Logo

Hình ảnh và ý nghĩa các loại vạch kẻ đường mới nhất trong giao thông đường bộ

Lượt xem: 868
Ngày đăng: 18/03/2024

Vạch kẻ đường là gì? Có tác dụng gì? Đặc điểm của vạch kẻ đường là gì?  Hình ảnh và ý nghĩa các loại vạch kẻ đường mới nhất theo quy chuẩn 41 trong giao thông đường bộ. Tìm hiểu về vạch kẻ đường để tham gia giao thông điều khiển phương tiện giao thông đúng luật.

vạch kẻ đường

Bài viết thuộc Series hướng dẫn học lý thuyết B2 > 600 câu hỏi trắc nghiệm B1, B2, C > Chủ đề: Biển báo giao thông

Vạch kẻ đường là gì? Khái niệm vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường là gì? Vạch kẻ đường được hiểu như thế nào là đúng? Vạch kẻ đường là vạch phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại. 

Vạch kẻ đường được hiểu như thế nào? Vạch kẻ đường được hiểu là một dạng biển báo giao thông có chức năng hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng lưu thông xe, và người tham gia giao thông cần phải chấp hành vạch kẻ đường.

Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn báo hiệu chỉ huy giao thông. Trường hợp vừa có vạch kẻ đường vừa có biển báo giao thông thì người tham gia giao thông phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo giao thông. 

Vạch kẻ đường tiếng Anh là road markings và vạch kẻ đường cho người đi bộ tiếng Anh là zebra crossing, vạch qua đường tiếng Anh là pedestrian crossing

Hình ảnh, ý nghĩa các loại vạch kẻ đường

Có nhiều loại vạch kẻ đường khác nhau, về màu sắc có 2 dạng chính là vạch kẻ đường màu vàng và vạch kẻ đường màu trắng; về hình dạng thì tùy vào nhiệm vụ, vạch kẻ đường được thể hiện nhiều dạng nét đứt, nét liền, hình con thoi, mắt võng, xương cá,...

Các loại vạch kẻ đường theo quy chuẩn 41 41:2016/BGTVT được quy định như sau:

Vạch ngang đường

Vạch ngang đường

Hình ảnh vạch ngang đường

Sau đây là ý nghĩa các loại vạch ngang đường:

Vạch kẻ đường Ý nghĩa
Vạch liền ngang Có ý nghĩa như biển báo dừng lại. Vạch này yêu cầu các loại xe thô sơ, cơ giới phải dừng lại trước vạch, chờ tín hiệu của người điều khiển giao thông
 Vạch đứt quãng ngang đường Vạch đứt quãng ngang đường dùng để phân chia phần đường dành cho người đi bộ hoặc đi xe đạp (gần chỗ đường giao) sang đường.

Vạch kẻ đường dọc (theo tim đường)

Vạch kẻ đường dọc (theo tim đường)

Hình ảnh vạch kẻ đường dọc (theo tim đường)

Sau đây là ý nghĩa các loại vạch kẻ đường dọc (theo tim đường):

Vạch kẻ đường Ý nghĩa
Vạch dọc liền Cấm các loại xe cơ giới và thô sơ không được vượt qua, đề lên vạch đó. Vạch này để phân chia tuyến đường thành 2 chiều (đi và về), phân chia phần đường dành cho xe cơ giới và xe thô sơ
Vạch dọc liền kép

Vạch dọc liền kép là vạch giúp tăng sự chú ý cho người lái đi đúng theo quy định của vạch dọc liền, đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông.

Vạch kẻ này thường xuất hiện ở đoạn đường vòng, nguy hiểm, những đoạn đường thẳng, rộng có thể cho phép xe chạy tốc độ cao. Khi lái xe trên đoạn đường có vạch kẻ này không được vượt ô tô đi trước.

Vạch dọc đứt Vạch dọc đứt hay vạch dọc đứt quãng là vạch để phân chia làn xe cơ giới; phân chia phần đường cho xe thô sơ và xe cơ giới. Khi lái ô tô trên đoạn đường có vạch kẻ này thì được phép vượt ô tô đi trước, nhưng ngay khi vượt xong thì phải nhanh chóng trở về phần đường của mình

Vạch kẻ đường màu trắng

Vạch kẻ đường màu trắng có ý nghĩa gì? Ý nghĩa của vạch kẻ đường màu trắng là để phân chia các làn xe chạy cùng chiêu. Sau đây là hình ảnh và ý nghĩa các loại vạch kẻ đường màu trắng:

Hình ảnh vạch kẻ đường Ý nghĩa

 

Vạch đơn nét đứt trắng

Vạch đơn nét đứt trắng

(vạch kẻ đường 2.1)

Vạch đơn nét đứt màu trắng là vạch để phân chia các làn xe cùng chiều, cho phép phương tiện chuyển làn qua vạch khi cần thiết, khi chuyển làn phương tiện phải có tín hiệu xin chuyển làn đường. Tốc độ các loại xe được phép lưu thông càng cao thì khoảng cách giữa các nét đứt càng dài

 

Vạch đơn nét liền trắng

Vạch đơn nét liền trắng (vạch 2.2)

Vạch đơn nét liền trắng là vạch để phân chia các làn xe cùng chiều, các phương tiện không được phép chuyển làn hoặc sử dụng làn xe khác, không được lấn làn hoặc đè lên vạch. Nếu muốn chuyển làn thì phải chờ đến khi gặp ngã giao hoặc vạch kẻ đường nét đứt.

 

Vạch đôi nét liền trắng chạy song song

Vạch đôi nét liền trắng chạy song song

Vạch đôi nét liền trắng chạy song song là dòng phân cách phương tiện giao thông đi ngược chiều, với những đường có 4 làn xe trở lên, xe không được đè lên vạch.

Vạch kẻ đường màu vàng

Vạch kẻ đường màu vàng có ý nghĩa gì? Ý nghĩa của vạch kẻ đường màu vàng là để phân chia các làn xe chạy ngược chiều. Sau đây là hình ảnh và ý nghĩa các loại vạch kẻ đường màu trắng:

Hình ảnh vạch kẻ đường Ý nghĩa, quy định


Vạch vàng nét đứt

Vạch vàng nét đứt (Vạch 1.1)

Vạch vàng nét đứt, dạng đơn là vạch để phân chia hai làn xe chạy ngược chiều nhau ở các đoạn đường có 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách ở giữa, cho phép phương tiện cắt qua sử dụng làn ngược chiều cả hai phía.


Vạch vàng nét liền

Vạch vàng nét liền (Vạch 1.2)

Vạch vàng nét liền dạng đơn là vạch để phân chia hai chiều xe chạy, đối với đường có 2 hoặc 3 làn xe, không có dải phân cách giữa, các phương tiện không được phép đè lên vạch, không được lấn làn qua làn bên cạnh hoặc vượt xe khi gặp vạch vàng nét liền.

Vạch này thường xuất hiện ở những đoạn không đảm bảo tầm nhìn vượt xe và có nguy cơ tai nạn đối đầu.


Hai vạch vàng song song

Hai vạch vàng song song, nét liền (Vạch 1.3)

Hai vạch vàng song song thường xuất hiện trên những tuyến đường rộng, có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách ở giữa. Các phương tiện di chuyển trên đoạn đường này không được phép lấn làn, không đè lên vạch kẻ. 

Vạch này thường xuất hiện ở những đoạn không đảm bảo tầm nhìn vượt xe và có nguy cơ tai nạn đối đầu.


Vạch vàng song song, một đứt, một liền

Vạch vàng song song, một đứt, một liền (Vạch 1.4)

Vạch vàng song song, một đứt, một liền dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho tuyến đường có từ 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách. Vạch này sử dụng ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn.

 Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được cắt qua vạch.


Vạch vàng đứt song song

Vạch vàng đứt song song (Vạch 1.5)

Vạch vàng đứt song song để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy theo thời gian. Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi cảnh sát Giao Thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.

Vạch trắng hình con thoi

Vạch trắng hình con thoi

Vạch trắng hình con thoi (vạch 7.6)  là vạch báo hiệu sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường. Vạch này để cảnh báo người lái xe giảm tốc để nhường đường cho người đi bộ qua đường.

Vạch xương cá chữ V

Vạch xương cá chữ V

Vạch trắng xương cá chữ V là vạch kênh hóa dòng xe, dùng để chia dòng phương tiện thành hai hướng đi, các phương tiện không được phép lấn vạch hoặc cắt qua vùng vạch này trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại luật giao thông đường bộ. Vạch trắng xương cá chữ V thường xuất hiện ở những khu vực gần đến các cây cầu vượt.

Vạch làn đường ưu tiên

Vạch làn đường ưu tiên

Vạch làn đường ưu tiên là vạch giới hạn làn đường hoặc làn đường ưu tiên, gồm có 2 loại như sau:

  • Vạch trắng nét liền: vạch này dành riêng cho một loại xe  xe cơ giới nhất định, các xe khác không được đi vào làn này.
  • Vạch trắng nét đứt: dành riêng cho 01 loại xe nhất định nhưng các xe khác có thể sử dụng làn đường này và phải nhường đường cho xe được xe ưu tiên sử dụng làn xe.
  • Các phương tiện ưu tiên có thể chạy đè lên, lấn sang làn đường liền kề nếu làn đường đó không cấm sử dụng loại xe này.

Vạch mắt võng tại ngã tư

Vạch mắt võng không được quy định trong quy chuẩn 41 nên không có hiệu lực về luật. Vạch này giúp người tham gia giao thông phân biệt rõ hơn, vì đi kèm với vạch mắt võng là mũi tên chỉ dẫn rẽ phải. Do đó nếu bạn không rẽ phải mà lại đi thẳng, bạn sẽ bị xử phạt lỗi "không tuân thủ hiệu lệnh của biển báo, vạch kẻ đường".

Vạch mắt võng tại ngã tư

Khi bạn gặp vạch mắt võng, nếu không có ý định rẽ phải, bạn nên xin chuyển làn sớm.

Vạch mắt võng còn dùng để cảnh báo cho người tham gia giao thông không được dừng phương tiện trong phạm vị phần mặt đường có bố trí vạch nhằm tránh ùn tắc giao thông.

Vạch làn chờ rẽ trái trong nút giao

Vạch làn chờ rẽ trái trong nút giao được dùng để tạo không gian dừng chờ cho xe rẽ trái sau khi xe đã vượt qua vạch dừng xe trên nhánh dẫn của nút giao có dùng đèn tín hiệu điều khiển, nhưng không thể vượt qua nút trong thời gian tín hiệu đèn cho phép rẽ trái. 

Khi hết tín hiệu đèn Giao Thông cho phép rẽ trái nhưng xe vẫn chưa rẽ, và vượt qua vạch dừng xe trên nhánh dẫn, xe vẫn phải dừng lại ở khu vực làn chờ.

Vạch làn chờ rẽ trái trong nút giao

Vạch làn chờ rẽ trái thường gặp ở nút giao trên các giao lộ rộng, có nhiều làn xe, có dải phân cách các loại xe.

Vạch phân làn đường trong khu vực nút giao cùng mức

Không phải tất cả vạch kẻ đường (biển báo giao thông) trên đường đều có trong Quy chuẩn 41, vì đó là các vạch kẻ đường, biển báo cũ chưa được thay thế. Để tránh lãng phí khi ban hành Quy chuẩn 41, Bộ Giao thông vận tải đã xây dựng lộ trình điều chỉnh, thay thế dần những biển không phù hợp, điều đó cho phép, những vạch kẻ đường và biển báo hiệu cũ (theo "Điều lệ báo hiệu giao thông đường bộ" trong Tiêu chuẩn 22 TCN 237-01) có thể còn tồn tại. 

Trên những đoạn đường mới xây dựng thì các vạch kẻ đường đều tuân thủ theo quy chuẩn mới, khi tham gia giao thông bạn cần nắm vững và thực hiện theo văn bản mới là được. 

Sau đây là những loại vạch kẻ đường phổ biến:

Hình ảnh vạch kẻ đường Ý nghĩa


Vạch 1.1

Vạch 1.1

Vạch kẻ đường 1.1, Vạch kẻ đường 1.11: phân chia dòng xe ngược chiều hay cùng chiều.


Vạch 1.2

Vạch 1.2

Vạch kẻ đường 1.2: nó được dùng chủ yếu để xác định mép phần xe chạy trên trục đường. Phương tiện giao thông hoàn toàn có thể đè lên hoặc cắt ngang trong những tình huống cần thiết.


Vạch 1.3

Vạch 1.3

Vạch kẻ đường 1.3: dùng để phân chia đường thành hai hướng di chuyển ngược chiều nhau (Tương tự như vạch 1.1), tuy nhiên chúng chỉ xuất hiện trên những con đường có ít nhất 4 làn xe trở lên. Trong trường hợp tuyến đường có vạch kẻ 1.3, mọi phương tiện đều không được phép di chuyển lấn qua


Vạch 1.4

Vạch 1.4

Vạch kẻ đường 1.4:  thường dùng trong việc xác định khu vực cấm dừng hay cấm đỗ xe


Vạch 1.5

Vạch 1.5

Vạch kẻ đường 1.5: được sử dụng cho mục đích chia đường thành nhiều làn khác nhau (Theo cả 2 hướng). Ngoài ra, nó còn được dùng cho việc xác định ranh giới của các làn xe khi có từ 2 làn xe di chuyển trên cùng một hướng nhất định.


Vạch 1.6

Vạch 1.6

Vạch kẻ đường 1.6: dùng để cảnh báo cho các phương tiện biết sự có mặt của vạch 1.1 hay 1.11 (Phân chia đường thành các dòng lưu thông ngược chiều hoặc cùng chiều).

Vạch 1.7

Vạch 1.7

Vạch kẻ đường 1.7: Vạch nằm ngang 1.7 sẽ được kẻ theo đường cong của hướng xe chạy ở những điểm giao nhau để đảm bảo an toàn (Khi người điều khiển cần định hướng đi).

Vạch 1.8

Vạch 1.8

Vạch kẻ đường 1.8: quy định ranh giới giữa làn xe tăng tốc độ hoặc giảm tốc độ (gọi là làn đường chuyển tốc) với làn xe chính của phần xe chạy, được kẻ ở nơi giao nhau, nhằm dẫn hướng cho xe tách nhập làn an toàn.

Vạch 1.9

Vạch 1.9

Vạch kẻ đường 1.9: quy định ranh giới làn xe dự trữ để tăng làn xe cho chiều xe có lưu lượng lớn. Trên làn đường này có điều khiển thay đổi hướng xe bằng đèn tín hiệu xanh và đỏ.

Vạch 1.10

Vạch 1.10

Vạch kẻ đường 1.10: thường được dùng để xác định những khu vực cấm đỗ xe.

Vạch 1.11

Vạch 1.11

Vạch kẻ đường 1.11: phân chia dòng phương tiện 2 hướng ngược chiều nhau trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy. Lái xe bên vạch đứt quãng được phép đè lên vạch để vượt xe.

Vạch 1.12

Vạch 1.12

Vạch kẻ đường 1.12: chỉ rõ vị trí mà lái xe phải dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ, hoặc biển báo số 122 "STOP".

Vạch 1.13

Vạch 1.13

Vạch kẻ đường 1.13: chỉ rõ vị trí mà lái xe phải dừng để nhường cho các phương tiện khác ở phần đường ưu tiên.

Vạch 1.14

Vạch 1.14

Vạch kẻ đường 1.14: Vạch "Sọc ngựa vằn" dùng để quy định nơi người đi bộ qua đường bao gồm các vạch song song với trục tim đường màu trắng. 

Vạch 1.15

Vạch 1.15

Vạch kẻ đường 1.15: Xác định vị trí dành cho xe đạp đi cắt ngang qua đường đi của xe cơ giới. Ở nơi đường giao nhau không có người, tín hiệu điều khiển giao thông thì xe đạp phải nhường đường cho phương tiện cơ giới chạy trên đường cắt ngang đường xe đạp.

Vạch 1.16.1

Vạch 1.16.1

Vạch 1.16.1: xác định đảo phân chia dòng phương tiện ngược chiều nhau.

Vạch 1.16.2

Vạch 1.16.2

 Vạch 1.16.2: xác định đảo phân chia dòng phương tiện theo cùng một hướng.

Vạch 1.16.3

Vạch 1.16.3

Vạch 1.16.3: xác định đảo nhập dòng phương tiện

Vạch 1.17

Vạch 1.17

Vạch kẻ đường 1.17: quy định vị trí dừng xe của các phương tiện vận tải hành khách công cộng chạy theo tuyến quy định hoặc nơi tập kết của xe buýt.

Vạch 1.18

Vạch 1.18

Vạch kẻ đường 1.18: chỉ dẫn hướng đi cho phép của từng làn xe ở nơi giao nhau. Vạch này vẽ trước nơi giao nhau ở từng làn riêng, buộc lái xe phải tuân theo mũi tên chỉ hướng đi.

Vạch 1.19

Vạch 1.19

Vạch kẻ đường 1.19: xác định sắp đến gần đoạn đường bị thu hẹp phần đường xe chạy, số làn xe theo hướng mũi tên bị giảm và lái xe phải từ từ chuyển làn đi theo mũi tên.

Vạch 1.20

Vạch 1.20

Vạch kẻ đường 1.20: xác định khoảng cách còn 2m - 25m đến vạch 1.13 và biển số 208 “Giao nhau với đường ưu tiên”.

Vạch 1.21

Vạch 1.21

Vạch kẻ đường 1.21: Vạch này là chữ "STOP" (Dừng lại) xác định gần đến vị trí dừng lại Vạch kẻ đường 1.12 và biển số 122  “Dừng  lại”. Vạch kẻ đường 1.21 cách vạch dừng xe từ 2 đến 25m.

Vạch 1.22

Vạch 1.22

Vạch kẻ đường 1.22: Là số hiệu của đường, được kẻ trên đường quốc lộ, và kẻ trực tiếp trên mặt đường phần xe chạy. 

Vạch 1.23

Vạch 1.23

Vạch kẻ đường 1.23: dùng để quy định làn xe dành cho ôtô khách chạy theo tuyến quy định, kẻ trực tiếp trên làn xe dành riêng. 

Lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, sai vạch kẻ đường phạt bao nhiêu?

Lỗi sai làn và lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường là 02 lỗi với mức phạt khác nhau, tuy nhiên không ít người bị nhầm lẫn giữa lỗi này, mức phạt đối với lỗi sai làn đường có mức phạt cao hơn nhiều so với lỗi không chấp hành chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường. Người tham gia giao thông cần phân biệt rõ lỗi này với lỗi sai làn đường để tránh bị phạt oan, cụ thể như sau

  • Lỗi sai làn đường: Lỗi đi sai làn đường là khi điều khiển phương tiện đi không đúng làn đường dành cho phương tiện đó trên đoạn đường được chia thành nhiều làn và phân biệt bằng vạch kẻ đường, mỗi làn chỉ dành cho một hoặc một số loại phương tiện nhất định. Lỗi này thường mắc phải trên đoạn đường cắm biển “Làn đường dành riêng cho từng loại xe” - Biển R.412 (a, b, c, d, e, f, g, h).

  • Lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường: Lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường được xác định trên những đoạn đường có biển báo R.411 cùng vạch kẻ đường hoặc chỉ có vạch kẻ đường. Người tham gia giao thông đi sai làn đường so với hành trình của xe (ví dụ như rẽ phải nhưng đi vào làn có chỉ dẫn để đi thẳng, đi thẳng nhưng đi vào làn có chỉ dẫn để rẽ trái…) khi có biển báo R.411 và vạch kẻ đường (hoặc chỉ có vạch kẻ đường) thì được xác định là lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường (không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường).

Mức xử phạt lỗi không tuân thủ vạch kẻ đường, biển báo

Lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) với tên gọi đầy đủ là “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường” với mức phạt xử phạt được quy định như sau:

Phương tiện giao thông Mức phạt
Xe máy Phạt tiền từ 100.000 đồng - 200.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 tháng đến 04 tháng.
Ô tô Phạt tiền từ 300.000 đồng - 400.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 tháng đến 04 tháng.
Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng Phạt tiền từ 100.000 đồng - 200.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước GPLX (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 02 - 04 tháng.
Đối với xe đạp Phạt tiền từ 80.000 đồng - 100.000 đồng.

 

Lỗi đè lấn vạch kẻ đường phạt bao nhiêu?

Lỗi đè lấn vạch kẻ đường phạt bao nhiêu? sẽ bị xử phạt theo lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”

Lỗi đè vạch kẻ đường sẽ gồm có các lỗi thường gặp và mức phạt như sau:

Lỗi  Mức xử phạt
Lỗi đè vạch liền đường hai chiều Mức xử phạt lỗi đè vạch liền đường hai chiều đối với xe máy và ô tô là 200.000 - 400.000 đồng.
Lỗi đè vạch liền trên cầu
  • Đối với xe máy: 100.000 - 200.000 đồng
  • Đối với xe ô tô: 200.000 - 400.000 đồng.
Lỗi đè vạch xương cá
  • Đối với xe máy chuyên dùng, máy kéo: Phạt từ 100.000 - 200.000 đồng
  • Đối với xe đạp, xe đạp máy (gồm xe đạp điện): Phạt từ 80.000 đồng - 100.000 đồng 
  • Đối với ô tô: Phạt tiền từ 200.000 đồng - 400.000 đồng
Lỗi đè vạch khi dừng đèn đỏ
  • Đối với ô tô: 200.000 - 400.000 đồng.
  • Đối với xe mô-tô, xe gắn máy: 100.000 - 200.000 đồng.

Mức phạt lỗi đi sai làn đường

Vạch kẻ đường 1.20: xác định khoảng cách còn 2m - 25m đến vạch 1.13 và biển số 208 “Giao nhau với đường ưu tiên”.Sau đây là mức phạt lỗi đi sai làn đường quy định mới nhất:

Phương tiện giao thông

Mức phạt đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định  (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều)

Mức phạt đi không đúng làn đường, phần đường gây tai nạn giao thông
Xe máy - Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng.

- Phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 triệu đồng.

- Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng.

Ô tô

- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng – 6.000.000 đồng.

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng – 12.000.000 đồng.

- Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng.

Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng

- Phạt tiền từ 400.000 đồng – 600.000 đồng.

- Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 - 03 tháng.

- Phạt tiền từ 4.000.000 – 5.000.000 triệu đồng.

- Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng.

Đối với xe đạp    

Quy định về vạch kẻ đường

  • Vạch kẻ đường gồm các loại vạch, hình vẽ, chữ viết ở trên mặt đường, thành vỉa hè, trên một số công trình giao thông và một vài bộ phận khác của đường nhằm đảm bảo trật tự giao thông.
  • Vạch phải đảm bảo không cao quá mặt đường 6mm, đảm bảo xe chạy êm trên đường và đảm bảo độ bám giữa lốp xe với mặt đường.
  • Vạch phải có ý nghĩa báo hiệu thống nhất và bổ trợ cho các đèn tín hiệu, biển báo.
  • Các loại đường cao tốc, đường có tốc độ V85 từ 80 km/h trở lên, đường có tốc độ thiết kế ≥ 60 km/h thì vạch kẻ đường bắt buộc phải có tác dụng phản quang.

Kích thước vạch kẻ đường

Sau đây là kích thước vạch kẻ đường giao thông của nước ta

Nhóm vạch phân chia tim đường (vạch phân chia hai chiều xe chạy)

Vạch phân chia tim đường Kích thước
Vạch chia tim đường dạng đơn, nét đứt Vạch rộng 15cm, chiều dài đoạn liền từ 1 – 3m, khoảng trống dài 2 – 6m (gấp đôi đoạn liền).
Vạch chia tim đường dạng đơn, nét liền Chiều rộng 15 cm
Vạch chia tim đường dạng đôi, nét liền Mỗi vạch có bề rộng là 15cm, khoảng cách giữa hai vạch là 15 – 50cm.
Vạch chia tim đường dạng đôi, 1 nét liền và 1 nét đứt Mỗi vạch có chiều rộng là 15cm, khoảng cách giữa hai vạch là 15 – 50cm. Riêng vạch nét đứt, đoạn liền dài từ 1 – 3m, khoảng trống dài 2 – 6m (gấp đôi đoạn liền).
Vạch xác định ranh giới các làn đường, có thể thay đổi hướng xe chạy Chiều rộng là 15cm, khoảng cách hai vạch từ 15 – 20cm, đoạn liền dài 1 – 2m, khoảng trống dài 3 – 6m (dài gấp 3 lần đoạn liền).

Nhóm vạch phân chia làn xe chạy cùng chiều

Vạch phân chia làn xe chạy cùng chiều Kích thước
Vạch phân chia làn cùng chiều dạng đơn, nét đứt Bề rộng là 15cm, đoạn nét liền có chiều dài từ 1 – 3m, khoảng trống dài từ 3 – 6 m (gấp 3 lần đoạn liền).
Vạch phân chia làn cùng chiều dạng đơn, nét liền Chiều rộng vạch là 15cm.
Vạch giới hạn làn đường ưu tiên, nét đứt hoặc nét liền Chiều rộng là 30cm. Với vạch đứt nét, chiều rộng nét liền bằng khoảng trống từ 1 – 2 m.

Vạch giới hạn mép phần đường xe chạy

Vạch giới hạn mép phần đường xe chạy Kích thước
Vạch đơn, nét liền Chiều rộng vạch từ 15 – 20cm
Vạch đơn, nét đứt Chiều rộng vạch 15 – 20cm, đoạn liền dài 0,6m, khoảng trống dài 0,6 m.
Vạch kẻ đường là gì? Có tác dụng gì? Đặc điểm của vạch kẻ đường là gì? Hình ảnh và ý nghĩa các loại vạch kẻ đường mới nhất theo quy chuẩn 41 trong giao thông đường bộ. Tìm hiểu về vạch kẻ đường để tham gia giao thông điều khiển phương tiện giao thông đúng luật.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM