Thương mại điện tử ngày càng bùng nổ khiến cho Digital Marketing được chú trọng. Theo xu hướng đó, những kỹ năng liên quan đến digital marketing đang được các nhà tuyển dụng săn đón. Trong bài viết này, ViecLamVui đem đến những kiến thức cơ bản nhất giúp bạn hiểu được Digital Marketing là gì? ✸ Các hình thức digital marketing phổ biến nhất hiện nay ✸ Có nên chọn nghề Digital Marketing? ✸ 7 bước xây dựng chiến lược Digital marketing hiệu quả
Digital Marketing là gì? Các hình thức digital marketing phổ biến
Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực marketing hoặc đang tìm hiểu về lĩnh vực này thì thuật ngữ digital marketing sẽ không quá xa lạ với bạn. Tuy nhiên, bạn đã hiểu rõ về digital marketing chưa và có biết đến các hình thức digital marketing phổ biến hay không? Hãy cùng ViecLamVui tìm hiểu một số thông tin về lĩnh vực này nhé.
Digital Marketing là gì?
Digital marketing là một khái niệm phổ biến trong ngành marketing. Digital marketing được dịch ra là Tiếp thị kỹ thuật số. Hiểu một cách khái quát về digital marketing, ta có thể hiểu đây là một hình thức quảng bá sản phẩm, dịch vụ thông qua các hình thức truyền thông điện tử, chủ yếu là tận dụng sức mạnh của Internet thông qua các nền tảng như website, email, app, mạng xã hội.
Các hình thức digital marketing phổ biến hiện nay
Với khái niệm về digital marketing, ta thấy rằng loại hình marketing này sẽ có nhiều chiến lược tiếp thị cụ thể khác nhau. Sau đây là các hình thức được xem là hiệu quả để thực hiện chiến dịch digital marketing hiện nay.
SEO (Search Engine Optimization) - Tối ưu hoá công cụ tìm kiếm
Đây là quá trình tối ưu hoá nội dung text và định dạng website để trang web của bạn phù hợp nhất và các công cụ tìm kiếm sẽ chọn lựa để phục vụ nhu cầu tìm kiếm trên Internet. SEO hiểu đơn giản chính là tập hợp các phương thức nhằm đưa website lên vị trí tốt trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm với những từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà công ty bạn cung cấp.
Ngày nay, mọi người có thói quen phổ biến là sử dụng các công cụ tìm kiếm trên Internet (nổi bật nhất là Google) để tìm kiếm và tìm hiểu thông tin về các sản phẩm, các dịch vụ trước khi có quyết định mua. Vì vậy, SEO được xem là quan trọng trong digital marketing.
SEM (Search Engine Marketing) - Tiếp thị qua công cụ tìm kiếm
Nếu như với SEO, bạn tìm kiếm lượng truy cập thông qua danh sách không phải trả phí trong trang kết quả xếp hạng tìm kiếm thì với SEM, lượng truy cập bạn có được sẽ bao gồm kết quả của mua lượng truy cập với danh sách phải trả phí trong trang kết quả xếp hạng tìm kiếm và kết quả tìm kiếm tự nhiên không phải trả phí. Vì vậy, khi bạn muốn trang web của bạn được ở vị trí cao nhất trong trang kết quả xếp hạng tìm kiếm thì hãy quan tâm đến SEM.
Google Adwords
Google là công cụ tìm kiếm số 1 thế giới hiện nay. Tại Việt Nam, tỷ lệ người dùng Internet sử dụng Google và tìm kiếm thông tin sản phẩm, dịch vụ mà họ cần trên Google khá cao (khoảng 70%). Quảng cáo Google Ads là một dịch vụ thương mại của Google cho việc quảng cáo từ khoá với mục đích cung cấp thứ hạng tìm kiếm, vị trí hiển thị ưu tiên cho sản phẩm, dịch vụ có nhu cầu quảng cáo.
Content Marketing - Tiếp thị nội dung
Tiếp thị nội dung được hiểu là cách bạn xây dựng những bài viết với nội dung chất lượng hướng đến thị trường mục tiêu của bạn. Bạn sẽ sử dụng những từ khoá liên quan đến thông tin sản phẩm, dịch vụ, ngành nghề của bạn để phát triển nội dung trong các bài viết. Người tìm kiếm trên Internet sẽ tìm thấy bài viết của bạn với những từ khoá tìm kiếm và chắc chắn đó là cơ hội để họ tìm hiểu thêm về thương hiệu của bạn.
Social Media Marketing - Tiếp thị truyền thông qua mạng xã hội
Với thời đại bùng nổ Internet và mạng xã hội hiện nay, có thể nói mạng xã hội là kênh tiếp thị tuyệt vời và hiệu quả. Một lợi thế của hình thức tiếp thị qua mạng xã hội chính là sự miễn phí.
Hãy tận dụng sự tương tác với một lượng lớn người dùng trên các mạng xã hội phổ biến hiện nay qua các bài đăng quảng bá về sản phẩm hoặc dịch vụ hướng đến thị trường mục tiêu của bạn để giúp bạn quảng bá doanh nghiệp, thương hiệu của mình.
Pay-Per-Click Advertising - Quảng cáo trả phí cho mỗi lần nhấp chuột
Đây là một mô hình quảng cáo dùng để tăng lượng truy cập cho website của bạn. Bạn sẽ phải trả tiền để quảng cáo của bạn được click ở những vị trí ưu tiên trên trang kết quả tìm kiếm thông qua việc lựa chọn những từ khoá liên quan đến sản phẩm, dịch vụ mà công ty bạn cung cấp.
Email Marketing - Tiếp thị qua thư điện tử
Email Marketing là hình thức quảng bá sản phẩm bằng cách sử dụng email (thư điện tử) mang nội dung về thông tin, bán hàng, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng mà mình mong muốn, làm sao đó để khách hàng mua hàng của bạn thông qua email mà bạn gửi cho họ. Mỗi email được gửi đến khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng hiện tại được coi là Email Marketing.
Nghề Digital Marketing là nghề gì? Tại sao lựa chọn Digital Marketing?
Có nhiều bạn trẻ hiện nay có đam mê với ngành nghề marketing và phân vân không biết lĩnh vực digital marketing có phù hợp với mình không? Một số thông tin sau hy vọng bạn sẽ hiểu thêm về nghề digital marketing.
Nghề digital marketing là nghề gì?
Thật sự người làm nghề digital marketing cũng là làm công việc về marketing. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ những người làm công việc này sẽ có môi trường làm việc, đối tượng tiếp cận cũng như công cụ để thực hiện các chiến dịch marketing chính là thông qua các phương tiện liên quan đến kỹ thuật số.
Nói một cách cụ thể, họ chính là những người xây dựng kịch bản marketing, lập kế hoạch marketing và đo lường kết quả chiến dịch marketing trong môi trường số (ở đây Internet là môi trường chủ yếu).
Tại sao lựa chọn digital marketing
Khi đứng trước lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho mình, chắc chắn bạn sẽ đặt ra câu hỏi này. Khi tìm được câu trả lời chính xác và thoả đáng, nghĩa là bạn đã lựa chọn đúng nghề nghiệp cho mình và có thể phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Sau đây là một số đặc điểm của nghề digital marketing để bạn có thể xem xét khả năng và sự phù hợp của mình:
- Công việc văn phòng chủ yếu ngồi tiếp xúc với máy tính, phân tích dữ liệu số. Môi trường làm việc khá thỏa mái, thời gian làm việc có thể nhiều nhưng có thể linh động về thời gian làm việc, dễ làm freelance, chính sách lương khá ổn tuỳ theo quy mô công ty.
- Bạn được thể hiện chính mình, chủ động và sáng tạo trong công việc. Môi trường làm việc năng động và thỏa mái, tự do sáng tạo để có thể phát huy hiệu quả cao trong công việc.
- Bạn có thể trao đổi với sếp về các chiến dịch marketing như với một đồng nghiệp hay bạn bè của bạn để phát triển công việc hiệu quả. Digital marketing còn rất mới vì vậy bạn sẽ được làm việc hầu hết là với những người trẻ và năng động.
Không tốt nghiệp chuyên ngành marketing thì có làm nghề digital marketing được không?
Đây cũng là băn khoăn của nhiều bạn trẻ hiện nay khi không học chuyên ngành marketing nhưng lại yêu thích nghề digital marketing. Tất nhiên, bạn sẽ không có lợi thế về chuyên môn marketing nhưng bạn vẫn có thể làm được nghề digital marketing nhé.
Nghề này thường yêu cầu khả năng sáng tạo, nhạy bén và có thể nhanh nhạy trong việc phân tích số liệu. Ngoài ra, những kiến thức về SEO, tối ưu hóa website, lập kế hoạch marketing, cách thức đo lường kết quả chiến lược digital marketing bạn đều có thể học được từ các trung tâm bên ngoài và tích luỹ kinh nghiệm thông qua quá trình làm việc.
Xây dựng chiến lược digital marketing như thế nào để hiệu quả?
Để xây dựng một chiến dịch digital marketing hiệu quả đòi hỏi bạn phải có sự thấu hiểu về từng đặc điểm của các kênh online khác nhau. Cần hiểu được chúng hoạt động ra sao, kết hợp với nhau như thế nào để tối ưu kết quả đạt được.
Bước 1: Tìm hiểu về khách hàng mục tiêu
Trước khi thực hiện một chiến dịch digital marketing và đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần hiểu được đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là ai. Đặc biệt trong lĩnh vực digital marketing, bạn cần dành thời gian nghiên cứu và tìm hiểu xem các khách hàng mục tiêu thường dành thời gian online nhiều nhất ở đâu, làm thế nào để tiếp cận với họ theo cách hiệu quả nhất?
Bước 2: Mở rộng lượng từ khóa cho tối ưu công cụ tìm kiếm (SEO)
Với mỗi sản phẩm, dịch vụ quảng bá, bạn cần thực hiện nghiên cứu từ khóa một cách hiệu quả cho chiến lược digital marketing của mình. Với lượng từ khoá mở rộng sẽ giúp bạn có thêm cơ hội tiếp cận với những khách hàng tiềm năng và cơ hội quảng bá sản phẩm của mình cũng sẽ được tối ưu hơn.
Bước 3: Phát triển giao diện Mobile
Ngày nay, smart phone đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi. Vì vậy, đừng bỏ qua cơ hội tiếp cận với khách hàng thông qua phương tiện này. Bạn cần lưu ý trong việc phát triển website, thiết kế, trải nghiệm người dùng cần thân thiện với giao diện mobile. Nếu không, khả năng rất cao là bạn sẽ đánh mất một lượng lớn khách hàng tiềm năng.
Bước 4: Tận dụng tốt các kênh digital marketing
Một chiến dịch digital marketing hiệu quả là biết tận dụng tốt các kênh truyền thông kỹ thuật số phù hợp để đẩy mạnh công việc quảng cáo sản phẩm, quảng bá thương hiệu. Bạn có thể lựa chọn các hình thức digital marketing như: SEO, SEM, Google Ads, Content Marketing, Mạng xã hội... để quảng bá cho doanh nghiệp, website, sản phẩm và dịch vụ online của bạn.
Bước 5: Lập kế hoạch cho content
Hãy định hướng cho những nội dung content của bạn thật chất lượng và thú vị để có thể thu hút khách hàng. Với một kế hoạch content phù hợp đối tượng khách hàng mục tiêu hướng đến sẽ tạo ra những hiệu quả cho chiến dịch digital marketing của bạn.
Bạn có thể nghiên cứu về những định dạng content như video, ebook, infographic, ảnh ... cũng như phong cách viết nội dung để lựa chọn được định dạng content nào lôi kéo sự tương tác với khách hàng và được khách hàng yêu thích tìm hiểu nhất.
Bước 6: Thực hiện chiến dịch remarketing
Không phải tất cả các khách hàng tiềm năng có thể trở thành khách hàng thật của bạn ngay từ lần đầu tiên họ biết đến bạn. Vì vậy việc thực hiện các chiến dịch tiếp thị lại rất quan trọng trong mỗi chiến dịch marketing.
Việc liên tục nhắc lại với khách hàng về thương hiệu của bạn sẽ phát huy hiệu quả trong việc khiến khách hàng nhớ đến thương hiệu của bạn. Đến khi họ thật sự có nhu cầu, thương hiệu và doanh nghiệp của bạn sẽ được họ nghĩ đến trong sự lựa chọn.
Bước 7: Đánh giá hiệu quả của chiến dịch digital marketing
Kết quả cuối cùng mong muốn đạt được của các chiến dịch digital marketing chính là tăng độ nhận diện thương hiệu và tìm kiếm được liên hệ với khách hàng để biến thành doanh thu thực tế.
Để xác định được sự hiệu quả của chiến dịch, bạn có thể chia nhỏ ra thành từng yếu tố như: số mẫu về thực tế, kết quả chuyển đổi, thứ hạng trên công cụ tìm kiếm, lượng follow trên mạng xã hội,… Từ kết quả đánh giá, bạn sẽ rút ra được những kinh nghiệm, những việc chưa làm được và những việc cần cải thiện cho các chiến dịch digital marketing sau.
Bài viết liên quan đến ngành thương mại điện tử
- B2B là gì?
- C2C là gì?
- B2C là gì?
- Internet Banking là gì?
- ERP là gì?
- Thanh toán online là gì?
- Thẻ tín dụng là gì?
- Streamer là gì?
- Ship Cod là gì?
- Ngành Truyền thông là gì?
- Logistics là gì?
- Marketing là gì?
- Tự học thiết kế website nhanh dễ dàng
- Tuyệt chiêu LIVESTREAM bán hàng
- Digital Marketing là gì?
- Joomla là gì?
- Tự học Photoshop
- Wordpress là gì?
- website là gì?
- Woocommerce là gì?
- Affiliate Marketing là gì?
- Dropshipping là gì?
#DigitalMarketingLaGi #ViecLamVuiWiki #ViecLamMarketing #ViecLamVui