Logo

Mẫu Đơn Xin Nghỉ Phép

Lượt xem: 1727
Ngày đăng: 15/03/2024

Mẫu đơn xin nghỉ phép trình bày chuẩn, đầy đủ thông tin ➤ File Word ➤Tải miễn phí ➤ Sử dụng xin nghỉ phép hưởng lương, xin nghỉ phép không lương, xin nghỉ phép đi du lịch, xin nghỉ chế độ thai sản ➤ Thuộc thư viện Mẫu Văn Bản ViecLamVui

Mẫu đơn xin nghỉ phép - Mẫu văn bản ViecLamVui

Tải mẫu giấy xin nghỉ phép dùng chung thông dụng phổ biến file Word

Download mẫu giấy xin nghỉ phép mới nhất ✓ chuẩn Nhất ✓ Mẫu giấy xin nghỉ phép dùng chung thông dụng phổ biến cho nhiều trường hợp khác nhau

Mẫu đơn xin nghỉ phép thường dùng

Tuỳ theo lý do xin nghỉ phép mà bạn lựa chọn mẫu đơn xin nghỉ phép thích hợp để trình duyệt nhé. Sau đây là những mẫu đơn xin nghỉ phép thường dùng để bạn tham khảo.

Mẫu đơn xin nghỉ phép hưởng lương theo chế độ

Mẫu đơn xin nghỉ phép hưởng lương - ViecLamVui

Trong thời gian công tác, người lao động sẽ có những ngày nghỉ theo quy định của Luật lao động mà vẫn được hưởng nguyên lương bao gồm nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ ốm, nghỉ chế độ...Với mẫu đơn xin nghỉ phép sau bạn có thể sử dụng để trình duyệt với cấp quản lý khi bạn cần sử dụng số ngày phép này với những lý do hợp lý và phù hợp. Chế độ nghỉ phép được hưởng lương là quyền lợi của người lao động nên bạn lưu ý để có thể sử dụng khi cần thiết nhé ➽ Bấm để tải mẫu đơn xin nghỉ phép hưởng lương

Mẫu đơn xin nghỉ phép không hưởng lương

Mẫu đơn xin nghỉ phép không lương - ViecLamVui

Khi bạn đã sử dụng hết số ngày nghỉ phép năm theo quy định nhưng có những lý do bất khả kháng mà bạn cần xin nghỉ phép thêm, bạn có thể xin nghỉ phép không lương trong những trường hợp này. Tuỳ theo tình hình hoạt động của từng công ty cũng như tính chất công việc mà bạn đảm nhận mà mỗi công ty sẽ có những quy định cụ thể về số ngày người lao động có thể xin nghỉ không lương. Bạn tham khảo mẫu đơn xin nghỉ phép không lương như sau để sử dụng trong những trường hợp cần thiết nhé ➽ Bấm để tải mẫu đơn xin nghỉ phép không hưởng lương

Mẫu đơn xin nghỉ phép đi du lịch

Mẫu đơn xin nghỉ phép đi du lịch - ViecLamVui

Để xin nghỉ phép đi du lịch, đặc biệt là du lịch nước ngoài, bạn cần sử dụng mẫu đơn xin nghỉ phép có nội dung phù hợp để bộ phận nhân sự của công ty có cơ sở thông tin để tra cứu khi có những vấn đề phát sinh liên quan đến người lao động ➽ Bấm để tải mẫu đơn xin nghỉ phép đi du lịch

Mẫu đơn xin nghỉ phép hưởng chế độ thai sản

Mẫu đơn xin nghỉ phép hưởng chế độ thai sản

Theo quy định, thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ là 06 tháng theo chế độ. Vì thời gian nghỉ thai sản kéo dài nên lao động nữ chuẩn bị nghỉ chế độ thai sản cần chuẩn bị đơn xin nghỉ phép phù hợp với thông tin thời gian nghỉ cụ thể để trình duyệt với cấp quản lý nhằm thuận tiện hơn trong việc bàn giao công việc. ViecLamVui gửi đến bạn mẫu đơn xin nghỉ phép hưởng chế độ thai sản với nội dung chuẩn để bạn tham khảo khi cần nhé ➽ Bấm để tải mẫu đơn xin nghỉ phép hưởng chế độ thai sản

Mẫu đơn xin nghỉ phép song ngữ

Đơn xin nghỉ phép xong ngữ - ViecLamVui

Mẫu đơn xin nghỉ phép song ngữ dựng sẵn nội dung chuẩn dễ chỉnh sửa trên file Word nên tiện sử dụng ngay để người lao động làm đơn xin nghỉ phép năm, đơn xin nghỉ ốm, nghỉ thai sản, nghỉ hưởng lương, nghỉ không hưởng lương.

Đơn xin nghỉ phép song ngữ thường được sử dụng khi công ty, doanh nghiệp, tổ chức nơi người lao động đang công tác là công ty liên doanh, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty đa quốc gia... có ban giám đốc là người nước ngoài quản lý ➽ Bấm để tải mẫu đơn xin nghỉ phép song ngữ

Các quy định về chế độ nghỉ phép và quy trình xin nghỉ phép chuẩn

Nhu cầu xin nghỉ phép trong thời gian công tác được xem là một nhu cầu thiết yếu và phổ biến đối với mọi người đang làm việc tại các công ty nhà nước hay tư nhân. Vì vậy, bạn cần nắm rõ thông tin quy định về chế độ nghỉ phép theo Luật lao động của nước ta cũng như quy trình xin nghỉ phép chuẩn để có thể áp dụng đúng và đảm bảo được quyền lợi của mình nhé.

Quy định về chế độ nghỉ phép mới nhất theo Luật lao động

Quy định về số ngày nghỉ phép hàng năm của người lao động được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động:

  • Người làm công việc bình thường thì được hưởng 12 ngày phép/năm.
  • Người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật được hưởng 14 ngày phép/năm
  • Người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành được hưởng 16 ngày phép/năm.

Quy định về việc thực hiện chế độ nghỉ phép năm mới nhất

  • Để không ảnh hưởng tới chế độ nghỉ phép của người lao động và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm tại công ty mình sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước với người lao động.
  • Người lao động cũng có thể thoả thuận và thống nhất với người sử dụng lao động về việc sẽ nghỉ phép năm thành nhiều lần hay nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần tuỳ theo tình hình thực tế công việc của công ty và của người lao động.
  • Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Quy định về cách tính số ngày nghỉ phép hàng năm của người lao động

  • Mỗi người lao động làm đủ 1 năm thì được nghỉ 12 ngày phép, nếu người lao động làm việc không đủ 01 năm thì được hưởng số ngày phép tương ứng với số tháng làm việc.
  • Đối với trường hợp không làm đủ năm, số ngày nghỉ phép năm của người lao động sẽ được tính theo công thức như sau: "Lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có) chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm; kết quả phép tính lấy tròn số hàng đơn vị, nếu phần thập phân lớn hơn hoặc bằng 0,5 thì làm tròn lên 01 đơn vị."

Các trường hợp cộng thời gian để tính số ngày phép năm và được hưởng phép năm khác theo quy định

  • Thời gian mà người lao động được cử đi đào tạo nâng cao trình độ tay nghề, hoặc học nghề cộng thêm các thời gian sau khi học nghề, tập nghề mà người lao động cam kết làm việc cho người sử dụng lao động cũng được tính là thời gian để tính nghỉ phép năm theo quy định của pháp luật.
  • Sau thời gian thử việc, nếu người lao động vẫn làm việc cho người sử dụng lao động thì khoảng thời gian thử việc cũng sẽ được tính là số ngày để tính ngày hưởng phép năm.
  • Thời gian mà người lao động nghỉ việc điều trị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp do lao động hoặc thực hiện các công việc được giao nhưng không vượt quá sáu tháng khi cộng dồn thì thời gian này sẽ được tính là ngày làm việc để tính nghỉ hằng năm theo quy định.
  • Trong quá trình sản xuất kinh doanh do sự cố điện nước hay một nguyên nhân khách quan hay do lỗi của người sử dụng lao động thì thời gian nghỉ ngừng việc cũng là thời gian để tính phép năm.
  • Người lao động nghỉ việc do bị tạm đình chỉ công việc thì khoảng thời gian này cũng là cơ sở để tính phép năm.
  • Khi người lao động bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạm giữ, tạm giam sau đó người lao động được trở lại làm việc mà cơ quan nhà nước kết luận không vi phạm thì thời gian này sẽ là cơ sở tính phép năm cho người lao động.
  • Thời gian nghỉ việc riêng do bản thân kết hôn hoặc con kết hôn thì khoảng thời gian này người lao động vẫn được hưởng lương và tính phép năm theo quy định.
  • Thời gian mà người lao động nghỉ ốm đau theo quy định của Pháp luật Bảo hiểm xã hội thì thời gian này cũng được tính là ngày nghỉ phép năm nhưng không vượt quá 2 tháng theo quy định.
  • Đối với lao động nữ thì có chế độ nghỉ thai sản là được nghỉ sáu tháng theo quy định thì thời gian này được tính để nghỉ phép năm.

Thứ bảy và Chủ nhật có tính vào số ngày phép năm của người lao động không?

Theo quy định của Bộ luật lao động, khi tính phép năm cho người lao động là tính theo ngày làm việc. Vì vậy, ngày nghỉ để tính phép năm thì sẽ không tính ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định của pháp luật.

Cách tính lương của các ngày phép năm theo quy định

  • Người lao động sẽ được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động đã ký kết: Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động cho số ngày phép năm được tính như sau: "Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động bằng tiền lương theo HĐLĐ chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng và nhân với số ngày nghỉ hàng năm"
  • Người lao động sẽ được thanh toán tiền lương cho những ngày phép năm chưa nghỉ: Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán bằng tiền cho những ngày chưa nghỉ. Cách tính theo công thức sau: "Tiền lương tính trả cho người lao động bằng tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động chia cho số ngày làm việc bình thường của tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động tính trả, rồi nhân với số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết."
  • Được tạm ứng tiền lương của những ngày phép năm: Khi người lao động có nhu cầu nghỉ phép năm và để có chi phí sinh hoạt trong những ngày nghỉ phép, người lao động có thể xin tạm ứng trước một số tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. 

Các trường hợp nghỉ việc riêng được hưởng 100% lương và không được hưởng lương

Nghỉ việc riêng được hưởng lương: Người lao động có thể xin nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng 100% lương với số ngày nghỉ theo quy định trong các trường hợp sau:

  • Bản thân kết hôn: Nghỉ 03 ngày
  • Con (ruột) kết hôn: Nghỉ 01 ngày
  • Bố mẹ đẻ, bố mẹ chồng, bố mẹ vợ mất; vợ mất, chồng mất hoặc con mất: Nghỉ 03 ngày

Nghỉ việc riêng không hưởng lương: Người lao động có thể linh hoạt thoả thuận với người sử dụng lao động để xin nghỉ phép không hưởng lương với số ngày phù hợp theo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tính chất công việc của người lao động.

Quy trình xin nghỉ phép chuẩn

Để không ảnh hưởng đến công việc chung cũng như tuỳ theo mức độ quan trọng của vị trí công việc mà bạn đảm nhận trong công ty, khi các bạn muốn xin nghỉ phép, các bạn nên chuẩn bị đơn xin nghỉ phép để chuyển duyệt trước một vài ngày. Đặc biệt, đối với những trường hợp xin nghỉ phép dài ngày, việc gửi đơn xin nghỉ phép có thể phải được thực hiện trước từ 01 tuần cho đến 01 tháng tuỳ theo quy định của các công ty để thuận tiện trong việc bàn giao công việc tránh làm gián đoạn các công việc mà bạn đang đảm nhiệm. Một quy trình xin nghỉ phép chuẩn thường bao gồm các bước như sau

Bước 1: Chuẩn bị đơn xin nghỉ phép

Tuỳ theo mục đích nghỉ phép và số ngày xin nghỉ mà người lao động cần chuẩn bị đơn xin nghỉ phép với nội dung phù hợp. Người lao động có thể lấy mẫu đơn xin nghỉ phép trực tiếp từ phòng HCNS, phòng TCHC của công ty hoặc download miễn phí mẫu đơn xin nghỉ phép từ thư viện mẫu văn bản ViecLamVui.

Bước 2: Chuyển đơn xin nghỉ phép cho cấp quản lý duyệt

Tuỳ theo quy định khác nhau của mỗi công ty mà người lao động sẽ căn cứ vào số ngày xin nghỉ phép của mình để chuyển cho cấp quản lý có thẩm quyền duyệt. Sau đây là thông tin tham khảo về thẩm quyền duyệt đơn xin nghỉ phép của người lao động:

  • Dưới 01 ngày: Trưởng/Phó phòng, Trưởng/Phó bộ phận
  • Từ 01 - 05 ngày: Trưởng phòng, Trưởng bộ phận
  • Từ 05 ngày trở lên: Tổng Giám Đốc, Giám Đốc

Người xét duyệt sẽ xem xét lịch làm việc, khối lượng công việc trong công ty, thời gian xin nghỉ của người lao động cũng như căn cứ theo quy định cụ thể của công ty để xét duyệt.

Bước 3: Chuyển đơn xin nghỉ phép đã được duyệt cho bộ phận nhân sự của công ty

Sau khi đã được cấp quản lý xét duyệt đơn xin nghỉ phép, người lao động cần chuyển đơn này đến bộ phận phụ trách nhân sự của công ty để họ có thể cập nhật thông tin vào sổ quản lý nhân sự. 

Việc cập nhật kịp thời và đúng thời hạn đơn xin nghỉ phép cho bộ phận nhân sự sẽ giúp bạn đảm bảo các quyền lợi về chế độ nghỉ phép được hưởng theo quy định của Bộ Luật lao động. 

Trong trường hợp đột xuất, bất khả kháng bạn có thể được nghỉ trước và bổ sung đơn xin nghỉ phép cho bộ phận nhân sự sau nhưng bạn cần phải báo với quản lý biết. Khi đó, bộ phận nhân sự mới có thông tin và cơ sở để tính chế độ nghỉ phép theo quy định cho bạn nhé.

Mẫu đơn xin nghỉ phép trình bày chuẩn, đầy đủ thông tin ➤ File Word ➤Tải miễn phí ➤ Sử dụng xin nghỉ phép hưởng lương, xin nghỉ phép không lương, xin nghỉ phép đi du lịch, xin nghỉ chế độ thai sản ➤ Thuộc thư viện mẫu văn bản ViecLamVui

#Mau_Don_Xin_Nghi_Phep #1001MauVanBanViecLamVui #ViecLamVui