Logo

SME là gì? Vai trò và đóng góp của doanh nghiệp SME đối với sự phát triển kinh tế tại Việt Nam

Lượt xem: 3912
Ngày đăng: 17/03/2024

Theo khảo sát của ViecLamVui, khoảng 90% số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam là các doanh nghiệp SME. Vậy SME là gì? Bạn có biết về vai trò và những đóng góp của doanh nghiệp SME đối với nền kinh tế của Việt Nam chưa? Hãy cùng ViecLamVui tìm hiểu về khái niệm doanh nghiệp SME cũng như biết thêm về vai trò và những thuận lợi, khó khăn mà các doanh nghiệp này thường gặp phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhé.

SME là gì - ViecLamVui Wiki

SME là gì? Những thông tin cần biết về Doanh nghiệp SME

Nếu bạn là người quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh, thường hay tìm đến các diễn đàn về kinh tế, chắc hẳn bạn đã từng được nghe và biết đến thuật ngữ SME. Vậy SME là gì? Bạn có hiểu rõ về nghĩa của nó chưa? Doanh nghiệp SME là doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với ViecLamVui nhé.

SME là gì - Viết tắt của những từ nào?

SME là thuật ngữ viết tắt bao gồm các chữ cái đầu tiên của các từ Tiếng Anh sau

  • S = Small
  • M = Medium
  • E = Enterprise
  • SME = Small and medium enterprise

Vậy, SME có thể được hiểu là thuật ngữ chỉ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Doanh nghiệp SME là gì?

Từ theo định nghĩa về thuật ngữ SME, khi nói đến Doanh nghiệp SME ta có thể hiểu đó chính là đề cập đến cộng đồng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về số lượng lao động, về vốn và về doanh thu.

Căn cứ vào quy mô, ta có thể chia cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ thành 03 loại: Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.

Tiêu chí phân loại doanh nghiệp SME theo quy định của Việt Nam

Mỗi quốc gia sẽ có những định nghĩa và tiêu chí để phân loại doanh nghiệp SME riêng phù hợp với điều kiện kinh tế, môi trường hoạt động. Tại Việt Nam, căn cứ theo quy định của chính phủ, các tiêu chí phân loại doanh nghiệp SME như sau:

Lĩnh vực Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa
Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng
  • Số lao động tham gia BHXH bình quân/năm không quá 10 người.
  • Tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
  • Số lao động tham gia BHXH bình quân/năm không quá 100 người.
  • Tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng.
  • Không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.
  • Số lao động tham gia BHXH bình quân/năm không quá 200 người.
  • Tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.
  • Không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.
Thương mại, dịch vụ
  • Số lao động tham gia BHXH bình quân/năm không quá 10 người.
  • Tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
  • Số lao động tham gia BHXH bình quân/năm không quá 50 người.
  • Tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng.
  • Không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.
  • Số lao động tham gia BHXH bình quân/năm không quá 100 người.
  • Tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng.
  • Không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định.

Vai trò của doanh nghiệp SME trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay

  • Xã hội phát triển, dân số tăng cao, nhu cầu việc làm của người lao động ngày càng nhiều, các doanh nghiệp SME được mở ra chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các doanh nghiệp hiện nay góp phần đáp ứng nhu cầu giải quyết công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
  • Đóng góp từ 30% đến 53% tổng thu nhập GDP và sản xuất 19% – 31% trong tổng lượng hàng xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Hình thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động, hiệu quả.
  • Cung cấp cho thị trường nhiều mặt hàng phong phú, đa dạng ở tất cả các lĩnh vực, tạo ra nhiều sự lựa chọn, đáp ứng được mọi nhu cầu của người tiêu dùng trong cuộc sống, thúc đẩy sức tiêu thụ của nền kinh tế. Đồng thời, tạo ra môi trường cạnh tranh và phát triển bền vững.
  • Với quy mô vốn đầu tư nhỏ, bộ máy tổ chức gọn nhẹ, các công ty SME có thể tham gia vào nhiều thị trường nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh về đất đai, tài nguyên và lao động của từng vùng, đặc biệt là các ngành nông – lâm – hải sản và ngành công nghiệp chế biến.
  • Là một trong các yếu tố cần thiết góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Có vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông thôn, thúc đẩy sự phát triển của ngành thương mại dịch vụ và tiểu thương, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn. 

Những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp SME

Tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm số lượng lớn trong tổng số các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh đã mang đến nhiều cơ hội lẫn thách thức cho doanh nghiệp SME. Các doanh nghiệp SME thường gặp những khó khăn và thuận lợi gì? Một số thông tin tham khảo được tổng hợp bởi ViecLamVui.

Thuận lợi

  • Khả năng vận hành linh hoạt trước những thay đổi của nền kinh tế thị trường.
  • Sự điều hướng quản lý kinh doanh, thay đổi nhân sự và nhân viên nhanh chóng, dễ dàng hơn.
  • Chi phí đầu tư phát triển không quá cao, cơ hội thu hồi vốn nhanh hơn.

Khó khăn

  • Thiếu vốn là khó khăn hàng đầu của các doanh nghiệp SME hiện nay. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không có cơ hội tiếp cận các khoản đầu tư và nguồn vốn vay từ quỹ, ngân hàng. Không có vốn nên doanh nghiệp khó lòng mở rộng quy mô sản xuất, dẫn đến việc kinh doanh trì trệ, không tăng trưởng đột phá. 
  • Chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu lớn. Cần có sự quan tâm và đầu tư đúng mức vào việc quảng bá thương hiệu để tạo dựng được lòng tin với khách hàng. 
  • Cơ sở vật chất, hạ tầng tại các doanh nghiệp SME thường bị đánh giá thấp hơn so với doanh nghiệp lớn, nhất là khi so sánh với những công ty đa quốc gia đã có sẵn uy tín trên thế giới.
  • Thường quản lý và điều hành với quy mô gia đình nên có sự hạn chế trong việc thu hút những nhà quản lý giỏi. Điều này sẽ dẫn đến việc thiếu kiến thức quản lý và những kỹ năng cần thiết để quản lý doanh nghiệp có qui mô. 
  • Dễ dẫn đến tình trạng phá sản khi khi không có kinh nghiệm quản lý, điều hành tài chính, sử dụng hiệu quả nguồn vốn. Thiếu kinh nghiệm trong phân bổ các nguồn lực tài chính gây ra tình trạng dòng tiền lúc thiếu lúc thừa sẽ ảnh hưởng đến quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Bộ máy nhân sự gọn nhẹ, đơn giản, không đạt hiệu quả làm việc cũng là một khó khăn của doanh nghiệp SME. Quỹ lương hạn hẹp, các chế độ phúc lợi không thu hút nên khó khăn trong việc giữ chân nhân viên và tìm kiếm nhân sự giỏi. Điều này thường xảy ra đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ.

Phân biệt giữa Doanh nghiệp SME và Doanh nghiệp Start Up

Hiện nay, vấn đề về khởi nghiệp luôn thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người. Sự khởi nghiệp sẽ bắt đầu cho một dự án kinh doanh mới, một công ty mới được thành lập, thu hút đầu tư và phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.

Vì vậy, trên nhiều phương tiện truyền thông, chúng ta sẽ nghe nói rất nhiều đến 02 thuật ngữ SME và Start Up. Tuy nhiên, còn rất nhiều người nhầm lẫn về 02 khái niệm này. Bạn hãy cùng ViecLamVui tìm hiểu và phân biệt về những đểm khác biệt giữa SME và Start Up nhé.

Tiêu chí Doanh nghiệp SME Doanh nghiệp Start Up
Khái niệm Là các công ty vừa và nhỏ trong cộng đồng doanh nghiệp chung. Là những công ty đang trong giai đoạn bắt đầu kinh doanh nói chung và có khả năng tăng trưởng nhanh vũ bão về quy mô.
Mục tiêu kinh doanh

Lựa chọn các ngành nghề kinh doanh có lợi nhuận cao.

Thế mạnh của doanh nghiệp SME là các ngành kinh doanh ăn uống, lương thực thực phẩm, thời trang, may mặc và những sản phẩm tiêu dùng.

Tập trung vào việc quy trình hóa các công việc trong bộ máy vận hành để khiến nó có thể chuyển giao được cho nhiều người, nhiều vị trí có thể thay thế hỗ trợ nhau.
Quy mô Kinh doanh ở quy mô vừa và nhỏ, thường mang tính địa phương. Nhắm đến thị trường rộng lớn thậm chí toàn cầu ngay từ khi thành lập.
Chủ sở hữu Thường là doanh nghiệp cá nhân hay gia đình. Việc điều hành chủ yếu từ các thành viên gia đình.  Chia sẻ cổ phần công ty cho nhiều nhà đầu tư khác để công ty có thể sử dụng các đòn bẩy về vốn đó phát triển đột phá trong thời gian ngắn.
Sự cạnh tranh Vì hoạt động ở quy mô nhỏ, thường không hướng đến quy mô cạnh tranh toàn cầu nên không cần dựa quá nhiều vào lợi thế cạnh tranh độc đáo hoặc các sáng tạo đột phá. Hướng đến thị trường rộng lớn nên sự cạnh tranh là điều tất yếu. Việc cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn là điều chắc chắn xảy ra khi họ mở rộng quy mô.
Sự tăng trưởng Có thể có lợi nhuận ngay từ những ngày đầu tiên. Tuy nhiên doanh thu tăng trưởng thường theo đường thẳng. 

Thường phải chịu thua lỗ ở giai đoạn đầu. Nhà đầu tư cần rót vốn liên tục để có thể đạt được mục tiêu kinh doanh.

Hiệu quả đồng vốn không thấy được ngay mà thường được thể hiện qua lượng người dùng sử dụng sản phẩm, dịch vụ có được.

Vòng đời công ty Tỷ lệ doanh nghiệp sẽ thất bại trong ba năm đầu ít (khoảng 32%). Tỷ lệ doanh nghiệp sẽ thất bại trong ba năm đầu cao (có thể lên đến 92%).
Theo khảo sát của ViecLamVui, khoảng 90% số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam là các doanh nghiệp SME. Vậy SME là gì? Bạn có biết về vai trò và những đóng góp của doanh nghiệp SME đối với nền kinh tế của Việt Nam chưa? Hãy cùng ViecLamVui tìm hiểu về khái niệm doanh nghiệp SME cũng như biết thêm về vai trò và những thuận lợi, khó khăn mà các doanh nghiệp này thường gặp phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhé.

#SMELaGi #DoanhNghiepSME #CongTySME #ViecLamVuiWiki #ViecLamKinhDoanh #ViecLamVui

Bạn có thể đăng tin tuyển dụng miễn phí, tìm việc làm miễn phí các vị trí công việcViệc Làm Kinh Doanh. Bài viết thuộc danh mụcBlog Việc Làm Kinh Doanh trên ViecLamVui