Logo

CSR là gì? Nhận thức đúng về CSR giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững

Lượt xem: 4373
Ngày đăng: 17/03/2024

Theo khảo sát từ ViecLamVui, có 80% người tiêu dùng quan tâm và đánh giá cao doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội và môi trường, là một trong các yếu tố tiên quyết để họ quyết định lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp của bạn đã biết đến khái niệm trách nhiệm xã hội CSR là gì chưa? Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trong bài viết về CSR cũng như tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của doanh nghiệp sẽ giúp bạn hiểu rõ và có cái nhìn chính xác hơn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhé.

CSR là gì - Ý nghĩa quan trọng của CSR đối với doanh nghiệp - ViecLamVui Wiki

CSR là gì? Những thông tin liên quan đến CSR trong doanh nghiệp

Trong các hoạt động của doanh nghiệp, chắc hẳn đã có lần bạn được nghe nhắc đến CSR. Tuy CSR là một khái niệm còn khá mới mẻ tại Việt Nam nhưng đối với các quốc gia phát triển trên thế giới, CSR được xem là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá về công ty đó. Bạn hãy cùng ViecLamVui tìm hiểu khái niệm CSR là gì nhé.

CSR là gì?

CSR chính là thuật ngữ viết tắt của cụm từ Corporate Social Responsibility được hiểu là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, là hoạt động mang lại lợi ích cho xã hội, cho cộng đồng. Đây có thể được xem là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh, cam kết đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường nơi doanh nghiệp hoạt động.

Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, CSR được xem là một yếu tố gia tăng lợi thế cạnh tranh, bảo vệ và nâng cao sự nhận biết về thương hiệu của doanh nghiệp cũng như gây dựng và củng cố lòng tin đối với đối tác, khách hàng và nhân viên công ty.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

 

Tiêu chuẩn cho CSR

Năm 2010, tổ chức Tiêu chuẩn hoá quốc tế (ISO) đã phát hành một bộ tiêu chuẩn tự nguyện nhằm giúp các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội. Đó là tiêu chuẩn ISO 26000. Vì CSR đi sâu vào chất lượng nhiều hơn số lượng nên khác với các tiêu chuẩn ISO khác, ISO 26000 cung cấp các hướng dẫn cụ thể thay vì chỉ là những yêu cầu của CSR.

Các tiêu chuẩn của CSR rất khó chứng nhận. Vì thế, ISO 26000 làm rõ trách nhiệm xã hội là gì và giúp các tổ chức chuyển các nguyên tắc CSR thành các hành động hiệu quả. 

CSR - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu như thế nào?

Tuỳ thuộc vào từng công ty và từng ngành nghề hoạt động mà trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ có những hình thức khác nhau phù hợp nhất. Các doanh nghiệp có thể thực hiện trách nhiệm xã hội thông qua các hoạt động cụ thể có ích với cộng đồng, với xã hội và với môi trường chung.

Việc thực hiện CSR - Trách nhiệm xã hội ngoài việc thể hiện rõ doanh nghiệp đang kinh doanh hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ của mình mà còn chứng minh rằng doanh nghiệp quan tâm đến môi trường và tính bền vững của môi trường. Các công ty áp dụng chương trình CSR đã giúp phát triển việc kinh doanh của họ đến mức họ có thể trả lại những giá trị tốt đẹp cho xã hội.

Doanh nghiệp cần thực hiện các trách nhiệm xã hội từ nền tảng đến nâng cao. Trong đó, trách nhiệm đảm bảo lợi nhuận kinh doanh, tuân thủ pháp luật và đạo đức kinh doanh sẽ là những bước thực hiện đầu tiên và cao nhất mới đến các hoạt động liên quan đến từ thiện, nhân ái.

Tại sao CSR lại có tầm quan trọng đối với doanh nghiệp

  • Thông qua các chương trình CSR, hoạt động từ thiện và tình nguyện, các doanh nghiệp có thể mang lại lợi ích cho xã hội đồng thời thúc đẩy thương hiệu của chính họ.
  • Các hoạt động CSR giúp tạo sự gắn kết hơn giữa nhân viên và công ty. Thúc đẩy tinh thần, giúp cả nhân viên và bộ phận quản lý cảm thấy kết nối nhiều hơn với thế giới xung quanh.
  • Doanh nghiệp thực hiện tốt CSR cũng chính là nơi nhân viên có ý thức xã hội tốt. Điều này giúp nâng cao uy tín của doanh nghiệp, từ đó thu hút thêm được nhiều khách hàng.
  • Việc xây dựng hình mẫu thương hiệu có trách nhiệm xã hội thật sự quan trọng và cấp thiết trong môi trường thông tin được lan truyền một cách nhanh chóng thông qua Internet và mạng xã hội để có thể phát triển và gia tăng lợi thế cạnh tranh. 
  • Trở thành doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội được tin cậy với nhiều nhóm đối tượng và toàn xã hội.

Các cách truyền thông hiệu quả CSR cho doanh nghiệp

Đối với lĩnh vực truyền thông, các hoạt động CSR rất đa dạng và không giới hạn trong các hoạt động từ thiện, tặng quà. Đó có thể là những hoạt động trách nhiệm xã hội khác nhau nhằm mang lại nhiều giá trị đóng góp hữu ích cho cộng đồng. Một số cách truyền thông hiệu quả CSR cho doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo

Xây dựng chính sách tốt cho nhân viên

Đối với người lao động, phúc lợi và chính sách tốt chính là một trong những yếu tố để lựa chọn nơi làm việc. Do đó, việc xây dựng những chính sách cởi mở với những chế độ phúc lợi tốt cho nhân viên chính là cơ sở để nhân viên và doanh nghiệp cùng nhau hợp tác làm việc thuận lợi, là tiền đề phát triển tốt cho cả hai bên.

Bên cạnh đó, sự phản hồi tốt từ đội ngũ nhân sự sẽ là hình thức quảng bá hiệu quả giúp doanh nghiệp gia tăng thêm hình ảnh và thương hiệu trên thị trường. Các chính sách tốt dành cho nhân viên chính là một hình thức truyền thông hiệu quả trách nhiệm xã hội không những giúp gia tăng được tính gắn kết giữa nhân viên với doanh nghiệp mà còn tạo được cảm tình của xã hội dành cho doanh nghiệp.

Hướng đến môi trường chung

Môi trường và việc bảo vệ môi trường đang là mối quan tâm chung trên toàn thế giới hiện nay. Thân thiện với môi trường chính là yếu tố được đánh giá cao trong mục tiêu phát triển bền vững chung của nhân loại. Vì thế, nếu doanh nghiệp bạn thực hiện được điều này trong kinh doanh và sản xuất thì đồng nghĩa với việc bạn đã tạo ra được sự khác biệt rất lớn đối với đối thủ, nhận được sự thiện cảm từ khách hàng cũng như người tiêu dùng. Sự truyền thông CSR gắn với môi trường sẽ là một lợi thế để bạn gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường kinh doanh khốc liệt hiện nay.

Trách nhiệm xã hội đối với những vấn đề xã hội quan tâm

Doanh nghiệp hoạt động và phát triển gắn liền với xã hội. Vì thế việc quan tâm đến các vấn đề xã hội nổi bật cũng là một cách truyền thông CSR hiệu quả đối với doanh nghiệp. Cập nhật được các vấn đề xã hội cũng là một các giúp doanh nghiệp đạt được thành công trong lĩnh vực kinh doanh của mình.

Chìa khóa cho chiến lược truyền thông CSR thành công là chọn một vấn đề có liên quan đến doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Một vấn đề có liên quan sẽ là điều gì đó không chỉ quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn, mà còn phù hợp với đối tượng bạn hướng đến.

Truyền tải kiến thức chuyên môn đến xã hội

Đối với từng lĩnh vực ngành nghề khác nhau, kiến thức chuyên môn trong việc phát triển sản phẩm và dịch vụ phục vụ khách hàng chính là tài sản có giá trị lớn đối với mỗi doanh nghiệp. Ví dụ: Truyền đạt những kiến thức về dinh dưỡng đối với người bệnh, người cao tuổi, cách nhận biết thông tin nhãn hiệu từ công ty chuyên về sản phẩm dinh dưỡng; hướng dẫn sử dụng thực phẩm sạch, lợi ích của ăn uống đúng cách,...

Việc tận dụng nguồn tài sản này để biến chúng thành các kiến thức hữu ích, chia sẻ rộng rãi đến mọi người cũng chính là cách đóng góp hữu ích cho xã hội và là phương thức truyền thông CSR hiệu quả cho doanh nghiệp.

Xây dựng chiến lược CSR - Những điều doanh nghiệp cần lưu ý

Hầu hết các doanh nghiệp phát triển bền vững đều có ý thức và hành động vì xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng của CSR trong hoạt động kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đã xây dựng các chiến lược CSR khác nhau để thể hiện được trách nhiệm xã hội của mình với cộng đồng. Tuy nhiên, khi xây dựng chiến lược CSR, một số điều mà doanh nghiệp cần lưu ý

Dựa trên nguồn lực cốt lõi của công ty

Việc thực hiện CSR không nhất thiết cần ngân sách dồi dào, nhiều khi chỉ cần nguồn lực khiêm tốn cũng có thể tạo ra những lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp. Các hoạt động CSR có thể là những điều gây chú ý, quan tâm cũng như kêu gọi hỗ trợ để xã hội cùng chung tay vì hoạt động cộng đồng. 

Xác định lĩnh vực doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động CSR

Nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn cho rằng hoạt động CSR chính là hoạt động từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn nhằm thể hiện đạo đức doanh nghiệp. Tuy nhiên, đó chỉ là một phần nhỏ trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội. 

CSR là chiến lược chủ động, đa dạng với nhiều hình thức và hướng đến nhiều đối tượng với nhiều chủ đề khác nhau. Vì thế khi thực hiện chiến lược CSR, doanh nghiệp cần xác định rõ lĩnh vực thực hiện hoạt động CSR để có sự lựa chọn hình thức hoạt động phù hợp và hiệu quả.

Phát động và khuyến khích nhân viên cùng tham gia vào các hoạt động CSR của công ty

Mỗi nhân viên có ý thức tiết kiệm điện, nước cũng là cách thể hiện trách nhiệm đối với môi trường sống của họ. Vì vậy, mỗi nhân viên trong công ty có thể từ những hành động cụ thể của mình góp phần trong chiến lược CSR của doanh nghiệp để phát triển bền vững, hướng đến những mục tiêu tốt đẹp hơn cho doanh nghiệp, cho cộng đồng và xã hội.

Cộng đồng địa phương là nhân tố trong chiến dịch CSR

Khi thực hiện chiến dịch CSR ở bất kỳ môi trường nào, sự lan toả và chung tay hành động vì cộng đồng từ địa phương chính là một yếu tố giúp các chiến dịch CSR của doanh nghiệp thành công.

Doanh nghiệp có thể thông qua báo, đài và các phương tiện truyền thông xã hội để truyền tải thông tin các chiến dịch CSR. Lúc này, vai trò truyền thông thật sự quan trọng trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện CSR hiệu quả và thành công.

Hoạt động CSR gắn kết với khách hàng

Thật sự hiện nay, vai trò của CSR đã trở nên rất cần thiết đối với doanh nghiệp. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, người tiêu dùng rất chú ý đến trách nhiệm xã hội của các thương hiệu đối với cộng đồng, xã hội và môi trường chung trước khi có sự lựa chọn mua hàng. Vì thế CSR hiện được xem là chiến lược phát triển của doanh nghiệp để có thể thu hút sự quan tâm và tín nhiệm của khách hàng đối với sản phẩm của công ty mình.

Theo khảo sát từ ViecLamVui, có 80% người tiêu dùng quan tâm và đánh giá cao doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội và môi trường, là một trong các yếu tố tiên quyết để họ quyết định lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp của bạn đã biết đến khái niệm trách nhiệm xã hội CSR là gì chưa? Hy vọng qua những thông tin chia sẻ trong bài viết về CSR cũng như tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của doanh nghiệp sẽ giúp bạn hiểu rõ và có cái nhìn chính xác hơn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhé.

#CSRLaGi #ViecLamVui #ViecLamVuiWiki

Bạn có thể đăng tin tuyển dụng miễn phí, tìm việc làm miễn phí các vị trí công việcChăm Sóc Khách Hàng. Bài viết thuộc danh mụcBlog Chăm Sóc Khách Hàng trên ViecLamVui