Các ngành xét tuyển khối C tại các trường đại học cập nhật mới nhất ✦ Những ngành học của khối C được đánh giá cực kỳ triển vọng, dễ kiếm việc làm ✦ Các tổ hợp môn khối C mới nhất
Các ngành xét tuyển khối C cập nhật mới nhất
Những ngành xét tuyển khối C tại các trường Đại học, Cao đẳng được cập nhật mới nhất bao gồm:
Nhóm ngành lĩnh vực giáo dục, giảng dạy
- Ngữ văn
- Lịch sử
- Địa lý
- Giáo dục chính trị
- Giáo dục đặc biệt
- Giáo dục công dân
- Quản lý giáo dục
- Giáo dục học
- Tâm lý học giáo dục
Nhóm ngành quản lý, quản trị
- Quản lý nhà nước
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
- Quản trị khách sạn
- Quản lý văn hoá
- Quản trị nhân lực
- Quản trị văn phòng
- Khoa học quản lý
Nhóm ngành lĩnh vực ngôn ngữ, xã hội
- Xã hội học
- Việt Nam học
- Ngôn ngữ học
- Văn học
- Lịch sử
- Hán Nôm
- Chính trị học
- Lưu trữ học
- Triết học
- Nhân học
- Khoa học thư viện
- Tâm lý học
- Đông phương học
Các nhóm ngành khác
- Quan hệ công chúng
- Văn hóa – Du lịch
- Truyền thông đa phương tiện
- Báo chí
- Luật
- Công tác xã hội
- Quốc tế học
- Giới và Phát triển
Với sự đa dạng về các ngành học như trên, khối C đã mở ra nhiều cơ hội việc làm hơn để giúp cho các thí sinh đưa ra được những lựa chọn phù hợp với chính mình, xác định được niềm đam mê cũng như mạnh dạn theo đuổi ngành nghề mình yêu thích.
Thực tế hiện nay cho thấy rằng, nhiều ngành nghề việc làm yêu cầu về trình độ cao đối với nhóm ngành khối C hiện đang thiếu nhân lực trầm trọng, điển hình như một số ngành: xã hội học, kinh tế học, tâm lý học, nhân văn, hành vi người dùng, nghiên cứu các lĩnh vực về kinh tế, xã hội... Vì vậy, nếu có trình độ, các bạn theo học ngành khối C khi ra trường có thể nhanh chóng tìm được việc làm, có cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp cũng như có được mức lương tăng dần theo thời gian.
Những ngành học khối C dễ kiếm việc làm
Một số ngành học sau đây được đánh giá là có triển vọng trong tương lai và dễ kiếm việc làm mà các bạn thí sinh có thể cân nhắc khi lựa chọn và theo đuổi ước mê nghề nghiệp của mình với khối C.
Ngành Luật
Các cơ hội việc làm ngành Luật khá phổ biến như là:
- Làm việc trong các cơ quan nhà nước, tại các hệ thống tòa án, viện kiểm sát, cơ quan tư pháp…
- Luật sư tư vấn, luật sư tranh tụng độc lập làm việc trong các văn phòng luật sư, công ty luật.
- Chuyên viên pháp chế cho các tập đoàn, doanh nghiệp, công ty…
- Mở văn phòng luật, công ty luật.
- Giảng viên giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp về chuyên ngành Luật.
Có thể nói, để phục vụ cho nhu cầu đời sống xã hội, không có ngành nghề nào trong xã hội hiện nay không cần đến những kiến thức về pháp luật. Chính vì vậy, ngành học này luôn có sức hút vì nhu cầu nguồn nhân lực luôn cần và cơ hội việc làm luôn rộng mở cũng như có nguồn thu nhập tốt theo năng lực.
Theo đánh giá của ViecLamVui, lao động ngành luật hiện có mức lương bình quân từ 7.000.000 đồng - trên 15 triệu đồng/tháng tuỳ theo kinh nghiệm làm việc. Đặc biệt, mức lương đãi ngộ cho các vị trí pháp lý có từ 7 - 10 năm kinh nghiệm tại các doanh nghiệp hoặc công ty luật có thể dao động từ 30 triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.
Ngành Truyền thông - Báo chí
Theo học ngành Truyền thông - Báo chí, bạn có thể đảm nhận các vị trí công việc:
- Nhà báo, phóng viên
- Nhà văn, copywriter, content marketing
- Phát thanh viên
- Biên tập viên
- Chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện
- Kỹ thuật viên phát thanh và truyền hình
- Biên tập phim và video
- Giám đốc sáng tạo
- Giám đốc truyền thông
Ngành Truyền thông - Báo chí rất rộng lớn và có tính ứng dụng thực tế cao với đa dạng cơ hội nghề nghiệp trong các lĩnh vực: báo chí, truyền thông thực hành, phương tiện truyền thông và nghiên cứu truyền thông.
Với những điểm mạnh như: kỹ năng viết, nói và trình bày tốt; có khả năng tổ chức tốt, định hướng chi tiết; quyết đoán và dễ dàng có những lời nói đi vào lòng người... ngành học này luôn mở ra những con đường nghề nghiệp với mức lương hấp dẫn, môi trường làm việc năng động và cơ hội thăng tiến, phát triển nghề nghiệp.
Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành - Quản trị khách sạn
Với ngành học này, bạn dễ dàng tìm thấy những vị trí việc làm phù hợp như:
- Hướng dẫn viên du lịch
- Chuyên viên marketing du lịch
- Chuyên viên phụ trách các bộ phận lưu trú, tiếp thị, chăm sóc khách hàng, tổ chức hội nghị - sự kiện
- Quản trị - điều hành - thiết kế tour tại các công ty du lịch trong và ngoài nước
- Nhân viên lễ tân khách sạn
- Trưởng bộ phận lễ tân khách sạn
- Trưởng bộ phận buồng phòng
- Phó giám đốc khách sạn
- Giám đốc khách sạn
- ...
Cùng với sự phát triển của cuộc sống thì các ngành dịch vụ cũng phát triển theo để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Trong số đó không thể không kể đến ngành du lịch và quản trị khách sạn.
Với lượng khách du lịch quốc tế cũng như du khách trong nước ngày càng cao cùng không ít khách sạn, nhà hàng mở ra nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nên đây chính là cơ hội rộng mở cho việc làm ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành - Quản trị khách sạn.
Ngành sư phạm
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Sư phạm, bạn có thể làm việc với những vị trí công việc tại các trường học công lập cũng như những cơ sở giáo dục dân lập trên cả nước như:
- Giáo viên mầm non
- Giáo viên tiểu học
- Giáo viên THCS
- Giáo viên THPT
- Giáo viên giảng dạy tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề
- Giảng viên đại học, cao đẳng
- Nhân viên quản lý giáo dục
Lĩnh vực giáo dục luôn là lĩnh vực trọng điểm và được sự quan tâm đầu tư đúng mức của các cấp nhà nước. Do đó, cơ hội việc làm giáo dục cho các bạn theo học ngành Sư phạm sẽ không bao giờ thiếu.
Dựa trên chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn mà bạn có thể tham gia công tác giảng dạy với môn học, cấp học phù hợp. Tuy nhiên, cũng như nhiều ngành nghề khác, năng lực chuyên môn, lòng nhiệt huyết với nghề sẽ là yếu tố giúp bạn dễ tìm được việc làm và có được mức lương tốt.
Các tổ hợp môn khối C mới nhất
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát triển khối C thành các tổ hợp môn như sau:
Khối | Tổ hợp môn |
C00 | Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý |
C01 | Ngữ văn, Toán, Vật lí |
C02 | Ngữ văn, Toán, Hóa học |
C03 | Ngữ văn, Toán, Lịch sử |
C04 | Ngữ văn, Toán, Địa lí |
C05 | Ngữ văn, Vật lí, Hóa học |
C06 | Ngữ văn, Vật lí, Sinh học |
C07 | Ngữ văn, Vật lí, Lịch sử |
C08 | Ngữ văn, Hóa học, Sinh |
C09 | Ngữ văn, Vật lí, Địa lí |
C10 | Ngữ văn, Hóa học, Lịch sử |
C12 | Ngữ văn, Sinh học, Lịch sử |
C13 | Ngữ văn, Sinh học, Địa |
C14 | Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân |
C15 | Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội |
C16 | Ngữ văn, Vật lí, Giáo dục công dân |
C17 | Ngữ văn, Hóa học, Giáo dục công dân |
C19 | Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân |
C20 | Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân |
Trong các kỳ tuyển sinh đại học nhiều năm trước đây, khối C vốn chỉ gồm 03 môn thi tuyển chính là Văn - Sử - Địa. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các bạn thí sinh yêu thích khối C có nhiều lựa chọn hơn khi đăng ký nguyện vọng, Bộ Giáo dục đã có sự đổi mới đa dạng hơn trong các tổ hợp môn thi.
Với sự mở rộng tổ hợp môn khối C như hiện nay, các bạn thí sinh sẽ có cơ sở để đánh giá năng lực của mình và có sự phấn đấu để vượt qua các tổ hợp môn thi bắt buột nhằm theo đuổi được ngành học mà mình có đam mê, yêu thích.
#KhoiCGomNhungNganhNao #CacNganhKhoiC #ViecLamVui