Logo

Không uống rượu bia mà đo có nồng độ cồn, chuyên gia mách nước

Lượt xem: 318
Ngày đăng: 15/03/2024

Không uống rượu bia mà đo có nồng độ cồn, chuyên gia mách nước

Không uống rượu, bia nhưng có nồng độ cồn, nên làm thế nào?

Đối với những trường hợp không uống rượu bia, nhưng khi đo vẫn có nồng độ còn, các chuyên gia pháp lý đưa ra lời khuyên "Nếu trường hợp chưa rõ ràng qua hơi thở có nồng độ cồn thì có thể yêu cầu cảnh sát giao thông đưa đi xét nghiệm máu tại cơ sở y tế gần nhất sẽ có kết quả chính xác". Việc sử dụng thuốc hay đồ uống, thức ăn chắc chắn sẽ không đủ để lên nồng độ cồn khi kiểm tra máu.

Người dân khi tham gia giao thông cũng không cần quá lo lắng bởi nếu thực sự sử dụng thức ăn hay thuốc có nồng độ cồn, sẽ không bị xử lý vi phạm hành chính khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

Cảnh sát giao thông sẽ sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để không xử phạt oan người không sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông. Trường hợp này có thể người vi phạm nên dừng xe, uống nước lọc, súc miệng, chờ một lúc kiểm tra lại. Hoặc có thể đến một trung tâm xét nghiệm gần nhất xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ cồn. Sau đó, có thể đề nghị phía cán bộ cảnh sát giao thông căn cứ kết quả kiểm tra, xét nghiệm lại để làm cơ sở đánh giá mình có vi phạm nồng độ cồn hay không.

Nguyên nhân gây tăng nồng độ cồn trong máu dù không uống rượu bia

Theo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia, Nghị định mới điều chỉnh sẽ áp dụng từ ngày 01/01/2020 với quy định: người lái xe (xe ô tô, xe máy, xe đạp điện, xe đạp) mà có nồng độ cồn trong máu và hơi thở sẽ bị xử phạt rất nặng. Hiện nay thì trên mạng xã hội lại tràn lan những thông tin như: ăn vải, tôm hấp bia, uống siro ho,… cũng có thể bị phạt nồng độ cồn khiến nhiều người hoang mang, lo lắng. Theo bác sĩ Trần Văn Phúc công tác tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết rằng người không uống rượu bia vẫn có thể có nồng độ cồn trong máu, hơi thở. Và các chuyên gia đã chỉ ra đâu là những nguyên nhân tạo nên điều đó.

Thực phẩm và cách chế biến món ăn

Bác sĩ Trần Văn Phúc cho rằng rượu không hề có trong thực phẩm tự nhiên. Việc xuất hiện phản ứng lên men chuyển hóa thành rượu theo cách tự nhiên ở một số thực phẩm chứa tinh bột, đường hay có thêm rượu vào quy trình chế biến dù là lượng rất nhỏ.

Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm trực thuộc Đại học Bách khoa Hà Nội – GS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng cho biết một số loại hoa quả chứa hàm lượng đường cao như: vải, nho, sầu riêng, dứa, táo, chuối, xoài,... khi để ở môi trường bên ngoài một thời gian dài thì sẽ xảy ra hiện tượng “hóa đường thành rượu”, tức là lên men.

Một thời gian sau khi vào dạ dày, những loại quả chứa lượng cồn rất nhỏ này thật sự không đủ để hấp thụ vào trong máu, vì thế, chúng đã chuyển hóa qua phổi và khiến cho hơi thở có cồn.

Ngoài ra, hơi thở bị tăng nồng độ cồn cũng là do một số cách chế biến món ăn đấy. Ví dụ như “Món cá hấp bia, thịt bê sốt rượu Marsala, các món thịt hầm không có rượu sẽ mất hương vị thơm ngon. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, thịt hấp nấu có bia rượu sẽ giữ lại 85% lượng cồn, thịt ướp giữ 70% lượng cồn, phải đun kỹ 150 phút thì lượng cồn mới giảm xuống còn 5% so với khi pha chế", bác sĩ Phúc thông tin.

Không những thế, các món tráng miệng nướng có thành phần vani cũng có cồn. 40% cồn được giữ lại khi thời gian nướng 15 phút, nướng 60% thì lượng cồn còn 25%. Giấm ăn cũng là thực phẩm nằm trong danh sách chứa một lượng cồn nhỏ đó. Chúng được xem là nguyên liệu không thể thiếu đối với phong cách nấu ăn lành mạnh. Nhờ vào hương vị đặc trưng, giấm sẽ giảm bớt lượng muối cũng như chất béo có trong thực phẩm. Chính vì thế, đây là gia vị phổ biến trong nhiều gia đình.

Sử dụng một số loại dược phẩm

Bác sĩ Phúc cho biết thêm thành phần trong khoảng 130 chế phẩm thuốc chữa bệnh, 14 chế phẩm vitamin được bào chế dưới dạng dung dịch đều có chứa cồn. Vì vậy, nếu trước đó bạn có dùng nước súc miệng thì nồng độ cồn trong máu cũng có thể tăng. Với một số loại siro ho cũng xảy ra tương tự tình trạng trên.

"Nếu không may ăn phải những đồ ăn thức uống có ethanol, bạn ít nhất nên đợi 15 – 30 phút mới tham gia giao thông”, bác sĩ Nguyên cũng không quên lưu ý.

#nongdocon #xuphatgiaothong