Logo

Marketing là gì? Làm gì? Lương bao nhiêu? Các vị trí trong ngành Marketing

Lượt xem: 3892
Ngày đăng: 18/03/2024
Bài viết chi tiết nhất cho câu hỏi Marketing là gì? Được tổng hợp bởi ViecLamVui giúp bạn thấu hiểu nghề Marketing và đánh giá sự phù hợp của bản thân với nghề.

Tổng quan về Marketing

Ngày nay, để việc đưa sản phẩm mới đến tay khách hàng, người tiêu dùng một cách hiệu quả, các công ty không tiếc đầu tư công sức và chi phí vào các chiến dịch Marketing để sản phẩm của công ty mình được phổ biến rộng rãi đến tất cả các đối tượng khách hàng nhằm đem lại lợi nhuận kinh doanh cho doanh nghiệp. Vậy Marketing là gì và nó có tầm quan trọng như thế nào trong việc quảng bá sản phẩm. Chúng ta hãy tìm hiểu một số thông tin về lĩnh vực này nhé.

Marketing là gì?

Ngày nay, Marketing là một hình thức không thể thiếu trong kinh doanh. Nó bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu. Mục tiêu cao nhất của Marketing chính là trở thành chiếc cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng. 

Vậy có thể hiểu một cách khái quát Marketing chính là việc định dạng ra được những gì mà con người và xã hội cần, là quá trình khiến người tiêu dùng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó có định hướng phát triển ra được các sản phẩm mà con người có nhu cầu sử dụng để có thể bán được sản phẩm và thu lợi nhuận. 

Vai trò và chức năng của Marketing

Trong hoạt động kinh doanh của một tổ chức, Marketing giữ một vai trò rất quan trọng. Marketing chính là cầu nối giữa người mua và người bán, giúp cho người bán hiểu được những nhu cầu đích thực của người mua nhằm thỏa mãn một cách tối ưu nhất. Từ sự định hướng đó, Marketing sẽ hướng dẫn, chỉ đạo và phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Các hoạt động Marketing hiệu quả  sẽ giúp cho các quyết định đề ra trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có cơ sở khoa học vững chắc hơn, có điều kiện và thông tin đầy đủ hơn trong việc sản xuất ra sản phẩm thoả mãn được yêu cầu của khách hàng. Vai trò của Marketing thể hiện rất rõ trong các mặt sau:

  • Đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng
  • Đảm bảo sự tồn tại, tăng trưởng và giữ vững thương hiệu của doanh nghiệp
  • Mở rộng thị trường
  • Có chính sách điều chỉnh giá phù hợp với nhu cầu của thị trường
  • Nắm bắt được thị hiếu khách hàng từ đó cung cấp sản phẩm tốt hơn
  • Quản lý được nhu cầu của khách hàng trên thị trường, từ đó tạo ra sự cạnh tranh và thúc đẩy doanh nghiệp tăng trưởng.

Để việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được hiệu quả, các doanh nghiệp rất chú trọng trong việc đẩy mạnh các chiến dịch Marketing. Ngoài những vai trò nhất định trong việc quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp, Marketing còn có các chức năng để hỗ trợ doanh nghiệp có được những thành công nhất định trong việc tạo được các thương hiệu sản phẩm nổi bật cho riêng mình. Các chức năng của Marketing có thể được nhắc đến như là:

  • Chức năng tiêu thụ sản phẩm: Qua các hình thức quảng cáo và tuyên truyền, Marketing chỉ ra các nghiệp vụ và nghệ thuật bán hàng, giúp nhận diện được những người tiêu thụ và lựa chọn những người tiêu thụ có khả năng nhất.
  • Chức năng nghiên cứu thị trường: Chức năng này có tác dụng xem xét các biến động của thị trường từ đó đưa ra các chiến dịch Marketing đem lại hiệu quả cho công ty. Chức năng này có thể bao gồm các hoạt động như là thu thập thông tin về thị trường, phân tích tiềm năng nhu cầu tiêu dùng và dự đoán triển vọng của sản phẩm.
  • Chức năng tổ chức quản lý: Marketing giúp doanh nghiệp tổ chức và hoàn thiện hệ thống tiêu thụ, phân phối sản phẩm nhằm thoả mãn được nhu cầu thị trường ngày càng cao. Việc nghiên cứu các biến động của thị trường sẽ hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp trong việc thích ứng với điều kiện biến động thường xuyên về lao động, vật tư, tài chính, thị trường.

Marketing thương hiệu

Marketing thương hiệu hay tiếp thị thương hiệu trong tiếng Anh được gọi là Brand Marketing, hiện được xem là xu hướng chủ yếu của Marketing thời hiện đại và là hệ thống tiếp thị toàn diện nhất hiện nay. Trong lĩnh vực Marketing thương hiệu thì “Thương hiệu” chính là đỉnh cao của sản phẩm. 

Trước đây, Marketing chỉ chú ý chủ yếu đến sản phẩm với chiến lược xoay quanh khái niệm vòng đời sản phẩm. Tuy nhiên, trong những thập kỷ sau cùng của thế kỷ 21, các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực hàng tiêu dùng đã có những bước đi tiên phong trong chiến lược marketing và quản trị. Họ đã lấy thương hiệu (brand) làm trung tâm của chiến lược Marketing cũng như của quản trị doanh nghiệp. 

Tiếp thị thương hiệu là một công tác hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp vì nó góp phần định vị được thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp, từ đó xây dựng được hệ thống marketing hiệu quả sản phẩm của doanh nghiệp đến với khách hàng.

Marketing hỗn hợp

Marketing hỗn hợp hay còn được gọi là Marketing mix là một khái niệm cơ bản trong lĩnh vực marketing (còn được gọi là chính sách 4P). Đây được xem là sự phối hợp hay sắp xếp các thành phần của marketing sao cho phù hợp với hoàn cảnh kinh doanh thực tế của mỗi doanh nghiệp nhằm củng cố vững chắc vị trí của doanh nghiệp trên thương trường cũng như đạt được trọng tâm tiếp thị đến thị trường mục tiêu.

Marketing mix vốn được phân loại theo mô hình 4P gồm có: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến) được sử dụng trong hoạt động Marketing hàng hóa. Theo thời gian, mô hình này được phát triển thành 7Ps theo sự phức tạp và cải tiến của marketing hiện đại. Các chuyên gia marketing đã đưa ra 3P bổ sung khác là: Process (quy trình), People (con người), và Physical Evidence (bằng chứng vật lý) tăng cường sức mạnh cho hoạt động Marketing khi sản phẩm không còn dừng lại ở hàng hóa hữu hình mà còn là những dịch vụ vô hình. 

Vai trò của Marketing mix trong chiến lược marketing là vô cùng quan trọng. Marketing mix hầu như có thể quyết định đến 70% sự thành bại của một chiến dịch. Trong chiến lược Marketing chính thường sử dụng mô hình 4P thường xuyên. Tuy nhiên tùy theo từng ngành hàng mà mô hình marketing mix có thể thay đổi cho phù hợp. 

Marketing đại trà

Marketing đại trà hay còn gọi là tiếp thị đại trà là một chiến lược marketing theo phạm vi thị trường. Trong chiến lược tiếp thị này, công ty quyết định bỏ qua sự khác biệt phân khúc thị trường mà bao phủ toàn thị trường. Đây là loại hình tiếp thị một sản phẩm đến một đối tượng rộng với ý tưởng là sẽ đạt được số lượng khách hàng lớn nhất có thể. 

Theo truyền thống, Marketing đại trà sử dụng chủ yếu trên truyền hình, đài phát thanh và báo chí là những phương tiện tiếp cận được đối tượng rộng lớn. Bằng cách Marketing đại trà sẽ tiếp cận được số lượng khán giả lớn nhất có thể giúp cho việc tiếp xúc với sản phẩm là tối đa.

Marketing đại trà chủ yếu tập trung vào việc bán các sản phẩm với giá thấp nhưng doanh số bán hàng cao nhằm mục đích cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hấp dẫn toàn bộ thị trường.

Marketing đa tầng

Marketing đa tầng hay còn gọi là tiếp thị nhiều tầng, tiếng Anh có nghĩa là Multi- Level Marketing. Marketing đa tầng (MultiLevel Marketing - MLM) chiếm một vị trí quan trọng trong số các phương pháp bán hàng hiện đại, đó là một trong những phương pháp đang phát triển mạnh nhất, đồng thời cũng gây ra nhiều tranh luận nhất.

Marketing đa tầng là một chiến lược tiếp thị mà doanh thu mang về và huê hồng trả ra không chỉ tính trên mỗi cá nhân của nhà phân phối độc lập, mà còn tính dựa trên tổng doanh thu từ người mà bạn “tuyển dụng”, từ đó xây dựng một hệ thống tuyến dưới phân cấp nhiều tầng theo mô hình kim tự tháp. Chính vì lý do đó mà hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề Marketing đa tầng có phải là một hình thức bán hàng đa cấp hay không tuy nhiên vẫn không phủ nhận được những hiệu quả có được từ chiến lược tiếp thị này mang lại.

Digital Marketing

Digital Marketing còn được gọi là tiếp thị kỹ thuật số, là một hình thức tiếp thị các sản phẩm hoặc dịch vụ sử dụng các công nghệ kỹ thuật số, chủ yếu trên Internet, và bao gồm điện thoại di động, quảng cáo hiển thị và bất kỳ phương tiện kỹ thuật số nào khác.

Digital marketing là một khái niệm phổ biến trong ngành marketing. Digital Marketing xuất phát từ xu hướng mua hàng của người tiêu dùng hiện nay khi mà Internet đã trở nên phổ biến trong đời sống người dân. Nhiều đối tượng khách hàng ưa chuộng việc tìm kiếm thông tin sản phẩm hàng hoá trên các công cụ tìm kiếm hay mạng xã hội. Điều này đã tạo nên một phân khúc khách hàng mới – khách hàng trên Internet, tạo điều kiện cho tiếp thị kỹ thuật số có môi trường phát triển mạnh và phổ biến. 

Ngày nay, với sự bùng nổ của ngành thương mại điện tử, thì hoạt động Digital Marketing đóng vai trò ngày càng quan trọng.

Các thành phần chính của digital marketing là:

  • Internet marketing (Tiếp thị qua internet): Web, SEM (Search Engine Marketing – tiếp thị qua công cụ tìm kiếm bao gồm cả SEO và quảng cáo PPC - Pay per Click).
  • Các kênh tiếp thị số không dùng internet: Tivi, đài, SMS, biển bảng sử dụng kỹ thuật số (bao gồm cả trong nhà và ngoài trời).

Marketing online

Ngày nay, sự bùng nổ của Internet khiến con người chúng ta trở nên kết nối hơn. Bạn có thể  thấy người người, nhà nhà kết nối Internet và khách hàng của bạn cũng trong số đó. Từ đó, việc tận dụng Internet để tiếp thị thông tin sản phẩm đến khách hàng ngày càng phổ biến và đem lại nhiều hiệu quả hơn.

Marketing online hay còn gọi là hình thức tiếp thị trực tuyến. Chiến lược tiếp thị này được hiểu là bằng cách sử dụng các phương tiện điện tử, công nghệ mạng máy tính để nghiên cứu thị trường, đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm bằng cách quảng bá thông qua các phương tiện internet, từ đó đưa hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Ngày nay, chúng ta có thể thấy vai trò của online marketing là vô cùng quan trọng. 

Marketing Online sẽ bao gồm các công việc khác nhau như: Thiết kế Web, phát triển chiến lược SEO Web hiệu quả, quảng cáo trên các trang mạng xã hội, công cụ tìm kiếm và thực hiện các chiến dịch viral. Tất cả các công việc này đều nhằm mục đích thu hút được sự quan tâm, chú ý của người dùng Internet đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, từ đó đẩy mạnh hiệu quả bán hàng cho doanh nghiệp thông qua hình thức trực tuyến.

Marketing Automation

Marketing Automation được hiểu là Marketing tự động hay tự động hóa tiếp thị. Hình thức tiếp thị này đề cập đến việc sử dụng phần mềm tự động trong quá trình làm Marketing của doanh nghiệp. Phần mềm này sẽ được thiết kế để đảm nhận và tối ưu các đầu việc của Marketing được hoạt động trơn tru, hiệu quả, đúng tiến độ. Marketing automation sẽ giúp nhóm Marketing tiết kiệm được một phần thời gian mà không ảnh đến chất lượng công việc, từ đó giúp bạn đạt mục tiêu nhanh hơn.

Marketing automation thực sự làm thay đổi cách hoạt động của các hoạt động marketing, giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt.

Với việc sử dụng phương pháp Marketing Automation trong kế hoạch marketing, doanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể mong đợi 3 lợi ích cốt lõi như sau:

  • Nhiều cách dẫn dắt khách hàng
  • Bán hàng hiệu quả hơn
  • Doanh thu cao hơn

Marketing Campaign

Marketing Campaign hay còn được gọi là chiến dịch tiếp thị. Chiến dịch tiếp thị chính là các hoạt động cụ thể nhằm thúc đẩy sự phổ biến của một sản phẩm, dịch vụ, kinh doanh...đến các đối tượng khách hàng. Một chiến dịch marketing là sự phối hợp của các bước có thể bao gồm việc thúc đẩy một sản phẩm thông qua các phương tiện khác nhau (truyền hình, đài phát thanh, in ấn, trực tuyến) bằng cách sử dụng một loạt các loại hình khác nhau của quảng cáo.

Ta có thể hiểu một chiến dịch tiếp thị chính là một nỗ lực của doanh nghiệp để có được khách hàng hiện tại hoặc khách hàng tiềm năng quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp thông qua các hình thức quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, hoặc là những hình thức khuyến mãi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Mỗi chiến dịch tiếp thị dù nhỏ tới mức nào cũng cần phải được tiến hành một cách hiệu quả và chuyên nghiệp nhất có thể để đem lại hiệu quả trong kinh doanh cho doanh nghiệp.

Các chiến lược Marketing phổ biến và hiệu quả

Để các chiến lược Marketing có thể đem lại những hiệu quả cao trong kinh doanh cho doanh nghiệp thì mỗi chiến lược marketing cần có những công cụ, kế hoạch thực hiện nhằm đạt được thành công trong việc Marketing.

Marketing Analysis

Marketing analysis có lẽ là một khái niệm không mới mẻ gì đối với những ai làm marketing chuyên nghiệp. Đây chính là công việc phân tích thị trường. Tất cả những công việc marketing analysis cần làm đó là nghiên cứu về thị trường, phân tích nó để bạn có thể lập ra kế hoạch kinh doanh phù hợp. Thị trường luôn thay đổi và bắt buộc doanh nghiệp phải luôn theo sát những thay đổi đó để có những chiến lược, chiến thuật phù hợp và nhanh nhạy nhằm ứng biến kịp thời trước những yếu tố thay đổi nhằm tăng sự cạnh tranh của doanh nghiệp.

Vì vậy, cho dù bạn mới bắt đầu hoạt động kinh doanh hay đang xem xét lại hoạt động kinh doanh hiện tại, bạn đều cần phải có những phân tích mới về thị trường, ít nhất một lần/năm, để kịp thời cập nhật được những thông tin mới nhất của thị trường. Từ đó có thể đưa ra những chiến lược tiếp thị hiệu quả.

Việc phân tích thị trường sẽ bao gồm những bước cơ bản sau:

  • Tìm kiếm và nắm bắt thông tin
  • Phân khúc thị trường để tăng sự cạnh tranh
  • Nghiên cứu thị trường và dự đoán tăng trưởng
  • Xác định xu hướng thị trường
  • Đưa ra kết luận

Marketing Research

Marketing Research còn được gọi là nghiên cứu thị trường chính là quá trình thu thập và phân tích có hệ thống những dữ liệu, thông tin về các vấn đề liên quan đến hoạt động marketing của doanh nghiệp, tổ chức. 

Marketing Research có thể được hiểu một cách cụ thể là quá trình thu thập thông tin, dữ liệu của khách hàng để đưa ra các quyết định marketing đúng với những gì khách hàng mong muốn. Nghiên cứu thị trường sẽ bao gồm những công việc như: nghiên cứu, thu thập, phân tích và giải thích về thị trường, về sản phẩm hoặc dịch vụ được chào bán trên thị trường đó, về khách hàng trong quá khứ, hiện tại và tiềm năng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ; nghiên cứu về các đặc điểm, thói quen tiêu dùng, vị trí và nhu cầu của thị trường mục tiêu của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh mà bạn phải đối mặt. 

Thông tin chính xác là nền tảng của tất cả các hoạt động kinh doanh thành công vì nó cung cấp dữ liệu về khách hàng tiềm năng, liên quan đến sự cạnh tranh trong ngành nói chung. Nếu như một chiến dịch Marketing được đưa ra mà thiếu đi khâu “research” thì nhiều khả năng chiến dịch sẽ bị đi chệch hướng hoặc tệ hơn là không đáp ứng được các mong muốn và yêu cầu của doanh nghiệp, dẫn đến việc phung phí ngân sách, giảm lợi nhuận.

Nghiên cứu thị trường đóng vai trò rất quan trọng trong bất cứ chiến dịch Marketing nào của các doanh nghiệp vì công việc này sẽ giúp trả lời cho doanh nghiệp các câu hỏi như là: Khách hàng có cần/thích sản phẩm của bạn không? thích ở điểm nào? Đối thủ của bạn hiện đang làm gì? Làm thế nào để khách hàng mua hàng của bạn?... Nếu không có những thông tin ấy doanh nghiệp sẽ mau chóng thất bại vì không hiểu thị trường và khách hàng.

Để thực hiện một chiến lược Marketing hiệu quả, bạn cần có những thông tin nghiên cứu thị trường cần thiết như sau:

  • Nghiên cứu về độ lớn của thị trường
  • Nghiên cứu thị phần của từng nhãn hiệu tương tự
  • Nghiên cứu và phân loại người tiêu dùng
  • Nghiên cứu quy trình mua hàng của người tiêu dùng
  • Nghiên cứu những mong đợi và sự thỏa mãn khách hàng về sản phẩm và dịch vụ

Viral Marketing

Viral Marketing chính là một sự tiếp thị lan truyền. Viral Marketing là một chiến lược truyền thông khuyến khích một cá nhân nào đó chia sẻ và lan tỏa tiếp các thông điệp marketing đến với những người khác, tạo ra tiềm năng tăng trưởng theo cấp số nhân thông qua các kênh marketing nhằm đạt được mục tiêu đề ra về thương hiệu hoặc bán hàng.

Việc tiếp thị lan truyền này được bắt đầu từ một giả thuyết là khách hàng luôn kể cho người khác nghe về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn mà khách hàng cảm thấy hài lòng khi sử dụng. Từ đó, tiếp thị lan truyền đã trở thành một kế hoạch tiếp thị có hiệu quả được doanh nghiệp sử dụng trong các chiến lược tiếp thị sản phẩm.

Tuy nhiên, để tạo ra một chiến dịch Viral Marketing có hiệu quả thì thật sự không dễ chút nào. bạn cần phải làm cho thông tin sản phẩm của mình là duy nhất, lôi cuốn, nó phải mang tính cá nhân và được truyền đi bằng sự cộng tác “đôi bên cùng có lợi”…

Để đạt được thành công trong một chiến dịch Viral Marketing bạn có thể thực hiện những công việc như sau:

  • Tặng sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị.
  • Cung cấp tiện ích chia sẻ dễ dàng cho người khác.
  • Quy mô dễ dàng từ nhỏ đến lớn.
  • Khai thác hành vi và động lực.
  • Sử dụng mạng lưới truyền thông hiện có.
  • Tận dụng lợi thế của các nguồn tài nguyên khác.

Influencer marketing 

Influencer marketing là gì

Influencer Marketing ngày nay đã trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ trong các chiến dịch Marketing, giúp xây dựng lòng tin và đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng. Influencer marketing là một kế hoạch marketing sử dụng những Influencer (tạm dịch là người ảnh hưởng) để gửi thông điệp của nhãn hàng đến thị trường. Kế hoạch Marketing này được thực hiện bằng cách bạn sẽ truyền cảm hứng và trả tiền cho người ảnh hưởng để giúp bạn làm công việc quảng bá sản phẩm đến các đối tượng khách hàng. Những người ảnh hưởng sẽ lan truyền tiếng nói của họ thông qua các kênh mạng xã hội với nội dung hoặc là do nhãn hàng biên soạn trước hoặc do người ảnh hưởng tự viết theo cách của họ.

Một số tiêu chí để đánh giá và lựa chọn Influencer

Hiện nay, người dùng đã quá thừa mứa và mệt mỏi, không còn đặt nhiều niềm tin vào sản phẩm khi các hình thức quảng cáo truyền thống vây quanh. Vì vậy, việc dùng một nhân vật nổi tiếng có sức ảnh hưởng đề cập đến sản phẩm theo một cách tự nhiên và thú vị sẽ được người dùng yêu thích, hưởng ứng và tạo được độ tin cậy nhất định. Với sự bùng nổ của mạng xã hội ngày nay, Influencer - người ảnh hưởng- được xem là một sự bùng nổ với số lượng Influencer tăng nhanh chóng mặt. Do đó, việc lựa chọn để tìm ra gương mặt Influencer phù hợp đối với thương hiệu ngày càng khó khăn hơn. 

Để thực hiện một chiến dịch Influencer marketing hiệu quả, các thương hiệu đã đặt ra một số tiêu chí cụ thể để đánh giá và lựa chọn các Influencer như sau:

  • Độ phủ (Reach): Độ phủ sẽ được đo bằng số lượng người theo dõi (fans, followers) của các Influencers trên mạng xã hội. Thông thường, các Influencers được lựa chọn sẽ là những nhân vật có lượng người theo dõi cao. Tuy nhiên đây cũng chưa hẳn là một tiêu chí có thể đảm bảo hoàn toàn thành công cho một chiến dịch Marketing.
  • Lĩnh vực liên quan (Relevance): Đây được xem là tiêu chí nên được cân nhắc đầu tiên khi lựa chọn người ảnh hưởng cho một chiến dịch Marketing. Để lựa chọn được một Influencer phù hợp với thương hiệu thì người ảnh hưởng đó phải có cùng sự quan tâm, sở thích, hoặc là chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan đến thương hiệu đang thực hiện chiến dịch Marketing. Sự liên quan giữa người ảnh hưởng và thương hiệu sẽ có tác dụng rất lớn vì khi nhắc đến Influencer có thể khiến người dùng liên tưởng đến sản phẩm mà họ quảng bá. Đó cũng được xem là phần thành công trong chiến dịch Marketing.
  • Khả năng kêu gọi sự thay đổi của người tiêu dùng (Resonance): Đây chính là tiêu chí lựa chọn dựa trên mức độ tương tác của người theo dõi với loại nội dung mà các Influencers tạo ra. Từ các mức độ tương tác này, ta sẽ đánh giá được sự phù hợp của người ảnh hưởng đối với thương hiệu cần quảng bá để nhận định xem người ảnh hưởng có khả năng thành công trong việc phổ biến sản phẩm đến các đối tượng khách hàng hay không.
  • Chỉ số cảm xúc (Sentiment): Tiêu chí này cũng khá quan trọng trong việc lựa chọn Influencers. Cần xác định được việc lựa chọn người ảnh hưởng này sẽ mang lại cảm giác tiêu cực hay tích cực cho cộng đồng mục tiêu được tác động đến cũng như ảnh hưởng đến cảm tình dành cho thương hiệu của người tiêu dùng.

Các nhóm Influencers chính

- Người nổi tiếng/Người của công chúng: Những Influencers này thuộc nhóm người có danh tiếng, thu hút sự chú ý của truyền thông và công chúng như diễn viên, người mẫu, ca sĩ, MC, vận động viên… Đây là nhóm Influencers được đánh giá là có độ nhận biết rộng nhất. Tuy nhiên, việc lựa chọn người ảnh hưởng thuộc nhóm này cần được dựa trên nhiều phương diện như là đối tượng fan, thương hiệu cá nhân, các chủ đề mà người ảnh hưởng này thường quan tâm.

- Các chuyên gia, người có chuyên môn cao và sự ảnh hưởng trong ngành hàng: Nhóm Influencers này có độ phủ tương đối cao (nhưng thấp hơn nhóm người nổi tiếng). Bên cạnh đó, nhóm người ảnh hưởng này còn đạt tiêu chí về sự liên quan cũng như tiêu chí kêu gọi sư thay đổi của người tiêu dùng.

- Những người có lượng theo dõi trên 5000+ hoặc những người có những chia sẻ về ngành hàng tạo được nhiều sự chú ý: Nhóm Influencers này có các chỉ số về tiêu chí Relevance và Resonance tương đối cao nhưng độ phủ lại thấp nhất trong 03 nhóm.

Social Media Marketing

Social Media Marketing là gì?

Social Media Marketing (tiếp thị trên mạng xã hội) là một loại hình thức marketing được thực hiện thông qua phương tiện truyền thông mạng xã hội. Social media marketing là tập hợp các chiến lược, kế hoạch marketing được thực hiện trên các kênh social (mạng xã hội) nhằm thu về các hiệu quả nhất định như lượt tương tác với người dùng, gia tăng nhận thức của người dùng về dịch vụ, sản phẩm. Đặc biệt thúc đẩy hành vi mua hàng và sở hữu sản phẩm của người dùng thông qua mạng xã hội.

Các đặc điểm của Social Media Marketing

Một chiến dịch Social Marketing hiệu quả sẽ cần có các đặc điểm sau đây:

- Mục tiêu rõ ràng: Bạn cần xác định rõ mục tiêu của bạn trong một chiến dịch Social Media Marketing. Đó có thể là nâng cao nhận thức thương hiệu bằng cách tiếp cận một đối tượng mục tiêu mới, mục tiêu truyền tải 1 thông điệp, thông tin hữu ích nào đó hấp dẫn đối với khách hàng cũ của bạn hoặc là để tạo ra dư luận về giới thiệu sản phẩm mới hay sự kiện…

- Tính tập trung: Bạn cần tập trung vào những vấn đề cụ thể, những nhóm đối tượng được xác định rõ ràng, hoặc bạn cũng có thể tập trung vào các điểm yếu mà đối thủ cạnh tranh của bạn chưa làm tốt.

- Khả năng đo lường: Social Media Marketing có tính tương tác đa chiều. Vì vậy bạn cần thực hiện việc đo lường và kiểm soát các chỉ số cho chiến dịch Social Marketing, nếu không bạn sẽ rất khó khăn trong việc kiểm soát và điều hướng người tham gia theo cách có lợi cho bạn nhất.

- Nội dung chất lượng: Bạn muốn một chiến dịch nổi bật, bạn cần tạo ra được những nội dung thực sự hấp dẫn người dùng. Các nội dung trong chiến dịch Social Media Marketing cần được trình bày một cách thú vị và hấp dẫn.

Telemarketing

Telemarketing là gì?

Telemarketing là một phương pháp marketing trực tiếp. Hình thức marketing này hiện nay cũng được nhiều doanh nghiệp áp dụng vì chi phí dành cho telemarketing cũng không quá cao so với một số phương thức marketing khác. Telemarketing được hiểu là việc người bán hàng sử dụng điện thoại kết nối với khách hàng tiềm năng để thuyết phục và quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của công ty hay của mình. Ngày nay, Telemarketing có thể được thực hiện bởi các công ty quảng cáo, các cuộc gọi điện thoại tự động hoặc sử dụng hình thức “robocalls”.

Các ưu và khuyết điểm của Telemarketing

Ưu điểm:

- Có những thuận lợi về mặt thời gian, giảm được chi phí đi lại

- Đưa được thông tin sản phẩm dịch vụ nhanh chóng đến với các khách hàng tiềm năng

- Hiểu rõ và nắm được nhu cầu của khách hàng để có thể kịp thời có những điều chỉnh phù hợp dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp.

- Khi kết nối trực tiếp với khách hàng, bạn có thể nhanh chóng nhận được sự phản hồi của khách hàng về các thông tin của sản phẩm.

- Nhận được sự đánh giá trực tiếp về sản phẩm từ khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có những sự chuẩn bị thích hợp cho các chiến dịch marketing tiếp theo.

Khuyết điểm:

- Telemarketing có một sức nặng tâm lý nhất định vì đòi hỏi người bán hàng cần có một sự chuẩn bị chu đáo cho việc trao đổi với khách hàng. Việc trao đổi qua điện thoại với khách hàng cần đảm bảo có đầy đủ thông tin sản phẩm cần giới thiệu nhưng cũng không được nói quá lâu vì sẽ dễ dẫn đến tác dụng ngược.

- Gọi đến khách hàng vào những thời điểm không thích hợp như lúc khách hàng đang bận, hoặc đang di chuyển bên ngoài. Những lúc này, khách hàng sẽ không có sự tập trung để lắng nghe thông tin giới thiệu cũng như dễ ảnh hưởng đến mặt tâm lý của khách hàng.

Các yêu cầu để có một cuộc gọi Telemarketing thành công

Để thực hiện một cuộc gọi telemarketing thành công, bạn cần lưu ý những điểm sau:

- Cần chuẩn bị kỹ nội dung trước khi thực hiện cuộc gọi: Việc không chuẩn bị kỹ các thông tin cần trao đổi sẽ dễ khiến bạn lúng túng và không cung cấp được những thông tin cần thiết đến khách hàng. Vì vậy, trước khi thực hiện cuộc gọi đến bất kỳ khách hàng nào, bạn cần có sự tìm hiểu một chút thông tin về khách hàng như cá tính, thói quen của khách hàng; tìm hiểu và chuẩn bị kỹ những thông tin về sản phẩm, dịch vụ mà bạn chuẩn bị giới thiệu đến khách hàng; chuẩn bị sẵn những câu trả lời cho những tình huống khách hàng có thể hỏi ngược lại bạn… Bạn càng chuẩn bị kỹ nội dung thì khả năng thành công của mỗi cuộc gọi đến khách hàng càng cao.

- Lựa chọn thời gian thích hợp cho cuộc gọi Telemarketing: Điều này còn phụ thuộc vào thói quen và giờ làm việc của từng khách hàng. Tuy nhiên, thời điểm tốt nhất bạn có thể thực hiện các cuộc gọi Telemarketing là tầm khoảng từ 9-11h sáng và từ 2-5h chiều. Bạn cần lưu ý tránh gọi cho khách hàng ngoài giờ làm việc (trừ khi quá cấp bách) hoặc vào những giờ nghỉ ngơi vì khách hàng cũng cần có thời gian nghỉ ngơi, không muốn bị làm phiền. Gọi vào những khoảng thời gian này thì khả năng từ chối các cuộc gọi sẽ rất cao và gây ra ảnh hưởng không tốt đối với sản phẩm, dịch vụ muốn giới thiệu.

- Giọng nói truyền cảm, dễ nghe: Giọng nói cũng là một yếu tố quyết định trong việc thực hiện telemarketing. Khách hàng không nhìn thấy bạn mà chỉ có thể nghe giọng nói của bạn. Vì vậy, bạn cần có một giọng nói dễ nghe và truyền cảm để có thể thu hút được sự chú ý của khách hàng. Việc bạn trao đổi từ tốn, nhẹ nhàng cũng là một cách ghi điểm đối với khách hàng giúp cho việc tiếp thị sản phẩm của bạn thuận lợi hơn.

- Cần tạo niềm tin cho khách hàng: Ngày nay rất nhiều vụ lừa đảo và gian lận được diễn ra qua điện thoại đã thúc đẩy một phản ứng dữ dội ngày càng tăng từ phía người tiêu dùng đối với các phương pháp tiếp thị trực tiếp này. Vì vậy, bạn cần tạo được niềm tin cho khách hàng ngay từ lúc bắt đầu trao đổi. Bạn cần giới thiệu rõ tên của bạn, vị trí công tác và công ty nơi bạn làm việc để tạo sự yên tâm cho khách hàng.

Referral marketing

Referral marketing được gọi là tiếp thị giới thiệu. Hình thức tiếp thị này chính là một phương pháp quảng bá sản phẩm, dịch vụ mới đến với khách hàng thông qua việc giới thiệu (việc giới thiệu này được thực hiện chủ yếu là truyền miệng).

Giao tiếp, truyền miệng luôn được đánh giá là cách tiếp thị mạnh mẽ vì nó tạo ra được niềm tin, sự phổ biến với tốc độ cao và luôn hướng được đến đối tượng khách hàng tiềm năng cần quảng bá sản phẩm.

SEO marketing

SEO marketing là gì?

SEO marketing chính là một chiến lược marketing thông qua việc tập hợp các thủ thuật và phương pháp được các công cụ tìm kiếm cho phép nhằm đẩy từ khóa mong muốn của website lên TOP các công cụ tìm kiếm.

Vai trò của SEO trong Marketing Online

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên Internet, cuộc chiến giành vị trí cao trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm là điều vô cùng quan trọng. Vì vậy SEO ngày càng có vai trò quan trọng trong lĩnh vực Marketing Online. 

SEO chính là công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, hay chính xác hơn là tối ưu cho công cụ tìm kiếm. Vì vậy, SEO được xem là một chiến lược tiếp thị với chi phí tương đối thấp so với các hình thức quảng cáo khác và mang tính lâu dài nhưng hiệu quả của việc quảng cáo sẽ có được chậm hơn so với nhiều loại hình quảng cáo khác hiện nay.

Tổng quan về Marketing

Các vị trí công việc trong ngành nghề Marketing

Marketing Director

Marketing Director là Giám Đốc Marketing. Người đảm nhận vị trí này sẽ chịu trách nhiệm về marketing trong một công ty. Thông thường, vị trí này sẽ báo cáo trực tiếp kết quả công việc cho Tổng giám đốc (CEO). Vai trò và trách nhiệm của Giám Đốc Marketing liên quan đến việc phát triển sản phẩm, truyền thông tiếp thị, nghiên cứu thị trường, chăm sóc khách hàng, phát triển kênh phân phối, quan hệ công chúng, quản trị bán hàng…

Một giám đốc marketing thường phải quản trị các công việc sau:

  • Hoạch định chiến lược, kế hoạch, giải pháp và tổ chức thực hiện hoạt động Marketing của Công ty.
  • Tổ chức thực hiện các hoạt động và chương trình nghiên cứu thị trường.
  • Xây dựng các công cụ đo lường hiêu quả hoạt động Marketing.
  • Tham mưu cho ban Giám đốc về truyền thông, nhận diện và phát triển thương hiệu.
  • Thiết lập và duy trì quan hệ với với các đối tác, cơ quan truyền thông, các nhà cung cấp dịch vụ có liên quan phục vụ cho hoạt động marketing của Công ty.
  • Huấn luyện và đào tạo nhân viên phòng marketing thuộc phạm vi phụ trách.

Với sự phát triển không ngừng của các chiến lược marketing hiện nay cũng như sự tác động mạnh mẽ của công nghệ ngày nay, có thể nói vị trí giám đốc marketing ngày càng có vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp. Một giám đốc marketing giỏi có thể giúp cho việc quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp đạt được những sự thành công nhất định.

Marketing manager

Marketing manager chính là người chịu trách nhiệm quản lý các nhân viên làm marketing. Họ cũng là người phụ trách công việc quản lý tiếp thị một sản phẩm hoặc một dịch vụ nào đó của doanh nghiệp khi đưa ra thị trường.

Các công việc của Marketing manager thường bao gồm như sau:

  • Lập ra chiến lược kinh doanh và marketing cho sản phẩm và dịch vụ của công ty.
  • Thiết lập ngân sách cần chi cho hoạt động marketing và chịu trách nhiệm sử dụng trong phạm vi ngân sách này về việc phê duyệt thu chi.
  • Lên kế hoạch thực hiện các chiến lược, dự án một cách cụ thể để đạt được những mục đích về marketing đã đề ra trước đó.
  • Hỗ trợ giám đốc điều hành công việc của công ty đồng thời giám sát mọi hoạt động marketing để công việc diễn ra một cách hiệu quả.
  • Tổ chức và điều hành thực hiện các chương trình nghiên cứu, phát triển, đào tạo nhân lực và ứng dụng công nghệ trong hoạt động marketing.
  • Kết hợp với giám đốc sản xuất đề ra các chính sách phù hợp với đặc thù khách hàng. Chăm sóc khách hàng và duy trì mối quan hệ gắn bó lâu dài.
  • Khảo sát những yêu cầu của khách hàng và đáp ứng đúng nhu cầu, đồng thời cũng truyền đạt để toàn bộ công ty nắm được những yêu cầu mới này về sản phẩm và dịch vụ.
  • Báo cáo về tiến trình thực hiện kế hoạch, chiến lược định kỳ mỗi tháng một lần và trưng cầu ý kiến của giám đốc lúc cần thiết để công việc không bị gián đoạn.
  • Phối hợp cùng các thành viên ban giám đốc công ty và kiểm nghiệm thực tế các hoạt động đang diễn ra, đảm bảo mục tiêu marketing của doanh nghiệp đạt kết quả tốt nhất.
  • Quản lý mọi hoạt động của phòng marketing và nhân viên.

Để trở thành một Marketing manager giỏi bạn cần phải trải qua nhiều kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực marketing cũng như cần có những kỹ năng cần thiết như: Kỹ năng nghiên cứu, phân tích thị trường và khách hàng; kỹ năng phân khúc thị trường và kỹ năng nắm bắt được xu hướng thị trường và tâm lý khách hàng.

Marketing Assistant

Marketing Assistant chính là những trợ lý tiếp thị. Họ là người hỗ trợ chính cho Marketing manager và giám đốc điều hành về các dự án marketing nhằm tối đa hóa lợi nhuận của công ty và phát triển chiến lược bán hàng hoặc các chiến dịch tiếp thị.

Một Marketing Assistant chuyên nghiệp cần có những kỹ năng sau:

  • Nhạy bén, có tính làm việc nhóm cao để có thể bàn giao công việc tốt và phù hợp từng người
  • Khả năng phân tích chuẩn xác vì bạn phải làm việc với rất nhiều số liệu, bạn cần hiểu và phân tích được chúng thì mới đề xuất được kế hoạch
  • Kiên trì và tự tin vào những công việc mình làm.
  • Khả năng giao tiếp tốt vì bạn phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng. Bạn có kỹ năng giao tiếp thì bạn sẽ có nền tảng để xử lí những tình huống cấp bách.
  • Sự năng động, sáng tạo sẽ giúp bạn điều chỉnh hợp lí với sự thay đổi của môi trường hiện tại và tương lai.

Admin Marketing

Admin Marketing được hiểu là người quản trị và hỗ trợ việc thực hiện các chiến dịch marketing. Thông thường người đảm nhận vị trí Admin marketing sẽ thực hiện các công việc như:

  • Hỗ trợ các hoạt động trong phòng Marketing: quản lý kho vật phẩm POSM, xuất chuyển hàng hóa, làm đề nghị thanh toán, tạm ứng theo quy trình của công ty…
  • Hỗ trợ hậu cần các công việc Marketing hàng ngày
  • Phối hợp cùng team triển khai các hoạt động Marketing, events ...
  • Báo cáo, đề xuất các phương án mới, hiệu quả để đạt được mục tiêu doanh thu.
  • Lập kế hoạch chương trình quảng cáo, khuyến mãi, PR…cho hàng hoá và thương hiệu công ty.
  • Soạn thảo Hợp đồng Marketing: thuê PG, mẫu, người đại diện, thuê vật tư, dụng cụ…
  • Quan hệ với giới báo chí, làm việc với báo đài để lên bài quảng cáo sản phẩm, thương hiệu công ty
  • Hỗ trợ hậu trường sự kiện
  • Thực hiện công việc theo yêu cầu của cấp trên.

Marketing coordinator

Marketing coordinator chính là những điều phối viên marketing. Họ sẽ làm nhiệm vụ sắp xếp quản lý hoạt động marketing, điều phối và hỗ trợ triển khai các kế hoạch Marketing trong công ty.

Một điều phối viên marketing giỏi và giàu kinh nghiệm sẽ có những kỹ năng trong công việc như là: khả năng thu thập và phân tích thông tin thị trường, có thể làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm, có tính sáng tạo trong công việc, có kỹ năng giao tiếp tốt cũng như sự chuyên nghiệp trong việc quản lý.

Marketing executive

Marketing executive là người quản lý hoặc trưởng phòng marketing. Công việc của họ chính là quản lý và kiểm soát các mối quan hệ tồn tại giữa sản phẩm của mình và các đối tượng (khách hàng, người tiêu dùng). Một Marketing Executive thường làm việc trực tiếp dưới quyền Marketing Manager và sẽ nhận được các chỉ thị về chỉ tiêu doanh số. 

Để đạt được các chỉ tiêu doanh số đề ra, công việc của một marketing executive hàng ngày thường tập trung vào rất nhiều hoạt động nghiên cứu và phân tích thị trường, với mấu chốt là xây dựng các chiến lược marketing hiệu quả. 

Cơ hội làm việc dành cho vị trí marketing executive hiện nay rất nhiều và phổ biến đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau, từ lĩnh vực tiêu dùng đến nhà sản xuất, nhà bán lẻ đến sản phẩm dịch vụ hoặc lĩnh vực công cộng.

Các kỹ năng cần có của một marketing executive là: kỹ năng lập kế hoạch, giao tiếp và truyền tải tốt, tự quản lý và tự tạo động lực cho bản thân, tính chuyên nghiệp và sự kỷ luật trong mọi việc, tư duy sáng tạo để có thể tạo ra những chiến dịch mới, kỹ năng thuyết trình tự tin, khéo léo và có khả năng thuyết phục, sẵn sàng làm việc trong thời gian dài và thường xuyên dưới áp lực cao.

Marketing planner

Marketing planner chính là người tạo lập ra kế hoạch, là người dẫn đường cho sự phát triển của một thương hiệu, một chiến dịch marketing, một doanh nghiệp trên thị trường,… Các kế hoạch lập ra cần đạt được mục tiêu đề ra dựa trên nguồn lực sẵn có của thương hiệu, doanh nghiệp và chiến dịch,… đó.

Từ mục đích công việc, ta có thể nhận thấy marketing planner phải là người có óc sáng tạo, có sự nhạy bén trong việc thu thập và phân tích thông tin thị trường để từ đó xây dựng những kế hoạch phát triển, quảng bá thương hiệu đạt được sự thành công cao.

Các vị trí công việc trong ngành Marketing

Các kênh thực hiện Marketing phổ biến và hiệu quả

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cũng như sự bùng nổ của mạng xã hội, việc thực hiện các chiến dịch marketing ngày càng có nhiều kênh thông tin hỗ trợ thực hiện hiệu quả hơn.

Marketing điện tử

Marketing điện tử hay còn gọi là E-marketing, là kênh hỗ trợ các chiến dịch tiếp thị thông qua mạng kết nối toàn cầu Internet. Kể từ khi thương mại điện tử bắt đầu phát triển mạnh vào giữa những năm 1990, các công ty đã quan tâm đến việc sử dụng Internet và Web để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xây dựng thương hiệu và hình ảnh công ty. 

Ưu thế của E-marketing là sự sẵn sàng của một lượng lớn thông tin trên Internet. Người tiêu dùng có thể truy cập thông tin sản phẩm và thực hiện giao dịch, mua bán mọi lúc mọi nơi. Doanh nghiệp sử dụng E-marketing có thể tiết kiệm được chi phí bán hàng như chi phí thuê mặt bằng, giảm số lượng nhân viên bán hàng, …

TVC Marketing

TVC là viết tắt của cụm từ Television Commercials, hiện nay đang được xem là một loại hình quảng cáo bằng hình ảnh, giới thiệu về những sản phẩm thương mại hay một sự kiện nào đó phổ biến và hiệu quả thông qua việc phát sóng quảng cáo trên hệ thống truyền hình.

Thể loại quảng cáo này luôn có sức lan tỏa rộng, hướng đến đối tượng khán giả đa dạng và không bị ràng buộc bởi không gian, thời gian và khoảng cách địa lý. Vì vậy đây hiện đang được xem là một kênh tiếp thị mang lại hiệu quả trong việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm. 

TVC Marketing hiện đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để thúc đẩy bán hàng, nâng tầm thương hiệu và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm độc quyền của mình so với các nhãn hàng khác có mặt trên thị trường hiện nay.

Youtube marketing

Hiện nay, số lượng User sử dụng Youtube ngày càng tăng. Hầu hết trên mỗi thiết bị điện thoại của người dùng đều cài đặt ứng dụng Youtube và thời lượng User truy cập trên nền tảng Youtube cũng khá lâu. Vì vậy, Youtube đã trở thành kênh phổ biến mang lại hiệu quả rất lớn trong hoạt động quảng bá tiếp thị thông tin sản phẩm, dịch vụ & thương hiệu.

Các hình thức Youtube marketing hiện nay cũng khá đa dạng với nhiều hình thức, ý tưởng sáng tạo khác nhau tạo ra những thành công nhất định trong việc quảng cáo sản phẩm. 

Để việc tiếp thị trên Youtube mang lại hiệu quả thiết thực, bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Đừng đầu tư quá nhiều vào những đoạn phim hoành tráng cũng như đừng cố gắng đặt ra mục tiêu làm ra những đoạn phim có nhiều lượt người xem trong một thời gian ngắn. Thông thường những đoạn phim có tốc độ lan truyền nhanh chỉ đề cập đến những vấn đề nhỏ nhặt, không có ý nghĩa sâu sắc và mang tính giải trí nên rất nhanh bị lãng quên. Hãy tập trung xây dựng những đoạn phim quảng cáo có ý nghĩa nhất định và truyền tải thông điệp rõ ràng.
  • Luôn lưu ý tải lên những đoạn phim liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Nên xác định mục tiêu rõ ràng khi tung ra các đoạn phim quảng cáo. Cần xác định rõ mục tiêu cần đạt được trong mỗi chiến dịch marketing qua youtube và những kết quả có thể thu lại được khi thực hiện Youtube marketing.
  • Không nên sử dụng các cách tiếp thị truyền thống vì dễ gây nhàm chán cho khách hàng. Cần xây dựng những đoạn phim quảng cáo có nội dung thu hút được khách hàng, tránh trường hợp khách hàng chỉ mới xem đoạn phim quảng cáo trên youtube của bạn vài giây là vội vã thoát ra. 

Marketing Email

Email marketing cũng là một kênh quảng bá thông tin sản phẩm, dịch vụ phổ biến hiện nay. Bạn sẽ sử dụng email (thư điện tử) mang nội dung về thông tin bán hàng, tiếp thị, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng mà mình mong muốn.

Để thực hiện một email marketing hiệu quả, bạn cần phải viết nội dung một cách khéo léo để khách hàng biết đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. Bạn có thể đề cập đến những thông tin có ích cho khách hàng, tri ân khách hàng, xây dựng mối quan hệ của bạn với khách hàng thật tốt, thậm chí có thể lấy khảo sát, ý kiến khách hàng để cải thiện chất lượng dịch vụ/sản phẩm làm nội dung email marketing cho sản phẩm cần tiếp thị của mình.

Email marketing cũng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để thực hiện các chiến dịch tiếp thị vì nó cũng có những hiệu quả nhất định mà chi phí cũng không quá cao, giúp tiết kiệm triệt để các chi phí thiết kế, chi phí vận chuyển, chi phí thuê địa điểm so với các loại hình tiếp thị khác.

Các nhóm người phù hợp để thực hiện email marketing thường là các nhóm người có thói quen sử dụng email thường xuyên, tiêu biểu như là:

  • Nhóm người làm quảng cáo, marketing
  • Bảo hiểm
  • Tài chính
  • Bất động sản
  • Du lịch/nghỉ dưỡng
  • Giáo dục

Học ngành Marketing ở đâu?

Cùng với sự phát triển của xã hội, các loại hình sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng và có nhiều sự lựa chọn hơn đối với khách hàng. Vì thế, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình được biết đến nhiều hơn, có độ phủ rộng hơn so với đối thủ, các doanh nghiệp luôn chú trọng và đẩy mạnh các chiến dịch marketing. Để thực hiện việc marketing được hiệu quả, việc lựa chọn những nhân sự giỏi trong ngành marketing luôn là ưu tiên của các doanh nghiệp hiện nay. Vì thế, ngành marketing cũng là một trong những ngành nghề thu hút nhiều nhân lực nhất hiện nay.

Ngành học Marketing

Marketing là các hoạt động hướng đến khách hàng, tạo dựng mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng. Vậy ta có thể định nghĩa tổng quát về ngành Marketing chính là ngành học bao gồm tất cả các hoạt động hướng tới khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng, các hoạt động đó bao gồm quá trình tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu. Mục tiêu cao nhất của marketing chính là trở thành chiếc cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp với các khách hàng, nhóm khách hàng mục tiêu.

Marketing là học những gì

Học về marketing chính là học các kiến thức nền tảng về Marketing hiện đại gồm các vấn đề như: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,...Các môn học chuyên ngành Marketing cụ thể là: Quản trị marketing, Quản trị bán hàng, Hành vi người tiêu dùng, Chiến lược sản phẩm, Chiến lược giá và phân phối, Quảng cáo và khuyến mãi, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, PR.

Các trường đào tạo chuyên ngành Marketing

Hiện nay có rất nhiều trường đại học trên cả nước có đào tạo chuyên ngành Marketing. Sau đây là thông tin một số trường đại học mà bạn có thể tham khảo:

- Miền Bắc: 

  • Đại học Kinh Tế Quốc Dân
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
  • Đại học Quốc Gia, khoa Marketing
  • Học viện Ngân hàng
  • Đại học Ngoại thương
  • Đại học Bách khoa
  • Đại học Xây dựng;
  • Đại học Thương mại;
  • Đại học FPT
  • Đại học RMIT

- Miền Nam:

  • Đại học Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh);
  • Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM (UEF)
  • Đại học Tài chính – Marketing
  • Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh
  • Đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh
  • Đại học Hoa sen
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học RMIT TP Hồ Chí Minh
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học Ngoại thương TPHCM

Các tố chất cần thiết để theo học ngành Marketing

Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đang là xu thế phổ biến hiện nay. Nếu bạn có sự đột phá, tiên phong trong các chiến lược kinh doanh để phân khúc và chiếm lĩnh thị trường thì bạn sẽ có những ưu thế nhất định trước đối thủ. Hai yếu tố quyết định cho việc này chính là marketing và sáng tạo. 

Nếu bạn yêu thích nghề nghiệp Marketing đòi hỏi luôn tư duy và sáng tạo này, bạn có thể xem mình có những tố chất sau đây để có thể theo học và thành công trong lĩnh vực ngành nghề này không nhé:

  • Đam mê kinh doanh
  • Tư duy chiến lược sáng tạo
  • Khả năng giao tiếp
  • Nhạy bén, kiên trì
  • Năng động, linh hoạt
  • Có khả năng quan sát và nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý, mong muốn của người khác
  • Ham học hỏi và tìm hiểu

Học ngành marketing ở đâu

Kinh nghiệm tìm việc làm nhân viên Marketing nhanh trên ViecLamVui

Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, nền kinh tế phát triển theo hướng toàn cầu hoá và hội nhập, các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau ngày càng có nhiều sự cạnh tranh hơn để có thể đưa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình chiếm lĩnh thị trường và dành ưu thế trước các đối thủ cạnh tranh. Xuất phát từ nhu cầu đó, ngành nghề Marketing hiện nay được xem là một trong những ngành nghề thu hút nguồn nhân lực cao của nước ta. 

Theo đánh giá của các chuyên gia thì từ nay đến năm 2020, ngành marketing cần đến 10.000 lao động trở lên cho mỗi năm. Nhân sự ngành marketing của Việt Nam đang và sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới cùng với sự gia tăng của đầu tư nước ngoài. 

Để đáp ứng được nhu cầu trong công việc, các doanh nghiệp luôn không ngừng tìm kiếm cho mình những nhân sự có kinh nghiệm, giỏi chuyên môn trong lĩnh vực marketing. Vì thế thật không khó để tìm thấy các thông tin tuyển dụng nhân viên marketing được đăng tuyển rất nhiều trên các kênh thông tin việc làm khác nhau. Để tìm được cho mình một việc làm nhân viên marketing phù hợp, bạn cũng có thể đến với trang mạng tìm việc ViecLamVui. ViecLamVui hiện có nhiều thông tin việc làm ở các lĩnh vực ngành nghề khác nhau và các bạn nhân viên CSKH cũng luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn khi bạn có nhu cầu.

Hướng dẫn đăng tin tuyển dụng miễn phí nhân viên Marketing tại ViecLamVui

Để tìm kiếm nhân sự cho công ty, các doanh nghiệp hiện nay có rất nhiều kênh để đăng thông tin tuyển dụng khác nhau. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc tuyển dụng nhân sự thông qua các trang mạng tuyển dụng uy tín hiện được xem là phổ biến và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

ViecLamVui cũng là một trang mạng tuyển dụng được nhiều doanh nghiệp tin tưởng để đăng tin tuyển dụng và tìm kiếm thông tin ứng viên cho các vị trí công việc của công ty. ViecLamVui hỗ trợ các doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng miễn phí với rất nhiều ngành nghề khác nhau.

Nếu bạn cần tìm thông tin ứng viên hoặc muốn đăng tin tuyển dụng vị trí nhân viên marketing, bạn đừng ngần ngại đến với trang web tuyển dụng ViecLamVui. Các bạn nhân viên CSKH thân thiện của hệ thống ViecLamVui luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn thông tin cho bạn.

Bạn có thể đăng tin tuyển dụng miễn phí, tìm việc làm miễn phí các vị trí công việcViệc làm Marketing. Bài viết thuộc danh mụcBlog Việc làm Marketing trên ViecLamVui