Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng thi công xây dựng cập nhật đúng quy định pháp luật ✿ Sử dụng bàn giao mặt bằng thi công công trình nhà phố, biệt thự, toà nhà, chung cư, khách sạn, resort... ✿ Dựng sẵn nội dung chuẩn ✿ Tải online file Word không mất phí ✿ Những lưu ý khi lập biên bản bàn giao mặt bằng thi công xây dựng đầy đủ giá trị pháp lý
Biên bản bàn giao mặt bằng thi công xây dựng là gì
Biên bản bàn giao mặt bằng thi công xây dựng là văn bản ghi nhớ việc bàn giao mặt bằng thi công công trình dựa trên những điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng xây dựng. Biên bản này được thành lập dưới sự chứng kiến và ký xác nhận của các bên: chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị tư vấn giám sát và đơn vị tư vấn thiết kế.
Download mẫu biên bản bàn giao mặt bằng file Word chuẩn nhất
Trước khi tiến hành khởi công xây dựng công trình, mặt bằng thi công cần được bàn giao cho đơn vị thi công để các kỹ sư xây dựng tiến hành kiểm tra và chuẩn bị nhằm đảm việc xây dựng công trình diễn ra đúng tiến độ đã thoả thuận với chủ đầu tư.
Để tránh những rắc rối phát sinh sau này giữa các bên, việc ghi nhận bàn giao mặt bằng thi công xây dựng cần được lập thành biên bản và có đầy đủ sự xác nhận của các bên liên quan bao gồm: chủ đầu tư, đơn vị thi công, đơn vị tư vấn giám sát và đơn vị tư vấn thiết kế.
Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng sau đây được soạn thảo nội dung chuẩn đúng theo quy định pháp luật từ kho 1001 Mẫu Văn Bản của ViecLamVui - trang web tuyển dụng trực tuyến, tìm việc nhanh đa ngành nghề hiệu quả và uy tín - sẽ giúp bạn hoàn thành được biên bản nhanh dễ dàng và tiết kiệm thời gian.
Những lưu ý khi lập biên bản bàn giao mặt bằng thi công xây dựng
Cần có sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan: Công trình xây dựng trước khi thi công thường được tiến hành khảo sát rất kỹ cũng như cần có sự thực hiện bản vẽ thiết kế chi tiết từ các kiến trúc sư chuyên nghiệp của các đơn vị thiết kế. Vì vậy, việc thực hiện bàn giao mặt bằng thi công cần có sự tham gia đầy đủ của các bên thi công, giám sát thi công, tư vấn thiết kế và chủ đầu tư để xác nhận và đảm bảo công trình được xây dựng theo đúng mục đích của chủ đầu tư, cũng như tránh việc đẩy trách nhiệm giữa các bên khi có sự cố trong quá trình thi công.
Thông tin chính xác, minh bạch, công khai: Việc xây dựng công trình cần tuân thủ đúng quy định của nhà nước, đúng Luật xây dựng. Vì vậy tất cả thông tin trong biên bản bàn giao mặt bằng thi công cần được ghi chép đầy đủ, chính xác, minh bạch. Các thông tin thỏa thuận bàn giao chi tiết, cụ thể giữa các bên như: diện tích đất được bàn giao, địa điểm, thời gian bàn giao,... cần được đo đạc, ghi nhận chính xác căn cứ theo thiết kế và trên thực tế để đảm bảo thực hiện đúng hợp đồng xây dựng, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên khi có tranh chấp xảy ra.
Chữ ký xác nhận của các bên: Sau khi đã thống nhất về mặt bằng thi công xây dựng được bàn giao, các bên có liên quan tham gia việc bàn giao cần phải ký xác nhận và ghi họ tên rõ ràng của người đại diện trên biên bản được lập ra. Sự xác nhận này chính là sự đồng ý về trách nhiệm của mình nên phải ký chữ ký sống. Biên bản bàn giao mặt bằng với chữ ký photo sẽ không có giá trị pháp lý.
Ghi rõ số bản của biên bản bàn giao mặt bằng được lập: Mỗi bên có mặt tại hiện trường bàn giao mặt bằng sẽ ký biên bản bàn giao và sẽ giữ 01 bản chính có giá trị tương đương nhau của biên bản được lập ra để làm hồ sơ lưu trữ và căn cứ giải quyết các vấn đề phát sinh nếu có. Vì vậy số lượng bản của biên bản bàn giao cần được lập tương ứng với số bên tham gia bàn giao mặt bằng và thông tin này cũng được ghi rõ trong biên bản bàn giao mặt bằng thi công xây dựng.
#Bien_Ban_Ban_Giao_Mat_Bang #Bien_Ban_Ban_Giao_Mat_Bang_Thi_Cong #Mau_Bien_Ban_Ban_Giao_Mat_Bang_Xay_Dung #1001MauVanBanViecLamVui