Đối tượng nào được hưởng phụ cấp thu hút?
Theo khoản 1 Mục 1 Thông tư liên tịch 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC quy định, đối tượng được hương phụ cấp thu hút bao gồm các đối tượng sau:
I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
1. Phạm vi và đối tượng áp dụng:
a. Cán bộ, công chức (kể cả công chức dự bị), viên chức, những người đang trong thời gian tập sự, thử việc và lao động hợp đồng đã được xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định làm việc trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
b. Cán bộ chuyên trách và công chức ở xã, phường, thị trấn.
c. Những người làm việc trong các công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Quỹ Hỗ trợ phát triển và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, gồm:
Thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị; thành viên Ban kiểm soát;
Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng (không kể Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo hợp đồng);
Công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh; viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và nhân viên thừa hành, phục vụ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động.
…
Theo đó, đối tượng được hưởng phụ cấp bao gồm cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã liệt kê ở trên. Tuy nhiên, theo khoản 2 Mục 1 Thông tư liêntịch 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC thì để được hưởng phụ cấp thu hút bao gồm những đối tượng sau:
I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
…
2. Điều kiện áp dụng:
Các đối tượng nêu tại điểm 1 mục I Thông tư này được hưởng phụ cấp thu hút khi mới đến làm việc ở vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn như xa xôi, hẻo lãnh, xa khu dân cư; chưa có mạng lưới giao thông, đi lại khó khăn; chưa có hệ thống cung cấp điện, nước sinh hoạt; nhà ở thiếu thốn; chưa có trường học, nhà trẻ, bệnh viện.
Mức phụ cấp thu hút và cách tính phụ cấp thu hút là gì?
Theo mục 2 Thông tư liên tịch 10/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC quy định:
II. MỨC PHỤ CẤP VÀ CÁCH TÍNH TRẢ
1. Mức và thời gian hưởng phụ cấp:
a. Phụ cấp thu hút gồm 4 mức: 20%, 30%, 50% và 70% so với mức lương hiện hưởng (theo ngạch, bậc, chức vụ, chuyên môn, nghiệp vụ) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
b. Thời gian hưởng phụ cấp thu hút được xác định trong khung thời gian từ 3 năm đến 5 năm đầu khi các đối tượng quy định tại điểm 1 mục I Thông tư này đến làm việc ở nơi được hưởng phụ cấp thu hút.
c. Mức phụ cấp và thời gian hưởng phụ cấp thu hút tuỳ thuộc vào thực tế điều kiện sinh hoạt khó khăn dài hay ngắn của từng vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền.
2. Cách tính phụ cấp:
Mức tiền phụ cấp thu hút được tính theo công thức sau:
3. Cách trả phụ cấp:
a. Phụ cấp thu hút được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
b. Nguồn kinh phí chi trả phụ cấp thu hút
b.1. Đối với các cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp thu hút do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị.
b.2. Đối với cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp thu hút do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.
b.3. Đối với các công ty nhà nước, phụ cấp thu hút được tính vào đơn giá tiền lương và hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh.
Như vậy mức phụ cấp thu hút và cách tính phụ cấp thu hút được áp dụng theo quy định trên với công thức tính phụ cấp như sau:
Phụ cấp thu hút có bị tính thuế thu nhập cá nhân không?
Theo điểm b, khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
…
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
…
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.
b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.
b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.
b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.
b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.
…
Theo đó, thu nhập từ phụ cấp thu hút không được tính là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định nêu trên.
Các khoản tiền tính thuế thu nhập cá nhân
- Phụ cấp cấp ủy có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Phụ cấp nuôi con nhỏ có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Phụ cấp thu hút có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Phụ cấp thâm niên có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Quà tặng cho nhân viên có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Tiền hoa hồng có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Tiền sinh nhật có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Tạm ứng lương có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Phép năm có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Phụ cấp chức vụ có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Phụ cấp công vụ có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Tiền gửi xe có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Phụ cấp chuyên cần có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Tiền phụ cấp trách nhiệm có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Tiền phụ cấp độc hại có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Bảo hiểm sức khỏe có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Chi phí đi lại có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Tiền đồng phục có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Tiền thai sản có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Phụ cấp nhà ở có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Thưởng tết có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Hợp đồng thử việc có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Tiền trực tết có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Phụ cấp tiền điện thoại có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Công tác phí có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Tiền hỗ trợ thôi việc có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Tiền thưởng có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Tiền trợ cấp thất nghiệp có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Thưởng doanh thu có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Lương tháng 13 có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Tiền làm thêm giờ có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Tiền tăng ca có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Tiền ăn ca có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Tiền ăn trưa có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Lương hưu có bị tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Tiền lương ngoài giờ có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn
- Phụ cấp xăng xe có tính thuế TNCN không? Quy định, Ví dụ, Lưu ý, Cách tính chuẩn