Download Bảng hệ thống danh mục tài khoản kế toán mới nhất ✓ Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ✓ Áp dụng cho tất cả doanh nghiệp
Bảng hệ thống tài khoản theo thông tư 200
Bảng hệ thống tài khoản theo thông tư 200 dùng cho đối tượng doanh nghiệp nào?
Bảng hệ thống tài khoản theo thông tư 200 có thể dùng cho tất cả các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đang áp dụng thông tư 133 muốn áp dụng bảng hệ thống tài khoản kế toán này thì cần phải thông báo với cơ quan thuế và thực hiện nhất quán trong năm tài chính.
Hệ thống tài khoản kế toán sẽ bao gồm các tài khoản kế toán cần sử dụng. Doanh nghiệp có thể vận dụng và chi tiết hoá hệ thống kế toán tài khoản theo thông tư 200 cho phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc vận dụng cần phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
Vậy bảng hệ thống tài khoản thông tư 200 sẽ bao gồm các loại tài khoản kế toán nào? Các bạn có thể tham khảo và download file Excel Bảng hệ thống danh mục tài khoản kế toán mới nhất, hoàn toàn miễn phí ngay sau đây.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
333+ Mẫu file Excel ✓ Đầy đủ các loại sổ sách, chứng từ, bảng biểu, báo cáo phục vụ cho công việc kế toán của doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ
Tìm và Download
FAQ
Sau đây là những câu hỏi thường gặp về bảng hệ thống tài khoản theo thông tư 200
Bảng hệ thống tài khoản theo thông tư 200 là gì
Bảng hệ thống tài khoản thông tư 200 là bảng liệt kê các tài khoản kế toán sử dụng để ghi chép lại và báo cáo về mọi thứ có giá trị bằng tiền trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp. Theo thông tư 200, bảng hệ thống tài khoản kế toán áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, loại hình, mọi thành phần kinh tế.
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thực hiện kế toán theo chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể sử dụng bảng hệ thống tài khoản theo thông tư 200 nếu vận dụng quy định của thông tư 200 để kế toán phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của mình, tuy nhiên cần phải áp dụng thống nhất trong năm tài chính.
Cách ghi nhớ bảng hệ thống tài khoản theo thông tư 200 nhanh dễ dàng?
Sau đây là cách ghi nhớ từng tài khoản kế toán trong bảng hệ thống tài khoản theo thông tư 200 một cách nhanh chóng và chính xác nhất:
Học từng loại tài khoản trước
Trước tiên, bạn cần xác định bảng hệ thống tài khoản kế toán gồm bao nhiêu loại. Bạn nên học và ghi nhớ từng loại tài khoản trước rồi hãy chuyển sang học loại tài khoản khác.
- Ví dụ: Loại tài khoản 1 có bao nhiêu tài khoản cấp 1, cấp 2, cấp 3. Học xong loại tài khoản 1, các bạn hãy chuyển sang học loại tài khoản 2...
Ghi nhớ bản chất của từng loại tài khoản
LOẠI TÀI KHOẢN | BẢN CHẤT |
Tài khoản đầu 1 (Từ 111 - 171) | Loại TK Tài sản ngắn hạn |
Tài khoản đầu 2 (Từ 211 - 244) | Loại TK Tài sản dài hạn |
Tài khoản đầu 3 (Từ 311 - 356) | Loại TK Nợ phải trả |
Tài khoản đầu 4 (Từ 411 - 421) | Loại TK Vốn chủ sở hữu |
Tài khoản đầu 5 (Từ 511 - 521) | Loại TK Doanh thu |
Tài khoản đầu 6 (Từ 611 - 642) | Loại TK Chi phí sản xuất, kinh doanh |
Tài khoản đầu 7 (711) | Loại TK Thu nhập khác |
Tài khoản đầu 8 (Từ 811 - 821) | Loại TK Chi phí khác |
Tài khoản đầu 9 (911) | Loại TK Xác định kết quả kinh doanh (Cuối kỳ sẽ tập hợp toàn bộ Chi phí và Doanh thu vào tài khoản này) |
Như vậy, ta có thể ghi nhớ tóm tắt như sau:
- Tiền, Hàng hoá và Tài sản: Hạch toán vào tài khoản đầu 1 và 2
- Nợ phải trả, phải nộp: Hạch toán vào tài khoản đầu 3
- Nguồn vốn chủ sở hữu: Hạch toán vào tài khoản đầu 4
- Doanh thu và Doanh thu khác: Hạch toán vào tài khoản đầu 5 và 7 (Doanh thu mang tính chất NGUỒN VỐN)
- Chi phí và Chi phí khác: Hạch toán vào tài khoản đầu 6 và 8 (Chi phí mang tính chất TÀI SẢN)
- Tập hợp Chi phí và Doanh thu: Tài khoản 911
Ghi nhớ chung về loại TK Tài sản và TK Nguồn vốn
- Tài khoản Tài sản: Tài khoản đầu 1 + 2 + 6 + 8
- Tài khoản Nguồn Vốn: Tài khoản đầu 3 + 4 + 5 +7
- Tài khoản Xác định kết quả kinh doanh: Tài khoản 911
Hế thống tài khoản kế toán theo thông tư 200 gồm nhiều loại tài khoản khác nhau, vì vậy, các bạn kế toán cần ghi nhớ các tài khoản kế toán để có thể phản ánh các nghiệp vụ phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt được chính xác nhất.
>> Tham khảo thêm các mẫu sổ sách kế toán theo thông tư 200 sau đây:
- Mẫu bảng cân đối kế toán theo thông tư 200
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính theo thông tư 200
- Mẫu sổ nhật ký chung theo thông tư 200
- Mẫu sổ quỹ tiền mặt theo thông tư 200
- Mẫu sổ cái theo thông tư 200
- Mẫu sổ chi tiết tài khoản theo thông tư 200
- Mẫu bảng cân đối tài khoản theo thông tư 200
- Mẫu báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo thông tư 200
- Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh theo thông tư 200
- Mẫu báo cáo tài chính theo thông tư 200 file excel
Trên đây là những hướng dẫn bổ ích về Bảng hệ thống tài khoản kế toán theo thông tư 200 mà ViecLamVui - chuyên trang tìm việc làm miễn phí - đã tổng hợp và soạn thảo cập nhật mới, chính xác nhất theo quy định của Bộ Tài chính và gửi đến bạn. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hỗ trợ tốt nhất cho công việc kế toán của bạn.
#BangHeThongTaiKhoanTheoThongTu200 #BangHeThongTaiKhoanThongTu200 #DownloadHeThongTaiKhoanTheoThongTu200 #FileExcelMau #MauVanBan #ViecLamVui