Theo khảo sát các nhà tuyển dụng trên ViecLamVui, hầu hết cho rằng việc tuyển dụng được những nhân viên sản xuất có tay nghề, đáp ứng tốt yêu cầu công việc thật sự quan trọng trong việc gia tăng hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để giảm thiểu tỷ lê sai sót trong sản xuất nhằm tối ưu hoá lợi nhuận, các doanh nghiệp đều cho rằng thiết lập chỉ số đánh giá KPI nhân viên sản xuất cũng rất cần thiết. Một số mẫu KPI nhân viên sản xuất trong bài viết sau được chia sẻ bởi ViecLamVui hy vọng sẽ hữu ích với ai quan tâm đến lĩnh vực này.
HỆ THỐNG KPI SẢN XUẤT
XEM TRƯỚC 11 MẪU
Mẫu 1: Chỉ số KPI nhà máy
KPI nhân viên sản xuất - Những chỉ số quan trọng cần quan tâm
Tuỳ theo mỗi lĩnh vực hoạt động khác nhau của các doanh nghiệp mà các chỉ số đánh giá hiệu suất làm việc KPI sẽ tương ứng phù hợp với từng vị trí công việc để có thể đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên một cách chính xác. Sau đây là những chỉ số cần thiết để xây dựng KPI cho nhân viên sản xuất:
- Số lượng sản phẩm làm ra: Số đếm thường được dùng để biểu thị số lượng các sản phẩm được sản xuất ra bởi một nhân viên, hoặc kể từ khi đổi máy mới hiện đại hơn, hoặc tổng sản lượng toàn bộ ca hoặc tuần. Để thúc đẩy được tính cạnh tranh giữa các nhân viên sản xuất, bộ phận, dây chuyền..., nhiều doanh nghiệp sẽ so sánh năng suất lao động cá nhân cùng sản lượng giữa các ca làm việc.
- Mục tiêu sản xuất: Những mục tiêu về sản lượng, nhịp độ sản xuất hay chất lượng sản phẩm được đặt ra để đánh giá điểm số KPI sẽ giúp các nhân viên sản xuất hướng đến những mục tiêu cá nhân cần đạt được trong việc thực hiện các hoạt động sản xuất.
- Hiệu quả sản xuất tổng thể: Chỉ số thiết lập KPI này giúp các nhà quản lý đánh giá được tính hiệu quả của việc sử dụng nhân công cũng như máy móc. Từ đó, nhà quản lý có thể xác định được việc sử dụng tài nguyên phù hợp cho các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
- Nhịp độ sản xuất: Quy trình sản xuất hàng hóa trong một công ty sản xuất luôn có nhịp độ biến đổi. Nhịp độ sản xuất chậm sẽ dẫn đến lợi nhuận giảm, nhịp độ nhanh hơn lại gây sức ép cho các cấp quản lý về việc phải kiểm soát được chất lượng sản phẩm. Vì vậy, việc giữ được nhịp độ sản xuất ổn định và cân bằng để đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh là điều quan trọng đối với các công ty sản xuất.
- Tỷ lệ hàng lỗi: Trong sản xuất, việc tạo ra sản phẩm lỗi đôi khi sẽ xảy ra. Tuy nhiên, việc giảm thiểu các sản phẩm lỗi là yếu tố giúp công ty đạt được mục tiêu về lợi nhuận. Để làm được điều này, nhà quản lý cần theo dõi khắt khe quá trình sản xuất cũng như xem xét tỷ lệ hàng lỗi trong giới hạn có thể chấp nhận được hay không.
- Takt-time: Lượng thời gian hay thời gian chu kỳ để hoàn thành một nhiệm vụ, có thể là thời gian cần để sản xuất 1 sản phẩm. Chỉ số KPI dành cho nhân viên sản xuất này sẽ giúp nhà sản xuất nhanh chóng xác định vị trí còn hạn chế và tắc nghẽn trong một quá trình hoạt động.
- Thời gian chết: Chính là thời gian máy móc ngừng hoạt động, là một trong các chỉ số KPI quan trọng nhất cần theo dõi. Máy móc không hoạt động thì hoạt động sản xuất bị đình trệ nên sẽ không mang đến lợi nhuận. Vì vậy giảm thiểu thời gian chết cũng là một cách để tăng lợi nhuận cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Mẫu KPI nhân viên sản xuất
Mẫu KPI Trưởng ca sản xuất
KPI | Mô tả | Đo lường |
Tỷ lê sản phẩm nhập kho đáp ứng được yêu cầu chất lượng của công ty | Số ca có chỉ tiêu thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch | Vụ |
Đảm bảo vận hành máy móc thiết bị trong ca | Số sự cố trong ca sản xuất phụ trách (không có dự báo và báo cáo trước đó). | Vụ |
Đảm bảo các chỉ số về môi trường | Số ca phát hiện vượt chỉ số môi trường cho phép | Vụ |
An toàn lao động trong ca sản xuất | Số vi phạm an toàn lao động và tai nạn lao động trong ca phụ trách. | Vụ |
Đảm bảo nhân lực cho ca sản xuất | Số ca thiếu nhân lực không có phương án bổ sung trước đó. | Vụ |
Tỷ lệ nội dung báo cáo tổng kết được lập theo đúng yêu cầu | Tổng nội dung trong báo cáo được đánh giá là "tốt" và "đúng hạn"/tổng nội dung theo yêu cầu 100% | Vụ |
Mẫu KPI Công nhân sản xuất
KPI | Mô tả | Đo lường |
Tỷ lệ sản phẩm hư phải sửa lại theo yêu cầu | Số sản phẩm hư trên tổng số sản phẩm nhân viên sản xuất làm ra. Phản ánh tay nghề hay mức độ cẩn thận của từng nhân viên sản xuất. | % |
Tỷ lệ hàng hư | Tỷ lệ hàng hư của cá nhân có thể tính theo công đoạn hay sản phẩm. | % |
Định mức sử dụng nguyên vật liệu | Số lượng nguyên vật liệu được sử dụng cho 1 sản phẩm. Lập định mức giúp nhà quản lý định giá được sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu. | % |
Tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu cho phép | Tỷ lệ % hao hụt cho phép của nguyên vật liệu trong một đơn hàng tuỳ theo loại đơn hàng. Tỷ lệ này thường ở mức 3-5%. | % |
Tỷ lệ hư hỏng nguyên vật liệu | Tổng số nguyên vật liệu bị hư hỏng do lỗi của nhân viên sản xuất, đo bằng số lượng và giá trị bằng tiền. Giúp xem xét, đánh giá cách thao tác, vận hành của công nhân sản xuất. | Số lượng và Tiền |
FAQs: Những câu hỏi thường gặp về KPI nhân viên sản xuất
KPI trong sản xuất là gì?
KPI trong sản xuất chính là những chỉ số để đánh giá và đo lường các quy trình mà các tổ chức, doanh nghiệp thường sử dụng. Các chỉ số hiệu suất chính là các yếu tố được các tổ chức, doanh nghiệp theo dõi để phân tích, đánh giá quy trình sản xuất của họ. Các tiêu chí này được sử dụng để đo lường thành công liên quan đến một loạt các mục tiêu sản xuất được xác định trước.
Mục đích cần đạt được khi thiết lập KPI nhân viên sản xuất và bộ phận sản xuất là gì?
Đối với mỗi doanh nghiệp, việc xác định, xây dựng, đo lường các chỉ số KPI hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Một số chỉ tiêu KPI mà các doanh nghiệp thường áp dụng như doanh số, số lượng khách hàng mới, tỷ lệ phế phẩm, tỷ lệ khách hàng trung thành,… được thiết lập cho bộ phận sản xuất và nhân viên sản xuất nhằm mục đích để đo lường, đánh giá một phần kết quả công việc của bộ phận, nhân viên. Từ đó phát hiện ra những lỗi trong quy trình sản xuất cần khắc phục để nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Đối với nhà máy sản xuất, những chỉ số KPI nào thường được áp dụng để đánh giá hiệu suất công việc quản lý của Giám đốc nhà máy?
Một số chỉ số đánh giá KPI được cho là hiệu quả và thường được áp dụng để đánh giá hiệu suất làm việc của Giám đốc nhà máy là:
- Sản lượng sản phẩm đầu ra
- Tổng thu hồi sản phẩm
- Hiệu suất an toàn sản xuất
- Chỉ tiêu kỹ thuật môi trường cơ bản
- Chỉ tiêu thực hiện các quy định quản lý tài chính
- Thực hiện cơ chế báo cáo theo quy định
- An toàn lao động trong nhà máy
- Hoàn thành các kế hoạch, dự án phát sinh
- Tiết kiệm chi phí sản xuất
Sau khi đã có kết quả đánh giá KPI, làm thế nào để cải thiện hiệu suất của nhân viên sản xuất?
Sau đây là 4 ý tưởng để giúp bạn quản lý và cải thiện hiệu suất của nhân viên sản xuất trong tổ chức của bạn.
1. Truyền đạt kỳ vọng rõ ràng: Đảm bảo nhân viên hiểu rõ về sự phân công công việc. Nếu nhân viên có thể giải thích các mục tiêu bằng lời nói của họ, đó là một cơ hội tốt để họ biết phải làm gì và làm thế nào để hoàn thành nó.
2. Hãy chắc chắn rằng chỉ số đánh giá KPI là phù hợp: Đánh giá thường xuyên và kịp thời đảm bảo nhân viên sản xuất luôn biết yêu cầu và trách nhiệm công việc của họ. Thực hiện đánh giá KPI thường xuyên cũng giúp giữ được các mục tiêu kế hoạch đề ra.
3. Cải thiện tinh thần nhân viên: Nhân viên thực hiện công việc tốt hơn khi họ hài lòng với lợi ích từ công việc của họ. Xem lại những thứ như: môi trường làm việc, lợi ích, mức lương thưởng, sự hiểu biết của nhân viên về sứ mệnh và tầm nhìn công ty.
4. Đảm bảo sử dụng đúng công nghệ sản xuất: Thực hiện các nền tảng công nghệ thúc đẩy hiệu suất sản xuất của nhân viên hiệu quả. Công nghệ rất quan trọng trong các hoạt động sản xuất hiện nay. Thành công của doanh nghiệp là khi áp dụng đúng các quy trình công nghệ sản xuất phù hợp.
Bài viết thuộc series KPI là gì? Cách xây dựng KPI hiệu quả với KPI mẫu của 100+ phòng ban, vị trí công việc
XEM THÊM MẪU KPI CỦA CÁC PHÒNG BAN KHÁC
#MauKPINhanVienSanXuat #ViecLamSanXuat #CamNangTuyenDung #ViecLamVui