Mẫu CV xin việc kế toán thuế chuyên nghiệp, được đánh giá cao ◊ Hoàn toàn miễn phí ◊ Tải và chỉnh sửa File Words thuận tiện ◊ Thuộc series 1001 Mẫu CV ViecLamVui ấn tượng với nhà tuyển dụng
➽➽➽ Có thể bạn cần đến: Tổng hợp mẫu CV xin việc kế toán chuyên nghiệp, đẹp file Word
Download mẫu CV xin việc kế toán thuế file Word
Download Mẫu CV kế toán thuế định dạng File Word tại đây
Điểm mấu chốt của một CV xin việc kế toán thuế chuyên nghiệp
Kế toán thuế là kế toán phần hành cần thiết và quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Kế toán thuế không giống với công việc của những nhân viên kế toán khác bởi nó mang nhiều nét đặc trưng.
Để có thể thành công trong việc ứng tuyển vị trí kế toán thuế, bạn cần lưu ý trình bày 03 điểm mấu chốt về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thật chuyên nghiệp để nhà tuyển dụng có thể quan tâm và đánh giá cao CV của bạn hơn các ứng viên khác.
Kiến thức
- Để làm công việc kế toán, bạn phải có chuyên môn nhất định về kế toán. Trong phần nêu về trình độ chuyên môn, cần ghi rõ thông tin chuyên ngành kế toán tại trường đại học, cao đẳng hay trung cấp mà bạn đã theo học, thời gian học cũng như loại bằng cấp tốt nghiệp.
- Nếu như bạn có thêm các chứng chỉ của các khoá học thêm về nghiệp vụ kế toán liên quan đến vị trí kế toán thuế như là: khoá học nghiệp vụ kế toán thuế, khoá kế toán thuế thực hành, khoá kế toán thuế và lập báo cáo tài chính, khoá kế toán thuế online, khoá học về thuế và khai báo thuế sẽ rất hữu ích cho CV của bạn.
- Những kiến thức về hệ thống tài khoản kế toán, tính chất của từng loại tài khoản cũng như cách định khoản hạch toán…sẽ là những điểm giúp CV của bạn thuyết phục được nhà tuyển dụng.
Kỹ năng
- Một số kỹ năng cần thiết của nhân viên kế toán thuế mà bạn cần làm nổi bật trong phần mô tả kỹ năng của bạn: kỹ năng thu thập và quản lý hoá đơn thuế, kỹ năng sắp xếp lưu trữ hoá đơn thuế, kỹ năng xử lý hoá đơn chứng từ, kỹ năng định khoản hạch toán, kỹ năng khai báo thuế.
- Ngoài ra, những kỹ năng cần thiết bổ trợ cho nghề nghiệp như là kỹ năng tin học, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp hay kỹ năng tư duy cũng nên được lựa chọn để đưa vào CV giúp nhà tuyển dụng có thể thấy được những điểm mạnh của bạn.
Kinh nghiệm
- Kinh nghiệm đối với kế toán thuế có nhiều lợi ích trong công việc. Vì vậy, khi tuyển dụng kế toán thuế, nhà tuyển dụng sẽ rất lưu tâm đến những CV của ứng viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực thuế.
- Các kinh nghiệm khai báo thuế, lập báo cáo tài chính, quản lý sổ sách kế toán hay kinh nghiệm xử lý hoá đơn chứng từ mà bạn đã tích luỹ được trong quá trình làm việc trước đây rất cần được liệt kê cụ thể trong CV để nhà tuyển dụng nhìn thấy được sự phù hợp của bạn với vị trí ứng tuyển.
- Ngoài ra, kinh nghiệm làm việc với cơ quan thuế cũng là một yếu tố rất tốt để đưa vào CV.
Câu hỏi thường gặp khi viết CV xin việc kế toán thuế
Kế toán thuế thường làm những công việc gì?
Công việc chính cần làm
- Nếu là công ty mới thành lập, kế toán thuế sẽ lập tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài cho cơ quan thuế
- Hàng ngày tập hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh để theo dõi và hạch toán.
- Cuối tháng lập báo cáo thuế GTGT, thuế TNCN và nộp tiền thuế cho cơ quan thuế (nếu có).
- Hàng quý làm báo cáo thuế tháng của quý đó và báo cáo quý cho thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN và báo cáo sử dụng hóa đơn.
- Cuối năm lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế cho tháng cuối năm, báo cáo thuế TNDN quý IV và báo cáo quyết toán thuế TNCN.
Trách nhiệm của kế toán thuế
- Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có phát sinh.
- Kiểm tra, đối chiếu hóa đơn GTGT với bảng kê thuế đầu vào và đầu ra.
- Kiểm tra đối chiếu bảng kê khai hồ sơ xuất khẩu.
- Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu ra của công ty và phân loại theo thuế suất.
- Hàng tháng lập báo cáo tổng hợp thuế GTGT đầu vào của toàn công ty theo tỷ lệ phân bổ đầu ra được khấu trừ.
- Theo dõi tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách và hoàn thuế của công ty.
- Kết hợp cùng kế toán tổng hợp đối chiếu số liệu báo cáo thuế của các cơ sở, đối chiếu số liệu giữa báo cáo với quyết toán.
- Lập hồ sơ ưu đãi đối với dự án đầu tư mới, đăng kí đơn vị phát sinh mới hoặc điều chỉnh giảm khi có phát sinh.
- Lập hồ sơ hoàn thuế khi có phát sinh.
- Lập báo cáo tổng hợp thuế theo định kì hoặc đột xuất.
- Kiểm tra, truy tìm các hóa đơn không hợp pháp thông báo đến cơ sở có liên quan.
- Hằng tháng đóng chứng từ báo cáo thuế của cơ sở, toàn công ty.
- Kiểm tra, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn thuế để báo cáo cục thuế.
- Lập bảng kê danh sách dự trữ, bảo quản hóa đơn thuế GTGT theo thời gian, thứ tự số quyển không để thất thoát, hư hỏng.
- Cập nhật kịp thời các thông tin, chính sách mới về luật thuế liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Cập nhật, theo dõi tình hình sử dụng trao đổi hóa đơn.
- Chấp hành nguyên tắc bảo mật.
- Kiểm tra, đối chiếu biên bản trả, nhận hàng để điều chỉnh doanh thu báo cáo thuế kịp thời khi có phát sinh.
Những kỹ năng quan trọng nào của kế toán thuế được nhà tuyển dụng đánh giá cao?
Kỹ năng thu thập và xử lý hoá đơn thuế: Việc thu thập hóa đơn thuế đầy đủ và chính xác rất quan trọng với doanh nghiệp. Đó chính là căn cứ để kế toán kê khai và hạch toán tài chính của công ty, doanh nghiệp. Kế toán thuế cần thu thập và phân loại hoá đơn đầu vào và đầu ra đầy đủ và chính xác để việc kê khai thuế của doanh nghiệp được đúng và đầy đủ.
Kỹ năng sắp xếp, lưu trữ hoá đơn thuế: Hoá đơn kế toán của mỗi doanh nghiệp thường được lưu trữ trong khoảng thời gian từ 05-10 năm tuỳ theo loại hoá đơn. Vì thế, kế toán thuế cần phải biết phân loại hoá đơn cũng như biết cách sắp xếp và lưu trữ hoá đơn sao cho hợp lý để có thể dễ dàng tìm kiếm sau này khi cần phục vụ cho các hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế hoặc cho các vụ tố tụng liên quan đến vấn đề pháp lý của công ty.
Kỹ năng định khoản hạch toán: Việc nắm rõ tính chất của các loại tài khoản kế toán thuế cũng như kỹ năng định khoản hạch toán đúng và chính xác của kế toán thuế sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu những rủi ro trong việc kê khai và nộp thuế cho nhà nước, tránh được việc kê khai sai và sót.
Kỹ năng lập báo cáo thuế: Kế toán thuế cần có sự chính xác, tỉ mỉ và cẩn thận khi lập báo cáo thuế cho doanh nghiệp. Một sự sai sót nhỏ trong việc kê khai cũng sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn về pháp luật thuế.
Kỹ năng làm việc với cơ quan thuế: Thanh tra thuế hay kiểm tra thuế là công việc không thể tránh khỏi đối với mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, kế toán thuế cần có sự chuẩn bị chu đáo cũng như có những kỹ năng cần thiết để làm việc với cơ quan thuế. Việc chuẩn bị và sắp xếp sổ sách, giấy tờ, chứng từ đầy đủ cũng như khả năng giao tiếp, trình bày của kế toán thuế sẽ giúp cho doanh nghiệp không gặp nhiều bất lợi khi làm việc với cơ quan thuế.
NỘI DUNG HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN
-
1001 Mẫu CV Xin Việc Làm File Word Hoàn Chỉnh, Đẹp Chuẩn, Tải Miễn Phí
-
1001 Việc Làm Thêm Tại Nhà Dễ Kiếm Tiền Triệu [Có Hướng Dẫn Chi Tiết]
-
1001 Khóa Học Online VIECLAMVUI MIỄN PHÍ về kỹ năng nghề nghiệp [100+ Ngành Nghề]
-
1001 Trang web hay và bổ ích giúp bạn nâng cao kỹ năng nghề nghiệp (100+ lĩnh vực)
-
TOP 100 danh sách các trang web đăng tin tuyển dụng miễn phí uy tín, hiệu quả tức thì
Nên ghi mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc kế toán thuế như thế nào để được nhà tuyển dụng đánh giá cao?
Mục tiêu nghề nghiệp tuy được trình bày ngắn gọn trong CV nhưng cũng khá quan trọng vì nhà tuyển dụng có thể nhìn vào thông tin này để đánh giá được bạn có phù hợp với văn hoá của doanh nghiệp hay không. Một số cách ghi mục tiêu nghề nghiệp dành cho bạn tham khảo:
- Mong muốn có cơ hội làm việc và phát triển trong môi trường làm việc chuyên nghiệp và cạnh tranh.
- Mong muốn làm việc và trở thành nhân viên kế toán giỏi, đóng góp vào sự phát triển chung của công ty. Có cơ hội phát triển kỹ năng nghề nghiệp và thăng tiến trong công việc.
- Có đam mê và chủ động tìm kiếm một công việc kế toán có thể phát triển nghề nghiệp để có thể sử dụng những kỹ năng giải quyết vấn đề và kiến thức tốt về lĩnh vực kế toán, thuế nhằm đạt được các mục tiêu đề ra của công ty cũng như hoàn thành những mục tiêu cá nhân.
#MauCVXinViecKeToanThue