Logo

Download mẫu CV sinh viên thực tập - Hướng dẫn cách viết CV xin việc thực tập ấn tượng với nhà tuyển dụng

Lượt xem: 3689
Ngày đăng: 18/03/2024

Mẫu CV xin thực tập cho sinh viên chuẩn, chuyên nghiệp ✓ Download mẫu CV sinh viên thực tập file Word dễ chỉnh sửa, tiện dùng ngay, hoàn toàn miễn phí ✓ Hướng dẫn cách viết CV xin việc thực tập ấn tượng, dễ thuyết phục được nhà tuyển dụng ✓ Thuộc dự án 1001 Mẫu CV Xin Việc ViecLamVui

Download mẫu CV sinh viên thực tập file Word

Sau đây là mẫu CV cho sinh viên thực tập dựng sẵn nội dung tham khảo chuẩn ✓ Trình bày chuyên nghiệp, ấn tượng ✓ Download online miễn phí

 

➤➤➤ Xem thêm các mẫu văn bản khác cần có trong hồ sơ xin thực tập:

Những điểm cần lưu ý khi viết CV xin việc thực tập

Giai đoạn thực tập là giai đoạn mà bất kỳ sinh viên nào cũng phải trải qua trong quãng đời sinh viên của mỗi người. Việc thực tập với những công việc thực tế sẽ giúp cho các bạn sinh viên có cơ hội sử dụng những kiến thức chuyên môn đã được học vào công việc thực tế, tích luỹ những kinh nghiệm hữu ích cho nghề nghiệp sau này cũng như có cơ hội trở thành nhân viên chính thức sau khi kết thúc kỳ thực tập.

Với ý nghĩa quan trọng của công việc thực tập, các bạn sinh viên cũng cần lưu ý chuẩn bị cho mình một CV xin việc thực tập hoàn chỉnh và ấn tượng để có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng cho mình cơ hội được làm công việc thực tập sinh tại công ty của họ. Sau đây là một số điểm cần lưu ý khi viết CV xin việc thực tập

Trình bày logic, đẹp mắt, ngắn gọn

Thông thường, với những người đã đi làm và có nhiều kinh nghiệm làm việc thì CV xin việc của họ cũng thường trình bày không quá 02 trang giấy A4 để tránh gây ra cảm giác ngán cho người đọc. Vì vậy, CV xin việc thực tập cũng chỉ nên trình bày trên một mặt giấy A4 với bố cục đẹp mắt, các mục trình bày rõ ràng sẽ dễ chiếm được thiện cảm của nhà tuyển dụng hơn.

Các điểm cần tập trung trong CV

Khi viết CV xin việc thực tập, các bạn sinh viên cũng cần chú ý những điểm nhấn, cần tập trung mô tả trong CV để giúp CV của bạn được hiệu quả hơn. 

  • Học vấn chuyên môn: Cần nêu rõ chuyên ngành mình đang theo học để nhà tuyển dụng thấy được sự phù hợp với công việc mà bạn xin thực tập.
  • Kỹ năng bản thân: Đối với sinh viên thực tập, phần kinh nghiệm làm việc chính là điểm hạn chế nên thường được nhà tuyển dụng lướt qua khi xem CV. Vì thế, phần kỹ năng bản thân chính là phần mà bạn cần tập trung để có thể làm nổi bật bản thân, chứng minh được khả năng thích hợp với công việc cũng như khả năng hoà nhập nhanh chóng với môi trường làm việc của công ty.
  • Thành tích - Các hoạt động xã hội: Mục này cũng rất hữu ích để CV của bạn có được lợi thế hơn CV của các bạn khác. Qua thành tích cá nhân hay các hoạt động xã hội mà bạn tham gia, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao sự năng động, hoạt bát, khả năng giao tiếp cũng như khả năng xây dựng các mối quan hệ xã hội của bạn.
  • Tạo điểm nhấn với mục tiêu nghề nghiệp: Thực tế, nhà tuyển dụng thường quan tâm và đánh giá cao những ứng viên có ý thức cầu tiến, có khả năng tiếp thu tốt cũng như có những mục tiêu phấn đấu trong nghề nghiệp. Vì vậy, bạn hãy tạo nên sự khác biệt cho CV của mình với phần mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, đúng trọng tâm và thể hiện được ý chí phấn đấu của bạn trong công việc nhé. 

Cách viết CV xin việc thực tập hiệu quả và chuyên nghiệp

Để viết được một CV xin việc thực tập đúng chuẩn và chuyên nghiệp có lẽ cũng không phải là điều quá khó đối với các bạn sinh viên năng động hiện nay. Sau đây là một số thông tin để bạn tham khảo và hoàn thiện cho CV xin việc thực tập của mình.

Các mục cần có trong CV xin việc thực tập

Với mỗi cá nhân, các bạn sẽ có những cá tính, phẩm chất và trình độ khác nhau. Vì vậy, bạn cần lựa chọn bố cục trình bày trong CV của mình sao cho có thể làm nổi bật những điểm mạnh của bản thân. Dưới đây là các mục cần có trong CV xin việc thực tập.

  • Thông tin cá nhân
  • Mục tiêu nghề nghiệp
  • Trình độ học vấn
  • Thành tích
  • Hoạt động ngoại khoá
  • Kỹ năng
  • Kinh nghiệm làm việc 
  • Sở thích

Cách viết thông tin các mục trong CV

Sau khi bố cục trình bày của CV đã được định hướng theo từng phong cách riêng, bạn cũng nên trau chuốt các thông tin thể hiện trong các mục để CV được hoàn chỉnh và ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Thông tin cá nhân

Ghi rõ các thông tin cá nhân của bạn bao gồm: họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ chỗ ở, số điện thoại liên hệ, email, thông tin mạng xã hội. Các thông tin chi tiết và rõ ràng sẽ tăng độ tin cậy của CV cũng như giúp nhà tuyển dụng có thể liên hệ với bạn dễ dàng hơn.

Mục tiêu nghề nghiệp

Bạn không cần viết quá dài dòng hay phô trương với những mục tiêu nghề nghiệp xa vời, không thực tế. Chỉ cần viết súc tích, ngắn gọn thể hiện đúng trọng tâm công việc mà bạn hướng đến, bạn muốn đạt được điều gì trong công việc thực tập và mục tiêu đề ra để bạn phấn đấu đạt được trong nghề nghiệp sau đợt thực tập là có thể thuyết phục được nhà tuyển dụng.

Trình độ học vấn

Trong phần này, ngoài thông tin chuyên ngành mà bạn đang theo học, thông tin về điểm trung bình kết quả học tập mà bạn đạt được và các thành tích học tập nổi bật sẽ là những yếu tố tăng tính thuyết phục cho CV của bạn. Ngoài ra, nếu bạn có những chứng chỉ, chứng nhận của các khoá học ngắn hạn bổ trợ cho nghề nghiệp thì cũng nên nêu ra trong mục này.

Thành tích

Các giải thưởng, thành tích hay học bổng mà bạn đã đạt được. Với các thông tin mà bạn đã từng được tuyên dương hay khen thưởng trong quá trình học tập sẽ rất có ích cho CV của bạn.

Hoạt động ngoại khoá

Ngoài thành tích, thông tin về các hoạt động ngoại khoá mà bạn đã tham gia trong trường Đại học, thành viên của các câu lạc bộ, tham gia các chiến dịch dành cho sinh viên cũng rất hữu ích nên bạn đừng bỏ quên khi viết CV nhé. Qua các hoạt động này, sự năng động, nhiệt tình, khả năng giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ xã hội của bạn sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

Kỹ năng

Mục này cũng rất quan trọng để giúp bạn ghi điểm cho CV. Bạn cần đọc kỹ yêu cầu của công việc mà bạn xin thực tập để xác định được những kỹ năng cứng và kỹ năng mềm phù hợp để liệt kê trong CV.

  • Ví dụ: Nếu thực tập ngành nghề Marketing thì nhóm kỹ năng cứng trong lĩnh vực Marketing cũng như các kỹ năng mềm về giao tiếp, thương lượng, đàm phán, phân tích thị trường... là những kỹ năng phù hợp.

Kinh nghiệm làm việc

Sinh viên thực tập thì sẽ chưa có kinh nghiệm làm việc để có thể làm nổi bật cho mục này. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo lắng vì nhà tuyển dụng hiểu được điều đó. Vì vậy, không nhất thiết bạn phải ghi những kinh nghiệp làm việc liên quan đến công việc bạn xin thực tập. Những kinh nghiệm của các công việc làm thêm mà bạn đã từng làm cũng là những điểm mà bạn có thể thể hiện bản thân trong mục này nhé.

Sở thích

Mục này cũng không phải là bắt buộc phải có trong CV nhưng bạn cũng có thể cân nhắc lựa chọn những sở thích thể hiện được tính cách của bạn phù hợp cho công việc để tạo điểm nhấn khác biệt cho CV với mục này.

Qua mục sở thích, nhà tuyển dụng sẽ nhìn thấy được những yếu tố phù hợp với môi trường làm việc, văn hoá doanh nghiệp của bạn và có thể bạn sẽ trở thành ứng viên tiềm năng cho vị trí nhân viên chính thức sau kỳ thực tập đấy nhé.

Mẫu CV xin thực tập cho sinh viên chuẩn, chuyên nghiệp ✓ Download mẫu CV sinh viên thực tập file Word dễ chỉnh sửa, tiện dùng ngay, hoàn toàn miễn phí ✓ Hướng dẫn cách viết CV xin việc thực tập thuyết phục được nhà tuyển dụng ✓ Thuộc dự án 1001 Mẫu CV Xin Việc ViecLamVui

#CachVietCVXinViecThucTap #ViecLamVui #KyNangNgheNghiep #CachVietCVXinViec