Logo

Mô tả công việc quản lý sản xuất - Những kỹ năng của người quản lý sản xuất giỏi

Lượt xem: 26202
Ngày đăng: 17/03/2024

Theo khảo sát các nhà tuyển dụng trên ViecLamVui, hầu hết đều cho rằng vị trí công việc quản lý sản xuất là không thể thiếu trong bất kỳ một nhà máy, xí nghiệp nào. Vậy quản lý sản xuất là gì? Mô tả công việc quản lý sản xuất như thế nào? Nhà tuyển dụng thường tìm kiếm một quản lý sản xuất giỏi có những kỹ năng gì? Bạn hãy cùng ViecLamVui tìm hiểu qua những chia sẻ trong bài viết sau đây.

Mô tả công việc quản lý sản xuất - ViecLamVui Wiki

Hiểu đúng về công việc quản lý sản xuất - Mục tiêu của quản lý sản xuất

Trong bất cứ ngành công nghiệp nào, việc quản lý sản xuất có vai trò quan trọng đảm bảo việc sản xuất hàng hoá hiệu quả và đúng tiến độ, đạt tiêu chuẩn về chất lượng cũng như số lượng theo đúng ngân sách quy định của mỗi công ty.

Hiểu đúng về quản lý sản xuất

Quản lý sản xuất chính là một mắc xích quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thường gắn liền với các khu nhà máy, khu xưởng, xí nghiệp sản xuất. 

Vai trò của quản lý sản xuất là tham gia trực tiếp vào việc lên kế hoạch, kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất nhằm đảm bảo việc cung cấp hàng hoá đúng thời gian, đạt yêu cầu về số lượng, đúng theo tiêu chuẩn chất lượng đã được đề ra trong kế hoạch sản xuất.

Mục tiêu của quản lý sản xuất

  • Thực hiện tốt chức năng sản xuất để cung cấp sản phẩm cho khách hàng đúng số lượng với tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phù hợp.
  • Hình thành và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
  • Đạt được tính linh hoạt cao trong việc đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng về sản phẩm.
  • Đảm bảo tính hiệu quả trong việc tạo ra các sản phẩm phù hợp cung cấp cho khách hàng. 

Phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả cho doanh nghiệp

Sau đây là 03 phương pháp quản lý sản xuất thường được áp dụng linh hoạt trong từng doanh nghiệp

  • Phương pháp tổ chức dây chuyền: Quá trình sản xuất sẽ được chia thành từng bước công việc nhỏ theo một trình tự hợp lý và đáp ứng được yêu cầu về thời gian sản xuất quy định. Mỗi bộ phận làm việc sẽ chịu trách nhiệm thực hiện một công đoạn công việc nhất định. Vì vậy, mỗi bộ phận làm việc sẽ được trang bị máy móc, thiết bị và dụng cụ chuyên dùng phục vụ cho công việc. Quá trình sản xuất hoạt động theo một chế độ hợp lý và có tính tổ chức cao.
  • Phương pháp sản xuất theo nhóm: Các quy trình công nghệ, máy móc, dụng cụ được thiết kế làm chung cho cả nhóm chi tiết phù hợp dựa vào các chi tiết tổng hợp đã lựa chọn. Các chi tiết trong cùng nhóm được gia công trong cùng một lần điều chỉnh máy.
  • Phương pháp đơn chiếc: Được áp dụng để tổ chức sản xuất chế biến sản phẩm từng chiếc một hay từng đơn đặt hàng nhỏ. Theo phương pháp này, người ta không lập quy trình công nghệ một cách tỉ mỉ cho từng sản phẩm mà chỉ quy định những công việc chung cần thực hiện.

Mô tả công việc quản lý sản xuất

Tuỳ thuộc vào nhu cầu và hoạt động sản xuất kinh doanh riêng biệt của từng công ty mà mô tả công việc quản lý sản xuất sẽ có sự khác nhau. Sau đây là những thông tin mô tả công việc quản lý sản xuất cơ bản mà ViecLamVui tổng hợp được để bạn có thể tham khảo.

Nhiệm vụ chính Công việc cụ thể
Phân tích, lập kế hoạch và quản trị hoạt động quản lý sản xuất
  • Phối hợp với bộ phận kinh doanh công ty để phân tích đơn hàng của khách hàng.
  • Làm việc trực tiếp với khách hàng để thoả thuận và chốt ngân sách, thời gian sản xuất và tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm dựa vào công suất máy móc và nguyên vật liệu hiện có.
  • Thực hiện việc lập kế hoạch và lịch trình sản xuất đáp ứng phù hợp theo yêu cầu của khách hàng, của công ty.
  • Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận sản xuất.
  • Hoạch định các thiết bị, nguyên vật liệu, nhân sự cần thiết cho mỗi đơn hàng để đảm bảo hoạt động sản xuất được liên tục.
  • Cần đảm bảo kế hoạch sản xuất thực hiện đúng tiến độ, sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và nằm trong khuôn khổ ngân sách cho phép.
  • Cân nhắc khối lượng công việc đang tồn để lập kế hoạch sản xuất cho các đơn hàng mới.
Kiểm tra và giám sát hoạt động sản xuất
  • Chỉ đạo thực hiện đơn hàng và điều chỉnh kế hoạch sản xuất khi cần; thực hiện phân công công việc cho các trưởng bộ phận, các giám sát sản xuất. 
  • Xây dựng, bổ sung và sửa đổi hướng dẫn sản xuất, quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm, thực hiện tài liệu mô tả sản phẩm. 
  • Giám sát quá trình sản xuất, quá trình làm việc của công nhân, chuyền trưởng, trưởng bộ phận... để đảm bảo sử dụng nguyên liệu hợp lý, sản phẩm được thực hiện theo đúng hướng dẫn của quy trình sản xuất. 
  • Kịp thời phát hiện những sản phẩm bị lỗi. Điều tra các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm, phân tích nguyên nhân và có hướng khắc phục nhanh chóng. 
  • Luôn kiểm tra để đảm bảo yêu cầu về an toàn trong hoạt động sản xuất hàng ngày. 
  • Xác định những máy móc mới cần thiết phục vụ cho công việc hoặc tăng ca khi cần thiết; sắp xếp nhân sự phù hợp với năng lực của từng ca làm việc. 
  • Theo dõi tiến độ sản xuất; đặt ra mục tiêu chất lượng cho phòng sản xuất và kịp thời tiến hành đánh giá, giám sát.
Quản lý máy móc, thiết bị sản xuất của công ty
  • Tổ chức việc sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các máy móc, thiết bị sản xuất. 
  • Lập kế hoạch mua sắm máy móc, thiết bị mới phục vụ nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp và trình cấp trên phê duyệt. 
  • Tổ chức bàn giao kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng máy móc mới cho nhân viên kỹ thuật, công nhân nhà máy.
Quản lý, tuyển dụng và đào tạo nhân sự
  • Sắp xếp chức vụ, công việc cho nhân viên trực thuộc và tổ chức kiểm tra tay nghề. 
  • Căn cứ vào tình hình sản xuất và nhu cầu thực tế, lên kế hoạch và phối hợp với bộ phận nhân sự để tuyển dụng thêm nhân sự cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. 
  • Tham gia quá trình phỏng vấn để tuyển chọn được những ứng viên có khả năng đáp ứng tốt yêu cầu công việc. 
  • Lập và triển khai kế hoạch đào tạo nhân viên mới; đánh giá và bồi dưỡng những nhân viên tiềm năng. 
  • Tổ chức đánh giá hiệu quả làm việc của công nhân sản xuất và đề xuất những chế độ khen thưởng thích hợp nhằm động viên và thúc đẩy hiệu suất làm việc.

FAQ: Những câu hỏi thường gặp về công việc quản lý sản xuất

Quy trình quản lý sản xuất chuẩn trong doanh nghiệp thường bao gồm những công việc gì?

Để doanh nghiệp luôn đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất hàng hoá theo đúng kế hoạch đặt ra về thời gian sản xuất và chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp cần thực hiện quy trình sản xuất chuẩn bao gồm những công việc sau:

  • Đánh giá năng lực sản xuất: Nhằm xác định được thị trường có cần đến mặt hàng của mình hay không, cần nhiều hay ít và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp.
  • Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu: Căn cứ nhu cầu thị trường và năng lực sản xuất của doanh nghiệp, nhà quản lý cần hoạch định được nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện công việc sản xuất được hiệu quả.
  • Quản lý quá trình sản xuất: Quá trình sản xuất cần được phân chia thành các công đoạn cụ thể. Các công đoạn sản xuất cần đảm bảo tính phối hợp chặt chẽ để tránh những sai sót, những thất thoát trong quá trình sản xuất.
  • Quản lý chất lượng sản phẩm: Giúp người quản lý nhận biết được chất lượng của quá trình sản xuất của mình ra sao để có kế hoạch xử lý cụ thể. Từ những báo cáo về số lượng, tính chất, đặc điểm, phân loại của từng loại sản phẩm mà nhà quản lý có thể định được giá cả sản phẩm khi bán ra thị trường và xử lý những sản phẩm bị lỗi.

Mức lương quản lý sản xuất hiện nay là bao nhiêu?

Để đảm nhận và làm tốt công việc của quản lý sản xuất, người lao động cần có năng lực chuyên môn phù hợp, có kinh nghiệm làm việc tương đương và có những kỹ năng mềm phù hợp như: Kỹ sắp xếp quản lý công việc, kỹ năng xử lý sự cố, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phối hợp làm việc nhóm, kỹ năng về ngoại ngữ...

Theo tìm hiểu của ViecLamVui, mức lương quản lý sản xuất thường dao động trong khoảng 14 triệu - 20 triệu đồng/tháng tuỳ theo năng lực, kinh nghiệm của ứng viên và quy mô của doanh nghiệp.

Nơi làm việc và chế độ làm việc của quản lý sản xuất như thế nào?

Tuỳ theo yêu cầu công việc cụ thể mà quản lý sản xuất có thể làm việc tại văn phòng hoặc nhà máy hay xưởng sản xuất.

Quản lý sản xuất thường làm việc theo chế độ toàn thời gian. Đôi khi, doanh nghiệp có những phát sinh đột xuất hoặc những đơn hàng gấp cần đảm bảo tiến độ, quản lý sản xuất có thể phải tăng ca làm thêm giờ.

Với những doanh nghiệp hay tập đoàn lớn với hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, vị trí quản lý sản xuất có thể có nhiều hơn 01 nhân sự và chia nhau làm việc theo ca phù hợp.

Các kỹ năng nghề nghiệp cần có của một quản lý sản xuất giỏi là gì?

  • Kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức sản xuất: Người quản lý sản xuất giỏi phải nắm bắt được những yêu cầu, chỉ tiêu sản xuất, đặc trưng của sản phẩm để có kế hoạch tổ chức sản xuất hợp lý nhất, có tính khoa học, tính chính xác và tính khả thi nhằm đạt được hiệu quả cao trong công việc.
  • Kỹ năng định mức và áp dụng mức lao động cho từng bộ phận sản xuất: Việc xác định rõ tính chất của từng công đoạn công việc và từng bộ phận sản xuất sẽ giúp cho quản lý sản xuất áp dụng định mức lao động chính xác cho từng bộ phận, tránh gây ra những ảnh hưởng đến tiến độ, dây chuyền làm việc của cả đội sản xuất.
  • Hoạch định được lịch trình sản xuất: Cần có kỹ năng sắp xếp phù hợp nhất, linh hoạt nhất dựa trên tính chất và đặc trưng của từng công việc, yêu cầu của từng giai đoạn cụ thể để mỗi bộ phận có thể thực hiện thuận lợi và hiệu quả công việc.
  • Thúc đẩy và tạo động lực cho nhân viên: Người quản lý sản xuất cần có sự theo dõi và đánh giá chính xác hiệu quả công việc của nhân viên. Từ đó xây dựng những chế độ đãi ngộ, khen thưởng hợp lý nhằm thúc đẩy hiệu suất làm việc. Nắm bắt tốt tính chất công việc, áp dụng tốt tiến bộ khoa học kỹ thuật để có chiến lược tăng hiệu quả công việc nhưng giảm được giờ làm cho nhân viên.

Tại sao doanh nghiệp cần xây dựng bảng mô tả công việc quản lý sản xuất cụ thể?

Để người quản lý sản xuất có thể hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của mình đối với vị trí công việc đảm nhận, bảng mô tả công việc quản lý sản xuất thật cụ thể và rõ ràng là điều thật sự cần thiết. Tài liệu mô tả công việc sẽ nêu ra cụ thể các nhiệm vụ, trách nhiệm mà một người quản lý sản xuất khi đảm nhiệm vị trí công việc đó phải thực hiện và hoàn thành một cách tốt nhất.

Ngoài ra, khi doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân sự quản lý sản xuất, bảng mô tả công việc sẽ giúp cho ứng viên xác định được khả năng phù hợp của mình với vị trí ứng tuyển. Đồng thời, doanh nghiệp cũng sẽ tiết giảm được thời gian sàng lọc hồ sơ trong công tác tuyển dụng cũng như dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn được những ứng viên thật sự phù hợp với vị trí công việc quản lý sản xuất.

Theo khảo sát các nhà tuyển dụng trên ViecLamVui, hầu hết đều cho rằng vị trí công việc quản lý sản xuất là không thể thiếu trong bất kỳ một nhà máy, xí nghiệp nào. Vậy quản lý sản xuất là gì? Mô tả công việc quản lý sản xuất như thế nào? Nhà tuyển dụng thường tìm kiếm một quản lý sản xuất giỏi có những kỹ năng gì? Bạn hãy cùng ViecLamVui tìm hiểu qua những chia sẻ trong bài viết sau đây.

#MoTaCongViecQuanLySanXuat #ViecLamSanXuat #ViecLamVuiWiki #ViecLamVui

Bạn có thể đăng tin tuyển dụng miễn phí, tìm việc làm miễn phí các vị trí công việcViệc làm Sản Xuất. Bài viết thuộc danh mụcBlog Việc làm Sản Xuất trên ViecLamVui