đào tạo của ngành này cũng như mình nên tìm kiếm cơ hội việc làm ở đâu sau khi ra trường... Để tìm hiểu tổng quan về ngành quản trị nhân lực, bạn có thể tham khảo những thông tin được ViecLamVui tổng hợp sau đây.
Ngành Quản trị nhân lực là gì?
Ngành quản trị nhân lực còn được hiểu là ngành khai thác nguồn tài nguyên con người, ngành đào tạo những kiến thức, kỹ năng về công tác quản trị con người. Với sự hiểu biết về kiến thức, người học sẽ nắm bắt và vận dụng được tất cả những chính sách nhằm thực hiện các hoạt động, quyết định quản lý và tạo ra những ảnh hưởng tốt trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và toàn thể cán bộ công nhân viên.
Ngành Quản trị nhân lực học những gì?
Với chương trình đào tạo được thiết kế mang tính ứng dụng và thực hành cao, sinh viên theo học ngành quản trị nhân lực sẽ được trang bị các kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp; được học các kiến thức nền tảng về kinh doanh, quản trị và vận hành doanh nghiệp/tổ chức như: quản trị học, quản trị chiến lược, quản trị văn phòng, quản trị vận hành, quản trị marketing, quản trị bán hàng, quản trị tài chính, khởi nghiệp…
Bên cạnh đó, sinh viên còn được trang bị kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực nhân sự thông qua các môn học: Quản trị nguồn nhân lực, Định mức lao động tiền lương, An toàn lao động, Luật lao động, Hành vi tổ chức, Nghệ thuật lãnh đạo, Quản trị nhân lực trong môi trường đa văn hóa… Với khối kiến thức được đào tạo, người học có đủ kiến thức, năng lực, kỹ năng thực hành nghề nghiệp quản trị nhân sự từ khâu hoạch định đến thu hút, tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công ty; biết thực hiện các chính sách quản lý nguồn nhân lực một cách hiệu quả cho các tổ chức, doanh nghiệp.
Ngành Quản trị nhân lực gồm những chuyên ngành nào? Ra trường làm gì?
Thông thường, ngành quản trị nhân lực sẽ có định hướng chuyên ngành khác nhau tuỳ theo chương trình đào tạo của mỗi trường đại học. Tuy nhiên, xuất phát từ nhu cầu cầu thực tế của công việc, ngành quản trị nhân lực thường có các chuyên ngành đào tạo cụ thể như là:
- Đào tạo và phát triển nhân sự: Chuyên ngành sẽ trang bị những kiến thức tổng quan và chuyên sâu về nguồn nhân lực, xử lý các công việc hàng ngày, nắm bắt mối quan hệ tương tác giữa con người với con người, triển khai những công tác về điều hành, quản lý hành chính, nhân sự,… Qua đó, người học sẽ được trang bị khả năng phân tích môi trường kinh doanh; khảo sát, nghiên cứu thị trường lao động và đánh giá biến động để hoạch định, tổ chức, thực hiện và kiểm soát các kế hoạch, chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực hiệu quả cho tổ chức, doanh nghiệp.
- Tuyển dụng nhân sự: Cung cấp cho người học những kiến thức về nguồn nhân lực, kỹ năng chọn lọc, phỏng vấn ứng viên, mối quan hệ tương tác giữa con người với con người. Với những kiến thức chuyên ngành hữu ích, người học có thể áp dụng vào công việc thực tế để thực hiện các quy trình tuyển dụng nhân sự hiệu quả, tìm kiếm được những ứng viên tài năng và thích hợp với các yêu cầu, tiêu chí tuyển dụng của tổ chức/doanh nghiệp.
Với những kỹ năng và kiến thức được học, sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực có thể tự tin thực hiện tốt các yêu cầu của những vị trí công việc bao gồm
- Nhân viên hành chính văn phòng, hành chính nhân sự
- Chuyên viên tuyển dụng, đào tạo, tổ chức lao động tiền lương
- Chuyên viên tổ chức sự kiện, truyền thông, xử lý quan hệ nội bộ
- Chuyên viên hoạch định nhân sự, quản lý, đào tạo nhân sự
- Chuyên viên lương – chính sách
- Chuyên viên tư vấn nhân sự
- Headhunter - săn đầu người
Từ các vị trí bắt đầu trong nghề nghiệp, qua thời gian làm việc thực tế và tích luỹ kinh nghiệm, bạn hoàn toàn có thể tìm được cơ hội phát triển nghề nghiệp cho mình với việc thăng tiến lên các vị trí công việc cao hơn như trưởng phòng nhân sự, giám đốc nhân sự, phó tổng giám đốc phụ trách nhân sự...
Mức lương ngành Quản trị nhân lực?
Khi lựa chọn ngành quản trị nhân lực làm hướng đi nghề nghiệp cho mình, chắc chắn các bạn cũng rất băn khoăn về mức lương dành cho các vị trí công việc trong ngành nghề này và khả năng phát triển nghề nghiệp ra sao? Xuất phát từ nhu cầu thực tế trong hoạt động của các doanh nghiệp, nghề nhân sự thật sự rất cần thiết và có đóng góp quan trọng trong sự phát triển của các doanh nghiệp. Để có cái nhìn tổng quan hơn về cơ hội nghề nghiệp của ngành quản trị nhân lực, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua mức lương của một số vị trí công việc trong ngành này nhé
Vị trí công việc | Mô tả công việc |
Kinh nghiệm (Năm) |
Mức lương (đồng/tháng) |
Chuyên viên nhân sự |
+ Theo dõi, cập nhật sơ đồ tổ chức và mô tả công việc toàn công ty + Theo dõi các hoạt động hội nhập cho nhân sự mới gia nhập công ty + Theo dõi thực hiện chương trình quản lý thành tích + Giám sát tuân thủ các quy định/ chính sách liên quan đến lao động của công ty + Theo dõi, cập nhật hệ thống chính sách/ quy định của công ty |
+1 | 7.000.000 - 8.000.000 |
Chuyên viên tuyển dụng |
+ Tham gia tiếp nhận nhu cầu tuyển dụng của các phòng ban, lập kế hoạch tuyển dụng, triển khai kế hoạch tuyển dụng + Khai thác và tìm kiếm nguồn ứng viên + Đề xuất các kênh tuyển dụng hiệu quả + Tiếp nhận, xử lý hồ sơ ứng viên, kiểm tra, phỏng vấn, đề xuất kết quả tuyển dụng và tiếp nhận CBNV mới + Xây dựng kế hoạch tuyển dụng năm/quý |
+2 | 7.000.000 - 9.000.000 |
Chuyên viên tiền lương và phúc lợi |
+ Tham mưu cho trưởng phòng nhân sự xây dựng chính sách lương, thưởng, phúc lợi của công ty + Giải quyết các chính sách – chế độ, chăm lo các phúc lợi cho cán bộ công nhân viên + Thực hiện và kiểm soát công tác chấm công, tính lương + Thực hiện chế độ chính sách cho người lao động (bảo hiểm, thuế TNCN) + Quản lý, lưu trữ hồ sơ nhân sự + Phụ trách công tác nhân sự liên quan đến quá trình làm việc của nhân viên |
+2 | 8.000.000 - 9.000.000 |
Giám sát nhân sự |
+ Xây dựng và thực hiện chiến lược nhân sự phù hợp với chiến lược kinh doanh tổng thể trong từng giai đoạn phát triển của công ty + Xây dựng và quản lý quy trình tuyển dụng, giám sát tuyển chọn ứng viên + Đánh giá nhu cầu đào tạo để triển khai và giám sát các chương trình đào tạo + Giám sát và quản lý hệ thống đánh giá, thưởng phạt cho nhân viên + Là cầu nối giữa công nhân và quản lý, kịp thời giải quyết những khiếu nại, tranh chấp của công nhân |
+3 | 10.000.000 - 12.000.000 |
Phó phòng nhân sự |
+ Hỗ trợ trưởng phòng quản lý, đào tạo nhân viên + Phối hợp với các phòng ban để xem xét và thực hiện các công tác điều động nhân sự cho phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh + Phụ trách bộ phận tuyển dụng và tổng hợp + Tổng hợp và xác định nhu cầu tuyển dụng từ các phòng ban |
+3 | 12.000.000 - 15.000.000 |
Trưởng phòng nhân sự |
+ Xây dựng các chính sách, quy định, quy trình trong công ty + Xây dựng văn hóa công ty duy trì phát triển quan hệ nhân viên trong công ty theo văn hóa công ty + Hỗ trợ tư vấn Ban giám đốc các vấn đề về nhân sự và quản trị nhân sự + Tổ chức kế hoạch tuyển dụng phù hợp với chiến lược phát triển chung của công ty trong từng giai đoạn + Xây dựng và duy trì quy trình, biểu mẫu và chính sách tuyển dụng + Tổ chức các chương trình đào tạo hội nhập + Xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo để phát huy năng lực đội ngũ hiện tại và xây dựng đội ngũ kế thừa cho tương lai + Xây dựng quy trình đánh giá, tổ chức đánh giá định kỳ và lưu trữ thông tin về từng nhân sự + Giải quyết tình huống phát sinh giữa các nhân sự công ty nhằm đảm bảo đoàn kết nội bộ nâng cao văn hóa công ty + Thực hiện công tác tính lương hàng tháng, hoạch định ngân sách lương hàng năm và đề xuất các chính sách lương thưởng, kỷ luật và chính sách phúc lợi cho toàn công ty |
+5 | 15.000.000 - 20.000.000 |
Giám đốc nhân sự |
+ Tham mưu, đề xuất cho tổng giám đốc các vấn đề thuộc lĩnh vực nhân sự như: xây dựng cơ cấu tổ chức, điều hành của công ty, công tác đào tạo tuyển dụng, các phương án về lương bổng, khen thưởng các chế độ phúc lợi cho người lao động,… + Lập kế hoạch tuyển dụng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực định kỳ năm, quý, tháng cho công ty + Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện các quy trình, quy chế áp dụng trong công ty + Phát triển nguồn nhân lực trong công ty bằng cách lập ra các chiến lược đánh giá năng suất nhân viên, tuyển dụng, đào tạo và phát triển… + Giám sát hệ thống phòng ban, các chiến lược và chiến thuật quản trị nhân lực + Giám sát, hướng dẫn nhân viên nhân sự + Theo dõi và đảm bảo tuân thủ các quy định nội bộ và quy định pháp luật + Giải quyết khiếu nại và vi phạm, có thể đưa ra hành động kỷ luật khi cần thiết + Dự kiến và giải quyết các rủi ro về kiện tụng |
+7 | 20.000.000 - 25.000.000 |
Ngành Quản trị nhân lực có dễ xin việc không?
Ngành quản trị nhân lực có nhiều cơ hội phát triển vì nhân sự đóng vai trò vô cùng quan trọng góp phần xây dựng bộ máy tổ chức bền vững của một công ty ổn định và phát triển hưng thịnh. Do đó, cơ hội việc làm của ngành quản trị nhân lực vô cùng rộng mở với rất nhiều vị trí then chốt trong doanh nghiệp.
Có khá nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn còn gặp vấn đề nan giải trong việc quản trị nhân lực từ khâu tuyển dụng nhân sự phù hợp, xây dựng được quy trình quản lý, cho đến việc giúp đội ngũ nhân viên phát triển năng lực cũng như gắn bó lâu dài với doanh nghiệp… Chính vì vậy, họ rất cần đến những người có chuyên môn trong lĩnh vực này để giải quyết hiệu quả vấn đề về nhân sự. Đây chính là cơ hội rộng mở cho các sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực tìm kiếm việc làm và phát triển nghề nghiệp.
ViecLamVui Review
1001 NGÀNH HỌC - VIECLAMVUI REVIEW
ViecLamVui tổng hợp 1001 ngành nghề đào tạo của tất cả các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên cả nước ➤ Giúp bạn trả lời câu hỏi: Học ngành này ra làm gì? lương bao nhiêu? học những gì? học trường nào? con đường thăng tiến?
- Ngành Công Nghệ Thông Tin
- Ngành Quản Trị Kinh Doanh
- Ngành Ngôn Ngữ Anh
- Ngành Tâm Lý Học
- Ngành Marketing
- Ngành Quan Hệ Quốc Tế
- Ngành Logistics
- Ngành Thiết Kế Đồ Họa
- Ngành Du Lịch
- Ngành Truyền Thông
- Ngành Thương Mại Điện Tử
- Ngành Quản Trị Khách Sạn
- Ngành Công Nghệ Thực Phẩm
- Ngành Tài Chính Ngân Hàng
- Ngành Công Nghệ Sinh Học
- Ngành Quản Trị Nhân Lực
- Ngành Khoa Học Máy Tính
- Ngành Cơ Điện Tử
- Ngành Quan Hệ Công Chúng
- Ngành Truyền Thông Đa Phương Tiện
- Ngành Kế Toán
- Ngành Kinh Doanh Thương Mại
- Ngành Luật
- Ngành Thiết Kế Nội Thất
- Ngành Tổ Chức Sự Kiện
- Ngành IT
#NganhQuanTriNhanLuc #ViecLamVui