Theo khảo sát từ ViecLamVui, phương thức kinh doanh OEM khá phổ biến tại Việt Nam nhưng rất ít người nhận ra. Ví dụ như các ngành sản xuất dệt may hay da giày tại Việt Nam chính là làm OEM cho các thương hiệu nước ngoài hay nhiều sản phẩm tiêu thụ trên thị trường mang thương hiệu của doanh nghiệp này nhưng được sản xuất bởi các nhà sản xuất khác. Vậy OEM là gì, những lợi thế của việc kinh doanh theo mô hình OEM và để đạt được hiệu quả theo mô hình kinh doanh OEM thì cần làm thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua một số thông tin chia sẻ của ViecLamVui nhé.
OEM là gì? Hàng OEM là gì?
Nếu bạn là người thường xuyên mua hàng và quan tâm đến nguồn gốc xuất xứ hàng hoá thì sẽ biết đến thuật ngữ OEM cũng như biết được hàng OEM là gì. Tuy nhiên cũng sẽ còn khá nhiều người chưa biết đến khái niệm này, vì vậy bạn hãy cùng ViecLamVui tìm hiểu một số thông tín cơ bản về OEM cũng như biết được hàng OEM là như thế nào nhé.
OEM là gì?
OEM là thuật ngữ viết tắt của từ Tiếng Anh "Original Equipment Manufacturer" được dịch ra Tiếng Việt với nghĩa là nhà sản xuất thiết bị gốc. Vì thế, OEM thường được dùng để chỉ những công ty chuyên thực hiện các công việc sản xuất ra sản phẩm theo thiết kế và các thông số kỹ thuật theo đơn đặt hàng của đối tác. Những sản phẩm này sẽ mang thương hiệu của công ty đặt làm sản phẩm khi đưa ra thị trường.
Theo thời gian, thuật ngữ này đã được sử dụng như để nói đến mối quan hệ hợp tác giữa các công ty trong một chuỗi cung ứng trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sản xuất thiết bị máy móc, phụ tùng ô tô... ngày càng phức tạp.
Hàng OEM là gì?
Khi nói đến hàng OEM, ta có thể hiểu đó chính là những sản phẩm chính hãng được sản xuất ra trực tiếp từ nhà sản xuất với việc ứng dụng các thiết bị công nghệ. Họ trực tiếp thực hiện công việc sản xuất và đưa ra thị trường tiêu thụ một cách rộng rãi với thương hiệu của chính họ mà không cần nhờ đến sự giúp đỡ của các hãng sản xuất nào khác.
Tại Việt Nam, hàng OEM ở một số lĩnh vực sản phẩm được hiểu cũng là những hàng xịn đúng tiêu chuẩn của nhà sản xuất nhưng sẽ được nhập riêng từng bộ phận máy móc từ nhà máy sản xuất chính hãng rồi mới tiến hành công đoạn thi công lắp ráp tại Việt Nam. Tuy nhiên, xét về độ tinh xảo, độ bền, chất lượng lắp ráp sẽ thì kém hơn một chút so với những sản phẩm hàng xịn được lắp ráp, đóng gói tại nhà máy sản xuất chính hãng.
Phân biệt giữa OEM và ODM
Nếu đã tìm hiểu được thông tin OEM là gì, chắc chắn bạn sẽ nhìn thấy được sự khác nhau từ khái niệm đến hình thức giữa OEM và ODM như sau:
Tiêu chí | OEM | ODM |
Khái niệm | OEM (Original Equipment Manufacturer) thường được dùng để chỉ các công ty, công xưởng thực hiện các công việc sản xuất theo thiết kế, thông số kỹ thuật được đặt trước và bán sản phẩm cho công ty khác. |
ODM (Original Design Manufacturing) chỉ các công ty, công xưởng đảm nhiệm việc thiết kế, xây dựng các sản phẩm theo yêu cầu. Các công ty ODM sẽ giúp bạn biến các ý tưởng thành một thiết kế thật sự nếu bạn gặp khó khăn trong việc thiết kế sản phẩm. |
Hình thức | Công ty OEM tham gia vào quá trình sản xuất thực tế. | Công ty ODM thường chỉ tham gia với tính chất thiết kế đơn thuần chứ không tham gia sản xuất trực tiếp. |
Giá thành cung cấp hàng hoá theo hình thức OEM và yêu cầu khi tham gia OEM
Có thể nói hàng hoá cung cấp theo hình thức OEM có giá cả thấp hơn giá sỉ bình thường. Bên cạnh đó, các sản phẩm hàng hoá OEM còn có sự liên quan chặt chẽ giữa 02 thành phần tham gia chính đó là công ty trực tiếp sản xuất cung cấp nguồn sản phẩm và công ty đặt hàng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Là đối tác của công ty sản xuất sản phẩm hàng hoá OEM, doanh nghiệp cần thoả mãn được 02 yêu cầu quan trọng là:
- Cần cập nhật và báo trước về số lượng cũng như yêu cầu chất lượng sản phẩm thông qua đơn đặt hàng hoặc hợp đồng sản xuất cụ thể để giúp cho công ty trực tiếp sản xuất cung cấp nguồn sản phẩm có thể lên kế hoạch sản xuất cụ thể và đảm bảo được yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn của công ty đặt hàng sản xuất.
- Công ty đặt hàng sản xuất không được tự ý bán hàng hoá OEM ra thị trường dưới dạng sản phẩm riêng lẻ theo kiểu bán từng loại linh kiện, thiết bị hay sản phẩm riêng lẻ, rời rạc. Công ty đặt hàng sản xuất chỉ được phép lắp ráp và tiêu thụ những sản phẩm chính hãng của công ty sản xuất dưới dạng một sản phẩm hoàn thiện về tổng thể.
Lợi thế của doanh nghiệp khi kinh doanh theo mô hình OEM
So với mô hình kinh doanh truyền thống, điểm khác biệt lớn nhất của kinh doanh theo mô hình OEM đó chính là khâu sản xuất. Doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình OEM có thể lược bớt một vài công đoạn hay là toàn bộ công đoạn trong khâu sản xuất. Từ lợi thế đó, những lợi ích mà doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình OEM có thể đạt được là:
- Chi phí đầu tư cho doanh nghiệp, nhà xưởng sản xuất không quá lớn nên giá cả của những sản phẩm hàng hoá OEM mà công ty cung cấp ra thị trường sẽ thấp hơn những mặt hàng cùng loại.
- Có cơ hội tiếp cận được với những kiến thức công nghệ mới, những nền tảng trí thức mới mà các công ty sản xuất thiết bị gốc đang nắm giữ và phát triển. Do đó, khi hợp tác kinh doanh theo mô hình OEM, doanh nghiệp cần lưu ý lựa chọn nhà sản xuất, nhà cung ứng đáng tin cậy và có trình độ công nghệ để tránh trường hợp gặp phải tình huống bị kiện vì ăn cắp công nghệ.
- Có thể triển khai nhiều ý tưởng kinh doanh khác nhau cũng như thuận lợi trong việc đưa vào thử nghiệm nhiều mặt hàng để thăm dò và thâm nhập thị trường một cách nhanh chóng.
Thực hiện mô hình kinh doanh OEM như thế nào để hiệu quả?
Mô hình kinh doanh OEM được xem là một mô hình kinh doanh có tính khả thi và thành công cao khi bạn có ý tưởng kinh doanh, mong muốn biến nó thành lợi nhuận nhưng không có nhiều chi phí đầu tư ban đầu cho việc sản xuất.
Kinh doanh theo phương thức OEM thực chất là thuê gia công, sau đó bán lại sản phẩm bằng chính thương hiệu của mình. Bạn có thể biến ý tưởng của mình theo mô hình kinh doanh OEM như sau:
- Xây dựng chiến lược kinh doanh, từ ý tưởng cho đến định hướng: Vì không trực tiếp làm ra sản phẩm nên doanh nghiệp OEM không quá để tâm đến các tiêu chí như năng lực sản xuất cao, giá bán cạnh tranh hay nhà xưởng sản xuất. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần phải nắm được công nghệ, công thức sản phẩm và am hiểu quy trình làm việc.
- Có chiến lược định vị, xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp: Làm thương hiệu là điều cần thiết đối với bất kỳ phương thức kinh doanh nào nhưng điều này đặc biệt cần thiết đối với doanh nghiệp OEM. Vì không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nên việc phát triển tốt thương hiệu rất quan trọng. Việc xây dựng thương hiệu tốt cũng giúp tạo ra thị trường cho sản phẩm.
- Lựa chọn nhà sản xuất phù hợp: Cần tìm đối tác sản xuất uy tín, chất lượng và phù hợp với ý tưởng kinh doanh để sản phẩm muốn thực hiện đảm bảo được chất lượng cần thiết và tối ưu nhất.
- Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng: Là công việc quan trọng để đảm bảo luôn kiểm soát được chất lượng sản phẩm, bảo vệ uy tín của thương hiệu. Luôn phải có bộ phận kiểm tra thường xuyên và định kỳ chất lượng của sản phẩm.
- Xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm: Việc xây dựng được hệ thống phân phối sản phẩm hiệu quả trên cơ sở nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng được đánh giá là xương sống của sự thành công. Hệ thống phân phối tốt sẽ đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm và tối đa hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp.
#OEMLaGi #HangOEMLaGi #ViecLamSanXuat #ViecLamVuiWiki #ViecLamVui