Logo

Trường Đại học Ngoại thương (FTU) - Điểm chuẩn, học phí, ngành đào tạo, thông tin tuyển sinh

Lượt xem: 6657
Ngày đăng: 17/03/2024

Trường Đại học Ngoại thương (Foreign Trade University) là trường đại học đứng đầu cả nước về khối ngành kinh tế, với các thế mạnh thương hiệu là đào tạo ngành kinh tế đối ngoại, kinh doanh quốc tế và quản trị kinh doanh tại Việt Nam

Điểm chuẩn tuyển sinh

Điểm chuẩn 2020

Ngày 4.10.2020, Hội đồng tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2020 Trường Đại học Ngoại thương đã họp thống nhất phương án điểm trúng tuyển các mã xét tuyển của trường cho Phương thức 4 - xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT năm 2020. Chỉ tiêu cho Phương thức 4 của trường là 1.955 chỉ tiêu, chiếm gần 50% tổng chỉ tiêu tuyển sinh của trường.

Điểm chuẩn cụ thể của các ngành như sau:

Điểm chuẩn Trường Đại học Ngoại thương năm 2020

Thí sinh trúng tuyển theo Phương thức 4 sẽ nhập học trong 2 ngày 9-10.10.2020, và cũng sẽ tham gia các hoạt động của chương trình kết nối này. Chương trình khai giảng tại Trụ sở chính Hà Nội sẽ được thực hiện vào sáng 14.10.2020.

Để chia sẻ những khó khăn của sinh viên và toàn xã hội trong bối cảnh COVID-19, năm học này nhà trường đã quyết định không tăng học phí theo lộ trình dự kiến, mà sẽ giữ nguyên mức học phí của năm 2019-2020 đối với toàn bộ gần 15.000 sinh viên chính quy ở tất cả các cơ sở đào tạo của trường.

Trước đó ngày 28.8, Đại học Ngoại thương đưa ra điểm sàn 23 với tất cả chương trình đào tạo tại Hà Nội và TP HCM, cao hơn năm ngoái 2,5 điểm.

Năm nay, trường Ngoại thương tuyển 3.990 sinh viên tại ba cơ sở (Hà Nội, TP. HCM và Quảng Ninh) theo năm phương thức. Hiện Đại học Ngoại thương đã tuyển được 50% chỉ tiêu (khoảng 2.000 sinh viên) theo phương thức tuyển thẳng cho thí sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia, đạt giải cấp tỉnh, theo học trường chuyên và sử dụng chứng chỉ quốc tế.

Năm 2019, nhóm ngành Kinh doanh quốc tế và Quản trị kinh doanh của Đại học Ngoại thương cơ sở Hà Nội lấy điểm chuẩn cao nhất - 26,25.

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

Hà Nội:

  • Địa chỉ: Số 91, Phố Chùa Láng, Phường Láng thượng, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
  • Tel: (84-4) 3259 5158  Fax: (84-4) 3834 3605

TP. Hồ Chí Minh:

  • Địa chỉ: Số 15, Đường D5, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
  • Tel:  (84-8) 3512 7254  Fax: (84-8) 3512 7255

Quảng Ninh:

  • Địa chỉ: Số 260, Đường Bạch Đằng, Phường Nam Khê, TP. Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh  
  • Tel:  (84-3) 3385 6481 Fax: (84-3) 3385 2744

Bấm để xem ➽ CẬP NHẬT ĐIỂM CHUẨN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỚI NHẤT

Bạn cũng có thể tìm kiếm điểm chuẩn của trường đại học cụ thể theo danh sách dưới đây

Các ngành của Đại học Ngoại thương

Đại học Ngoại thương là trường đào tạo đa ngành, đa nghề. Các ngành của Đại học Ngoại thương sẽ đào tạo cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về quản trị kinh tế và thương mại quốc tế, tạo sự tự tin để có thể thành công trong môi trường kinh doanh quốc tế. Tham khảo thêm thông tin các ngành của đại học Ngoại thương sau đây

Ngành Chuyên ngành Học những gì Ra trường làm gì
Kinh tế Kinh tế đối ngoại

+ Kiến thức chuyên sâu về xuất nhập khẩu, đầu tư quốc tế, quản lý rủi ro và bảo hiểm, pháp luật trong các hoạt động kinh tế đối ngoại;

+ Kiến thức thực hành nghiệp vụ kinh tế đối ngoại tại Việt Nam và nước ngoài;

+ Marketing căn bản

+ Nguyên lý quản lý kinh tế;

+ Tài chính tiền tệ;

+ Quan hệ kinh tế quốc tế;

+Chính sách thương mại quốc tế;

+ Kinh tế đầu tư;

+ Giao dịch thương mại quốc tế;

+ Marketing quốc tế;

+ Logistics và vận tải quốc tế;

+ Kinh doanh quốc tế;

+ Quản lý rủi ro trong kinh doanh quốc tế;

+ Đầu tư quốc tế;

+ Quản lý nhà nước về hải quan;

+ Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại;

+ ...

+ Chuyên viên phòng kinh doanh chịu trách nhiệm tìm kiếm, thương lượng và đàm phán để ký kết hợp đồng mua bán quốc tế với các đối tác nước ngoài

+ Chuyên viên phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu xử lý quá trình thanh toán, vận chuyển, kho bãi, bảo hiểm,...đảm bảo hợp đồng được diễn ra theo đúng tiến độ

+ Chuyên viên hoạch định chính sách làm việc tại bộ phận Kinh tế đối ngoại và hợp tác quốc tế của các đơn vị liên quan đến kinh doanh quốc tế

+ Chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy các các lĩnh vực liên quan đến kinh tế đối ngoại

+ Làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước ở tất cả các lĩnh vực có trao đổi, mua bán với các đối tác nước ngoài

+ Công tác tại các bộ phận Kinh tế đối ngoại, hợp tác quốc tế...của các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương (các Bộ, Ban, Ngành, Sở…)

Kinh doanh quốc tế Kinh doanh quốc tế

+ Kiến thức chuyên sâu về kinh doanh quốc tế, xuất nhập khẩu, thương mại và đầu tư quốc tế, logistics và quản lý chuỗi cung ứng, pháp luật trong các hoạt động kinh doanh quốc tế;

+ Marketing căn bản;

+ Marketing quốc tế;

+ Chính sách thương mại quốc tế;

+ Giao dịch thương mại quốc tế;

+ Kinh doanh quốc tế và Quản lý rủi ro trong kinh doanh quốc tế;

+ Nghiệp vụ kinh doanh quốc tế;

+ Quản lý chuỗi cung ứng

+ Thương hiệu trong kinh doanh quốc tế;

+ Truyền thông trong kinh doanh quốc tế;

+ Quản trị dự án đầu tư quốc tế;

+ Pháp luật kinh doanh quốc tế;

+ Quan hệ kinh tế quốc tế;

+ Bảo hiểm trong kinh doanh;

+ ...

+ Chuyên viên nghiên cứu, hoạch định chính sách tại các cơ quan quản lý nhà nước

+ Đại diện thương mại của nước ngoài tại Việt Nam và của Việt Nam ở nước ngoài

+ Chuyên viên nghiên cứu thị trường

+ Chuyên viên quản lý phân phối

+ Chuyên viên quản lý thương mại quốc tế

+ Chuyên viên xuất nhập khẩu

+ Chuyên viên kinh doanh quốc tế

+ Chuyên viên đầu tư quốc tế

+ Đại diện bán hàng quốc tế

+ Chuyên gia tư vấn kinh doanh quốc tế

+ Giao dịch viên quốc tế

+ Giảng viên, nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu về lĩnh vực kinh doanh

Quản trị kinh doanh Quản trị kinh doanh quốc tế

+ Kiến thức về quản trị và kinh doanh trong môi trường kinh doanh quốc tế;

+ Hoạch định chiến lược kinh doanh, tổ chức kinh doanh, quản lý tác nghiệp;

+ Kinh doanh quốc tế;

+ Kế toán;

+ Quản trị nguồn nhân lực;

+ Quản trị Marketing;

+ Quản trị tài chính;

+ Quản trị tác nghiệp;

+ Quản trị chiến lược;

+ Thương mại điện tử;

+ Thanh toán quốc tế;

+ ...

Làm việc tại các viện nghiên cứu, các tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần và lĩnh vực kinh tế trong và ngoài nước:

+ Chuyên viên phụ trách hành chính và nhân sự

+ Chuyên viên bán hàng và quản lý khách hàng

+ Chuyên viên quản lý sản xuất

+ Chuyên viên quản lý cung ứng

+ Chuyên viên kinh doanh và tiếp thị

+ Tự khởi sự kinh doanh

+ ....

Tài chính - Ngân hàng Tài chính quốc tế

+ Kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng, nắm vững chuyên môn về Tài chính Quốc tế;

+ Giao dịch thương mại quốc tế;

+ Tiền tệ ngân hàng;

+ Tài chính doanh nghiệp;

+ Nguyên lý hoạt động ngân hàng

+ Thị trường tài chính và các định chế tài chính;

+ Tài chính quốc tế;

+ Quản trị rủi ro tài chính;

+ Thị trường tài chính quốc tế;

+ Thanh toán quốc tế;

+ Tài trợ thương mại quốc tế;

+ Kinh doanh ngoại hối;

+ Quản trị tài chính quốc tế;

+ Chính sách thương mại quốc tế

+ Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương;

+ Pháp luật tài chính – ngân hàng

+ Marketing dịch vụ tài chính;

+ Tài chính tâm lý;

+ ...

+ Chuyên viên tài chính, giám đốc tài chính, kiểm soát viên tài chính tại các công ty kiểm toán quốc tế và trong nước, tại các cơ quan quản lý nhà nước như Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra, các Bộ, Ban, Ngành, Sở, địa phương

+ Chuyên viên làm việc tại Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lý phụ trách hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô đặt trong mối liên hệ với các quốc gia và phụ trách các vấn đề có liên quan đến yếu tố quốc tế như di chuyển vốn quốc tế, hội nhập quốc tế về các dịch vụ tài chính - ngân hàng

+ Chuyên viên quản lý tài chính và thực hiện các nghiệp vụ tài chính - ngân hàng có liên quan đến các yếu tố quốc tế tại các ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm; các doanh nghiệp có yếu tố quốc tế như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các công ty đa quốc gia, các tổ chức quốc tế và các dự án có vốn đầu tư nước ngoài

+ Chuyên gia tài chính tại Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), hoặc phụ trách tài chính tại các đại sứ quán và các tổ chức quốc tế khác

+ Chuyên gia thực hiện nghiên cứu về các vấn đề tài chính quốc tế tại các viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý Nhà nước, Chính phủ, các cơ quan thuộc các Bộ, Ban, Ngành, Sở, địa phương và các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế và các dự án quốc tế.

Luật Luật thương mại quốc tế

+ Luật Hành chính;

+ Luật Hình sự;

+ Luật Dân sự I;

+ Luật Dân sự II;

+ Luật Tố tụng Dân sự;

+ Luật Tố tụng Hình sự;

+ Luật Hôn nhân và gia đình;

+ Luật Thương mại;

+ Luật Lao động;

+ Luật Đất đai và môi trường;

+ Công pháp quốc tế;

+ Tư pháp Quốc tế;

+ Pháp luật Tài chính - Ngân hàng;

+ Pháp luật về cạnh tranh;

+ Pháp luật về sở hữu trí tuệ;

+ Chính sách Thương mại Quốc tế;

+ Pháp luật quốc tế về Thương mại Hàng hóa;

+ Pháp luật quốc tế về Thương mại Dịch vụ;

+ Pháp luật về Đầu tư;

+ Các biện pháp đảm bảo công bằng trong TMQT;

+ Giải quyết tranh chấp trong thương mại quốc tế;

+ Pháp luật thương mại quốc tế;

+ Pháp luật kinh doanh quốc tế;

+ ...

 

+ Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý làm việc tại các Văn phòng luật, Công ty Luật tư nhân hoặc làm việc cho các Cơ quan nhà nước, chuyên giải quyết những vấn đề tranh chấp phát sinh trong hợp đồng thương mại

+ Chuyên viên tư vấn pháp luật làm việc ở các công ty luật, làm các công việc tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp trong việc tham gia ký kết các hợp đồng thương mại với quốc tế

+ Biên tập viên cho các vấn đề liên quan pháp luật, chuyên gia nghiên cứu về luật thương mại quốc tế

+ Giảng viên gảng dạy luật thương mại tại các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục…

Học phí Đại học Ngoại Thương

Mức học phí của trường đại học Ngoại thương được xác định theo từng năm học. Đối với sinh viên học theo niên chế, học phí phải nộp của 1 học kỳ bằng mức học phí phải nộp cho 01 năm học chia 2. Đối với sinh viên học theo tín chỉ, sinh viên sẽ nộp học phí của một học kỳ bằng tổng số tiền phải nộp cho toàn bộ các học phần đã đăng ký hoặc được bố trí học. Trường sẽ có sự điều chỉnh về học phí của các chương trình học hàng năm, tuy nhiên, mức tăng không quá 10%/năm. Mức học phí đối với sinh viên chính quy cho năm học mới được dự kiến như sau

Học phí theo chương trình đào tạo

Trường đại học Ngoại thương tuyển sinh hàng năm với các chương trình đào tạo bao gồm: Chương trình Đại trà, chương trình Chất lượng cao, chương trình Tiên Tiến, chương trình Định hướng nghề nghiệp. Học phí của các chương trình đào tạo tại trụ sở chính Hà Nội và tại cơ sở 2 TPHCM, cơ sở Quảng Ninh sẽ tương đương nhau. Sau đây là mức học phí dự kiến của các chương trình đào tạo:

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

HỌC PHÍ DỰ KIẾN

(SINH VIÊN/NĂM HỌC)

Chương trình Đại trà 20.000.000 đồng
Chương trình Chất lượng cao 40.000.000 đồng
Chương trình Chất lượng cao - Ngành Quản trị khách sạn 60.000.000 đồng
Chương trình Tiên tiến 60.000.000 đồng

Chương trình Định hướng nghề nghiệp: 

  • Chương trình Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế
  • Chương trình Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản
  • Chương trình Kế toán - Kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA
  • Chương trình CLC Luật kinh doanh quốc tế theo mô hình thực hành nghề nghiệp
40.000.000 đồng

Chính sách miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập

Trường Đại học Ngoại thương là trường đại học công lập. Vì vậy, nhà trường thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo đúng Nghị định của Chính phủ ban hành. Chế độ miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên của đại học Ngoại thương cụ thể như sau:

Chính sách miễn, giảm học phí

Đối tượng được miễn học phí:

Sinh viên được miễn 100% học phí thuộc một trong những đối tượng sau:

  • Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.
  • Sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.
  • Sinh viên hệ cử tuyển.
  • Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
  • Sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người (La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu…) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
  • Sinh viên không có nguồn nuôi dưỡng.

Đối tượng được giảm 70% học phí:

  • Sinh viên là người dân tộc thiểu số (không phải là dân tộc thiểu số rất ít người) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

Đối tượng được giảm 50% học phí:

  • Sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.

Hồ sơ đề nghị miễn, giảm học phí:

Hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm học phí bao gồm các giấy tờ (bản sao công chứng) sau:

  • Đơn đề nghị xét miễn, giảm học phí (theo mẫu của nhà trường);
  • Các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí (do cơ quan có thẩm quyền cấp trong đúng thời hạn xét).
  • Giấy khai sinh;
  • Các giấy tờ có liên quan.

*** Lưu ý:

  • Sinh viên thuộc diện miễn, giảm học phí chỉ phải nộp 01 bộ hồ sơ cho cả thời gian học tập. Sinh viên đã nộp hồ sơ tại các năm học trước không phải nộp hồ sơ.
  • Riêng đối với sinh viên bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế; hộ nghèo, hộ cận nghèo; vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì từng học kỳ phải nộp bổ sung 01 bộ hồ sơ đầy đủ để xét miễn, giảm học phí cho học kỳ đó.
  • Sinh viên thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí chỉ được miễn, giảm học phí tính từ ngày nhà trường nhận được đầy đủ hồ sơ và không được giải quyết truy lĩnh tiền miễn, giảm học phí đối với thời gian đã học của thời điểm trước khi sinh viên gửi hồ sơ đề nghị kèm theo các giấy tờ cần thiết có liên quan.

Chính sách hỗ trợ chi phí học tập

Trường Đại học Ngoại thương thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số, cụ thể như sau:

Điều kiện được hưởng:

  • Sinh viên là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo.
  • Không áp dụng đối với sinh viên: Cử tuyển, các đối tượng chính sách được xét tuyển, đào tạo theo địa chỉ, đào tạo liên thông, văn bằng hai và học đại học, cao đẳng sau khi hoàn thành chương trình dự bị đại học.

Mức hỗ trợ:

  • Mức hỗ trợ chi phí học tập bằng 60% mức lương cơ sở;
  • Được hưởng không quá 10 tháng/năm học/sinh viên;
  • Số năm được hưởng hỗ trợ chi phí học tập theo thời gian đào tạo chính thức.

Hồ sơ đề nghị xin hỗ trợ chi phí học tập:

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí học tập bao gồm các giấy tờ (bản sao công chứng) sau:

  • Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí học tập (theo mẫu của trường);
  • Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do UBND xã, phường, thị trấn (Chứng nhận cho năm học hiện tại);
  • Giấy khai sinh của sinh viên;
  • Các giấy tờ có liên quan.

*** Lưu ý:

  • Sinh viên thuộc diện hỗ trợ chi phí học tập chỉ phải nộp hồ sơ 01 lần vào đầu năm học.
  • Trong năm học, nếu gia đình sinh viên thuộc diện đã thoát nghèo thì sinh viên có trách nhiệm nộp văn bản chứng nhận hộ đã thoát nghèo để dừng việc chi trả chi phí hỗ trợ học tập cho kỳ tiếp theo.
  • Đối với sinh viên chưa thuộc diện hỗ trợ chi phí học tập, nếu trong năm học, gia đình sinh viên được bổ sung diện hộ nghèo, hộ cận nghèo thì nộp hồ sơ bổ sung đối tượng hưởng chính sách làm căn cứ chi trả chi phí học tập trong kỳ tiếp theo. Thời gian được hưởng theo hiệu lực của Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo.
  • Sinh viên được hỗ trợ chi phí học tập chỉ được chi trả chi phí học tập tính từ ngày nhà trường nhận được đầy đủ hồ sơ đến khi kết thúc khóa học và không được giải quyết truy lĩnh tiền hỗ trợ chi phí học tập đối với thời gian đã học từ trước thời điểm sinh viên gửi hồ sơ đề nghị kèm theo các giấy tờ cần thiết có liên quan.

Chính sách học bổng

Với mục tiêu thu hút nhân tài và đảm bảo cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, có sự nỗ lực vươn lên trong học tập được giảm bớt gánh nặng chi phí học tập, trường đại học Ngoại thương xét cấp học bổng khuyến khích học tập cho sinh viên vào mỗi năm học. Các loại học bổng khuyến khích học tập bao gồm:

LOẠI HỌC BỔNG TIÊU CHÍ XÉT CHỌN
Học bổng Khuyến khích học tập dành cho sinh viên có kết quả học tập tốt (Học bổng A)

Căn cứ vào quỹ học bổng được phân bổ và xếp loại học bổng của sinh viên, xét từ trên xuống dưới cho đến hết chỉ tiêu.

SV đã nhận học bổng A chỉ được nhận thêm duy nhất một học bổng của các tổ chức ngoài trường (do nhà trường xét chọn). Trong trường hợp học bổng của các tổ chức ngoài trường (do các tổ chức đó tự xét chọn) thì số lượng học bổng không giới giạn.

Sinh viên nhận học bổng A vẫn có thể nhận học bổng B, D, E.

Học bổng Khuyến khích học tập dành cho sinh viên chương trình đào tạo đặc biệt (Học bổng B)

Dành cho các sinh viên theo học chương trình Tiên tiến, chương trình Chất lượng cao và tương đương.

Sinh viên thuộc nhóm 10% những sinh viên có thành tích học tập tốt nhất theo chuyên ngành và có kết quả rèn luyện đạt loại Tốt trở lên. Căn cứ vào quỹ học bổng được phân bổ và xếp loại học bổng của sinh viên, xét từ trên xuống dưới cho đến hết chỉ tiêu.

Sinh viên nhận học bổng B vẫn có thể nhận học bổng A, D, E.

Học bổng Khuyến khích học tập dành cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đạt kết quả học tập tốt (Học bổng C)

Sinh viên bị tàn tật, khuyết tật; sinh viên không có nguồn nuôi dưỡng; sinh viên có cha mẹ thuộc hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng chính phủ; sinh viên ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn; sinh viên mắc bệnh hiểm nghèo…khó khăn về kinh tế (do Hội đồng xét chọn HB KKHT quyết định).

Sinh viên này phải thuộc nhóm 30% những sinh viên có thành tích học tập tốt nhất theo chuyên ngành. Căn cứ vào quỹ học bổng được phân bổ và xếp loại học bổng của sinh viên, xét từ trên xuống dưới cho đến hết chỉ tiêu.

Sinh viên nhận học bổng này phải nộp hồ sơ theo quy định.

Sinh viên nhận học bổng C vẫn có thể nhận học bổng D, E.

Học bổng Khuyến khích học tập dành cho sinh viên thủ khoa đầu vào, tốt nghiệp (Học bổng D)

Sinh viên là thủ khoa đầu vào của trụ sở chính Hà Nội theo các phương thức xét tuyển.

Sinh viên là thủ khoa tốt nghiệp của các chuyên ngành tại trụ sở chính Hà Nội.

Sinh viên nhận học bổng D vẫn có thể nhận học bổng A, B, C, E.

Học bổng Khuyến khích học tập trong dịp Tết nguyên đán dành cho SV có hoàn cảnh khó khăn đạt kết quả học tập tốt (Học bổng E)

Sinh viên bị tàn tật, khuyết tật; sinh viên không có nguồn nuôi dưỡng; sinh viên có cha mẹ thuộc hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng chính phủ; sinh viên ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn; sinh viên mắc bệnh hiểm nghèo; sinh viên thuộc diện gia đình chính sách, con thương binh, con bệnh binh, con của nạn nhân nhiễm chất độc hóa học…có khó khăn về kinh tế (do Hội đồng xét chọn HB KKHT quyết định) có điểm trung bình chung học tập trong kỳ xét học bổng từ 7,0/10 trở lên và kết quả rèn luyện từ loại Khá trở lên.

Sinh viên nhận học bổng này phải nộp hồ sơ theo quy định.

Sinh viên nhận học bổng E vẫn có thể nhận học bổng A, B, C, D.

Tuyển sinh Đại học Ngoại thương - Những thông tin cần biết

Sau đây là thông tin chi tiết về các ngành tuyển sinh, mã ngành, tổ hợp môn xét tuyển, chỉ tiêu tuyển sinh và các phương thức xét tuyển của Trường Đại học Ngoại Thương cập nhập theo đề án tuyển sinh đại học mới nhất

Các ngành tuyển sinh của đại học Ngoại thương và tổ hợp môn xét tuyển

Chi tiết các ngành tuyển sinh bậc đại học, mã xét tuyển, tổ hợp môn và môn chính của mỗi tổ hợp môn xét tuyển của trường đại học Ngoại thương tại trụ sở chính Hà Nội, cơ sở 2 TPHCM và cơ sở Quảng Ninh như sau:

NGÀNH - MÃ NGÀNH TỔ HỢP MÔN XÉT TUYỂN (MÔN CHÍNH)
TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI
Luật - NTH01-01

A00: Toán, Vật lý, Hoá học

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

Kinh tế - NTH01-02

A00: Toán, Vật lý, Hoá học

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D02: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nga

D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp

D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung

D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật

D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

Kinh tế Quốc tế - NTH01-02

A00: Toán, Vật lý, Hoá học

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp

D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

Quản trị kinh doanh - NTH02

A00: Toán, Vật lý, Hoá học

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

Kinh doanh quốc tế - NTH02

A00: Toán, Vật lý, Hoá học

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật (Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản)

D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

Quản trị khách sạn - NTH02

A00: Toán, Vật lý, Hoá học

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

Kế toán - NTH03

A00: Toán, Vật lý, Hoá học

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

Tài chính - Ngân hàng - NTH03

A00: Toán, Vật lý, Hoá học

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

Ngôn ngữ Anh - NTH04 D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (Tiếng Anh)
Ngôn ngữ Pháp - NTH05

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (Tiếng Anh)

D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp (Tiếng Pháp)

Ngôn ngữ Trung Quốc - NTH06

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (Tiếng Anh)

D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung (Tiếng Trung)

Ngôn ngữ Nhật - NTH07

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh (Tiếng Anh)

D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật (Tiếng Nhật)

CƠ SỞ II - TP.HCM
Kinh tế - NTS01

A00: Toán, Vật lý, Hoá học

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D06: Ngữ văn, Toán, Tiếng Nhật

D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

Quản trị kinh doanh - NTS01

A00: Toán, Vật lý, Hoá học

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

Kế toán - NTS02

A00: Toán, Vật lý, Hoá học

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

Tài chính - Ngân hàng - NTS02

A00: Toán, Vật lý, Hoá học

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

Chương trình Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng theo định hướng nghề nghiệp quốc tế - NTS02

A00: Toán, Vật lý, Hoá học

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

CƠ SỞ QUẢNG NINH
Kế toán - NTH08

A00: Toán, Vật lý, Hoá học

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

Kinh doanh quốc tế - NTH08

A00: Toán, Vật lý, Hoá học

A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh

D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh

D07: Toán, Hóa học, Tiếng Anh

Theo thông tin về các ngành tuyển sinh như trên, có thể thấy trụ sở chính của trường đại học Ngoại thương sẽ đào tạo đầy đủ các nhóm ngành: Luật, nhóm ngành Kinh tế - Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh - Kinh doanh quốc tế - Quản trị khách sạn, Kế toán - Tài chính Ngân hàng, các nhóm ngành Ngôn ngữ Anh - Pháp - Trung Quốc - Nhật; cơ sở 2 TPHCM chỉ đào tạo 02 nhóm ngành: Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Kế toán - Tài chính Ngân hàng - Kinh doanh quốc tế; cơ sở Quảng Ninh chỉ đào tạo 01 nhóm ngành đó là nhóm ngành Kế toán - Kinh doanh quốc tế. 

Phương thức tuyển sinh

Trường Đại học Ngoại thương sẽ có 06 phương thức tuyển sinh bậc đại học, cụ thể như sau

Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT 

Dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia (hoặc tham gia cuộc thi KHKT quốc gia thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp điểm xét tuyển của trường), học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12 và thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên. Điều kiện và tiêu chí xét tuyển như sau:

  • Đối với thí sinh tham gia kỳ thi học sinh giỏi quốc gia các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của nhà trường (bao gồm Toán, Tin, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật): Thí sinh phải có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên.
  • Đối với thí sinh đạt giải (nhất, nhì, ba) trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11, 12 (bao gồm cả thí sinh thi vượt cấp) các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của nhà trường (bao gồm Toán, Tin, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật): Thí sinh phải có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên và điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ năm lớp 10,11 và Học kỳ 1 năm lớp 12 của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của Nhà trường (trong đó có môn thi đoạt giải HSG) đạt từ 8,5 trở lên. Tiêu chí xét tuyển dựa trên kết quả học tập 5 kỳ và điểm ưu tiên xét tuyển căn cứ trên giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố.
  • Đối với thí sinh học hệ chuyên các môn chuyên Toán, Tin, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật: Thí sinh phải có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8,5 trở lên và điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ năm lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12 của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của nhà trường (Toán, Lý, Hóa, Văn, Ngoại ngữ) đạt từ 9,0 trở lên. Tiêu chí xét tuyển xác định dựa trên kết quả học tập 5 kỳ.

Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên

Phương thức xét tuyển này áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại. Điều kiện đăng ký xét tuyển như sau:

+ Đối với thí sinh thuộc hệ chuyên, lớp chuyên Toán, Toán-Tin, Tin, Lý, Hóa, Văn và Ngoại ngữ của các trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên

Đối với các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, điều kiện để thí sinh đăng ký xét tuyển là:

  • Thí sinh phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (academic) từ 6,5 trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương theo qui định của trường;
  • Tốt nghiệp THPT năm hiện tại và có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên;
  • Có điểm trung bình chung học tập của 05 kỳ học năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 của môn Toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 8,5 điểm trở lên.

Đối với ngành Ngôn ngữ thương mại:

  • Thí sinh cần phải có chứng chỉ quốc tế (Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nhật) theo quy định của nhà trường và có trung bình chung học tập từng năm lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12 từ 8,0.

+ Đối với thí sinh không chuyên

Đối với các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, điều kiện để thí sinh đăng ký xét tuyển là:

  • Thí sinh phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (academic) từ 6,5 trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương;
  • Tốt nghiệp năm hiện tại và có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8,5 trở lên
  • Có điểm trung bình chung học tập của 05 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 của hai môn trong tổ hợp Toán – Lý, Toán – Hóa từ 9,0 trở lên, tổ hợp Toán-Văn từ 8,8 trở lên.

Đối với ngành Ngôn ngữ thương mại:

  • Thí sinh cần phải có chứng chỉ quốc tế (Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nhật) theo quy định của nhà trường và có điểm trung bình chung học tập từng năm lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12 từ 8,5 trở lên.

+ Đối với thí sinh có chứng chỉ năng lực quốc tế

  • Thí sinh phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (academic) từ 6,5 trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương;
  • Tốt nghiệp THPT năm học hiện tại;
  • Có chứng chỉ ACT từ 27 điểm hoặc SAT từ 1260 điểm, hoặc có chứng chỉ A-level với điểm Toán từ A trở lên.

Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm hiện tại

Phương thức xét tuyển này áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại. Thí sinh đăng ký đăng ký xét tuyển ngay sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT. Điều kiện đăng ký xét tuyển là:

  • Thí sinh phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (academic) từ 6,5 trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nhật) theo qui định của nhà trường;
  • Có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên;
  • Điểm thi tốt nghiệp THPT 2 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường (Toán-Lý, Toán-Hóa hoặc Toán- Văn) đảm bảo ngưỡng qui định của trường.

Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm hiện tại

Phương thức xét tuyển này áp dụng cho các chương trình tiêu chuẩn. Thời gian xét tuyển được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiêu chí xét tuyển xác định dựa trên điểm thi 3 môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển. Điều kiện tham gia xét tuyển là:

  • Thí sinh phải có điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 7,0 trở lên;
  • Có điểm thi 3 môn thuộc các tổ hợp xét tuyển của trường (A00, A01, D01, D02, D03, D04, D06, D07) đáp ứng điểm sàn nhận hồ sơ theo qui định của trường. 

Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TPHCM tổ chức trong năm hiện tại

Phương thức xét tuyển này áp dụng cho các chương trình tiêu chuẩn. Tiêu chí xét tuyển xác định dựa trên kết quả của kỳ thi Đánh giá năng lực. Thí sinh xét tuyển theo phương thức này chỉ được chọn đăng ký xét tuyển tại 1 trong 2 cơ sở của trường: Trụ sở chính Hà Nội hoặc Cơ sở II - TP.HCM. Điều kiện tham gia xét tuyển là:

  • Thí sinh phải có điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 từ 7,0 trở lên;
  • Có kết quả bài thi Đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội từ 105/150 điểm hoặc kết quả bài thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP.HCM từ 850/1200 điểm. 

Phương thức 6: Xét tuyển thẳng

Được thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và nhà trường.

Chỉ tiêu tuyển sinh

Theo đề án tuyển sinh đại học, trường đại học Ngoại thương dự kiến tuyển sinh khoảng 3990 chỉ tiêu cho năm học mới. Sau đây là thông tin chỉ tiêu theo phương thức tuyển sinh cũng chư chỉ tiêu cụ thể theo từng ngành học như sau:

Chỉ tiêu theo phương thức tuyển sinh

PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN % CHỈ TIÊU
Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT  25%
Xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên 28%
Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm hiện tại 07%
Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 30%
Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TPHCM tổ chức 07%
Xét tuyển thẳng 03%

Chỉ tiêu theo từng ngành

NGÀNH CHỈ TIÊU
TÊN NGÀNH THEO KẾT QUẢ THI THPT QUỐC GIA THEO PHƯƠNG THỨC KHÁC
TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI
Kinh tế 215 555
Kinh tế quốc tế 115 225
Quản trị kinh doanh 65 275
Kinh doanh quốc tế 70 240
Quản trị khách sạn 05 45
Kế toán 55 95
Tài chính - Ngân hàng 105 235
Ngôn ngữ Anh 65 105
Ngôn ngữ Pháp 30 60
Ngôn ngữ Trung Quốc 30 60
Ngôn ngữ Nhật 40 80
CƠ SỞ 2 - TP.HCM
Kinh tế 140 400
Quản trị kinh doanh 30 120
Kế toán 30 50
Tài chính - Ngân hàng 20 110
Chương trình Logistics và Quản lý Chuỗi cung ứng theo định hướng nghề nghiệp quốc tế 05 45
CƠ SỞ QUẢNG NINH
Kế toán 65 05
Kinh doanh quốc tế 75 05
Điểm chuẩn tuyển sinh các ngành Trường Đại học Ngoại thương 2020 ✪ Điểm cao nhất 36.6 cho nhóm ngành Ngôn ngữ Trung Quốc ✪ Điểm thấp nhất 27.00 thuộc nhóm ngành Luật ✪ Cập nhật nhanh và chính xác nhất tại ViecLamVui

#DiemChuanDaiHoc #DiemChuanDaiHocNgoaiThuong #DiemChuanCacTruongDaiHoc #HocPhiDaiHocNgoaiThuong #TuyenSinhDaiHocNgoaiThuong #ViecLamVui

Bạn có thể đăng tin tuyển dụng miễn phí, tìm việc làm miễn phí các vị trí công việcViệc làm Giáo dục, Đào tạo. Bài viết thuộc danh mụcBlog Việc làm Giáo dục, Đào tạo trên ViecLamVui