Logo

Ngành IT là gì? Học những gì? Gồm những chuyên ngành nào? Ra trường làm gì? Lương bao nhiêu? Có dễ xin việc không?

Lượt xem: 2103
Ngày đăng: 17/03/2024

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hầu hết mọi lĩnh vực trong đời sống của chúng ta đều cần đến sự hỗ trợ của công nghệ. Đây chính là nền tảng tạo ra cơ hội việc làm rộng mở cho ngành IT. Để hiểu rõ hơn về ngành IT, hãy cùng ViecLamVui tìm hiểu tổng quan về lĩnh vực đào tạo, chuyên ngành, các vị trí công việc và mức lương của ngành này sau đây.

Ngành IT -ViecLamVui

Ngành IT là gì?

IT là thuật ngữ viết tắt của cụm từ "Information Technology". Ngành IT hay còn được gọi là ngành Công nghệ thông tin, là ngành học liên quan đến tất cả những kiến thức về phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc phân phối và xử lý dữ liệu, trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau. Hiểu một cách khái quát, ngành IT đào tạo người học biết sử dụng công nghệ hiện đại vào việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn thông tin, lưu trữ, khai thác thông tin.

Ngành IT học những gì?

Theo học ngành IT, sinh viên được trang bị các kiến thức nền tảng về khoa học tự nhiên, kiến thức cơ bản như mạng máy tính, hệ thống thông tin, lập trình, phần mềm… Đồng thời tùy chương trình đào tạo của từng trường đại học, người học sẽ được chọn học các chuyên ngành phù hợp với năng lực, sở thích như Công nghệ phần mềm, Khoa học máy tính, Hệ thống thông tin, An toàn thông tin, Mạng máy tính và truyền thông... 

Song song với việc học kiến thức chuyên môn, sinh viên còn được quan tâm phát triển những kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp và đặc biệt được trang bị kiến thức ngoại ngữ giúp người học sau khi tốt nghiệp dễ dàng hoà nhập vào môi trường làm việc hiện đại, năng động và hội nhập hiện nay. 

Đặc biệt, với phương châm học tập "lý thuyết gắn liền với thực tiễn", các trường đại học đào tạo ngành công nghệ thông tin hàng đầu cả nước còn chú trọng đến việc thực hành nhằm giúp sinh viên được trải nghiệm những trang thiết bị hiện đại với ứng dụng công nghệ theo thời đại 4.0.

Ngành IT gồm những chuyên ngành nào? Ra trường làm gì?

Tuỳ theo chương trình đào tạo của từng trường đại học mà ngành IT sẽ có những chuyên ngành khác nhau giúp sinh viên được học các môn chuyên ngành chuyên sâu để phục vụ tốt nhất cho lĩnh vực công việc sau khi ra trường. Sau đây là các chuyên ngành tiêu biểu của ngành IT - Công nghệ thông tin

Chuyên ngành đào tạo Kiến thức chuyên ngành
Khoa học máy tính Trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng thuộc lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin, kiến thức cốt lõi ngành khoa học máy tính và kiến thức, công nghệ chuyên sâu của ngành như: trí tuệ nhân tạo, bảo mật và an toàn máy tính, xử lý dữ liệu khối lượng lớn từ mạng Internet và các mạng xã hội, thiết kế và phát triển các ứng dụng cho các thiết bị di động và môi trường Web.
Kỹ thuật máy tính Trang bị cho sinh viên kiến thức nền tảng thuộc lĩnh vực máy tính và công nghệ thông tin, kiến thức cốt lõi ngành kỹ thuật máy tính và kiến thức, công nghệ chuyên sâu của ngành như: vi xử lý, vi điều khiển, thiết kế vi mạch, phần mềm nhúng, phần mềm cho các thiết bị điều khiển tự động, robot công nghiệp.
Công nghệ phần mềm

Đào tạo những kiến thức liên quan đến quy trình phát triển phần mềm một cách chuyên nghiệp nhằm tạo ra sản phẩm phần mềm đạt chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu nghiệp vụ cụ thể trong nền sản xuất của xã hội.

Trang bị các kiến thức chuyên sâu về công nghiệp phần mềm như: Phân tích và thiết kế hệ thống, lập trình Windows, an toàn và bảo mật thông tin, trí tuệ nhân tạo, cơ sở dữ liệu nâng cao, nhập môn công nghệ phần mềm, xây dựng và quản trị dự án công nghệ thông tin, kiến trúc và thiết kế phần mềm, kiểm thử và đảm bảo chất lượng phần mềm, yêu cầu phần mềm, điện toán đám mây …

Hệ thống thông tin Sinh viên sẽ được học kiến thức về quản lí dữ liệu, thông tin bên cạnh kiến thức máy tính căn bản. Được trang bị những kiến thức nền tảng trong lĩnh vực hệ thống thông tin, cập nhật các vấn đề mới và hiện đại liên quan đến nghiên cứu phát triển các hệ thống thông tin, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông; kiến thức về phân tích thiết kế khai thác cơ sở dữ liệu, phân tích xử lý dữ liệu lớn, xây dựng những hệ thống hỗ trợ việc ra quyết định.
An toàn thông tin Đào tạo về vấn đề bảo mật, an ninh mạng thông tin. Trang bị kiến thức để người học làm chủ được những công nghệ bảo mật phổ biến, các kỹ thuật mã hóa, giải mã các thông điệp; nắm được cách xây dựng một hệ thống mạng an toàn; cách thức phòng chống các cuộc tấn công từ chối dịch vụ; tìm hiểu cơ chế hoạt động của Virus, Worms, phần mềm độc hại để từ đó phát hiện và phòng tránh; quan trọng không kém đó là xây dựng được những chuẩn chính sách an toàn thông tin để bảo vệ hệ thống.
Mạng máy tính và truyền thông

Cung cấp cho sinh viên kiến thức nền tảng về công nghệ thông tin và các kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực mạng máy tính và truyền thông như mạng máy tính nâng cao, công nghệ điện toán đám mây, hệ điều hành máy tính.

Qua kiến thức chuyên ngành được đào tạo, người học hiểu và làm chủ được những công nghệ mạng phổ biến như: thư tín điện tử, truyền tải tập tin, truyền thông thông tin; hay những công nghệ tiên tiến như điện toán đám mây, tính toán lưới, tính toán di động, xây dựng và vận hành data center, an toàn và bảo mật thông tin.

Với khối kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp được đào tạo, cơ hội việc làm của ngành IT cho bạn rất nhiều lựa chọn hấp dẫn cùng những cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp:

  • Lập trình viên: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm công nghệ như phần mềm, hệ thống thông tin
  • Chuyên viên kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm công nghệ do lập trình viên tạo ra
  • Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính
  • Chuyên gia quản lý, kinh doanh, điều phối các dự án công nghệ thông tin
  • Giảng dạy và nghiên cứu về công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo…

Việc làm ngành IT - ViecLamVui

Ngành IT lương bao nhiêu?

Thu nhập của người làm việc trong ngành IT cũng sẽ có sự chênh lệch tuỳ thuộc vào chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm làm việc cũng như khu vực làm việc và những yếu tố xã hội ảnh hưởng. Với nhân sự mới ra trường, có kinh nghiệm dưới 2 năm làm việc, mức lương có thể đạt được từ 8.000.000 - 9.000.000 đồng/tháng. Cùng tham khảo qua một số vị trí công việc và mức lương được các nhà tuyển dụng đưa ra hiện nay để có cái nhìn tổng quan về mức lương ngành IT nhé

Vị trí công việc Mô tả công việc

Kinh nghiệm

(Năm)

Mức lương

(đồng/tháng)

Lập trình viên

+ Phân tích, phát triển, vận hành và bảo mật hệ thống, website, APP, tích hợp API trong các lĩnh vực trên các nền tảng .NET, Blockchain, Java,…

+ Lập trình các ứng dụng trên mền tảng Web, Mobile...

+ Nghiên cứu phát triển các phần mềm add-on cho các thiết bị

+ Phát triển các ứng dụng trên nền web sử dụng các công nghệ mới của Microsoft

+ Phát triển các game và ứng dụng cho di động...

1 - 2 8.000.000 - 12.000.000
Chuyên viên kiểm thử phần mềm

+ Tham gia vào các giai đoạn phát triển phần mềm, phân tích thiết kế, kiểm thử

+ Đọc hiểu tài liệu yêu cầu của hệ thống, tài liệu thiết kế

+ Xây dựng kế hoạch, kịch bản và chuẩn bị các dữ liệu kiểm thử và lên kế hoạch test bao gồm: Test plan, test scenario, test case

+ Thực hiện test các sản phẩm, dịch vụ theo yêu cầu

+ Nghiên cứu và cập nhật các công cụ test và kiến thức mới hỗ trợ cho công việc...

+2 10.000.000 - 15.000.000
Kỹ thuật phần cứng máy tính

+ Thi công lắp đặt, bảo trì hệ thống phần cứng máy tính, Server, Workstation

+ Chịu trách nhiệm thiết lập, xác định cấu hình, nâng cấp, kiểm tra, xử lý sự cố mạng công ty, khách hàng

+ Quản lý, giám sát các thiết bị hạ tầng mạng, viễn thông: network switches, router, firewall, wireless AP, IDS / IPS system, Anti-SPAM gateway, anti-virus, Data Loss, Email System, IP Camera, PA System...

+ Thực hiện cài đặt, gỡ bỏ, nâng cấp, thay đổi cấu hình và sửa chữa PC) 

+ Lắp đặt hệ thống mạng, lắp đặt công trình, cài đặt phần mềm, cấu hình hệ thống...

+ Cài đặt các sản phẩm như: máy tính, hệ thống mạng, thiết bị mạng, máy chủ, tổng đài, camera, âm thanh, truyền hình, và các thiết bị CNTT liên quan... 

+1 10.000.000 - 12.000.000
Kỹ sư hệ thống mạng

+ Phát triển các giải pháp đám mây: thiết kế các thành phần cơ sở hạ tầng đám mây để tiết kiệm chi phí, bảo mật, dễ sử dụng và đáng tin cậy. Xây dựng kế hoạch để đảm bảo khôi phục thành công hệ điều hành trong các sự cố

+ Thực hiện nhiệm vụ tư vấn tối ưu, triển khai, quản trị và vận hành hệ thống mạng cho khách hàng

+ Nghiên cứu các công nghệ và tính năng của các thiết bị Network: Router, Switch Firewall, WLC, VoIP…

+ Tham gia xây dựng giải pháp, triển khai và chuyển giao giải pháp hệ thống mạng, giải pháp an toàn hệ thống mạng cho khách hàng

2 - 5 15.000.000 - 20.000.000

Ngành IT có dễ xin việc không?

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong kỷ nguyên kỹ thuật số, nghề IT ngày càng mở rộng và phát triển, mở ra nhiều cơ hội việc làm với thu nhập cao cho người lao động có trình độ chuyên môn do nhu cầu tuyển dụng gia tăng ở mọi khía cạnh. 

Trên thế giới ngày nay, mọi ngành nghề đều cần đến sự hỗ trợ của công nghệ. Đây chính là cơ hội việc làm rộng mở cho những ai theo đuổi ngành IT. Các sinh viên mới tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin dễ dàng tìm việc hơn và có mức lương trung bình cao hơn các ngành nghề khác.

Thêm vào đó, mỗi ngày đều có những cải tiến mới trong lĩnh vực IT đòi hỏi nhân viên IT có trình độ chuyên môn cao và không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề. Chính vì vậy, dân công nghệ ít khi lo lắng bị lỗi thời và có tiềm năng phát triển trong ngành IT, kiếm được thu nhập cao hơn cùng với sự phát triển chung của ngành.

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hầu hết mọi lĩnh vực trong đời sống của chúng ta đều cần đến sự hỗ trợ của công nghệ. Đây chính là nền tảng tạo ra cơ hội việc làm rộng mở cho ngành IT. Để hiểu rõ hơn về ngành IT, hãy cùng ViecLamVui tìm hiểu tổng quan về lĩnh vực đào tạo, chuyên ngành, các vị trí công việc và mức lương của ngành này sau đây

#NganhIT #ViecLamVui

Bạn có thể đăng tin tuyển dụng miễn phí, tìm việc làm miễn phí các vị trí công việcViệc Làm IT. Bài viết thuộc danh mụcBlog Việc Làm IT trên ViecLamVui