Logo

Nhóm ngành dịch vụ gồm những ngành nào? Top 5 ngành dịch vụ lương cao, dễ xin việc

Lượt xem: 12811
Ngày đăng: 18/03/2024

Với sự phát triển vượt bật của nền kinh tế, những năm vừa qua nhóm ngành dịch vụ ở nước ta tăng trưởng mạnh và có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, các ngành dịch vụ còn là cầu nối, là động lực thúc đẩy cho các ngành khác phát triển cũng như tận dụng kết quả từ các ngành khác làm nền tảng phát triển bền vững cho ngành nghề.

Có thể nói, nhóm ngành dịch vụ của nước ta khá đa dạng. Cũng từ sự đa dạng này mà nhóm ngành này đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, bao gồm cả việc làm cho lao động tri thức và việc làm cho lao động phổ thông. Trong đó, dịch vụ ăn uống, du lịch, nhà hàng, khách sạn, kinh doanh, bán hàng… luôn nằm trong top những ngành nghề cần nhiều nhân lực. 

Chính vì vậy, ngày càng nhiều cơ hội việc làm rộng mở cho khối ngành dịch vụ và các bạn trẻ hiện nay cũng quan tâm lựa chọn học khối ngành dịch vụ nhiều hơn để đón đầu xu thế việc làm và phát triển nghề nghiệp bản thân. Các ngành dịch vụ hiện nay đã được mở rộng ở hầu hết các khối A, C, D với những tổ hợp môn xét tuyển đa dạng nên các bạn trẻ sẽ có nhiều hơn các chọn lựa để theo đuổi ngành nghề dịch vụ mà mình yêu thích.

➤➤➤ Có thể bạn quan tâm:

Các ngành dịch vụ - ViecLamVui

Top 5 ngành dịch vụ hot nhất hiện nay

Việc làm trong ngành dịch vụ khá đa dạng và được phân loại theo trình độ khác nhau. Trong đó, một số ngành nghề dịch vụ có thể yêu cầu tính chuyên môn cao nhưng một số ngành khác lại không đòi hỏi cao về bằng cấp và mang tính năng động, dễ tìm việc. Do đó, theo thống kê của ViecLamVui, nhu cầu tuyển dụng lĩnh vực dịch vụ hiện nay trên các kênh thông tin hiện chiếm khoảng 63% cơ hội việc làm và có mặt hầu hết trong nhiều lĩnh vực. 

Vì vậy, thật không khó để các bạn trẻ lựa chọn theo đuổi và phát triển nghề nghiệp với nhóm ngành nghề này có thể tìm được cho mình một việc làm phù hợp chuyên môn. Sau đây, ViecLamVui tổng hợp TOP 5 ngành nghề có thu nhập ổn định và cơ hội việc làm tốt nhất thuộc nhóm ngành dịch vụ mà bạn nên tham khảo

Ngành Quản trị khách sạn

Để đáp ứng kịp tốc độ phát triển và phục vụ nhu cầu của ngành du lịch cho đa dạng du khách trong nước cũng như du khách quốc tế, các khu Resort, khách sạn đã phát triển nhanh về số lượng và họ cũng quan tâm đầu tư hơn về chất lượng dịch vụ để kinh doanh hiệu quả trên thị trường nhiều tiềm năng nhưng đầy tính cạnh tranh này. Vì vậy, nguồn nhân lực chất lượng cao, có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực quản trị khách sạn được săn đón nhiều hơn và đã mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn thu hút các bạn trẻ.

➤➤➤ Xem thêm: Tổng quan ngành Quản trị khách sạn

Ngành Quản trị khách sạn học gì?

Sinh viên theo học ngành Quản trị khách sạn sẽ được đào tạo những kiến thức như:

  • Quản trị học
  • Cơ sở văn hóa Việt Nam
  • Tổng quan du lịch
  • Quản trị chất lượng dịch vụ
  • Kỹ năng tổ chức hội nghị và sự kiện
  • Quy trình phục vụ trong nhà hàng - khách sạn
  • Quản trị lễ tân
  • Quản trị buồng phòng
  • Quản lý nhân sự
  • Quản lý hệ thống phòng
  • Quản trị thực phẩm và đồ uống
  • Giao tiếp với khách hàng
  • Lập báo cáo tài chính, các bản thu - chi
  • Tiếp nhận và giải quyết rủi ro trong khách sạn
  • Điều hành, quản lý hoạt động khách sạn
  • Xây dựng được chiến lược marketing trong kinh doanh khách sạn, kinh doanh resort
  • Quản trị nhân sự trong kinh doanh khách sạn, resort
  • ....

Những chuyên ngành của ngành Quản trị khách sạn?

Ngành Quản trị khách sạn sẽ được phân thành các chuyên ngành tuỳ theo hình thức đào tạo khác nhau của các trường Đại học, Cao đẳng hiện nay và thường gồm các chuyên ngành chính như:

  • Chuyên ngành khách sạn
  • Chuyên ngành resort
  • Chuyên ngành nhà hàng
  • Chuyên ngành bếp
  • Chuyên ngành pha chế
  • ....

Ngành Quản trị khách sạn làm gì sau khi ra trường?

Tốt nghiệp ngành Quản trị khách sạn, với kiến thức nghề nghiệp được đào tạo, các bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc sau khi ra trường như:

  • Chuyên viên kinh doanh, phát triển các dịch vụ khách sạn
  • Chuyên viên thực hiện các chương trình phát triển du lịch, hướng dẫn viên du lịch
  • Chuyên viên các bộ phận lễ tân, tiền sảnh, phòng, ẩm thực, bếp, hội nghị yến tiệc, nhân sự, tài chính kế toán, kinh doanh tiếp thị, hành chính, nhân lực, marketing…
  • Tổ trưởng bộ phận, quản lý bộ phận lập kế hoạch, điều phối nhân sự tại các bộ phận như lễ tân, phục vụ, bếp, buồng, hành chính
  • Giám đốc điều hành khách sạn, du lịch
  • Giảng dạy về Quản trị khách sạn, du lịch,…

Sinh viên ngành Quản trị khách sạn mới ra trường lương bao nhiêu?

Mức lương của sinh viên theo học ngành Quản trị khách sạn mới ra trường dao động trong khoảng 5.500.000 đồng - 6.500.000 đồng/tháng. Tuy nhiên, nếu bạn có kiến thức chuyên môn tốt và kinh nghiệm làm việc, bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc quản lý với mức lương khởi điểm cao hơn và vào khoảng 12.000.000 đồng - 15.000.000 đồng/tháng.

Học ngành Quản trị khách sạn làm việc ở đâu?

Để làm các công việc phù hợp chuyên môn ngành Quản trị khách sạn đã được học, các bạn có thể tìm việc làm nhà hàng khách sạn tại:

  • Các khách sạn, các resort, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch
  • Các doanh nghiệp, công ty du lịch, lữ hành trên cả nước
  • Các công ty tổ chức sự kiện, truyền thông về du lịch
  • Các khu vui chơi, giải trí
  • Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề có đào tạo Quản trị khách sạn,…
  • Bộ phận du lịch các sở, ban, ngành

Ngành Quản trị khách sạn có dễ xin việc không?

Để đáp ứng kịp tốc độ phát triển, ngành Quản trị khách sạn đang có nhu cầu nhân lực khá lớn có trình độ và được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên môn. Đặc biệt tại những khách sạn 4 - 5 sao, các vị trí quản lý cấp trung, cao, cùng đội ngũ nhân viên có kỹ năng nghiệp vụ và khả năng ngoại ngữ hiện đang vẫn còn thiếu hụt nhiều. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng xin việc khi theo học ngành này nếu bạn thật sự nắm vững về kiến thức chuyên môn, có kỹ năng mềm phù hợp cũng như có kỹ năng nghiệp vụ và khả năng ngoại ngữ đáp ứng tốt cho các vị trí công việc.

Ngành Du lịch

Du lịch hiện nay được xem là ngành công nghiệp không khói có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của nền kinh tế nước ta. Ngành du lịch có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất là ở các thành phố lớn. Vì vậy, ngành này đang khát nhu cầu nhân sự có chuyên môn phù hợp hơn bao giờ hết, tạo ra những cơ hội việc làm cùng cơ hội phát triển nghề nghiệp dành cho các bạn trẻ yêu thích và theo học ngành Du lịch.

➤➤➤ Xem thêm: Tổng quan ngành Du lịch

Ngành Du lịch học gì?

Theo học ngành Du lịch, Các bạn sẽ được tiếp cận những môn học chuyên sâu thú vị, hữu ích cho công việc sau này như: 

  • Quan hệ quốc tế 
  • Địa lý du lịch Việt Nam và thế giới
  • Giao tiếp kinh doanh
  • Marketing du lịch
  • Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, lễ tân, xuất nhập cảnh du lịch
  • Quản trị kinh doanh Lữ hành, Khách sạn
  • Quản trị doanh nghiệp du lịch
  • Quản trị chiến lược trong du lịch
  • Tổ chức sự kiện du lịch
  • ....

Những chuyên ngành của ngành Du lịch?

Tuỳ theo mục tiêu và hình thức đào tạo, các trường đại học, cao đẳng sẽ có chương trình đào tạo ngành du lịch với những chuyên ngành học khác nhau và thường phân thành những chuyên ngành đào tạo chính sau:

  • Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
  • Hướng dẫn du lịch
  • Hướng dẫn du lịch quốc tế
  • Văn hoá du lịch
  • Quản trị Nhà hàng - Khách sạn
  • ...

Ngành Du lịch làm gì sau khi ra trường?

Với kiến thức về ngành du lịch được đào tạo, các bạn sinh viên sau khi ra trường có thể làm các vị trí công việc như:

  • Nhân viên phụ trách các bộ phận lưu trú, tiếp thị, chăm sóc khách hàng
  • Chuyên viên quản trị, điều hành, thiết kế tour du lịch
  • Nhân viên marketing du lịch
  • Nhân viên kinh doanh tour du lịch
  • Hướng dẫn viên du lịch quốc tế, nội địa
  • Hướng dẫn viên trên du thuyền
  • Thuyết minh viên tại các khu du lịch, điểm du lịch
  • Chuyên viên thiết kế và phát triển sản phẩm lữ hành, tiếp thị và bán sản phẩm lữ hành
  • Nhân viên phục vụ bàn, bar, buồng, bếp
  • Kế toán lữ hành
  • Quản lý du lịch
  • Quản lý phục vụ ở khu vực phục vụ bàn trong nhà hàng và phục vụ buồng trong khách sạn, resort
  • Giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đào tạo về du lịch.
  • ...

Sinh viên ngành du lịch mới ra trường lương bao nhiêu?

Mức lương khởi điểm của sinh viên ngành du lịch mới ra trường thường ở mức: 5.500.000 - 6.500.000 VNĐ/tháng và thường bao gồm thêm những khoản phụ cấp, thưởng khác tuỳ theo tính chất và vị trí công việc.

Học ngành Du lịch làm việc ở đâu?

Theo học ngành Du lịch, các bạn có thể tìm các việc làm du lịch phù hợp chuyên môn các đơn vị:

  • Các doanh nghiệp du lịch lữ hành như: Vietravel, Saigon Tourist, Du lịch Việt, Fidi Tour... 
  • Các nhà hàng, khách sạn, resort, khu du lịch...
  • Các Sở, Ban, Ngành về Du lịch
  • Các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu,…

Ngành Du lịch có dễ xin việc không?

Sự phát triển mạnh mẽ và vượt bật của ngành Du lịch đã làm gia tăng nhu cầu tuyển dụng ngành nghề này. Tuy nhu cầu lao động tăng nhưng tỉ lệ thất nghiệp trong ngành cũng tăng theo vì nhiều ứng viên thực sự chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Vì vậy, cũng như bao ngành nghề khác, để dễ xin việc trong ngành Du lịch, các bạn cần nắm vững kiến thức chuyên ngành du lịch cùng với việc học tập và trau dồi thêm những kỹ năng và kinh nghiệm làm việc phù hợp.

Ngành Truyền thông

Cùng với sự thay đổi nhu cầu thông tin của công chúng và sự phát triển của công nghệ kỹ thuật truyền thông ngày nay, nhu cầu nhân sự phụ trách bộ phận truyền thông về đối nội cũng như đối ngoại trong các cơ quan, doanh nghiệp từ nhà nước đến tư nhân đều hết sức cần thiết. Xuất phát từ nhu cầu đó, những cơ hội việc làm rộng mở đã giúp ngành Truyền thông có sức hấp dẫn và thu hút hơn với đông đảo các bạn trẻ đăng ký tuyển sinh những năm gần đây.

➤➤➤ Xem thêm: Tổng quan về ngành Truyền thông

Ngành Truyền thông học gì?

Tùy thuộc vào chương trình đào tạo của từng trường và từng chuyên ngành cụ thể, ngành Truyền thông sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức chuyên môn bao gồm:

  • Kiến thức về truyền thông báo chí
  • Kiến thức về sử dụng các phương tiện truyền thông
  • Truyền thông kỹ thuật số
  • Truyền thông đa phương tiện
  • Sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt các xu hướng mới từ thời trang, giải trí, công nghệ... cho đến lĩnh vực chính trị trong nước và thế giới, các chủ đề xã hội đang thu hút sự quan tâm của dư luận...
  • Cách phát triển và thiết kế đồ họa, nghiên cứu về mạng xã hội, rạp chiếu phim, nhiếp ảnh,... với sự sáng tạo để dễ dàng bắt nhịp kịp xu hướng truyền thông của thời đại
  • ....

Những chuyên ngành của ngành Truyền thông?

Ngành truyền thông là một ngành học khá rộng với các nhóm ngành đào tạo khác nhau tuỳ theo chương trình đào tạo của các trường đại học, học viện. Một số nhóm ngành học của ngành truyền thông như là:

  • Truyền thông báo chí
  • Truyền thông thực hành
  • Truyền thông Media
  • Nghiên cứu truyền thông

Các môn chuyên ngành truyền thông điển hình thường được giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng:

  • Quan hệ công chúng
  • Truyền thông doanh nghiệp
  • Truyền thông trực tuyến
  • Xử lý khủng hoảng
  • Quan hệ công chúng và quảng cáo
  • Quản trị dự án PR
  • Quản trị sự kiện
  • Quan hệ công chúng và thương hiệu
  • Tiếp thị sự kiện

Ngành Truyền thông làm gì sau khi ra trường?

Các vị trí công việc mà sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông có thể đảm nhiệm là:

  • Chuyên viên truyền thông nội bộ
  • Chuyên viên phụ trách quan hệ công chúng
  • Chuyên viên phụ trách ngoại giao tạo quan hệ với khách hàng
  • Chuyên viên PR Media
  • Chuyên viên Digital Marketing
  • Chuyên viên tổ chức sự kiện, tổ chức chương trình, hoạt động quảng bá
  • Chuyên viên content marketing
  • Giảng dạy, nghiên cứu, đào tạo kiến thức về lĩnh vực truyền thông
  • ...

Sinh viên ngành Truyền thông mới ra trường lương bao nhiêu?

Sinh viên ngành Truyền thông mới ra trường chưa có hoặc có ít kinh nghiệm có thể được nhận mức lương khởi điểm dao động trong khoảng 6.000.000 - 7.000.000 VNĐ/tháng. Trong thời gian học tập, nếu bạn đã có kinh nghiệm qua quá trình làm những công việc phù hợp chuyên môn trong lĩnh vực, bạn có thể thoả thuận mức lương khởi điểm cao hơn ở mức 8.000.000 - 10.000.000 VNĐ/tháng tuỳ theo năng lực.

Học ngành Truyền thông làm việc ở đâu?

Những đơn vị mà sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông có thể tìm việc làm truyền thông, truyền hình, báo chí là:

  • Toà soạn, đài truyền hình, đài phát thanh
  • Công ty quảng cáo, công ty truyền thông
  • Công ty chuyên tổ chức sự kiện
  • Công ty nghiên cứu thị trường
  • Các hãng sản xuất phim
  • Phòng PR và quảng cáo của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuộc mọi ngành nghề
  • Các cơ quan thông tấn, các Sở, ban ngành thông tin truyền thông
  • Các trường đại học, cao đẳng có đào tạo lĩnh vực truyền thông 
  • ....

Ngành Truyền thông có dễ xin việc không?

Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành truyền thông đang không ngừng tăng lên vì những lý do sau:

  • Sự phát triển nhanh và vượt bậc của công nghệ giúp cho truyền thông điện tử phát triển một cách chóng mặt bên cạnh truyền thông theo cách truyền thống.
  • Truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động của mọi doanh nghiệp, vì vậy nhân sự có chuyên môn ngành Truyền thông luôn có nhu cầu tuyển dụng.
  • Đa dạng các cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực: báo chí, quảng cáo, sự kiện, marketing, sản xuất phim, sản xuất ấn phẩm truyền thông, truyền thông nội bộ...

Ngành Tổ chức sự kiện

Để đáp ứng nhu cầu của xã hội, lĩnh vực truyền thông và tổ chức sự kiện đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc quảng bá và nâng tầm thương hiệu. Hiện nay, nhu cầu về tổ chức sự kiện là một thị trường vô cùng rộng lớn và rất có tiềm năng. Chính vì vậy, ngành Tổ chức sự kiện đang có một sức hút mạnh mẽ đối với các bạn trẻ năng động, tự tin trong việc tìm kiếm và định hướng phát triển nghề nghiệp của bản thân.

➤➤➤ Xem thêm: Tổng quan ngành Tổ chức sự kiện

Ngành Tổ chức sự kiện học gì?

Khi học ngành Tổ chức sự kiện, bạn sẽ được học các kiến thức:

  • Kiến thức cơ sở ngành, kiến thức nền tảng về tổ chức sự kiện
  • Kiến thức về truyền thông, sáng tạo, marketing
  • Kiến thức về hoạch định chiến lược PR, quản trị truyền thông, sáng tạo quảng cáo, tổ chức 
  • Kiến thức quản trị sự kiện, truyền thông marketing tích hợp, truyền thông đa phương tiện
  • .....

Những chuyên ngành của ngành Tổ chức sự kiện?

Trong chương trình đào tạo của các trường đại học, cao đẳng... tổ chức sự kiện không phải là một ngành đào tạo riêng mà chính là một chuyên ngành hoặc bộ môn chuyên ngành của ngành quan hệ công chúng, PR, truyền thông, báo chí... Vì vậy, nếu có sự đam mê và yêu thích lĩnh vực này, bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn chuyên ngành Tổ chức sự kiện tại các trường có đào tạo lĩnh vực ngành nghề này nhé.

Ngành Tổ chức sự kiện làm gì sau khi ra trường?

Được học tập và đào tạo kiến thức chuyên môn về Tổ chức sự kiện, sinh viên sau khi ra trường có thể làm các vị trí công việc như:

  • Chuyên viên tổ chức sự kiện
  • Chuyên viên tổ chức tiệc, hội nghị, hội thảo...
  • Chuyên viên quản lý không gian sự kiện hoặc địa điểm
  • Nhân viên điều hành sự kiện
  • Điều phối viên sự kiện
  • Nhân viên hỗ trợ sự kiện
  • Nhân viên kinh doanh sự kiện
  • Đạo diễn sự kiện
  • Thiết kế đồ hoạ 2D, 3D
  • Nhân viên phụ trách âm thanh, ánh sáng
  • Content/Copywriter
  • ...

Sinh viên ngành Tổ chức sự kiện mới ra trường lương bao nhiêu?

Lương của sinh viên ngành Tổ chức sự kiện mới ra trường thường khởi điểm ở mức trung bình khoảng 6.000.000 đồng - 7.000.000 đồng/tháng. Mức lương này cũng tương đương với mức lương khởi điểm của hầu hết các ngành dịch vụ khác hiện nay.

Học ngành Tổ chức sự kiện làm việc ở đâu?

Tốt nghiệp ngành Tổ chức sự kiện, các bạn có thể tìm kiếm những cơ hội việc làm phù hợp tại các đơn vị có nhu cầu tuyển nhân viên tổ chức sự kiện như các công ty chuyên tổ chức sự kiện, các công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, hoặc tại các phòng ban/bộ phận phụ trách truyền thông-marketing của các doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực....

Ngành Tổ chức sự kiện có dễ xin việc không?

Những lý do giúp ngành Tổ chức sự kiện dễ xin việc:

  • Sự quan tâm của công chúng dành cho các sự kiện ngày càng nhiều và là cơ hội để quảng bá thương hiệu, nên nhu cầu đối với nhân viên tổ chức sự kiện, người điều phối, lập kế hoạch sự kiện,... cũng vì thế mà tăng lên.
  • Nhu cầu tìm kiếm nhân sự có trình độ, thành thạo kỹ năng để có thể cạnh tranh tốt hơn trên thị trường từ các công ty tổ chức sự kiện, công ty truyền thông hay các khách sạn, nhà hàng,...
  • Nhu cầu với nhân viên tổ chức sự kiện chuyên nghiệp tăng lên trong vài năm gần đây, tập trung vào lĩnh vực tổ chức tiệc, hội nghị.
  • Nhiều cơ hội phát triển nhờ khả năng chuyển từ một tổ chức nhỏ sang một tổ chức lớn hơn hoặc chuyển đổi giữa việc làm bán thời gian sang toàn thời gian.

Ngành Luật

Bất kỳ lĩnh vực nào trong đời sống kinh tế xã hội hiện nay cũng có sự can thiệp nhất định về pháp luật. Chính vì lí do đó, ngành Luật là ngành học có tiềm năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai nên hiện nay đang thu hút đông đảo các bạn trẻ theo học. Ngành Luật là ngành dịch vụ đòi hỏi nhân sự phải có kiến thức chuyên môn ngành nghề phù hợp và vững vàng.

➤➤➤ Xem thêm: Tổng quan về ngành Luật

Ngành Luật học gì?

Theo học ngành Luật các bạn sẽ được đào tạo những kiến thức ngành nghề bao gồm:

  • Kiến thức luật bao quát ở hầu hết các lĩnh vực
  • Kiến thức chuyên sâu về pháp luật, thực tiễn pháp lý

Các môn học chuyên sâu liên quan mật thiết đến lĩnh vực pháp lý được giảng dạy:

  • Tâm lý học
  • Luật hình sự
  • Luật dân sự
  • Luật kinh tế
  • Luật hành chính
  • Luật đất đai
  • Luật tài chính
  • Luật hôn nhân và gia đình
  • Luật lao động
  • Luật tố tụng dân sự
  • Luật tố tụng hình sự
  • Tư pháp quốc tế
  • Luật thương mại quốc tế,…

Các kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp được củng cố và đào tạo:

  • Kỹ năng nghiên cứu, phân tích pháp luật
  • Kỹ năng phân tích rủi ro pháp lý
  • Kỹ năng đàm phán
  • Kỹ năng soạn thảo hợp đồng
  • Kỹ năng soạn thảo văn bản pháp lý,... 

Những chuyên ngành của ngành Luật?

Các chuyên ngành cụ thể của ngành Luật được đào tạo tại các trường Đại học gồm:

  • Luật hình sự
  • Luật dân sự
  • Luật hành chính
  • Luật thương mại
  • Luật quốc tế
  • Ngành Quản trị - Luật

Ngành Luật làm gì sau khi ra trường?

Tốt nghiệp ngành Luật, với kiến thức chuyên ngành được đào tạo, bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc tuỳ theo năng lực, kinh nghiệm làm việc và bằng cấp như:

  • Công chứng viên
  • Chuyên viên pháp lý
  • Thẩm tra viên
  • Chấp hành viên
  • Tư vấn pháp lý, chuyên viên pháp chế doanh nghiệp
  • Thư ký toà án
  • Luật sư
  • Kiểm sát viên/Công tố viên
  • Thẩm phán
  • Giảng viên ngành Luật

Sinh viên ngành Luật mới ra trường lương bao nhiêu?

Sinh viên ngành Luật mới ra trường sẽ bắt đầu với những vị trí công việc cơ bản trong nghề nghiệp và có mức lương khởi điểm trung bình khoảng 7.000.000 - 9.000.000 VNĐ/tháng. Sau thời gian làm việc có thêm kinh nghiệm và nâng cao bằng cấp chuyên môn, mức lương ngành Luật sẽ cao hơn cùng với các khoản phụ cấp tuỳ theo vị trí công việc, chức vụ và dao động trong khoảng 10.000.000 - 30.000.000 VNĐ/tháng và có thể còn cao hơn rất nhiều.

Học ngành Luật làm việc ở đâu?

Tốt nghiệp ngành Luật, các bạn có thể tìm kiếm các việc làm ngành Luật phù hợp tại:

  • Viện kiểm sát, tòa án, cơ quan thi hành án
  • Bộ phận pháp chế các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong mọi lĩnh vực
  • Văn phòng luật sư, công ty luật, các tổ chức dịch vụ pháp luật, trung tâm trọng tài thương mại
  • Các cơ quan hành chính của Nhà nước
  • Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp có đào tạo ngành Luật

Ngành Luật có dễ xin việc không?

Những lý do đánh giá ngành Luật dễ xin việc:

  • Luật pháp được áp dụng và không thể thiếu trong mọi lĩnh vực kinh tế - văn hoá - xã hội.
  • Hầu hết các công ty, doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn lớn đều cần có những nhân sự có chuyên môn pháp lý vững để phục vụ và đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh, mọi quyền lợi tuân theo đúng pháp luật.
  • Đa dạng các cơ hội việc làm phù hợp chuyên môn để sinh viên tốt nghiệp ngành Luật có thể làm việc và công tác từ các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực pháp lý cho đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực.

Tất cả các ngành dịch vụ

Sau đây là danh sách ngành Dịch vụ để các bạn tiện tham khảo:

CÁC NGÀNH DỊCH VỤ
NHÓM NGÀNH DỊCH VỤ YÊU CẦU BẰNG CẤP CHUYÊN MÔN
Y - Dược Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Luật Quản trị Nhà hàng và dịch vụ ăn uống
Kế toán - Kiểm toán Quan hệ công chúng
Biên - phiên dịch Truyền thông đa phương tiện
Bảo hiểm Truyền thông đại chúng
Du lịch Truyền thông quốc tế
Quản trị khách sạn Thương mại điện tử
NHÓM NGÀNH DỊCH VỤ KHÔNG YÊU CẦU BẰNG CẤP CHUYÊN MÔN
Phụ vụ nhà hàng - khách sạn Tài xế
Bảo vệ Giúp việc nhà
Các ngành dịch vụ HOT nhất hiện nay ✔️ Cùng ViecLamVui tìm hiểu ngành dịch vụ học gì? Gồm những chuyên ngành nào? Ra trường làm gì? Làm việc ở đâu? Lương bao nhiêu? Có dễ xin việc không?

#NhomNganhDichVuGomNhungNganhNao #ViecLamVui

Bạn có thể đăng tin tuyển dụng miễn phí, tìm việc làm miễn phí các vị trí công việcViệc làm Giáo dục, Đào tạo. Bài viết thuộc danh mụcBlog Việc làm Giáo dục, Đào tạo trên ViecLamVui