Logo

Mẫu bảng cân đối tài khoản theo thông tư 200 file Excel

Lượt xem: 5289
Ngày đăng: 18/03/2024

Download Mẫu bảng cân đối tài khoản mới nhất ✓ Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ✓ Dùng để thể hiện số dư đầu kỳ, số dư trong kỳ, số dư cuối kỳ của mỗi tài khoản

Mẫu bảng cân đối tài khoản theo thông tư 200 - ViecLamVui

Tải mẫu bảng cân đối tài khoản theo thông tư 200

Thể hiện số liệu trong bảng cân đối tài khoản theo thông tư 200 như thế nào?

Trước khi lập bảng cân đối tài khoản, kế toán cần phải hoàn thành việc ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp. Số liệu ghi vào bảng cân đối tài khoản gồm 02 loại:

  • Số dư: Phản ánh số dư các tài khoản tại thời điểm đầu kỳ và tại thời điểm cuối kỳ. Các tài khoản có số dư Nợ được thể hiện vào cột “Nợ”, các tài khoản có số dư Có được thể hiện vào cột “Có”.
  • Số phát sinh: Phản ánh số phát sinh của các tài khoản từ đầu kỳ đến ngày cuối kỳ báo cáo. Tổng số phát sinh “Nợ” của các tài khoản được ghi vào cột “Nợ”, tổng số phát sinh “Có” được ghi vào cột “Có” của từng tài khoản.

Vậy bảng cân đối tài khoản được lập như thế nào để đảm bảo tính chính xác? Mẫu bảng cân đối tài khoản theo thông tư 200 sau đây sẽ hỗ trợ bạn thực hiện nhanh chóng bảng cân đối tài khoản phục vụ cho các báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại các thời điểm xác định. Tải nhanh dễ dàng và hoàn toàn không mất phí File Excel mẫu tại ViecLamVui.

 

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

333+ Mẫu file Excel ✓ Đầy đủ các loại sổ sách, chứng từ, bảng biểu, báo cáo phục vụ cho công việc kế toán của doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ

Tìm và Download

FAQ

Sau đây là những câu hỏi thường gặp về bảng cân đối tài khoản theo thông tư 200

Bảng cân đối tài khoản theo thông tư 200 là gì?

Mẫu bảng cân đối tài khoản theo thông tư 200 là bảng tổng hợp tất cả các tài khoản phát sinh trong kỳ hạch toán của doanh nghiệp. Bảng cân đối tài khoản thể hiện chi tiết số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ của những tài khoản đó.

Bảng cân đối tài khoản theo thông tư 200 phản ánh tổng quát tình hình tăng giảm và hiện có về tài sản và nguồn vốn của đơn vị trong kỳ báo cáo và là căn cứ để kiểm tra việc ghi chép trên sổ kế toán tổng hợp, đồng thời đối chiếu và kiểm soát số liệu ghi trên báo cáo tài chính.

Cách lập bảng cân đối tài khoản theo thông tư 200?

Sau đây là cách lập bảng cân đối tài khoản theo thông tư 200 cụ thể, chi tiết:

CỘT NỘI DUNG CÁCH GHI
Cột A Số hiệu tài khoản Ghi số hiệu tài khoản của tất cả các tài khoản cấp 1 mà đơn vị đang sử dụng và một số tài khoản cấp 2 cần phân tích.
Cột B Tên tài khoản kế toán Ghi tên tài khoản của tất cả các tài khoản cấp 1 mà đơn vị đang sử dụng và một số tài khoản cấp 2 cần phân tích.
Cột 1, 2 Số dư đầu kỳ Ghi số dư đầu kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào các cột này được căn cứ vào dòng số dư đầu kỳ báo cáo trên Sổ Cái hoặc căn cứ vào phần “Số dư cuối kỳ” của Bảng cân đối tài khoản kỳ trước.
Cột 3, 4 Số phát sinh trong kỳ Phản ánh tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có của các tài khoản trong kỳ báo cáo. Số liệu ghi vào phần này được căn cứ vào dòng “Cộng phát sinh luỹ kế từ đầu kỳ” của từng tài khoản tương ứng trên Sổ Cái.
Cột 5, 6 Số dư cuối kỳ Phản ánh số dư ngày cuối cùng của kỳ báo cáo. Số liệu để ghi vào phần này được căn cứ vào số dư cuối kỳ báo cáo trên Sổ Cái hoặc được tính căn cứ vào các cột số dư đầu kỳ (cột 1, 2), số phát sinh trong kỳ (cột 3, 4) trên bảng cân đối tài khoản trong kỳ này. Số liệu ở cột 5, 6 được dùng để lập bảng cân đối tài khoản của kỳ sau.

Một số điều cần lưu ý khi lập bảng cân đối tài khoản theo thông tư 200:

  • Bảng cân đối tài khoản được lập dựa trên Sổ Cái và bảng cân đối tài khoản kỳ trước.
  • Trước khi lập bảng cân đối tài khoản, phải hoàn thành việc ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp; phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các sổ có liên quan.
  • Sau khi ghi đủ các số liệu có liên quan đến các tài khoản, phải thực hiện tổng cộng bảng cân đối phát sinh các tài khoản. Số liệu trong bảng cân đối tài khoản phải đảm bảo tính cân đối bắt buộc: Tổng số dư Nợ (cột 1), Tổng số dư Có (cột 2), Tổng số phát sinh Nợ (cột 3), Tổng số phát sinh Có (cột 4), Tổng số dư Nợ (cột 5) Tổng số dư Có (cột 6).

>> Tham khảo thêm các mẫu sổ sách kế toán theo thông tư 200 sau đây:

Download Mẫu bảng cân đối tài khoản mới nhất ✓ Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ✓ Dùng để thể hiện số dư đầu kỳ, số dư trong kỳ, số dư cuối kỳ của mỗi tài khoản

Trên đây là những hướng dẫn bổ ích về Bảng cân đối tài khoản theo thông tư 200 cũng như cách lập bảng đơn giản ViecLamVui - chuyên trang tuyển dụng miễn phí - tổng hợp và gửi đến bạn. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hỗ trợ tốt nhất cho việc làm kế toán của bạn.

#MauBangCanDoiTaiKhoanTheoThongTu200 #BangCanDoiTaiKhoanTheoThongTu200 #FileExcelMau #MauVanBan #ViecLamKeToan #ViecLamVui

Bạn có thể đăng tin tuyển dụng miễn phí, tìm việc làm miễn phí các vị trí công việcViệc làm kế toán. Bài viết thuộc danh mụcBlog Việc làm kế toán trên ViecLamVui