Mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng theo Nghị định 46/2015 chính xác nhất ✶ Dựng sẵn nội dung chi tiết chuẩn, dễ chỉnh sửa thông tin, tiện sử dụng ✶ Tải file Word miễn phí ✶ Những lưu ý khi làm biên bản nghiệm thu công trình ✅ Thuộc series mẫu biên bản nghiệm thu của ViecLamVui - trang web tuyển dụng và tìm việc làm hiệu quả, địa chỉ tin cậy của nhà tuyển dụng và người tìm việc
Biên bản nghiệm thu công trình là gì?
Biên bản nghiệm thu công trình là biên bản được lập để thẩm định; kiểm tra và đánh giá chất lượng hạng mục công trình, công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp đã thi công để tiến hành bàn giao, đưa vào sử dụng thực tế. Trong biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng sẽ nêu rõ các hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng được tiến hành nghiệm thu, địa điểm xây dựng, thành phần tham gia, đánh giá công trình nghiệm thu, kết luận việc nghiệm thu và có đầy đủ chữ ký xác nhận của các bên tham gia nghiệm thu trực tiếp.
Tải mẫu biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng file Word chuẩn
Trong lĩnh vực việc làm xây dựng, công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp hoàn thiện là sau khi hoàn thành cần tiến hành nghiệm thu theo đúng quy định của Luật xây dựng và Nghị định 46/2015 của chính phủ thì mới được hoàn công và đưa vào sử dụng. Vậy, cần chuẩn bị biên bản nghiệm thu công trình xây dựng như thế nào là đúng quy định pháp luật?
Để chuẩn bị được bản nghiệm thu công trình xây dựng hoàn chỉnh, bạn có thể tham khảo mẫu sau đây được dựng sẵn nội dung chi tiết chuẩn của ViecLamVui. Mẫu biên bản nghiệm thu công trình được soạn thảo trên file Word với format chuẩn, chuyên nghiệp, dễ chỉnh sửa nội dung nên sử dụng ngay rất tiện cho công việc. Bạn có thể tải mẫu hoàn toàn miễn phí từ thư viện 1001 Mẫu Văn Bản ViecLamVui khi cần dùng nhé.
➽➽➽ Xem thêm: Các mẫu biên bản nghiệm thu thường dùng
Những lưu ý khi làm biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng
Những nội dung không thể thiếu: Một biên bản nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng hoàn chỉnh và đúng quy định pháp luật cần có đầy đủ những nội dung bao gồm: Chi tiết tên công trình, địa điểm xây dựng, thành phần tham gia nghiệm thu; các tài liệu làm căn cứ nghiệm thu; đánh giá chất lượng công trình có đạt yêu cầu không; nêu rõ các ý kiến khi công trình chưa được nghiệm thu; chữ ký xác nhận trực tiếp của các bên.
Trình bày chi tiết rõ ràng những đánh giá về công trình xây dựng được nghiệm thu: Một công trình xây dựng hoàn thiện là công trình đảm bảo đầy đủ các yếu tố về kỹ thuật, chất lượng và an toàn khi đưa vào sử dụng thực tế. Vì vậy, phải trình bày rõ ràng những đánh giá về công trình được nghiệm thu và kết luận có chấp nhận đưa công trình vào sử dụng hay không. Nếu không được nghiệm thu, cần nêu rõ các yêu cầu sửa chữa và hoàn thiện để nhà thầu thi công nắm được và khắc phục.
Kiểm tra nhật ký thi công trước khi ký xác nhận biên bản nghiệm thu: Ngoài việc làm đúng giấy phép xây dựng, trong lúc thực hiện, thường có nhật ký thi công để theo dõi tiến độ và chất lượng công trình. Từ khi làm nền móng, xây phần thô, phần hoàn thiện cho đến theo dõi hệ thống cấp thoát nước và chạy đường điện đều phải được thể hiện trong nhật ký. Vì vậy, đây là cơ sở để bên chủ đầu tư có thể đánh giá chính xác chất lượng công trình để xác nhận vào biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình xây dựng.
Chữ ký xác nhận và số bản của biên bản được lập: Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng là văn bản có giá trị pháp lý để xử lý các tranh chấp xảy ra nếu có. Vì vậy, biên bản này cần được lập ra với những thông tin chính xác và người tham gia nghiệm thu khi ký xác nhận sẽ chịu trách nhiệm về phần công việc của mình. Biên bản này chỉ có giá trị khi là bản chính có chữ ký sống của các bên. Do đó tuỳ theo số bên tham gia mà số bản của biên bản nghiệm thu công trình được lập tương ứng và mỗi bên sẽ ký xác nhận vào từng bản của biên bản nghiệm thu.
#Bien_Ban_Nghiem_Thu_Cong_Trinh #Bien_Ban_Nghiem_Thu_Dua_Vao_Su_Dung #Bien_Ban_Nghiem_Thu_Hoan_Thanh_Cong_Trinh #1001MauVanBanViecLamVui