Mẫu CV xin việc nhân viên Trade Marketing chuẩn, chất ❂ Tải nhanh chóng và miễn phí ❂ Thao tác dễ dàng trong File Words ❂ Nhiều mẫu CV đẹp, ấn tượng trong series 1001 Mẫu CV ViecLamVui dành cho bạn
Bạn có thể: Tìm việc làm, đăng tin tuyển dụng nhân viên Trade Marketing miễn phí tại ViecLamVui
Download mẫu CV xin việc nhân viên Trade Marketing file Word
03 điểm mấu chốt của một CV xin việc nhân viên Trade Marketing chuẩn, chất
Hiện nay, công việc Trade Marketing đang là vị trí tuyển dụng hot tại nhiều doanh nghiệp. Công việc này cũng được nhiều bạn trẻ yêu thích và tìm kiếm cơ hội việc làm. Vì thế, khi làm CV ứng tuyển vị trí nhân viên Trade Marketing, có 03 điểm mấu chốt sau mà bạn cần phải lưu ý.
Kiến thức
- Để làm tốt và đạt được hiệu quả trong công việc của một nhân viên Trade Marketing thì kiến thức chuyên môn rất quan trọng. Bằng cấp về chuyên ngành Marketing mà bạn đã được học tại trường Đại học hay Cao đẳng sẽ rất hữu ích cho CV của bạn.
- Tuy nhiên ngoài kiến thức chuyên ngành, nhà tuyển dụng cũng rất lưu ý đến những chứng chỉ, chứng nhận của các khoá học về nghiệp vụ Trade Marketing như: Chứng nhận khoá học Trade marketing chuyên nghiệp, chứng chỉ SCPM™, chứng chỉ Marketing chuyên nghiệp quốc tế CME®, chứng chỉ khóa học Giám đốc Trade Marketing.... Vì thế, bạn cũng đừng bỏ qua việc nêu thêm các chứng chỉ của các khoá học về Trade Marketing mà bạn đã theo học nhé.
- Bạn cũng có thể làm tăng thêm sức mạnh cho CV của mình bằng các thành tích, giải thưởng hoặc các hoạt động xã hội mà bạn đã đạt được hay đã tham gia.
Kỹ năng
- Các kỹ năng cần có của nhân viên Trade Marketing cũng nên được quan tâm trong CV xin việc. Bạn đừng quên ghi lại những kỹ năng mà bạn đã rèn luyện được trong quá trình làm những công việc trước đây thích hợp với vị trí ứng tuyển trong CV của bạn.
- Một số kỹ năng của nhân viên Trade Marketing đáng chú ý là: kỹ năng thương lượng; kỹ năng trưng bày sản phẩm thu hút tại điểm bán; kỹ năng nắm bắt tâm lý khách hàng; kỹ năng xây dựng các hoạt động kích hoạt thương hiệu, các chương trình promotion tại điểm bán; kỹ năng quan sát và đánh giá cách bố trí và sắp xếp hàng hoá thật nổi bật tại các điểm bán…
- Các khoá học trau dồi kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp cũng sẽ là điểm nhấn cho CV của bạn.
Kinh nghiệm
- Những kinh nghiệm làm việc được đánh giá cao cho vị trí nhân viên Trade Marketing là: Xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình trưng bày điểm bán, treo gắn vật phẩm quảng cáo,… và các chương trình kích hoạt nhãn hàng nhằm bảo đảm sự hiện diện vượt trội của các sản phẩm công ty so với đối thủ cạnh tranh; kinh nghiệm quản lý các chương trình trade promotion, visibility…
- Để tránh việc liệt kê dài dòng, lan man khi bạn đã làm nhiều việc trước đây, bạn chú ý chỉ cần lựa chọn những kinh nghiệm làm việc nào thích hợp nhất với vị trí tuyển dụng hoặc những kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Marketing.
- Kinh nghiệm làm việc nên được ghi thật xúc tích và nhấn mạnh những điểm chính nhằm nêu bật lên được khả năng xử lý công việc của bạn.
- Bạn cũng có thể kể về cách giải quyết một tình huống trong công việc mà bạn đã trải qua. Nếu kết quả thành công thì bạn nhận được những giá trị gì và nếu là thất bại thì bạn đã rút ra được bài học gì từ kinh nghiệm đó.
NỘI DUNG HỮU ÍCH DÀNH CHO BẠN
-
1001 Mẫu CV Xin Việc Làm File Word Hoàn Chỉnh, Đẹp Chuẩn, Tải Miễn Phí
-
1001 Việc Làm Thêm Tại Nhà Dễ Kiếm Tiền Triệu [Có Hướng Dẫn Chi Tiết]
-
1001 Khóa Học Online VIECLAMVUI MIỄN PHÍ về kỹ năng nghề nghiệp [100+ Ngành Nghề]
-
1001 Trang web hay và bổ ích giúp bạn nâng cao kỹ năng nghề nghiệp (100+ lĩnh vực)
-
TOP 100 danh sách các trang web đăng tin tuyển dụng miễn phí uy tín, hiệu quả tức thì
Câu hỏi thường gặp khi viết CV xin việc nhân viên Trade Marketing
Công việc của nhân viên Trade Marketing là làm gì?
- Thiết lập ý tưởng, xây dựng và quản lý các chương trình trưng bày sản phẩm và trưng bày các vật phẩm tiếp thị tại điểm bán hiệu quả (POSM).
- Chịu trách nhiệm về trưng bày hàng hoá theo tiêu chuẩn quy định của thương hiệu đối với từng ngành hàng, kênh phân phối. Phải đồng nhất về việc trưng bày tại các hệ thống đại lý/cửa hàng của từng ngành hàng, kênh phân phối.
- Kết hợp đội ngũ bán hàng các ngành hàng để thống kê và huấn luyện trưng bày, kiểm tra các POSM tại điểm bán.
- Giám sát và kiểm tra các cửa hàng, siêu thị kênh phụ trách.
- Lập kế hoạch, thiết kế và triển khai các chương trình hỗ trợ thương mại dài hạn, ngắn hạn (Chương trình Sell-in; Roadshow; Demo; Activation…) nhằm kích thích Sell-in và Sell-out phù hợp với ngành hàng tại từng thời điểm bán hàng.
- Theo dõi giám sát hỗ trợ các event cho ASM tại các khu vực phụ trách.
- Nghiên cứu và đề xuất các hình thức, hoạt động quảng bá thương hiệu của sản phẩm, công ty tại các điểm bán hàng.
- Đề xuất, phối hợp cùng brand manager triển khai các hình thức BTL, OOH cho các nhãn hàng của công ty.
- Lập kế hoạch, tổ chức triển khai các hình thức và hoạt động quảng bá thương hiệu của sản phẩm, công ty tại các điểm bán hàng: Biển hiệu, POSM, hoạt động kích hoạt….
- Đề xuất, lập kế hoạch, quản lý, tổ chức triển khai và báo cáo, đánh giá việc sử dụng các vật dụng chăm sóc khách hàng, POSM theo định kỳ: Leaflet, Poster, Standee, Banner, giá kệ…
- Phối hợp và tổ chức nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh: Chính sách giá, chính sách phân phối, chương trình bán hàng, thông tin phản hồi của khách hàng… tại các kênh, các hoạt động xúc tiến bán hàng…phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch, chiến lược Trade Marketing.
Những kỹ năng nổi bật nào của nhân viên Trade Marketing thu hút nhà tuyển dụng?
Kỹ năng hiểu người bán, thấu người mua: Việc thường xuyên quan sát, tiếp xúc, nói chuyện với nhà bán lẻ và người mua hàng giúp bạn hiểu được hành vi, thói quen và suy nghĩ của họ. Từ đó, bạn sẽ hình thành được kỹ năng hiểu người bán, thấu người mua. Với kỹ năng này, việc nắm bắt và đáp ứng được cả nhu cầu của khách hàng lẫn nhà phân phối sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Kỹ năng trưng bày sản phẩm thu hút tại điểm bán: Sản phẩm và vật phẩm được trưng bày nổi bật và bắt mắt có thể thúc đẩy quyết định mua hàng một cách bất ngờ. Sự bắt mắt có thể kích thích người mua đi từ chú ý đến quan tâm, sau đó là ham muốn để cuối cùng dẫn đến quyết định mua hàng.
Kỹ năng xây dựng chương trình khuyến mãi: Chương trình khuyến mãi là một hình thức giúp gia tăng sự hiện diện của sản phẩm tại cửa hàng và tranh thủ diện tích trưng bày. Bạn nên có kỹ năng lựa chọn các phương thức khuyến mãi đồng thời và áp dụng linh hoạt để gia tăng hiệu quả quảng bá sản phẩm.
Kỹ năng lập kế hoạch Trade Marketing: Nhà tuyển dụng quan tâm đến kỹ năng này vì nó sẽ giúp nhân viên Trade Marketing lập ra được kế hoạch nhằm định hướng hoạt động Trade Marketing phù hợp, đồng thời xác định chính xác các công cụ được sử dụng trong chiến dịch tiếp thị sao cho hiệu quả, giúp kiểm soát ngân sách đầu tư một cách chính xác, dễ dàng.
Kỹ năng đàm phán, thương lượng: Với kỹ năng này, bạn sẽ đưa ra được giải pháp tốt nhất để cân bằng giữa lợi ích của công ty, người mua hàng và nhà bán lẻ trong hệ thống kênh phân phối.
Kỹ năng quan sát và đánh giá: Bạn cần phải nắm rõ cách bố trí và sắp xếp hàng hoá thật nổi bật và bắt mắt tại điểm bán nhằm thu hút được sự chú ý của người mua hàng. Sự quan sát và đánh giá tốt sẽ giúp bạn nắm vững về đặc thù trưng bày của từng loại sản phẩm cũng như có sự am hiểu về vật dụng hỗ trợ và trang trí phù hợp tại điểm bán.
Cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV nhân viên Trade Marketing?
Thông thường, mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc cũng rất được nhà tuyển dụng quan tâm. Qua phần mục tiêu nghề nghiệp, họ có thể đánh giá được tiềm năng phát triển cũng như ý chí cầu tiến trong công việc của ứng viên và sự phù hợp của ứng viên với văn hoá doanh nghiệp của nhà tuyển dụng.
Vì vậy, bạn cũng cần lưu ý viết mục tiêu nghề nghiệp của mình trong CV xin việc nhân viên Trade Marketing sao cho phù hợp nhé. Sau đây là một số gợi ý để bạn có thể tham khảo:
- Với kiến thức chuyên ngành đã được học cùng những kỹ năng công việc, tôi mong muốn tìm được công việc ổn định, có cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực Marketing.
- Mong muốn được áp dụng những kiến thức đã được học trong lĩnh vực Trade Marketing để góp phần xây dựng công ty ngày càng phát triển, đồng thời nâng cao nghề nghiệp của bản thân.
- Tìm kiếm cơ hội phát huy năng lực trong công việc, đa dạng hoá kỹ năng Marketing của bản thân. Mục tiêu trong vòng 03 năm tới có cơ hội phát triển lên vị trí quản lý trong lĩnh vực Marketing.
#MauCVXinViecNhanVienTradeMarketing