Logo

Các loại biển báo giao thông đường bộ thông dụng cần nhớ

Lượt xem: 400
Ngày đăng: 15/03/2024

Biển báo giao thông là gì? Gồm mấy nhóm? Giải thích ý nghĩa, hình ảnh của các biển báo giao thông đường bộ mới nhất theo QCVN. Cập nhật chi tiết những nhóm các biển báo giao thông nguy hiểm, hiệu lệnh, chỉ dẫn, biển báo phụ, biển viết bằng chữ, vạch kẻ đường, chỉ dẫn đường cao tốc. Mức phạt lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường.

Biển báo giao thông là gì?

Bài viết thuộc Series hướng dẫn học lý thuyết B2 > 600 câu hỏi trắc nghiệm B1, B2, C > Khóa học: Học lái xe Ô tô - ViecLamVui Academy

Biển báo giao thông là gì?

Biển báo giao thông là những biển hiệu, biển báo được được bộ giao thông vận tải dựng ven đường giao thông nhằm mục đích truyền đạt, cung cấp thông tin như thông báo, cảnh báo, cấm, cho phép giao thông trên một điều kiện cụ thể, ... đến người tham gia giao thông, để người tham gia giao thông chấp hành giao thông một cách an toàn và chính xác nhất. 

Lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường phạt bao nhiêu?

Trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường được quy định như sau:

Phương tiện tham gia giao thông Mức phạt
Đối với ô tô Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
Đối với xe máy Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.
Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng. Nếu gây tai nạn giao thông thì còn bị tước Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 02 - 04 tháng.
Đối với xe đạp Phạt tiền từ 80.000 - 100.000 đồng.

 

Hiệu lực của biển báo giao thông được quy định thế nào?

Tại Điều 4 Quy chuẩn số 41/2019/BGTVT, thứ tự hiệu lực khi tham gia giao thông được xác định như sau:

  1. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông có hiệu lực cao nhất;
  2. Tiếp đến là hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
  3. Và sau đó mới đến hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông đường bộ
  4. Cuối cùng là đến vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên đường.

Ngoài ra, trong quá trình tham gia giao thông khi có đồng thời đèn tín hiệu và người điều khiển phương tiện giao thông thì người điều khiển phương tiện phải ưu tiên chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Nhóm các biển báo giao thông theo đặc điểm

Sau đây là những nhóm các biển báo giao thông nguy hiểm, hiệu lệnh, chỉ dẫn, biển báo phụ, biển viết bằng chữ, vạch kẻ đường, chỉ dẫn đường cao tốc

Biển báo nguy hiểm

Nhóm biển báo nguy hiểm là nhóm biển báo cảnh báo cho người tham gia giao thông biết trước các nguy hiểm có thể xảy ra phía trước để chủ động phòng ngừa kịp thời, phòng tránh tai nạn xảy ra khi tham gia giao thông. 

Đặc điểm nhóm này là có hình tam giác đều có ba đỉnh tròn, một cạnh nằm ngang, đỉnh hướng lên trên (trừ biển W.208 "Giao nhau với đường ưu tiên" thì đỉnh tương ứng hướng xuống dưới), viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu. 

Nhóm biển báo nguy hiểm gồm 47 kiểu, được đánh số từ 201 đến 247, trong đó mỗi kiểu có thể có 1 hoặc nhiều biển có ý nghĩa tương tự nhau. 

Biển báo nguy hiểm

Tên, số thứ tự biển báo cập nhật mới nhất theo Quy chuẩn 41, tham khảo chi tiết tại: Hình ảnh và ý nghĩa các loại biển báo nguy hiểm mới nhất trong giao thông đường bộ

Biển báo cấm

Nhóm biển báo cấm là biển báo để biểu thị những điều cấm khi tham gia giao thông như: đường cấm, cấm vượt, cấm đỗ..

Đặc điểm của biển báo cấm là có hình tròn, phần lớn các biển báo cấm có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen, có dấu gạch chéo biểu thị ý nghĩa "cấm". Đa số các biển báo cấm đường bộ có viền đỏ nền trắng có cùng chung 1 quy cách thống nhất với đường kính biển báo là 70 cm, viền đỏ là 10 cm và vạch đỏ là 5 cm.

Biển báo cấm

Nhóm biển cấm gồm có 40 biển, đánh số thứ tự từ 101 đến 140 theo quy định tại QCVN 41:2019 do Bộ GTVT ban hành. Xem chi tiết tại: Hình ảnh và ý nghĩa 66 biển báo cấm mới nhất trong giao thông đường bộ

Biển báo hiệu lệnh

Biển báo hiệu lệnh là biển báo yêu cầu, hướng dẫn người tham gia giao thông phải chấp hành theo, thực hiện các hiệu lệnh như: đi thẳng, chạy chậm, chạy nhanh, vòng sang phải, sang trái,...

Đặc điểm của biển báo hiệu lệnh là có dạng hình tròn, không viền, nền xanh, bên trong là các ký tự số và chữ, hình vẽ trong biển báo có màu trắng trừ biển báo hiệu lệnh số 307. 

Biển báo hiệu lệnh

Biển báo hiệu lệnh giao thông đường bộ lại được chia nhỏ thành 10 loại biển báo hiệu lệnh khác nhau (301 – 310). Xem chi tiết tại: Hình ảnh và ý nghĩa các loại biển báo hiệu lệnh mới nhất trong giao thông đường bộ

Biển báo chỉ dẫn

Nhóm biển báo chỉ dẫn là biển báo để chỉ dẫn hướng đi, thông báo cho người tham gia giao thông biết những định hướng cần thiết, có ích, giúp việc điều khiển và hướng dẫn giao thông trên đường thuận lợi, hoặc hướng dẫn mọi người tham gia giao thông đúng cách để đảm bảo an toàn. 

Đặc điểm của nhóm biển báo chỉ dẫn là có hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền xanh, hình vẽ và chữ màu trắng.

Biển báo chỉ dẫn

Biển báo chỉ dẫn gồm 47 biển hiệu, đánh số thứ tự từ 401 đến 447, mỗi biển có hình, số, tên biển, ý nghĩa của biển riêng.

>> Xem thêm chi tiết biển báo chỉ dẫn ngay tại: Hình ảnh và ý nghĩa các loại biển báo chỉ dẫn mới nhất trong giao thông đường bộ

Biển báo phụ, biển viết bằng chữ

Biển báo phụ, biển viết bằng chữ là biển báo thường được đặt kết hợp với các biển báo chính như biển báo cấm, biển hiệu lệnh... nhằm thuyết minh, bổ sung để hiểu rõ, trừ biển số S.507 "Hướng rẽ" được sử dụng độc lập.

Biển báo phụ

Đặc điểm của biển báo phụ là có hình dạng là hình chữ nhật hoặc hình vuông. Nhóm biển phụ gồm có 9 kiểu, được đánh số thứ tự từ 501 đến 509. Xem chi tiết tại: Hình ảnh và ý nghĩa các loại biển báo phụ mới nhất trong giao thông đường bộ

Vạch kẻ đường

Vạch kẻ đường là dạng biển báo hướng dẫn, điều khiển giao thông giúp nâng cao an toàn và khả năng lưu thông xe cũng như đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông, người tham gia giao thông cần chấp hành vạch kẻ đường.

Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc có thể kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. 

Vạch kẻ đường

Nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy có màu vàng và nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều có màu trắng. 

Vạch kẻ đường có 2 loại là vạch kẻ đường nằm ngang và vạch kẻ đường nằm đứng. Vạch kẻ đường hầu hết là màu trắng, trừ một số ít vạch có màu vàng.

>> Xem chi tiết tại: Hình ảnh và ý nghĩa các loại vạch kẻ đường mới nhất trong giao thông đường bộ

Biển báo chỉ dẫn đường cao tốc

Biển báo chỉ dẫn đường cao tốc là những biển báo, tín hiệu trên đường cao tốc, có chức năng hướng dẫn tài xế lái xe an toàn, thông báo những điều được và không được thực hiện khi tham gia giao thông trên cao tốc. 

Đặc điểm biển báo chỉ dẫn đường cao tốc thường có hình vuông hoặc chữ nhật có màu vàng, xanh lá, riêng biển báo quy định tốc độ trên cao tốc vẫn là hình tròn nhưng phần lớn cũng được lắp đặt đi kèm với biển báo hình chữ nhật.

Biển báo chỉ dẫn đường cao tốc

Nhóm biển báo chỉ dẫn đường cao tốc gồm 16 loại, được đánh số từ 450 đến 466. Xem chi tiết tại: Hình ảnh và ý nghĩa các loại biển báo đường cao tốc mới nhất trong giao thông đường bộ

Nhóm các biển báo giao thông theo hình dáng

Sau đây là nhóm các biển báo giao thông theo hình dáng gồm: hình thoi, tam giác, hình vuông

Biển báo giao thông hình thoi

Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, biển báo giao thông hình thoi được sử dụng cho biển báo  I.401 "Bắt đầu đường ưu tiên" và biển báo I.402 "Kết thúc đường ưu tiên".

  • Biển báo I.401 "Bắt đầu đường ưu tiên" báo cho các phương tiện đang lưu thông trên đoạn đường này được quyền ưu tiên đi trước qua nơi giao nhau.
  • Biển báo I.402 "Kết thúc đường ưu tiên", báo cho tài xế biết phía trước đã kết thúc đoạn đường ưu tiên.

Biển báo giao thông hình tam giác

Biển báo giao thông hình tam giác là các biển báo thuộc nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo, được lắp đặt trên đường để báo cho người tham gia giao thông biết trước sự nguy hiểm hoặc các điều cần phòng tránh trên tuyến đường như: cảnh báo đoạn đường hay xảy ra tai nạn, giao nhau với đường sắt, cảnh báo công trường, cảnh báo dốc nguy hiểm,...

Biển báo giao thông hình tam giác chủ yếu có viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc cần báo hiệu.

Biển báo giao thông hình vuông

Biển báo giao thông hình vuông là những biển báo thuộc nhóm biển báo chỉ dẫn hoặc nhóm biển phụ. Biển này thường có nền màu xanh với hình vẽ màu trắng. Nếu nền màu trắng thì hình vẽ và chữ viết màu đen.

Biển báo giao thông hình tròn

Biển báo giao thông hình tròn gồm có nhóm biển báo cấm và biển báo hiệu lệnh, mỗi nhóm biển có ý nghĩa khác nhau và phạm vi hiệu lực từng nhóm cũng có quy định riêng, cụ thể như sau:

  • Biển báo hình tròn viền đỏ nền trắng hoặc xanh là các biển báo cấm, biểu thị những điều mà tham gia giao thông không được vi phạm.
  • Biển báo hình tròn nền xanh, hình vẽ màu trắng là các biển báo hiệu lệnh, biểu thị các hiệu lệnh mà người tham gia giao thông bắt buộc phải chấp hành.

Biển báo giao thông hình chữ nhật

Biển báo giao thông hình chữ nhật gồm có biển báo hiệu lệnh, biển báo chỉ dẫn, biển báo cấm, biển báo cảnh báo nguy hiểm, biển báo phụ hình chữ nhật.

  • Biển báo hiệu lệnh hình chữ nhật có nền màu xanh, hình vẽ bên trong màu trắng, dùng để báo cho người điều khiển biết các điều bắt buộc phải chấp hành khi tham gia giao thông.
  • Biển báo chỉ dẫn hình chữ nhật có nền màu xanh (xanh dương, xanh lam hoặc xanh lá cây), hình vẽ và chữ viết bên trong màu trắng, dùng để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần thiết để người điều khiển phương tiện tham gia giao thông một cách thuận lợi, đảm bảo an toàn.