Logo

ViecLamVui chọn lọc, tổng hợp kinh nghiệm tuyển dụng kế toán mới ra trường chất lượng cho doanh nghiệp

Lượt xem: 196
Ngày đăng: 16/03/2024

Kế toán là ngành nghề phổ biến trong thị trường lao động hiện nay. Tuy nhiên cũng như nhiều ngành nghề khác, việc tuyển dụng nhân sự kế toán thường được các nhà tuyển dụng ưu tiên tìm kiếm những ứng viên có kinh nghiệm. Vậy cơ hội việc làm cho các bạn kế toán mới ra trường sẽ như thế nào? Trong bài viết này, ViecLamVui tổng hợp và chọn lọc những kinh nghiệm giúp các bạn kế toán mới ra trường tìm được công việc phù hợp cũng như nhà tuyển dụng sẽ tìm thấy cho mình những ứng viên kế toán mới ra trường tiềm năng.

FAQ: Những câu hỏi thường gặp của kế toán mới ra trường

Kế toán mới ra trường nên bắt đầu từ công việc gì?

Kế toán là bộ phận không thể thiếu của bất kỳ doanh nghiệp nào trong mọi lĩnh vực. Việc làm kế toán trong thị trường lao động hiện nay rất phổ biến và đa dạng. Một nhân viên có chuyên môn kế toán có thể đảm nhận các vị trí công việc kế toán phần hành khác nhau hoặc đảm nhận vị trí công việc của kế toán tổng hợp, kế toán trưởng. 

Một số vị trí kế toán phần hành mà nhân viên kế toán có thể đảm nhận là:

  • Kế toán bán hàng: Lập hoá đơn, lập chứng từ bán hàng, tổng hợp doanh thu bán hàng, báo cáo bán hàng theo quy định của doanh nghiệp và yêu cầu lĩnh vực ngành nghề công ty kinh doanh.
  • Kế toán công nợ: Lên công nợ phải thu, phải trả, lập kế hoạch thu nợ, giãn nợ và kỹ năng đòi nợ, giãn nợ căn cứ trên các hoá đơn bán hàng và chứng từ bán hàng của doanh nghiệp.
  • Kế toán thanh toán: Lập đề nghị, tạm ứng, hoàn ứng và thanh toán, căn cứ vào chứng từ mở sổ theo dõi các khoản tạm ứng thanh toán và đối chiếu công nợ theo quy định của doanh nghiệp.
  • Kế toán tiền lương: Soạn thảo hợp đồng lao động, quản lý hợp đồng lao động, xây dựng quy chế lương, cách tính lương và thanh toán lương, quản lý và theo dõi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của doanh nghiệp.
  • Kế toán kho: Lập chứng từ xuất - nhập, nhập - xuất hàng, căn cứ vào chứng từ để ghi sổ theo dõi và quản lý luồng hàng qua kho, lên báo cáo nhập xuất tồn hàng. 
  • Kế toán quỹ tiền mặt: Lập phiếu thu – chi, thực hiện thu chi, lập sổ theo dõi và quản lý luồng tiền qua quỹ, quản lý tiền theo đúng quy định thu – quy định chi của doanh nghiệp.
  • Kế toán ngân hàng: Lập uỷ nhiệm chi, séc rút tiền, nộp tiền vào tài khoản. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ theo dõi luồng tiền qua ngân hàng, cuối tháng đối chiếu với sổ phụ ngân hàng và quản lý tiền tại ngân hàng.

Một nhân viên kế toán mới ra trường thường chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, chưa quen với việc xử lý giấy tờ kế toán. Vì vậy, để làm công việc kế toán khi mới ra trường, bạn có thể bắt đầu từ công việc kế toán bán hàng. 

Công việc kế toán bán hàng cũng khá đơn giản và không đòi hỏi quá nhiều kỹ năng cũng như nghiệp vụ kế toán.và giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc xử lý hoá đơn chứng từ, xử lý các khoản công nợ, các khoản phải thu… trong các công việc kế toán sau này.

Kế toán mới ra trường cần làm gì để có kinh nghiệm?

Kế toán có thể được xem là một bộ phận quan trọng của doanh nghiệp vì kế toán sẽ làm công việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Qua đó, kế toán sẽ theo dõi những hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp và tổng hợp các kết quả bằng các bản báo cáo kế toán nhằm hỗ trợ việc ra quyết định và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Vì thế, khi tuyển dụng kế toán, nhiều doanh nghiệp thường có ưu tiên tuyển dụng những nhân viên kế toán đã có kinh nghiệm để có thể thực hiện tốt công việc.

Với một nhân viên kế toán mới ra trường chỉ mới được học kiến thức chuyên môn trên sách vở, chưa có cơ hội tiếp xúc nhiều với công việc thực tế cũng là một bất lợi khi đi xin việc. Vì vậy, để có thêm kinh nghiệm nghề nghiệp, một nhân viên kế toán mới ra trường có thể làm những việc sau để tích luỹ kinh nghiệm:

  • Bắt đầu từ công việc kế toán phần hành đơn giản nhất.
  • Hãy chủ động học hỏi thêm các kinh nghiệm xử lý công việc từ các nhân viên đi trước. 
  • Nếu trong doanh nghiệp có nhiều vị trí kế toán phần hành khác nhau, bạn hãy chủ động tìm hiểu và xin được làm công việc ở tất cả vị trí kế toán phần hành đó để có thêm kinh nghiệm của từng vị trí.
  • Tìm và theo học các lớp bồi dưỡng kỹ năng về kế toán.
  • Trao đổi kinh nghiệm trên các diễn đàn kế toán. 

Những lỗi mà kế toán mới ra trường thường hay mắc phải là gì?

Do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong việc xử lý các hồ sơ chứng từ kế toán nên kế toán mới ra trường thường hay mắc phải các lỗi sau trong việc kê khai thuế:

Công việc kế toán Lỗi mắc phải
Kê khai thuế GTGT (tháng, quý)
  • Kê khai tờ khai nhập khẩu mà không kê theo giấy nộp tiền.
  • Không kê khai PL01-3/GTGT đối với Doanh nghiệp kinh doanh xe gắn máy, ô tô.
  • Không biết cách lập tờ khai bổ sung và xử lý phần thuế GTGT do sai sót.
  • Không đóng dấu giáp lai tờ khai GTGT hàng tháng.
  • Không điền đầy đủ thông tin Doanh nghiệp.
  • Hạch toán, kê khai không đúng thời gian, quá thời hạn kê khai 6 tháng nhưng vẫn kê khai khấu trừ thuế GTGT
  • Thiếu chỉ tiêu [22] thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang.
  • Không kê đúng mục của bảng kê đầu vào, không phân biệt hóa đơn dùng chung và dùng riêng cho hàng chịu thuế và không chịu thuế.
  • Cấn trừ số thuế phát sinh âm kỳ này với nợ thuế GTGT chưa nộp của kỳ trước.
  • Tính vào số thuế GTGT đầu vào đối với hàng hoá nhập khẩu theo thông báo của Hải Quan, trong khi chưa nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu đó.
  • Không ghi chú thời hạn thanh toán khi hóa đơn GTGT đầu vào trên 20 triệu.
Kê khai thuế TNDN
  • Không loại chi phí không được trừ khi xác định thuế TNDN.
  • Không chọn mục gia hạn nộp tiền thuế khi phát sinh thuế doanh nghiệp. Phải nộp khi có quyết định gia hạn nộp thuế của tổng cục thuế.
  • Không thiết lập đầy đủ hồ sơ về tài sản cố định, mua sắm TSCĐ không có hoá đơn hợp lệ.
  • Thiếu bảng kê hồ sơ quyết toán thuế (liệt kê danh sách hồ sơ đính kèm theo nhằm tránh thất lạc).
  • Hạch toán chi phí tiền lương nhưng thiếu hợp đồng lao động; bảng lương không có người ký nhận, không có bảng chấm công.
Kê khai thuế TNCN
  • Không trừ khoản phụ cấp tiền ăn mà Doanh nghiệp phải trả cho người lao động (Không vượt quá 620.000 đồng) khi tính thuế TNCN.
  • Không trừ các khoản nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp khi tính thuế TNCN
  • Kê khai sai chỉ tiêu
  • Không xác định được khi nào khai thuế TNCN theo tháng và khi nào thì theo quý.
  • Không khấu trừ thuế của cá nhân không có HĐLĐ có thu nhập từ 2tr trở lên.

Kế toán mới ra trường cần có những kỹ năng gì để dễ tìm việc làm?

Để dễ dàng tìm được việc làm khi mới ra trường, nhân viên kế toán cần chuẩn bị cho mình những kỹ năng cần thiết sau:

  • Nắm vững kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực kế toán
  • Thường xuyên cập nhật các thông tư nghị định về thuế, tìm hiểu để nắm rõ luật về thuế.
  • Thành thạo vi tính văn phòng (word, excel) và biết cách sử dụng các phần mềm kế toán thông dụng.
  • Biết cách tính toán giải quyết vấn đề.
  • Có kỹ năng ngoại ngữ nếu bạn muốn làm việc ở các công ty nước ngoài.
  • Trau dồi kỹ năng làm việc và đối đáp với cơ quan thuế.

Lương của kế toán mới ra trường có cao không?

Thực tế trong các doanh nghiệp hiện nay, việc trả lương cho người lao động sẽ phù hợp và biến động theo những trách nhiệm, công sức của người lao động đã bỏ ra trong tất cả các ngành nghề. Tùy thuộc vào kỹ năng và kinh nghiệm cũng như kiến thức công việc mà mỗi người làm việc ở mỗi vị trí khác nhau tại doanh nghiệp được hưởng những mức lương khác nhau.

Đối với việc làm kế toán cũng vậy, mức lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động cũng phụ thuộc vào tính chất, vị trí công việc, kinh nghiệm và kỹ năng của nhân viên kế toán. Theo đó, mức lương của kế toán phần hành sẽ khác với mức lương ở các vị trí kế toán tổng hợp và kế toán trưởng.

Nhân viên kế toán mới ra trường khi bắt đầu đi làm tại các công ty thường có mức lương sẽ không cao, mặt bằng chung khoảng từ 5.000.000 VND - 7.000.000 VND/Tháng. Tuy nhiên, theo thời gian và kinh nghiệm có được, bạn sẽ có những vị trí làm việc cao hơn và mức lương cũng sẽ có sự điều chỉnh tương xứng.

Kế toán mới ra trường có thể tìm việc ở đâu nhanh?

Việc làm kế toán được đánh giá là việc làm khá phổ biến trong thị trường lao động hiện nay. Với sự phát triển mạnh của lĩnh vực CNTT và mạng xã hội, nhân viên kế toán mới ra trường sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn.

Bạn có thể dễ dàng tìm thấy các tin đăng tuyển dụng việc làm kế toán trên các Website tuyển dụng phổ biến, các mạng xã hội như Facebook, LinkedIn hoặc trên các diễn đàn nghề nghiệp kế toán…

Tuy nhiên, các bạn cũng cần lưu ý xem và tìm hiểu kỹ thông tin của nhà tuyển dụng trước khi ứng tuyển để tránh bị lừa đảo hoặc những công việc ảo bạn nhé.

Công việc của kế toán mới ra trường

Hướng dẫn tuyển dụng kế toán mới ra trường hiệu quả trên ViecLamVui

Hiện nay, khi tìm kiếm thông tin tuyển dụng về việc làm kế toán mới ra trường trên mạng Internet, ta có thể tìm thấy nhiều thông tin tuyển dụng được đăng tuyển trên các Website tuyển dụng phổ biến. ViecLamVui cũng là một Website tuyển dụng phổ biến và uy tín hiện nay, được nhiều doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn để đăng tin tuyển dụng. ViecLamVui hỗ trợ các doanh nghiệp đăng tin tuyển dụng miễn phí việc làm kế toán mới ra trường cũng như việc làm của rất nhiều ngành nghề khác nhau. Ngoài ra các nhà tuyển dụng cũng có thể tìm thấy nhiều hồ sơ ứng viên chất lượng cao tại ViecLamVui.

Để việc tuyển dụng kế toán mới ra trường hiệu quả trên ViecLamVui, nhà tuyển dụng cần chuẩn bị những tin đăng tuyển dụng với mô tả và yêu cầu công việc rõ ràng, EVP nổi bật và có sức thu hút ứng viên….

ViecLamVui gửi đến nhà tuyển dụng một số thông tin cần lưu ý trong quá trình tuyển dụng để có thể tìm thấy những ứng viên kế toán mới ra trường tiềm năng và chất lượng.

Phỏng vấn ứng viên

Thông thường phần lớn doanh nghiệp vẫn thường ưu tiên tuyển dụng những nhân viên kế toán nhiều kinh nghiệm khi đăng tin tuyển dụng việc làm kế toán. Bên cạnh đó, vẫn có một số doanh nghiệp lại thích lựa chọn những kế toán mới ra trường để có thể hướng dẫn và đào tạo theo quy trình kế toán trong công ty.

Để doanh nghiệp có thể lựa chọn được những nhân viên kế toán mới ra trường nhưng vẫn đáp ứng tốt công việc thì nhà tuyển dụng cần lưu ý phần phỏng vấn ứng viên để có thể tìm ra được các ứng viên tiềm năng.

Phỏng vấn chuyên môn

Tuy là kế toán mới ra trường nhưng chắc chắn các bạn đã được học những kiến thức chuyên môn trong ngành nghề kế toán. Vì vậy trong phần phỏng vấn về chuyên môn, nhà tuyển dụng có thể đặt ra những câu hỏi về kiến thức kế toán hoặc những tình huống kế toán thực tế để xem ứng viên có nắm vững chuyên môn và có khả năng xử lý tình huống trong kế toán hay không.

Một số câu hỏi chuyên môn mà doanh nghiệp có thể đặt ra với ứng viên như là:

  • Bạn có biết sử dụng phần mềm kế toán không và đã sử dụng những phần mềm kế toán nào?
  • Bạn hiểu công việc của một kế toán là gì?
  • Bạn đã từng làm những báo cáo kế toán, tài chính nào chưa?
  • Bạn sẽ làm gì nếu bản cân đối tài khoản không cân?
  • Bạn hãy cho chúng tôi biết vai trò và chức năng của công tác kế toán?
  • Nếu một kế toán kho có số liệu không trùng khớp với số liệu của thủ kho thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
  • Bạn là kế toán tiền mặt, vậy nếu số liệu của bạn không trùng khớp với số liệu của thủ quỹ thì bạn sẽ xử lý như thế nào?
  • Bạn dự tuyển vào vị trí kế toán bán hàng, vậy theo nghiệp vụ kế toán bạn biết làm những gì? Bạn cần loại chứng từ, hóa đơn nào, các tài khoản nào bạn cần phải sử dụng thường xuyên (Tương tự như câu hỏi này dành cho kế toán kho, kế toán thuế, kế toán thu chi, kế toán công nợ …)
  • Theo bạn thì công việc kế toán có những khó khăn nào?
  • ….

Phỏng vấn kỹ năng mềm

Ngoài những tìm hiểu về kiến thức chuyên môn có đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của công ty hay không, doanh nghiệp cũng cần đặt ra những câu hỏi để tìm hiểu về các kỹ năng mềm của ứng viên. Câu trả lời của ứng viên cho những câu hỏi này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được ứng viên có phù hợp với văn hoá công ty hay không, có sự khéo léo trong việc xử lý các tình huống phát sinh trong công việc hay không và có tinh thần trách nhiệm hay chịu được áp lực công việc không?

Một số câu hỏi khai thác kỹ năng mềm của ứng viên mà nhà tuyển dụng có thể tham khảo là:

  • Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
  • Vì sao bạn lại chọn lựa nghề kế toán?
  • Nghề kế toán có giúp gì bạn trong cuộc sống không?
  • Những đức tính nào quan trọng nhất khi làm kế toán?
  • Nếu bạn được nhận vào làm việc ở công ty chỉ có một mình bạn là nhân viên kế toán, bạn sẽ tổ chức công việc kế toán cho công ty như thế nào?
  • Bạn có trách nhiệm với công việc của mình không? Trách nhiệm đó sẽ được thể hiện như thế nào?
  • Bạn có khả năng giải toả các áp lực trong công việc của mình không?
  • Bạn có tự tin vào năng lực sử dụng vi tính văn phòng của mình không, nếu chúng tôi kiểm tra năng lực đó bằng thực tế ngay bây giờ?
  • ...

Quá trình thử việc của ứng viên

Sau khi đã vượt qua giai đoạn phỏng vấn, các ứng viên cần có quá trình thử việc ở vị trí công việc tuyển dụng để doanh nghiệp có thể đánh giá được ứng viên có thực sự phù hợp công việc đó không?

Trong quá trình thử việc, doanh nghiệp nên cử một nhân viên có kinh nghiệm để theo sát và hướng dẫn ứng viên cách thực hiện công việc kế toán theo đúng quy định của công ty. Nhà tuyển dụng cũng cần lưu ý đánh giá sự hoàn thành công việc của ứng viên qua các công việc cụ thể cũng như đánh giá khả năng xử lý tình huống công việc để lựa chọn được những ứng viên thích hợp với công ty.

Để ứng viên tự tin và có sự cố gắng làm việc trong quá trình thử việc, doanh nghiệp cũng cần lưu ý trong việc hướng dẫn và chia sẻ những thông tin cần thiết liên quan đến công việc của công ty. Điều này sẽ giúp ứng viên có cơ sở thực hiện công việc cũng như tạo được sự gắn kết ban đầu giữa ứng viên và doanh nghiệp của bạn.

Tìm việc làm kế toán mới ra trường nhanh trên ViecLamVui

Hiện nay, người tìm việc làm kế toán có thể tìm thấy nhiều thông tin tuyển dụng việc làm của ngành nghề này trên các nền tảng tuyển dụng việc làm khác nhau như: Website tuyển dụng, Mạng xã hội, diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp…

ViecLamVui là website tuyển dụng cũng khá phổ biến hiện nay và được nhiều ứng viên tìm đến để tìm kiếm cơ hội việc làm kế toán. Các nhà tuyển dụng khi đăng tin tuyển dụng tại ViecLamVui sẽ được xác thực thông tin nhà tuyển dụng nên ứng viên sẽ yên tâm hơn.

Một số lưu ý để các bạn nhân viên kế toán mới ra trường tham khảo để có thể tìm việc kế toán nhanh trên ViecLamVui

Tuyển dụng kế toán trên ViecLamVui

Viết hồ sơ xin việc kế toán

Kế toán được xem là một ngành nghề đặc thù, vì vậy ứng viên khi viết hồ sơ xin việc kế toán cần chú ý một số điểm sau để hồ sơ của mình có thể thu hút được nhà tuyển dụng:

Giới thiệu về bản thân

Đây là phần đầu tiên trong CV xin việc và có thể quyết định được việc nhà tuyển dụng có xem tiếp hồ sơ của bạn hay không. Vì thế, việc bạn tóm tắt về bản thân của mình một cách ấn tượng chỉ trong một vài câu ngắn ngủi sẽ giúp CV của bạn nổi bật hơn các ứng viên khác.

Bạn cũng có thể liệt kê các khoá học, các chứng chỉ đạt được và bất cứ kinh nghiệm nào mà bạn có được trong lĩnh vực kế toán trong phần giới thiệu về bản thân nhằm nêu bật được kiến thức chuyên môn của bạn trong nghề nghiệp này.

Các kỹ năng nghề nghiệp

Trong phần này, bạn hãy nêu lên được những kỹ năng, tố chất của bạn có thể thích hợp với việc làm kế toán. Một số kỹ năng bạn có thể đề cập trong CV xin việc kế toán của bạn như là:

  • Sử dụng thành thạo vi tính văn phòng
  • Biết sử dụng các phần mềm kế toán phổ biến
  • Siêng năng, cẩn thận, trung thực
  • Có trách nhiệm trong công việc
  • Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng giao tiếp
  • ….

Trình độ chuyên môn

Cũng giống như ở hầu hết các lĩnh vực khác, trong ngành kế toán, nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên các bằng cấp chuyên môn, kinh nghiệm để có thể làm tốt công việc. Vì thế, trong phần mô tả về trình độ chuyên môn, bạn hãy liệt kê chi tiết quá trình học và các bằng cấp chuyên môn mà bạn đạt được trong lĩnh vực kế toán. Việc liệt kê nên trình bày theo thứ tự thời gian từ xa đến gần hiện tại nhất.

Mô tả kinh nghiệm làm việc

Đối với các bạn kế toán mới ra trường, kinh nghiệm làm việc thực tế của bạn hầu như chưa có nên việc mô tả kinh nghiệm làm việc sẽ không tạo được nhiều lợi thế cho bạn, Tuy nhiên, bạn cũng đừng bỏ qua phần mô tả kinh nghiệm làm việc này nhé. 

Bạn có thể kể ra một số kinh nghiệm xử lý với các chứng từ kế toán mà bạn được học ở các khoá học bạn đã tham gia, các công việc liên quan đến kế toán mà bạn đã được làm trong quá trình bạn đi thực tập trước khi tốt nghiệp. Nhà tuyển dụng cũng rất quan tâm đến việc bạn tiếp thu và áp dụng những kiến thức mà bạn đã được học như thế nào trong thực tế và điều này được thể hiện trong thời gian bạn đi thực tập.

Chuẩn bị cho việc phỏng vấn

Tham gia buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng là việc quyết định bạn có nhận được công việc hay không. Vì vậy, bạn cần có sự chuẩn bị cho buổi phỏng vấn để đạt được kết quả tốt đẹp. Một vài sự chuẩn bị cần thiết cho buổi phỏng vấn mà ViecLamVui gợi ý cho bạn là:

  • Tìm hiểu thông tin nhà tuyển dụng: Bạn có thể tìm kiếm trên Internet hoặc trên Website của nhà tuyển dụng một số thông tin tiêu biểu của doanh nghiệp như là thời gian thành lập, lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ tiêu biểu… Việc tìm hiểu trước thông tin chứng tỏ được với nhà tuyển dụng sự quan tâm của bạn đối với công ty và vị trí công việc bạn muốn ứng tuyển. Điều này có thể tạo ra sự đánh giá tốt về bạn nơi nhà tuyển dụng.
  • Thời gian đi phỏng vấn: Thời gian tốt nhất để đến buổi phỏng vấn là bạn nên đến trước lịch hẹn khoảng 10-15 phút. Bạn đừng nên đến quá sát giờ và tuyệt đối tránh việc đến muộn. Nếu bạn đến phải muộn vì có lý do chính đáng, bạn nên liên hệ với nhà tuyển dụng để giải thích, mong họ thông cảm và chờ bạn. Ngoài ra việc đến sớm trước lịch hẹn sẽ giúp bạn có thời gian chuẩn bị lại trang phục, hồ sơ cũng như có thời gian để bình tĩnh, tự tin trước khi vào tham gia phỏng vấn.
  • Trang phục khi đi phỏng vấn: Trang phục tốt nhất để tham gia buổi phỏng vấn là trang phục công sở với màu sắc trang nhã. Các bạn nữ thì nên chú ý vấn đề trang điểm. Bạn không nên trang điểm quá đậm, quá loè loẹt mà chỉ cần trang điểm thật nhẹ nhàng giúp tạo thêm sự tự tin cho bạn.

Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc kế toán

Dưới đây là một số chia sẻ của ViecLamVui về những kinh nghiệm khi tham gia phỏng vấn xin việc kế toán giúp bạn có một buổi phỏng vấn thành công.

Kinh nghiệm trả lời các câu hỏi về nghiệp vụ kế toán

Thông thường trong các buổi phỏng vấn, người phỏng vấn sẽ đưa ra một vài nghiệp vụ mà công ty thường xuyên phát sinh, sau đó yêu cầu các ứng viên định khoản hoặc giải quyết tình huống. Mỗi một công ty sẽ có một cách làm khác nhau nên đôi khi các bạn có kinh nghiệm cũng chưa chắc có hướng giải quyết tốt cho các nghiệp vụ mà công ty đó đưa ra. Vì vậy, ở phần này chỉ cần các bạn nắm chắc kiến thức đã được học để giải quyết các tình huống nghiệp vụ mà người phỏng vấn đưa ra.

Kinh nghiệm trong việc trả lời các câu hỏi phỏng vấn

Ngoài việc kiểm tra kiến thức chuyên môn, nhà tuyển dụng cũng sẽ đặt ra những câu hỏi để khai thác các kỹ năng mềm của bạn để xem bạn có thật sự phù hợp với vị trí công việc kế toán hay không cũng như đánh giá xem bạn có thích hợp với văn hoá của công ty không. Vì vậy, để trả lời tốt những câu hỏi phỏng vấn được đặt ra, bạn cần chú ý:

  • Luôn mỉm cười và thể hiện thái độ thân thiện khi trả lời nhà phỏng vấn
  • Khi được yêu cầu giới thiệu về bản thân bạn cần giới thiệu ngắn gọn và súc tích về bản thân, không trình bày quá dài dòng. Bạn hãy nói lên được những thành tích, kinh nghiệm, kỹ năng của bạn chắc chắn sẽ làm tốt vị trí công việc kế toán mà bạn ứng tuyển.
  • Với nhân viên kế toán mới ra trường khi được hỏi bạn đã đi làm ở đâu chưa hay đã có kinh nghiệm gì thì cũng đừng nên lúng túng. Bạn có thể trả lời những kinh nghiệm làm các công việc liên quan kế toán mà bạn có được khi đi thực tập hoặc kinh nghiệm xử lý các chứng từ, nghiệp vụ kế toán trong các khoá học kế toán thực tế mà bạn đã tham gia.
  • Hãy tập trung và lắng nghe kỹ câu hỏi của người phỏng vấn để trả lời ngắn gọn nhưng đúng trọng tâm, tránh nói lan man, dài dòng. Đối với những câu hỏi khó mà bạn chưa biết thì không nên trả lời vòng vo mà nên mỉm cười và nói khéo với nhà phỏng vấn “Em chưa làm phần này nên em chưa có kinh nghiệm xử lý lắm, anh/chị có thể hướng dẫn/giải thích giùm em được không?”
  • Cuối buổi phỏng vấn, bạn hãy có lời chào và lời cảm ơn với người phỏng vấn.
Cơ hội việc làm kế toán mới ra trường mới nhất, chế độ đãi ngộ hấp dẫn, môi trường Việc Làm Vui, chuyên nghiệp

#Tuyen_Dung_Ke_Toan_Moi_Ra_Truong #Co_Hoi_Viec_Lam_Ke_Toan_Moi_Ra_Truong_Moi_Nhat #Che_Do_Dai_Ngo_Hap_Dan #Moi_Truong_Viec_Lam_Vui #Chuyen_Nghiep

Bạn có thể đăng tin tuyển dụng miễn phí, tìm việc làm miễn phí các vị trí công việcViệc làm kế toán. Bài viết thuộc danh mụcBlog Việc làm kế toán trên ViecLamVui