Mẫu CV xin việc kế toán kho được đánh giá cao ◈ Tải miễn phí ◈ File Words chỉnh sửa dễ dàng ◈ Mẫu trong series 1001 Mẫu CV ViecLamVui chuẩn, thu hút nhà tuyển dụng
Bạn có thể: Tìm việc làm, tuyển dụng kế toán kho miễn phí tại ViecLamVui
➽➽➽ Có thể bạn cần đến: Tổng hợp mẫu CV xin việc kế toán chuyên nghiệp, đẹp file Word
Download mẫu CV xin việc kế toán kho file Word
Download Mẫu CV kế toán KHO định dạng File Word tại đây
Điểm mấu chốt của một CV xin việc kế toán kho chuẩn, được đánh giá cao
Kế toán kho là một trong những vị trí kế toán phần hành thường làm công việc lập hóa đơn chứng từ và theo dõi chi tiết hàng hóa trong kho. Kế toán kho đòi hỏi bạn phải có những kiến thức chuyên môn nhất định để có thể đảm nhận tốt công việc.
Vì vậy, khi viết CV xin việc kế toán kho, bạn đừng quên nhấn mạnh 03 điểm mấu chốt về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để thu hút được sự quan tâm của nhà tuyển dụng đối với CV của bạn.
Kiến thức
- Trong phần trình bày về trình độ học vấn, bạn cần ghi rõ trình độ chuyên môn ngành kế toán phù hợp với yêu cầu của vị trí tuyển dụng. Thông tin về trường đại học hay cao đẳng mà bạn đã theo học, thời gian học cũng như xếp loại bằng cấp tốt nghiệp cần được ghi chi tiết rõ ràng để nhà tuyển dụng có thể đánh giá được sơ bộ năng lực của bạn.
- Bên cạnh đó, việc nêu các chứng chỉ khoá học nghiệp vụ kế toán kho, khoá học hướng dẫn tính giá thành… mà bạn có được cũng sẽ tăng thêm sức mạnh cho CV của bạn trước các ứng viên khác.
- Việc nắm rõ các qui định về pháp luật thuế; cập nhật kịp thời những thay đổi, bổ sung trong chính sách thuế mới cũng sẽ là một ưu điểm của bạn.
Kỹ năng
- Lưu ý nhấn mạnh một số kỹ năng cần thiết cho công việc là: kỹ năng tin học văn phòng, tính cẩn thận và chính xác, khả năng chịu áp lực công việc.
- Các khoá học về kỹ năng giao tiếp hay kỹ năng ngoại ngữ cũng rất cần thiết cho nghề nghiệp và sẽ làm nổi bật CV của bạn hơn.
- Kỹ năng sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán cũng rất được nhà tuyển dụng chú ý.
Kinh nghiệm
- Các vị trí kế toán phần hành đều sẽ cho bạn những kinh nghiệm làm việc rất hữu ích và có thể hỗ trợ cho nhau. Vì vậy, những kinh nghiệm làm việc mà bạn đã tích luỹ được từ những vị trí kế toán phần hành nên được đưa vào CV và lưu ý việc sắp xếp về thời gian làm việc trước đây từ gần nhất đến xa nhất.
- Bạn có thể nêu một vài kinh nghiệm xử lý các vấn đề kế toán mà bạn có được có liên quan đến vị trí công việc ứng tuyển.
- Đối với những bạn sinh viên mới ra trường và chưa có kinh nghiệm nhiều thì có thể kể về kinh nghiệm trong các việc làm thêm có tính chất tương tự hoặc kinh nghiệm có được trong quá trình đi thực tập.
Câu hỏi thường gặp khi viết CV kế toán kho
Các công việc của kế toán kho là gì?
- Kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn, chứng từ trước khi thực hiện Nhập/Xuất kho.
- Kiểm tra các hóa đơn nhập hàng từ nhà sản xuất, xử lý tất cả các trường hợp thiếu hụt nguyên vật liệu, hàng hóa trong phạm vi quyền hạn hoặc báo cáo lên cấp trên để kịp thời giải quyết.
- Kiểm tra và nhập các chứng từ, số liệu hàng hóa vào phần mềm hệ thống
- Kiểm soát nhập xuất tồn kho.
- Thường xuyên kiểm tra việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, hàng hóa vật tư trong kho được sắp xếp hợp lý chưa, kiểm tra thủ kho có tuân thủ các qui định của công ty.
- Thường xuyên cập nhật tình hình hàng hóa trong kho, lên kế hoạch xuất - nhập hàng hóa trình Kế toán trưởng xem xét và phê duyệt.
- Thường xuyên theo dõi công nợ nhập - xuất hàng hóa; định kỳ lập biên bản xác minh công nợ theo quy định.
- Định kỳ phối hợp với thủ kho kiểm kê toàn bộ hàng hóa, nguyên vật liệu trong kho. Xử lý những hàng hoá hư hỏng, hết hạn sử dụng.
- Lập biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý nếu phát hiện có sự chêch lệch giữa số liệu thực tế với sổ sách, nộp về phòng Kế toán để được xử lý.
- Hạch toán việc xuất - nhập hàng hóa, nguyên vật liệu; thực hiện hạch toán doanh thu, giá vốn và chi phí
- Xác nhận kết quả kiểm, đếm, giao nhận hóa đơn, chứng từ và ghi chép sổ sách theo quy định.
- Lập các báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn và các báo cáo liên quan khác theo quy định
- Phối hợp với thủ kho nhanh chóng làm các thủ tục trong việc xuất hàng hoá cho khách hàng.
- Tham gia công tác kiểm kê định kỳ (hoặc đột xuất), đối chiếu số liệu nhập xuất của thủ kho và kế toán. Chịu trách nhiệm lập biên bản kiểm kê.
- Chịu trách nhiệm biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý nếu có chênh lệch giữa sổ sách và thực tế.
- Trực tiếp tham gia kiểm kê đếm số lượng hàng nhập xuất kho cùng thủ kho, bên giao, bên nhận.
- Nộp chứng từ và báo cáo kế toán theo quy định
Nhà tuyển dụng thường quan tâm đến những kỹ năng nào của kế toán kho?
Hiểu biết về nghiệp vụ kế toán, chế độ kế toán: Nghiệp vụ kế toán rất cần thiết khi bạn đảm nhiệm vị trí kế toán kho. Bạn nắm rõ nghiệp vụ kế toán cũng như các chế độ kế toán thì bạn sẽ thực hiện công việc dễ dàng và chính xác hơn.
Sử dụng thành thạo phần mềm kế toán: Phần mềm kế toán là công cụ hỗ trợ đắc lực cho bạn xử lý, kê khai nghiệp vụ một cách nhanh chóng và chính xác, đồng thời giúp bạn tiết kiệm được thời gian. Các nhà quản lý của công ty cũng sẽ dễ dàng quản lý công việc hơn. Vì thế, kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán rất cần thiết và thường được nhà tuyển dụng quan tâm khi tuyển nhân viên kế toán.
Kỹ năng tin học, đặc biệt là sử dụng Excel: Có thể nói Excel là công cụ được sử dụng rất nhiều trong các công việc của kế toán. Vì thế, việc sử dụng thành thạo Excel cũng như sử dụng thành thạo các hàm Excel hay dùng trong kế toán rất cần thiết đối với một nhân viên kế toán kho.
Kỹ năng nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin về các loại sản phẩm, hàng hoá trong kho: Để quản lý, sắp xếp và theo dõi được việc xuất nhập tồn các loại hàng hoá trong kho đòi hỏi bạn phải có sự hiểu biết về các loại sản phẩm, hàng hoá. Việc nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin các loại hàng hoá tất nhiên sẽ hỗ trợ cho công việc của bạn được dễ dàng và chính xác hơn.
Sự trung thực, thật thà, cẩn thận: Có lẽ đây là yêu cầu quan trọng mà nhà tuyển dụng đặt ra hàng đầu khi tuyển dụng nhân viên kế toán, đặc biệt là nhân viên kế toán kho.
Kỹ năng sắp xếp công việc và quản lý chứng từ tốt: Kế toán kho thường phải quản lý nhiều chứng từ xuất nhập tồn các loại hàng hoá, sản phẩm trong kho và các loại chứng từ khác. Vì thế, nhà tuyển dụng cũng thường yêu cầu ứng viên phải có kỹ năng sắp xếp và quản lý chứng từ để có thể nhanh chóng tìm kiếm và sử dụng khi cần.
NỘI DUNG HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN
-
1001 Mẫu CV Xin Việc Làm File Word Hoàn Chỉnh, Đẹp Chuẩn, Tải Miễn Phí
-
1001 Việc Làm Thêm Tại Nhà Dễ Kiếm Tiền Triệu [Có Hướng Dẫn Chi Tiết]
-
1001 Khóa Học Online VIECLAMVUI MIỄN PHÍ về kỹ năng nghề nghiệp [100+ Ngành Nghề]
-
1001 Trang web hay và bổ ích giúp bạn nâng cao kỹ năng nghề nghiệp (100+ lĩnh vực)
-
TOP 100 danh sách các trang web đăng tin tuyển dụng miễn phí uy tín, hiệu quả tức thì
Bạn nên viết mục tiêu nghề nghiệp như thế nào trong CV kế toán kho để có thể nổi bật hơn các ứng viên khác?
Phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc kế toán kho cũng khá quan trọng và cần thiết vì nó có thể giúp CV của bạn nổi bật và được nhà tuyển dụng quan tâm. Một số mục tiêu nghề nghiệp hay mà bạn có thể tham khảo:
- Tôi mong muốn được làm việc trong một công ty chuyên nghiệp như nhà tuyển dụng để sử dụng kinh nghiệp và chuyên môn của mình đóng góp vào sự phát triển chung của tổ chức và có cơ hội phát triển năng lực bản thân.
- Môi trường làm việc chuyên nghiệp, cạnh tranh và đầy thử thách như nhà tuyển dụng sẽ giúp tôi phát huy tốt năng lực bản thân để đi cùng sự phát triển của công ty và có cơ hội phát triển nghề nghiệp.
- Tôi muốn thành công trong một môi trường tăng trưởng và xuất sắc như quý công ty để đáp ứng được các mục tiêu của tổ chức cũng như hoàn thành mục tiêu cá nhân.
#MauCVXinViecKeToanKho